kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không (phần hai)

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không (phần hai)

    Quyển 4



    Nghệ thuật sống
    (The Art of Living)

    (Giảng tại Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ)




    Chương Một: Nền giáo dục của Ðức Bổn Sư Phật Thích Ca

    "Giáo dục: lãnh vực nghiên cứu về sự dạy học và sự học".

    The American Heritage Dictionary.

    Phật giáo là nền giáo dục về môi trường sống và con người. Ðức Phật dạy chúng ta biết về chính mình, về những nghiệp thân, khẩu, ý và nghiệp quả. Ðiều quan trọng nhất là Ðức Phật muốn chúng ta khôi phục trí huệ nguyên thủy viên mãn của mình. Ngài dạy rằng mọi người đều có khả năng đạt hiểu biết trọn vẹn về đời sống và vũ trụ, và chỉ vì vô minh mà chúng ta đã không biết về khả năng này. Chúng ta muø quáng vì tâm phân biệt, vì những ý nghĩ tán loạn, vì tham dục, và đã quên chân tánh thanh tịnh của mình. Ðó là lý do chúng ta đã gây ra cho mình nhiều đau khổ.

    Ðức Phật cũng dạy chúng ta phải quan sát khung cảnh hay môi trường của mình một cách rõ rệt. Khung cảnh ở đây là những người và những sự vật mà chúng ta gặp hằng ngày. Khi tâm trí không còn những ý nghĩ phân biệt và những tham muốn thì chúng ta sẽ có thể quan sát mọi vật một cách rõ rệt, và đối xử với chúng một cách đúng đắn. Như vậy chúng ta có thể sống hòa hợp với người khác và đạt thành công trong mọi việc.

    Ðức Phật đã có ý gì khi ngài dạy chúng ta tu tập? Ý định chính yếu của ngài là giúp chúng ta giải trừ vô minh và ái dục. Nếu thu tóm sáu Ba la mật tức sáu hạnh hoàn hảo lại làm một thì chúng ta sẽ chỉ có hạnh bố thí. Bố thí chỉ có nghĩa là buông bỏ. Nếu có thể buông bỏ được tham, sân, si, và kiêu ngạo, chúng ta sẽ luôn luôn an trụ trong tâm thanh tịnh. Nếu có thể buông bỏ được mọi phân biệt, phiền não, và tham muốn, chúng ta sẽ đạt an tĩnh, giải thoát, khỏe mạnh và trường thọ. Nếu có thể buông bỏ mọi quan kiến riêng để cùng nhau làm việc vì lợi ích của mọi người, chúng ta sẽ đạt sự hòa hợp với người khác, sự hòa hợp trong xã hội, và rốt cuộc đạt được hòa bình thế giới. Vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc tu tập, chính yếu giáo lý của Ðức Phật không là gì khác hơn bố thí, là buông bỏ.

    Khi Ðức Phật tại thế, ngài không chỉ dùng ngôn từ để dạy đạo mà còn làm gương để chúng sanh noi theo. Ngài buông bỏ mọi ái dục, mọi thú vui trần tục, moïi danh vọng và của cải để sống đời sống của người xuất gia. Ngài sống một đời sống đơn sơ, thân tâm thanh tịnh, và phúc lạc. Phàm nhân có thể cho rằng lối sống như vậy là một sự khổ hạnh, nhưng đó là do họ không hiểu biết. Người hiểu biết sẽ có ý kiến khác, vì với trí huệ họ sẽ thấy rằng cuộc đời của Ðức Phật là sự giải thoát, phúc lạc và thành tựu viên mãn thực sự. Ðức Phật không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp thủ, hay phieàn não. Ngài thật là an nhiên, tự tại! Ngài hòa hợp với mọi hoàn cảnh và biểu lộ trí huệ trong mọi ý nghĩ và hành vi để hướng dẫn chúng sanh ở thế gian này.

    Chư Phật sống đời sống trí huệ, còn phàm nhân thì sống đời sống phiền não. Giáo lý của Ðức Phật cho chúng ta thấy rằng có thể chuyển đời sống phiền não thành đời sống trí huệ lớn, khôi phục trí huệ viên mãn và vô thượng cũng như những khả năng của chân tính, đạt hạnh phúc và thịnh vượng đích thực. Ðây chính là nền giáo dục của Ðức Phật.


    Chương hai

    Bốn loại Phật Giáo ngày nay

    Trong thế giới của chúng ta ngày nay, có ít nhất là bốn loại Phật giáo khác nhau. Thứ nhất là Phật giáo đích thực, nền giáo dục về sự hiểu biết chân lý của đời sống và vũ trụ mà Ðức Phật đã truyền dạy. Có điều không may mắn là ngày nay chúng ta khó gặp được nền giáo dục đích thực này. Những loại Phật giáo khác không phải là Phật giáo đích thực mà có phần nào sai lạc giáo lý nguyên thủy của Ðức Phật.

    Loại thứ nhì là Phật giáo có tính cách tôn giáo. Ban đầu, Phật giáo không phải là một tôn giáo, nhưng bây giờ đã trở thành một tôn giáo. Chuùng ta không thể chối cãi rằng không có tôn giáo Phật giáo, vì nhìn ở đâu chúng ta cũng thấy Phật giáo được người ta phô bày như một tôn giáo, đặc biệt là ở Á Châu. Không giống như những tu viện ngày xưa, với tám giơø học giáo lý mỗi ngày, thêm tám giờ tu tập, các chùa Phật giáo ngày nay không còn giữ sự tinh tấn tu học Phật Pháp như vậy. Ngày nay chúng ta chỉ thấy mọi người dâng cúng và lễ bái những bức tượng Phật, cầu nguyện cho mình được phước lộc. Như vậy, Phật giáo đã lầm lạc biến thành một tôn giáo.

    Loại Phật Giáo thứ ba là việc nghiên cứu có tính cách triết học về giáo lý của Ðức Phật. Nhiều trường đại học ngày nay mở những khóa nghieân cứu kinh điển Phật giáo, xem giáo lý Phật giáo là một triết lý. Nội dung của nền giáo dục của Ðức Phật chính là một chương trình đại học hoàn bị về kiến thức và trí huệ. Triết học chỉ là một trong những môn học của Phật giáo. Vì vậy, nếu cho rằng nền giáo dục của Ðức Phật chỉ là một triết lý cũng sai lầm như xem chương trình đại học chỉ là một môn học. Nền giáo dục của Ðức Phật có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề của mình, từ những khó khăn trong gia đình cho tới đề tài lớn sự sống và sự chết. Những giáo lý thâm diệu và rộng lớn của Ðức Phật dạy chúng ta về đời sống và vũ trụ. Không nên hiểu lầm giáo lý của ngài chỉ là một môn triết học.

    Loại Phật giáo thứ tư mà chúng ta thấy ở trên thế giới ngày nay là một thứ Phật giáo đổi khác và có tính cách ngoại nhập. Hình thức Phật giáo biến dạng rất không may mắn này chỉ xuất hiện khoảng bốn mươi năm nay. Loại Phật giáo tôn giáo khuyến khích người ta trở thành người tốt, còn loại Phật giáo triết học thì tìm hiểu chân lý. Hai loại này không có hại nhiều cho xã hội. Nhưng nếu Phật giáo biến thành một thứ pháp môn sai lạc ngoại nhập, dùng sự yếu đuối của nhân tính để đánh lừa và hại chúng sinh, phá rối hòa bình và an ninh xã hội thì sự biến đổi này đã đi quá xa. Ngôn từ và hành vi của những pháp môn sai lạc và bên ngoài này có thể rất hấp dẫn và lôi cuốn. Người ta không để cho những pháp môn này dẫn dắt mình một cách sai lầm để rồi khi hối hận thì đã quá trễ.

    Bốn loại Phật giáo này hiện hữu trong xã hội chúng ta ngày nay. Chúng ta nên biết rõ về tính chất của bốn loại này, và cẩn thận chọn con đường nào tốt cho mình nhất để đi theo.


    Chương ba: Nghệ thuật sống

    Mục đích của việc nghiên cứu Phật giáo của chúng ta là khai mở trí huệ. Ðể đạt mục tiêu này, chúng ta phải tu sửa cho tâm trí được thanh tịnh. Trong xã hội ngày nay, những chướng ngại lớn nhất của chúng ta là truyền hình, truyền thanh, và báo chí. Tất cả những thứ này đều chứa những nội dung có thể gây ô nhiễm cho tâm trí. Tôi thường khuyên mọi người nên thận trọng đối với những phương tiện truyền thông này. Khi tâm trí thoát khỏi những phiền não vô dụng này, chúng ta sẽ sống mỗi ngày trong an lạc và hạnh phúc, và như vậy tâm trí của chúng ta sẽ đạt trở lại trạng thái thanh tịnh. Với tâm trong sáng, người ta sẽ nhìn thấy sự vật rõ ràng hơn và sâu xa hơn người khác, vì tâm ổn định chính là tâm trí huệ. Ðiều then chốt trong việc tu tập giáo lý của Ðức Phật là đạt được tâm ổn định. Trong việc thực hành pháp môn Tịnh Ðộ, tâm thanh tịnh là điều quan trọng nhất.

    Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta gây dựng sự thanh tịnh, bình đẳng, và giác ngộ. Nghĩ nhớ tới Phật A Di Ðà là việc cần được tu tập trên hết, vì Phật A Di Ðà là thanh tịnh, bình đẳng, và giác ngộ. Niệm danh Phật A Di Ðà là tự nhắc nhở mình về những phẩm tính này.

    Ở Trung Hoa, Phật Giáo được chia thành mười tông phái, gồm hai tông phái Tiểu Thừa đã suy tàn, và tám tông phái Ðại Thừa. Hai phái Thiền Tông và Mật Tông nhập vào giáo lý của Ðức Phật qua pháp "Giác Ngộ". Họ tìm sự giác ngộ để hiểu biết về tâm trí và chứng ngộ chân tính. Thông thường những người kém khả năng tự giác ngộ rất khó thành tựu pháp môn này. Việc thực hành Thiền Tông đòi hỏi trình độ trí huệ và khả năng cao cùng với tâm trí thanh tịnh. Nếu không có những điều kiện này thì hành giả phải học lại những giáo lý căn bản của Ðức Phật.

    Việc học những giáo lý này sẽ giúp thiết lập tri kiến đúng đắn. Như vậy, pháp "Chánh Tri Kiến" được dùng để nhập vào giáo lý của Ðức Phật. Có bốn tông phái thuộc loại này, đó là Thiên Thai Tông, Mật Tông,Pháp Tướng Tông, và Tam Luận Tông. Các hành giả thuộc những tông phái này học và thực hành giáo lý của Ðức Phật để sửa chữa những quan điểm, ý nghĩ, và hành vi sai lầm của mình. Ða số Phật tử có khả năng thực hành phương pháp này, nhưng đây là một hành trình lâu dài, giống như đi tới trường học để học qua các lớp tiểu học, trung học, và đại học. Học xong lớp nào thì chỉ đạt lợi ích của riêng lớp đó.

    Sau cùng là hai phái Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông. Hai phái này chú trọng việc gây dựng tâm thanh tịnh, vì vậy phương pháp thực hành giáo lý của họ là qua sự thanh tịnh. Mọi người thuộc mọi khả năng, dù thông minh hay kém thông minh đều có thể thực hành theo Tịnh Ðộ Tông và đạt thành tựu trong việc tu tập theo phương pháp của phái này. Trong khi đó Mật Tông đòi hỏi mức thanh tịnh tâm trí cao hơn, vì vậy hành giả rất khó thành tựu trong việc tu tập pháp môn này.

    Về mặt tu tập, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông khác nhau ở chỗ Tịnh Ðộ dạy chúng ta tu luyện sự thanh tịnh tâm trí, tránh xa ô trược, còn Mật Tông thì dạy chúng ta tịnh hóa tâm trí ở giữa ô trược. Hành giả ở trong trạng thái chìm trong ô trược nhưng lại không nhiễm ô. Tất nhiên, đối với đa số người trạng thái này rất khó đạt được.

    Trí huệ đích thực chỉ phát xuất từ sự thanh tịnh của tâm trí, vì vậy, trí huệ mà giáo lý của Ðức Phật nói tới thì không thể đạt được chỉ bằng việc đọc và nghiên cứu kinh sách. Trí huệ mà chúng ta đạt được bằng cách đọc sách và nghiên cứu thì chỉ là trí thức thế gian chứ không phải là chân trí huệ.

    Trí huệ đích thực là công năng của chân tính. Chân tính của chúng ta bao gồm trí huệ vô lượng, đức hạnh và quyền năng, tức bi, trí và dũng. Những phẩm tính này có ở trong chân tính của mỗi người chúng ta. Chúng ta cần phải biết cách làm cho những phẩm tính này hiển lộ.

    "Phật" là Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, và Giác Ngộ. Giáo lý của Ðức Phật có thể được tóm tắt một cách đơn giản như sau: Chân Thành với người khác, Thanh Tịnh trong tâm, Bình Ðẳng trong mọi vật, Tri Kiến đúng đắn về cuộc đời và vũ trụ vạn vật, Từ Bi giúp đỡ người khác một cách khôn ngoan, vô tư, và vô điều kiện, Nhìn Thấu lý vô thường, Buông Bỏ mọi vọng niệm và tham dục, Ðạt Tự Do tâm trí và tinh thần, Hòa Hợp với mọi hoàn cảnh, Quán Niệm Phật A Di Ðà, làm theo lời dạy của ngài và nguyện vãng sanh Tịnh Ðộ.

    Năm điều đầu tiên là tâm của Phật và là đức hạnh của chân tính của chúng ta. Hiện tại chúng ta không thể biểu lộ trọn vẹn những phẩm tính này, vì thiếu tu tập năm điều sau. Chúng ta cần phải tinh tấn tu luyện để làm biểu lộ những đức hạnh của Phật tánh bên trong mỗi người chúng ta.

    Mục tiêu tối thượng trong việc tu học Phật giáo là sự đạt đến giác ngộ viên mãn. Trong mọi lãnh vực của đời sống, chư Phật, Bồ Tát là khuôn mẫu cho mọi người noi theo. Ðệ tử của Ðức Phật có thể là tấm gương sáng cho người khác. Những gia đình nào thực hành lời dạy của Ðức Phật có thể hành xử một cách xứng đáng với vai trò khuôn mẫu cho tất cả những gia đình khác. Khi còn là một học sinh, việc học hạnh kiểm, và sức khỏe của người ta là tấm gương cho các bạn học, còn bÂy giờ chúng ta là học trò của Ðức Phật. Trong việc làm hay công việc kinh doanh, người ta có thể trở thành khuôn mẫu cho các đồng nghiệp. Vậy, tất cả những gì ở trong Phật Pháp cũng có thể là cái tốt nhất. Một gia đình cư xử với trí huệ hoàn hảo là gia đình hạnh phúc, may mắn và mãn nguyện nhất thế giới.

    Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ba Ðiều Kiện là nền móng của việc tu tập theo Phật Giáo. Khi Ba Ðiều Kiện được hoàn hảo, hành giả sẽ có trí huệ, cơ duyên, và đức hạnh hoàn hảo.

    Ðiều kiện thứ nhất bao gồm bốn pháp dựa trên luân lý của loài người: 1.- Hiếu kính cha mẹ; 2.- Tôn kính thầy và các bậc trưởng thượng; 3.- Từ bi không sát sinh; 4.- Làm Mười Ðiều Lành (Thập Thiện).

    Ðiều kiện thứ nhì bao gồm ba pháp tu luyện bản thân: 5.- Quy Y Tam Bảo; 6.- Gìn giữ các giới đã thọ 7.- Có hành vi đúng đắn và nghiêm chỉnh.

    Ðiều kiện thứ ba bao gồm pháp dựa trên các pháp thực hành của bậc Bồ Tát: 8.- Phát Bồ đề tâm.

    9.- Tin sâu giáo luật nhân quả, 10.- Tụng niệm và đề cao kinh điển Ðại Thừa,11.- Khuyên người khác đi theo đường đạo Giác Ngộ.

    Tất cả mười một pháp này đều thâm diệu và đầy ý nghĩa, và nên được thực hành trong đời sống hằng ngày, vì đây là nền móng của bốn mươi chín năm hoằng pháp của Ðức Phật.

    Phật Giáo Ðại Thừa ở Trung Hoa có thể được tượng trưng bằng bốn vị Ðại Bồ Tát của bốn danh sơn. Thứ nhất, Bồ Tát Ðịa Tạng ở núi Cửu Hoa tượng trưng hiếu kính. Thứ nhì, Bồ Tát Quan Âm ở núi Phổ Ðà, tượng trưng cho lòng từ bi. Thứ ba, Bồ Tát Văn Thù ở núi Ngũ Ðài, tượng trưng trí huệ. Thứ tư, Bồ Tát Phổ Hiền ở núi Nga Mi, tượng trưng pháp tu tập chân chính. Bốn vị Ðại Bồ Tát này tượng trưng cốt tủy của việc thực hành tu tập. Là những người sơ cơ, chúng ta sẽ bắt đầu học từ Bồ Tát Ðịa Tạng, vì đất là nguồn gốc sự sống của chúng sinh. Vì đất lớn nuôi dưỡng chúng sinh và là kho tàng chứa tất cả những gì quý báu nên Ðức Phật lấy đất tượng trưng cho "tâm địa" của chúng ta. Chân tâm hay bản tính của chúng ta gồm có trí huệ, đức hạnh, và tài năng vô tận, vậy chúng ta nên biết cách khai mở kho tàng này để dùng lợi ích của nó. Bồ Tát Ðịa Tạng dạy chúng ta có hiếu với cha mẹ và tôn kính các vị thầy, vì đó là chìa khóa mở cửa kho tàng chân tâm của mình.

    Lãnh vực hiếu kính rất rộng lớn. Cha mẹ của chúng ta đã biểu lộ tâm từ bi lớn khi các vị nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta, vì vậy chúng ta không những phải phụng dưỡng các vị trong tuổi già mà còn phải chăm lo cho các vị được phúc lạc về mặt tâm trí và tinh thần. Ðó là thực hành đạo hiếu.

    Về việc thực hành hiếu để, chúng ta nên hết sức cố gắng sống đúng theo ý nguyện của cha mẹ. Khi các vị muốn chúng ta trở thành người tốt, chúng ta phải làm theo ý nguyện này, nếu không thì sẽ là những đứa con bất hiếu. Trẻ con đi học ở trường mà học kém làm cho cha mẹ lo buồn, như vậy là không có hiếu. Hạnh kiểm xấu, không giữ gìn sức khỏe, không tôn kính thầy, hay không hòa hợp vơùi người khác cũng là bất hiếu. Khi trưởng thành, sống trong xã hội mà chống đối cấp trên và bất hòa với đồng nghiệp, như vậy cũng là bất hiếu. Từ những điều này, chúng ta thấy lãnh vực gây dựng lòng hiếu kính quả là rất rộng lớn, và toàn thể Phật Pháp thực sự chỉ giảng dạy đạo hiếu. Trong Phật giáo, lòng hiếu kính hoàn hảo chỉ được thành tựu khi người ta đắc Phật Quả Giác Ngộ Vô Thượng.

    Ngày nay, loài người đã bị ô nhiễm nặng trong tâm trí, ý nghĩ, quan kiến, tinh thần, và thể xác, vì vậy mà nhiều căn bệnh kỳ lạ đã xuất hiện. Nguyên nhân của bệnh tật là sợ nhiễm ô của tâm trí. Nếu thân thể và tâm trí trong sạch thì người ta sẽ không bị bệnh tật hay già lão. Không bệnh tật và già lão là hạnh phúc đích thực. Ðể đạt mục tiêu này, chúng ta chỉ cần phải học và tu tập theo giáo lý của Ðức Phật.

    Thế giới ngày nay, khi thực phẩm đã bị nhiễm độc chất, chúng ta nên trưởng dưỡng lòng từ bi, vì từ bi là thuốc đối trị mọi loại chất độc. Tâm từ bi đích thực có thể hóa giải tất cả các loại độc chất. Ðức Phật đã nói: " Mọi vật đều do tâm tạo ra". Vậy, tâm trí thanh tịnh, bình đẳng, và giác ngộ tự nhiên sẽ mang lại sức khỏe cho thân thể.

    Khi chúng ta tụng niệm sáng chiều trước tượng Phật, Bồ Tát thì như vậy cũng giống như trong sự hiện diện của chư Phật, Bồ Tát chúng ta phát nguyện làm theo lời dạy của các ngài. Tụng niệm buổi sáng là sự nhắc nhở chúng ta không quên giáo lý của Ðức Phật và hành xử đúng đắn trong ngày. Tụng niệm buổi tối là xem lại những hành vi trong ngày của mình, để biết mình có làm theo lời dạy của Ðức Phật hay không. Nếu đã làm theo thì chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn nữa trong những ngày sau, còn nếu không thì chúng ta cần phải sửa đổi bản thân mỗi ngày. Chỉ bằng cách thực hành như vậy, chúng ta mới có thể đạt được lợi ích thực sự. Tụng niệm sáng tối là pháp tu tập căn bản trong việc tu học Phật Pháp. Chúng ta cần phải nhắc nhở mình mỗi ngày, suy xét và tu sửa.

    Người nào muốn trở thành đệ tử của Ðức Phật thì trước hết phải học theo Bồ Tát Di Lặc, mà ở Hoa Kỳ được gọi là "Phật Phúc Lạc". Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho những điều kiện căn bản nhất cần phải có để trở thành một Phật tử, đó là một khuôn mặt tươi cười và một tấm lòng bao dung, được tượng trưng bằng cái bụng lớn của ngài. Tất cả những bức tranh và những bức tượng Phật có mục đích nhắc nhở chúng ta về những lời dạy của chư Phật, Bồ Tát chứ không phải là những pho tượng để thờ phụng. "Phật Phúc Lạc" dạy chúng ta phát tâm vô phân biệt và an lạc để có thể đi vào Phật Ðạo.

    Giáo lý của Ðức Phật thâm diệu và rộng lớn vô cùng, không thể nào nói hết được, vì phần giáo lý tinh yếu là vô lượng. Khi thông hiểu giáo lý của Ðức Phật, chúng ta sẽ đạt lợi ích trong đời sống, trong công việc và trong sự tương tác với mọi người và mọi sự việc. Phật Giáo thực sự vượt qua tất cả mọi ranh giới, quốc gia, chủng tộc, và tôn giáo. Giáo lý của Ðức Phật thực sự là một nền giáo dục hoàn hảo.


    Chương bốn: Quy Y Tam Bảo

    Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Khi quy y Phật, chúng ta, quay trở về lại từ trạng thái tâm mê muội và tương tựa vào tâm giác ngộ. Khi quy y Pháp, chúng ta quay trở về từ những tà kiến và nương tựa vào chánh kiến và sự hiểu biết. Khi quy y Tăng, chúng ta quay trở về từ nhiễm ô và bất hòa để nương tựa vào tâm thanh tịnh và sáu nguyên tắc sống hòa hợp, hay lục hòa. Quy y Tam Bảo là khôi phục lại trí huệ hoàn hảo và những khả năng chân tính của chúng ta. Chúng ta sẽ đạt được thanh tịnh, bình đẳng, chân thực, tự do, từ bi, và nhất là chân hạnh phúc ngay trong đời sống này.

    Phật Bảo: "Phật", tiếng Sanskrit gọi là Buddha, có nghĩa là "bậc Giác Ngộ viên mãn". Khi quy y Phật, chúng ta trở về từ niềm tin mù quáng và sự mê muội để nương tựa vào tri giác như một lối sống. Hình tượng Ðức Phật được dùng để nhắc nhở chúng ta thực hành tu tập với tri giác chứ không phải là những thần tượng để thờ phụng. Lễ bái những hình tượng này chỉ là một cách đối trị tính kiêu ngạo, gây dựng lòng khiêm hạ của chúng ta. Ðó là quy y Phật.

    Pháp Bảo: "Pháp", tiếng Sanskrit là Dharma, có nghĩa là "Tri Kiến Chân Chính". Tâm vô minh làm cho chúng ta không trông thấy chân tính của con người cũng như chân lý ẩn ở phía sau sự vật, vì vậy chúng ta đã nhìn cuộc đời và vũ trụ một cách sai lầm. Khi vô minh được giải trừ và tâm trí được trong sạch tới một mức độ nào đó, trí tuệ của chúng ta sẽ khai mở. Với trí huệ, chúng ta sẽ nhìn thấy người và sự vật một cách trọn vẹn và rõ ràng. Khi tâm trí thanh tịnh, chúng ta có thể trông thấy quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai. Chỉ khi nào trông thấy rõ được tri kiến của chúng ta mới được coi là chân chánh.

    Tâm của Ðức Phật luôn thanh tịnh không một chút ô trược, vì vậy mà trông thấy vạn vật một cách rõ ràng và trọn vẹn. Chúng ta có thể nương tựa vào kinh sách ghi chép những lời dạy của Ðức Phật, vì kinh sách nói lên tất cả những sự thật mà Ðức Phật đã trông thấy. Kinh sách dạy chúng ta cách đạt đến tâm thanh tịnh, trông thấy cuộc đời và vũ trụ một cách rõ ràng. Khi trông thấy kinh sách chúng ta nên phát tâm tôn kính và tự nhắc nhở mình tu tập để đạt Chánh tri kiến. Quy y Pháp là như vậy.

    Tăng Bảo: "Tăng", tiếng Sanskrit gọi là Sangha có nghĩa là thanh tịnh và hòa hợp. Thế giới ngày nay đầy ô trược; ô trược từ trong tâm trí, tinh thần, quan kiến, và thân thể. Cả trái đất và bầu khí quyển cũng bị nhiễm ô một cách tệ hại. Ðức Phật dạy: "Hoàn cảnh biến đổi theo tâm". Chúng ta nên quay trở về từ những trược dơ này để nương tựa vào tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là điều kiện để cứu vãn trái đất của chúng ta.

    Có rất nhiều bất hòa trong thế giới ngày nay, giữa vợ chồng, gia đình, bạn bè, xã hội, và giữa các quốc gia, gây ra nhiều tai họa và đau khổ. Ðức Phật dạy chúng ta nương tựa vào sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp để thiết lập mối liên hệ hài hòa giữa mình và mọi người.

    Tăng đoàn có nghĩa là một nhóm bốn người hay nhiều người hơn cùng tu hành Phật Pháp và sống theo lục hòa, tức sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp. Tăng đoàn gồm các Tỳ kheo và các Tỳ kheo Ni. Khi gặp các vị này, chúng ta liền nên phát tâm thanh tịnh và hòa hợp. Ðó là quy y Tăng.

    Quy Y Tam Bảo:

    Quy y Phật, Con xin quay về từ vô minh, nương tựa vào tri giác;

    Quy y Pháp,Con xin quay về từ tà kiến, nương tựa vào Chánh tri kiến;

    Quy y Tăng, Con xin quay về từ ô trược và bất hòa, nương tựa vào tâm thanh tịnh và lục hòa.
    Chương năm: Người nội trợ tu tập Bồ Tát Ðạo trong đời sống hằng ngày

    Làm cùng một loại công việc hằng ngày là điều rất mệt nhọc, đặc biệt là đối với những người nội trợ. Hình như người ta không thể nào thoát khỏi những công việc trong nhà, dù chỉ trong một ngày, và nhiều người phải lo nghĩ rất nhiều vì những bổn phận trong nhà của mình. Tuy nhiên, nếu biết cách thay đổi lối nhìn sự vật của mình, chúng ta sẽ có thể làm công việc nhà với niềm vui lớn.

    Phần lớn vấn đề ở đây là người ta thường chấp chặt vào cái "ta" hay “cái của ta”. Họ thường nghĩ: "Mình đang làm công việc này; thật là khổ, vì mình mệt quá. Tại sao mình lại làm việc này cho người khác?". Càng suy nghĩ như vậy, họ lại càng thêm phiền não. Nếu chúng ta học Bồ Tát đạo, tức đạo Giác Ngộ, và phát nguyện giúp đỡ chúng sinh, chúng ta sẽ có quan điểm rất khác.

    Khi đi theo Bồ Tát đạo, điều đầu tiên mà chúng ta cần phải học là hạnh Bố Thí. Do phục vụ gia đình của mình ở nhà, vị Bồ Tát nội trợ đã tu dưỡng hạnh Bố Thí rồi. Trong hạnh Bố Thí có Tài Thí, Pháp Thí, và Vô Úy Thí. Tài Thí có thể được chia thành hai loại là tài sản bên ngoài và tài sản bên trong. Thí dụ, tài sản bên ngoài là làm ra tiền bạc để cung cấp phương tiện sống cho gia đình. Tài sản bên trong là dùng sức lực thể xác và tri thức của mình để giúp đỡ gia đình. Vậy, chúng ta có thể thực hành Bố Thí một cách hoàn hảo ở ngay tại nhà của mình.

    Khi chúng ta tổ chức và làm công việc trong nhà một cách cẩn thận, ngăn nắp và sạch sẽ thì mọi người trong gia đình sẽ có tiện nghi, dễ chịu, và bản thân chúng ta sẽ được hàng xóm khen ngợi. Ðó là tu tập hạnh Trì Giơùi. Trì Giới có ý nghĩa đơn giản là tuân thủ luật lệ của quốc gia, xã hội, và gia đình, và làm mọi việc một cách đúng đắn và có tổ chức. Kiên nhẫn làm công việc của mình không than phiền hay mệt mỏi là tu tập hạnh Nhaãn Nhục. Khi chúng ta cố gắng cải tiến mỗi ngày, hy vọng ngày mai mình sẽ đạt thành tựu nhiều hơn hôm nay, thì đó là tu tập hạnh Tinh Tấn. Làm mọi bổn phận hằng ngày mà vẫn giữ cho tâm trí được thanh tịnh thì đó là tu tập hạnh Thiền định, xả ly mọi vọng niệm và tham dục. Khi tâm trí thanh tịnh, trí huệ sẽ phát sinh, người ta sẽ có đầy an lạc nội tâm, và đó là tu tập hạnh Trí huệ. Vậy, do hiểu biết đúng, chúng ta sẽ nhận thấy rằng Sáu Hạnh Hoàn Hảo Ba La Mật của bậc Bồ Tát gồm Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Ðịnh và Trí Huệ, có thể được thực hành một cách trọn vẹn trong những hoạt động hằng ngày như lau chùi quét dọn, giặt quần áo, và nấu ăn.

    Khi làm tròn bổn phận của mình chúng ta sẽ trở thành khuôn mẫu cho những người nội trợ trên khắp thế giới và là tấm gương cho mọi gia đình noi theo. Vậy, không những chúng ta có thể giúp ích cho hàng xóm mà lại còn có thể ảnh hưởng tới xã hội, xứ sở, và cả thế giới này một cách tích cực. Từ những điều ấy, chúng ta thấy rằng khi lau chùi, quét dọn, giặt quần áo và nấu ăn, vị Bồ Tát nội trợ đang thực sự thi hành đại nguyện giúp đỡ chúng sinh, và cũng chính là đệ tử thực sự của Ðức Phật. Vì vậy, nếu suy ngẫm về những bổn phận của mình như trên, chúng ta sẽ cảm thấy an lạc ngay trong công việc của mình, và như vậy thì có cái gì có thể làm cho chúng ta ưu phiền?

    Ðiều quan trọng nhất trong việc học và thực hành giáo lý của Ðức Phật, người ta có thực hành những giáo lý này trong đời sống hằng ngày hay không. Vì vậy, chúng ta có thể thực hành Sáu Pháp Ba La Mật trong công việc và trong bổn phận của mình. Một Bồ Tát, trong mọi lĩnh vực của đời sống, nam hay nữ, già hay trẻ, sẽ tu tập bằng cách làm tròn những bổn phận của mình. Tu tập và sinh hoạt hằng ngày chính là một, và cũng là đời sống của những người giác ngộ.


    Chương sáu: Những tâm niệm của người đệ tử Phật
    trong đời sống hằng ngày

    * Phật Giáo là một nền giáo dục chứ không phải là một tôn giáo. Chúng ta không thờ phụng Ðức Phật, mà chúng ta tôn kính ngài như một vị thầy. Giáo lý của ngài giúp chúng ta thoát khổ, đạt đến chân hạnh phúc.

    * Chúng ta nên cư xử với mọi người một cách tôn kính và chân thành, có trách nhiệm với những hành vi của mình, và thận trọng với tài sản của người khác. Nên cẩn thận trong lời nói và việc làm để tránh gây tai hại cho người khác.

    * Nên tỏ lòng biết ơn với những người đã gia ơn cho mình, như cha mẹ, thầy tổ, và cả xã hội nữa. Mọi người trong xã hội đều tương thuộc và tương liên với nhau; để trả ơn cho mọi người, chúng ta có thể làm những việc tốt.

    * Có bao nhiêu người biết ơn cha mẹ của mình? Người ta thường không biết tới công ơn của cha mẹ cho tới khi chính mình trở thành cha mẹ, hay cho tới khi cha mẹ của mình qua đời. Chúng ta có thể thực hành đạo hiếu để tỏ lòng biết ơn cha mẹ bằng cách làm tròn bổn phận, biết nghĩ tới cha mẹ, và làm theo ý của cha mẹ.

    * Thà làm người nghèo mà an lạc còn hơn làm người giàu mà phiền não với nhiều tham vọng.

    * Phật giáo là một nền giáo huấn, dạy chúng ta biết cách sống một đời sống hạnh phúc và mãn nguyện.

    * Tình yêu đích thực thì không phân biệt, không chấp thủ, và không điều kiện. Chúng ta có thể chia xẻ tình yêu này với toàn thể chúng sinh. Tình yêu như vậy được gọi là từ bi.

    * Nếu muốn mang lại hòa bình cho thế giới, chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách sửa đổi những sai lầm của mình. Hòa bình thế giới phát xuất từ an lạc nội tâm.

    * Chúng ta học và thực hành giáo lý của Ðức Phật là để hiểu biết trọn vẹn về cuộc đời và vũ trụ.

    * Nên có ý thức và sự tử tế trong lời nói. Nói xấu người khác chỉ là phô bày tính kiêu ngạo và thiếu tự tin của mình.

    * Cuộc đời này ngắn ngủi và mong manh, vậy tại sao chúng ta lại không trưởng dưỡng tâm từ bi thay vì làm những việc có hại cho chúng sinh cũng như cho bản thân ta ?

    * Xây dựng nếp sống đức hạnh là giữ lòng tử tế, nói lời tử tế, và làm điều tử tế vì lợi ích của người khác.

    * Người khôn ngoan thì không nghĩ tới chuyện mình được lợi hay không được lợi, được như vậy người đó luôn luôn sống trong an lạc nội tâm.

    * Chúng ta thực hành hạnh bố thí là để giải trừ tham, sân, si, và kiêu ngạo.

    * Khi giúp đỡ người khác, chúng ta nên nghĩ tới việc làm lợi ích cho xã hội hay toàn thế giới chứ không chỉ giúp đỡ những người nào mình thích. Mở rộng sự quan tâm của mình thêm ý nghĩa, tự do, và hạnh phúc.

    * Những lời dạy của Ðức Phật là giáo lý của trí huệ. Sống theo Phật pháp là làm cho cuộc đời cuûa mình trở nên minh triết và an lạc.

    * Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải tự xét mình trước hết. Khổng Tử nói: “ kỷ sở bất dục, vật thi ư nhơn”, có nghĩa là: 'Những điều gì mình không muốn, đừng bao giờ làm cho người khác"( Do not give to others what you yourself do not desire). Câu này muốn nói rằng chúng ta phải có lòng nhân đạo và thành thực. Nếu muốn người khác cười với mình thì mình phải cười với họ trước. Trong xử sự chúng ta không nên tìm lợi lộc cho riêng mình, mà nên làm việc vì lợi ích chung.

    * Một hành giả chân chính thì không bao giờ tìm lỗi người khác. Khi nghĩ tới tội lỗi của người khác thì đó chính là sự phiền não của mình. Người nào cũng có những mặt tốt và những mặt xấu, nhưng chúng ta nên tập nhìn vào những điều tốt của người khác và cố gắng tôn trọng mọi người.
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  2. #2

    Mặc định

    Quyển 5



    Sự bất biến của Luật Nhân Quả





    Trong mấy trăm năm qua, diện mạo Phật giáo đã có một số thay đổi. Trước hết, Phật giáo đã được xem là một tôn giáo. Rồi sau đó Phật giáo còn được coi là một triết lý. Có những người còn bóp méo Phật giáo tới mức không thể nhận ra được nữa và đã trở thành có nhiều tính chất mê tín và tôn thờ thần tượng hơn. Mới đây Phật giáo lại còn được xem như một màn trình diễn đầy hình thức bên ngoài.

    Một số những sự hiểu lầm này là do vô tình, thường phát sinh khi người ta cố gắng tìm hiểu và tôn kính giáo lý. Một số những sự hiểu lầm khác xảy ra khi người ta lợi dụng người khác để làm lợi cho mình. Nếu muốn hiểu đúng Phật giáo và đạt lợi ích thực sự, chúng ta cần phải trở về với hình thức Phật giáo nguyên thủy.

    Khoảng hai ngàn năm trước, vào năm 67 Tây lịch, Phật giáo chính thức du nhập vào Trung Quốc, và từ đó đã lan truyền và thịnh hành ở khắp xứ này. Hoàng đế Trung Hoa đã công cử những sứ giả đặc biệt đi Ấn Ðộ để cung thỉnh các Tăng Sĩ Phật Giáo tới Trung Quốc để truyền dạy giáo lý. Thời đó người Trung Hoa đã coi Phật Giáo là một nền giáo dục.

    Kinh sách Phật giáo gọi Phật Thích Ca là "Ðức Bổn Sư", tức là "Thầy của chúng ta". Những người nghe ngài thuyết pháp được gọi là "người học", và liên hệ thầy trò này chỉ có ở trong ngành giáo dục. Trong kinh sách còn có một lý do khác để có thể gọi Phật giáo là một nền giáo dục, đó là các đệ tử thường hỏi những câu hỏi và Ðức Phật trả lời những câu hỏi này. Khi các đệ tử không hiểu roõ, hoặc nghĩ rằng mình không hiểu rõ, họ sẽ hỏi để được biết rõ hơn, và Ðức Phật sẽ giảng giải rõ hơn. Ðây là lối thảo luận giữa thầy và trò trong một lớp học. Chúng ta nên biết rằng Phật Thích Ca chỉ dạy mà thôi, chứ không cử hành lễ nghi nào cả.

    Phật giáo là hệ thống giáo dục của Phật Thích Ca, giống như nền giáo dục của Khổng Tử, vì hai bên trình bày những quan điểm và những phương pháp tương tự. Mục tiêu của nền giáo dục Phật Giáo là đạt trí huệ. Trong tiếng Sanskit, trí huệ này được gọi là "anuttara-samyak-sambhodi", hay "Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", tức trí huệ hoàn hảo. Ðức Phật dạy rằng mục đích chính yếu của việc học và tu tập là đạt được trí huệ tối thượng này.

    Ðức Phật cũng nói rằng mọi người đều có khả năng chứng ngộ trạng thái giác ngộ vô thượng này, vì đó là chân tính của chúng ta. Trí huệ không phải là cái để đạt được ở bên ngoài, nhưng vì chúng ta do vô minh mê lầm nên không thể làm hiển lộ được tiềm năng này. Nếu giải trừ được mê lầm này thì chúng ta sẽ chứng ngộ được trí huệ vốn có. Vậy, Phật Giáo là một hệ thống giáo dục có mục đích giúp người ta tìm lại chân tính nguyên thủy của mình.

    Phật giáo còn dạy về tâm bình đẳng, vì Ðức Phật nói rằng toàn thể chúng sinh đều có trí huệ và chân tính này. Vì vậy, giữa các sinh linh không có điểm khác biệt cốt yếu nào cả. Hiện tại mọi người có vẻ khác nhau, vì chúng ta đã trở nên mê muội, không biết tới chân tính của mình. Mức độ trí huệ hiển lộ trong mỗi cá nhân tùy thuộc vào mức độ vô minh chứ không tùy thuộc chân tính nguyên thủy của cá nhân đó. Giáo lý của Ðức Phật giúp chúng ta chứng ngộ trí huệ vô thượng vốn có từ khởi thủy. Với trí huệ này, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề và chuyển hóa đau khổ thành phúc lạc.

    Do thiếu trí huệ, chúng ta cảm nhận và hành xử một cách sai lầm, và do đó phải chịu đau khổ vốn là hậu quả của những ý nghĩ, lời nói, và hành vi xấu. Nếu có trí huệ thì ý nghĩ lời nói, và hành vi của chúng ta sẽ đúng đắn, và chúng ta sẽ không phải chịu những nghiệp quả xấu, và như vậy sẽ có hạnh phúc. Từ đó, chúng ta có thể thấy đau khổ có nguyên nhân là vô minh, còn nguồn gốc của hạnh phúc thì chính là sự chứng đắc trí huệ của mình.

    Ngày nay chúng ta còn được hưởng nền giáo dục của Ðức Phật trong những giảng đường với nhiều dụng cụ trợ huấn. Khi bước vào một giảng đường hay một phòng học, chúng ta trông thấy tượng Ðức Phật, tượng trưng cho chân tính trong mỗi người. Có thể chúng ta thấy chén nước ở trên bàn thờ. Nước trong tượng trưng sự thanh tịnh của tâm trí mà chúng ta cần phải đạt được bằng cách giải trừ tham, sân, và si. Nước phẳng lặng không một gợn sóng gợi ý cho chúng ta đoái xử với người và sự việc một cách bình tĩnh và vô phân biệt. Nước phản chiếu trung thực và đủ chi tiết cũng như chúng ta cần phải quan sát sự vật ở xung quanh mình một cách rõ ràng và đúng sự thật.

    Những bông hoa tượng trưng cho kết quả của việc làm, nhắc nhở chúng ta rằng mọi hành vi thân, khẩu, ý của mình đều sinh ra những nghiệp quả tốt hay xấu. Ðèn hay nến tượng trưng trí huệ và sự sáng suốt dẹp tan bóng tối vô minh. Bông sen tượng trưng sự siêu việt mười cõi hiện hữu. Trước hết, cành sen mọc lên từ lớp bùn dưới đáy hồ tượng trưng sáu cõi luân hồi. Sen vươn lên qua lớp nước tượng trưng bốn cõi thánh. Sau cùng bông sen nở ở trên mặt nước tượng trưng sự đạt cõi Pháp Giới tức giác ngộ viên mãn.

    Bông sen nhắc nhở chúng ta rằng dù đang sống ở thế gian chúng ta không nên để cho mình bị ô nhiễm bởi sự vật thế gian. Bông sen trên mặt nước muốn nói rằng sẽ có lúc toàn thể chúng sinh đều thành Phật. Cõi Phật siêu việt tất cả mười cõi luân hồi, và sự thành Phật là mục tiêu tối hậu của sự tu học, vì vậy khi trông thấy hoa sen, chúng ta sẽ nhớ là mình cần phải thực hành tu tập để thoát luân hồi đắc Phật Quả.

    Ngày nay, khi trông thấy hình tượng Ðức Phật, chúng ta lại được nhắc nhở là mình cần phải biết ơn ngài đã truyền dạy Giáo Pháp trong bốn mươi chín năm. Là một nhà giáo dục xã hội tự nguyện, Ðức Phật đã dành trọn cuộc đời của ngài để dạy chúng ta cách đoạn lìa phiền não, đạt trí huệ hoàn hảo và hạnh phúc đích thực. Ngài cũng là một người bình thường như mọi người khác, nhưng ngài đã tinh tấn tu hành giác ngộ khi nhìn thấy sự thật của đau khổ sinh, lão, bệnh, và tử. Ngài đã chứng ngộ chân lý của sự sống và vũ trụ, và đã làm gương cho chúng ta noi theo để cũng đạt giác ngộ, sống đời hạnh phúc và mãn nguyện.

    Trên thế giới ngày nay có nhiều triết lý, tôn giáo, và những nền văn hóa, nhiều quan điểm khác nhau, giải thích vũ trụ và mối liên hệ của con người với vũ trụ. Nhưng dù có nhiều dị biệt, thực ra thế giới cũng có nhiều điểm tương đồng, thí dụ như những giáo lý không sát sinh, không trộm cướp, không nói dối; hãy làm cho người khác những gì mà mình muốn người khác làm cho mình; biết ơn người khác và sẵn sàng trả ơn.

    Dù gọi là quan tâm và tôn trọng người khác hay gọi là từ bi, bác ái, mọi người trên thế giới đều tin vào việc giúp đỡ người khác bằng tài sản hay trí huệ của mình. Ngày nay, nhiều người đang tìm kiếm trí huệ để có thể hiểu ý nghĩa của cuộc đời. Chúng ta vừa bị thôi thúc bởi những cảm xúc trái ngược nhau lại vừa bị thôi thúc bởi óc duy lý. Khi nghe nói tới những tín ngưỡng khác, nhiều người có những cảm giác khác nhau từ lo ngại cho tới tò mò muốn biết, từ ngạc nhiên tới bị thu hút, từ nghi ngờ tới hợp tác.

    Nhìn ra bất cứ đâu chúng ta cũng thấy những xã hội với nhiều nền văn hóa khác nhau, những xã hội có rất nhiều dị biệt, những xã hội thường quá chú trọng vào những điểm dị biệt này. Ngày nay, nhiều người tìm kiếm ở bên ngoài bản thân. Họ nhìn vào những điểm dị biệt và cho rằng đó là nguyên nhân của những sự đau khổ, trên thế giới. Nhưng thật ra nguyên nhân của đau khổ nằm ở bên trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta chịu khổ sinh, lão, bệnh, tử. Chúng ta khổ vì đời sống khó nhọc, vì không đạt được những gì mình mong muốn, vì phải xa lìa những người mình yêu và phải sống gần những người mình ghét, và khi ngươøi ta không hiểu nguyên nhân thật sự của đau khổ thì sự đau khổ đó của họ sẽ gia tăng.

    Có những người thường hay dùng thuốc an thần hay thuốc ngủ. Ðó là vì họ cảm thấy không thể điều khiển được cuộc đời của mình. Họ muốn kiểm soát người khác và có thêm nhiều thứ nữa. Năm mươi năm trước, người ta có thời giờ để thưởng thức thiên nhiên, để học sách thánh hiền. Nhưng ngày nay chúng ta không có thì giờ để ngắm cảnh hay để chiêm nghiệm về cuộc đời. Ðời sống của chúng ta tiện nghi hơn đời sống của thế hệ trước, nhưng chúng ta gần như không có đời sống tâm linh. Vì vậy chúng ta tìm những thú vui bên ngoài hay những viên thuốc để làm tê liệt những cảm giaùc của mình, để che đậy sự bất lực của mình trong việc đối phó với đời sống.

    Chúng ta phải làm sao để sửa chữa những điều này? Chúng ta cần phải giảm thời gian làm việc và thời gian giải trí. Với tâm thanh tịnh chúng ta sẽ có ít nhu cầu hơn. Chúng ta đã dùng cuộc đời một cách uổng phí trong việc tìm cách thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình. Chúng ta đã không mang gì vào cuộc đời, vì vậy chúng ta cũng sẽ không mang theo được gì khi rời bỏ cuộc đời. Ðiều mà chúng ta đang cần là lối sống đơn giản. Phật Thích Ca đã sống một đời phạm hạnh, đơn sơ chỉ với những gì cần yếu nhất; ba chiếc y, ăn ngày một bữa, ngủ dưới gốc cây một đêm, nhưng ngài vẫn sống một đời phúc lạc và mãn nguyện.

    Chúng ta nên làm theo gương Ðức Phật, sống đơn giản để có thể giảm bớt ái dục và do đó để thỏa mãn với cuộc sống. Chúng ta có thể làm việc một năm rồi lại nghỉ một năm. Lối sống đơn sơ sẽ mang lại cho chúng ta sự thanh tịnh và an lạc. Nếu không chấp vào thủ hay xả, chúng ta sẽ bước vào trạng thái lạc tịnh của một bậc giác ngộ.

    Làm sao để chuyển hóa theo hướng này? Chúng ta chuyển hướng bằng cách giải trừ tham, sân, si, và kiêu ngạo, để tâm trí sáng suốt không mê muội nữa và bằng cách lầu thông luật nhân quả. Người ta nói rằng các Bồ Tát sợ nhân, còn chúng sinh thì sợ quả (Bodhisattvas fear causes while sentien beings fear effects). Vì hiểu luật nhân quả nên các Bồ Tát sợ gặp nghiệp quả xấu và do đó các ngài hết sức tránh tạo nghiệp xấu. Nên các ngài xóa bỏ được những món nợ nhân duyên, tích lũy công đức cho tới khi đắc Phật Quả.

    Moïi sự vật trên thời gian đều phải chịu sự chi phối của luật nhân quả. Vạn vật đều giả ảo và vô thường, nhưng luật nhân quả thì lại là một chân lý vĩnh cửu và bất biến.

    Nhân và quả có mối liên hệ mật thiết với nhau vì chúng hiện hữu cùng với nhau. Nhân trở thành quả, và quả này lại trở thành một nhân khác. Từ chuỗi nhân quả bất tận này chúng ta có thể thấy một hành động nguyên nhân không thể kết thúc trọn vẹn, và một nghiệp quả không phải là quả độc nhất. Sự phối hợp của nhân và quả tạo ra một chu trình tàn nhẫn, đó là vòng luân hồi sinh tử.

    Một Bồ Tát là một người đã giác ngộ, và do đó hiểu rõ rằng mọi hành động đều sinh ra hậu quả. Các vị Bồ Tát rất thận trọng trong mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói và mỗi hành vi, để không gây ra nghiệp quả xấu trong tương lai cho chính mình.

    Không giống như các Bồ Tát, chúng ta không hiểu những quy luật và những chân lý cuûa đời sống. Chúng ta chỉ có thể có một chút tri thức giới hạn và mơ hồ. Vì vậy mà chúng ta đã vô ý tạo ra nhiều nghiệp xấu nhưng lại không chịu hiểu tại sao mình lại phải chịu nhiều quả xấu, và đa số chúng ta không bieát hối hận mà lại còn đổ lỗi cho người khác đã gây ra tai họa cho mình. Sự không hiểu biết này lại tạo thêm nhiều nghiệp quả xấu nữa. Như vậy nhân và quả liên tục xuất hiện xung quanh chúng ta. Nếu không hiểu luật nhân quả chúng ta sẽ không nhận ra sự liên quan giữa những hành vi và những hậu quả.

    Pháp môn niệm Phật giúp ta được tái sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương phù hợp với luật nhân quả. Khi thực hành pháp môn này, vì lợi ích của mình, chúng ta sẽ tránh tạo thêm nghiệp xấu, chỉ có những hành vi tốt đối với người khác, và đó chính là điều mà các Thầy Tổ cùng các Hiền Thánh đã khuyến khích chúng ta làm.

    Với pháp môn Tịnh Ðộ, chúng ta có thể mang nghiệp hiện hành của mình tới cõi tịnh Tây Phương. Có một điều chúng ta cần phải hiểu là nghiệp hiện hành ở đây là nghiệp "cũ" chứ không muốn nói nghiệp "mới". Những nghiệp "mới" được tạo trong hiện tại thì không thể mang tới Tịnh Ðộ Tây Phương được. Nghiệp mới tạo lại là những chướng ngại cản trở chúng ta vãng sinh Tịnh Ðộ. Nghiệp cũ là những nghiệp xấu mà chúng ta đã tạo trước khi học và thực hành Phật giáo.

    Khi hiểu như vậy, chúng ta phải quyết định không tạo thêm nghiệp xấu nữa để có thể hoàn toàn giải thoát. Còn nếu nghĩ rằng chỉ cần niệm Phật là sẽ được tái sinh trong cõi tịnh chứ không phải tránh tạo nghiệp xấu thì như vậy là sai lầm. Người ta nói rằng trong mười ngàn người thực hành pháp môn niệm Phật chỉ có vài người được sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương. Tại sao vậy? Tại vì đa số người ta không chịu ngừng tạo nghiệp xấu trong kiếp hiện tại. Rốt cuộc, dù có tụng kinh niệm Phật bao nhiêu họ cũng không thể tái sinh vào cõi tịnh được. Họ vẫn còn phải chịu nghiệp quả trong sáu cõi luân hồi. Ðây là một điều quan trọng mà chúng ta cần phải khắc cốt ghi tâm.

    Ðể tu theo Phật giáo, chúng ta cần phải phát Bồ Ðề tâm (Bodhi mind), hiểu rõ những quy luật và chân lý của cuộc đời, là tâm đại từ bi, nguyện đạt giải thoát để có thể giúp chúng sinh cũng được giải thoát. Khi phát Bồ Ðề tâm, chúng ta quyết định không tạo mọi nghiệp ác chỉ tạo thiện nghiệp và thực hành mọi đức hạnh.

    Bồ Ðề tâm đại bi tâm và thành thực tâm là tâm vô vị kỷ, hoạt động vì lợi ích của chúng sinh, không mong cầu được đền ơn đáp nghĩa. Với Bồ Ðề tâm, chúng ta sẽ có thể phụng sự chúng sinh cũng như nghĩ tới lợi ích của bản thân hay của gia đình mình. Khi thực hành tu tập với Bồ Ðề tâm, chúng ta sẽ hóa giải được những nghiệp quả xấu.

    Sự thật thì chúng ta không xóa bỏ được những món nợ nhân quả của mình, mà chỉ có thể chuyển nghiệp quả xấu thành phúc lợi trong cõi người và cõi trời, và do đó chỉ có tính cách tạm thời, vẫn còn phải chịu luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, việc chuyển hoùa này có thể tương đương với sự giải trừ nghiệp xấu khi chúng ta chuyển hóa, phiền não thành bồ đề tâm, hay chuyển luân hồi thành niết bàn (transformation is equivalent to elimination to transform our afflictions into the Bodhi mind. It is transform the cycle of birth and death into the state of Nirvana). Trong tiến trình chuyển hóa này, đức hạnh của chúng ta trở thành tinh truyền và hoàn hảo khi chúng ta đắc Phật Quả viên mãn.

    Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật nói rằng chúng sinh đều có những đức tính và trí huệ của chư Phật. Nói cách khác, chúng sinh đều có Phật tánh tức chân tính nguyên thủy vốn có của chúng ta, tạm thời bị che phủ bởi vô minh, vọng tưởng phân biệt, và ái dục. Ðắc Phật Quả có nghĩa là làm cho chân tính hiển lộ, là đạt trạng thái trí huệ hoàn hảo. Khi đó, đức hạnh, tài năng và phúc lợi cũng sẽ hoàn hảo. Vậy, khi mọi phương diện đều hoàn hảo, chúng ta sẽ thành Phật.

    Nhưng tại sao trong hiện tại đời sống của chúng ta lại khó khăn như vậy? Tại vì chúng ta vẫn còn phiền não, tức những vọng niệm phân biệt và những chấp thủ. Phiền não gây ra đau khổ cho thân thể và tâm trí. Chấp thủ là sự bám giữ vào những đối tượng hay những ý tưởng nào đó, và do đó gây ra ái dục, ý tưởng vị kỷ và ganh tị, muốn điều khiển và sở hữu người khác. Vì những điều này mà chúng ta bám giữ vào những ý nghĩ về những gì đã xaûy ra, những gì mình nhớ, những gì mình đã tưởng tượng. Chúng ta bị những ý nghĩ này lôi cuốn mà không thể ngừng lại được.

    Chúng ta cần phải chấm dứt những sự chấp thủ này vốn đã làm cho mình đau khổ hay sân hận, đã gây ra những cảm xúc mạnh, không để cho tâm mình được an lạc. Vậy chúng ta phải làm sao? Là những người bình thường, hay phàm phu, chúng ta vẫn còn lệ thuộc những ý nghĩ và những cảm xúc có tính cách chấp thủ, vậy ngay khi nhưõng ý nghĩ này phát khởi, chúng ta hãy thay thế chúng bằng câu niệm "A Di Ðà Phật". Chúng còn xuất hiện chúng ta còn niệm "A Di Ðà Phật". Chúng ta có thể thực hành phương pháp giải trừ vọng niệm này ở bất nơi đâu và bất kỳ lúc nào.

    Chư Phật dạy rằng vũ trụ sắc tướng là do tâm tạo, tức là phát sinh từ những vọng tưởng phân biệt và những chấp thủ của chúng ta (universe is generateđ from our wandering and discrminatory thoughts, is created from our attachment). Những chướng ngại này là những niềm tin sai lầm và những tà kiến, và đã tạo ra bốn mươi mốt cấp giác ngộ của Bồ Tát Pháp Thân. Có những cấp khác nhau này là vì người ta có những mức độ và vọng tưởng khác nhau.

    Vũ trụ được tóm lược qua mười pháp giới. Mười cõi từ đâu mà có? Mười pháp giới (ten Dharma Realms) xuất hiện từ những vọng niệm phân biệt và do sự không bình đẳng của chúng ta. Khi chúng ta có một ý nghĩ phân biệt đối với người hay sự vật khác thì khi đó. Mười pháp giới sẽ xuất hiện. Trong mười cõi này, cao nhất là bốn cõi thánh Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, và Phật (Sound-hearer, Pratyekabuddha, Bodhisattva & Buddha).

    Khi chúng ta tham dục thì Sáu Nẻo Luân Hồi sẽ xuất hiện, đó là cõi Trời, cõi Người, Atula, Ðịa Ngục, Quạ quỹ và Súc sinh - Heaven, Humans, Asuras, Hell, Hungry ghosts, and Animals). Khi sự tham dục gia tăng thì ba cõi thấp nhất trong sáu cõi luân hồi sẽ xuất hiện, tức là các cõi súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục. Nếu sự tham dục trở nên nghiêm trọng thì các cõi địa ngục sẽ xuất hiện. Tại sao chúng ta không thể thoát luân hồi hay thoát khỏi những nghiệp quaû gây chướng ngại? Vì chúng ta đã không muốn tu tập để chuyển hóa từ xấu sang tốt mà lại còn gia tăng ác nghiệp của mình.

    Vậy phải làm sao để giải trừ những vọng niệm và tà kiến, khai mở những khả năng này và đức tính nguyên thủy của chân tính? Chỉ có một cách là buông bỏ mọi vọng tưởng và chấp thủ. Khi vọng tưởng và chấp thủ không còn nữa, chúng ta sẽ không những thoát khỏi sáu cõi luân hồi mà lại còn vượt lên trên tất cả Mươøi Cõi Pháp nữa. Khi đó chúng ta sẽ trụ trong Chân Như Pháp Giới, trạng thái Phật Quả viên mãn. Luật nhân quả nằm ở bên trong cõi này.

    Vọng niệm phân biệt và chấp thủ là nhân, Mười Pháp giới là quả. Vì vọng niệm và chấp thủ tạo ra nghiệp xấu nên chúng ta phải giải trừ chúng để chuyển nghiệp và công đức của mình được viên mãn. Khi tu tâm vô phân biệt, hành giả sẽ buông bỏ được mọi phiền não. Nhưng đa số chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc xả ly này vì đã có thói quen của ái dục và sân hận, và do đó phải chịu thêm nghiệp quả xấu. Do vọng niệm phân biệt mà thế giới này có những sự bất bình đẳng. Kinh Kim Cương (Diamond Sutra) nói rằng người ta thường chấp giữ bốn điều: ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, và thọ giả tướng. Nếu không nghĩ theo bốn điều: mình, người, chúng sinh, và kiếp sống này thì với công phu tu tập, chúng ta sẽ đoạn lìa được phiền não. Vì vậy, không những cảm xúc phiền não xuất hiện, chúng ta sẽ tự nhắc nhở mình về bốn điều này và nhớ rằng chúng chỉ là những ảo tưởng, không thật có. Như vậy chúng ta sẽ được an lạc thực sự, sẽ chấp nhận hoàn cảnh cuûa mình, và biết vui mừng khi người khác làm được việc tốt.

    Việc tích lũy công đức tùy thuộc vào việc tu tập của chúng ta. Chúng ta tu tập như thế nào? Pháp tu tập của chúng ta là buông bỏ mọi vọng niệm và mọi chấp thủ, sửa đổi những nếp nghĩ và nếp sống sai lầm. Ðức hạnh có nghĩa là gì? đức hạnh là sự thành tựu Thiền định, Trí huệ và Chân như Pháp giới. Phước là cái thành tựu bên ngoài như bố thí, phóng sanh, cúng dường, ấn tống kinh sách. Một vị giác ngộ viên mãn phải đầy đủ cả phước và đức.

    Các vị Bồ Tát thuộc những cấp cao nhất vẫn chưa đạt được công đức hoàn hảo, vì các ngài chưa phá bỏ những mức độ vô minh cuối cùng của thời gian. Các ngài chưa buông bỏ một chút vọng niệm còn sót lại, nên công đức của các ngài chưa hoàn hảo. Khi không còn một chút vô minh nào cả, công đức của các ngài sẽ hoàn hảo, và các ngài đắc thành Phật Quả.

    Chúng sanh phạm lỗi lầm là do vô minh và tà kiến. Khi tiếp xúc với người và sự vật, chúng ta thường hành xử một cách tham, sân, si, ích kỷ và với ý muốn kiểm soát và điều khiển những gì ở xung quanh mình, chúng ta cần phải bỏ ý định này và thay thế những ý nghĩ vị kỷ bằng những ý hướng vị tha. Khi đó phiền não sẽ mỏng dần và tâm trí sẽ thanh tịnh hơn. Nếu đạt được trạng thái tâm này, chúng ta nên giúp người khác cũng đạt được như mình.

    Chừng nào vẫn còn những ý tưởng tham, sân, si, kiêu ngạo và ý muốn kiểm soát người khác, chúng ta sẽ vẫn còn những nguyên nhân làm cho mình phải tái sinh trong ba cõi thấp: súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục. Si mê làm cho người ta rơi vào cõi súc sinh. Tham dục làm cho người ta tái sinh trong loài quỷ đói, còn sân hận là nguyên nhân của sự tái sinh trong địa ngục.

    Khi đã tạo nghiệp xấu thì không có cách gì để tránh quả xấu. Bản thân mỗi người phải chịu nghiệp quả xấu của mình. Không có thần, thánh, hay Phật nào có thể giải khổ hay gánh dùm nghiệp quả xấu cho chúng ta. Các vị không có quyền lực để làm như vậy. Bản thân chúng ta phải chịu hậu quả của những nghiệp ác của mình. Chúng ta không thể tránh được nghiệp quả cũng giống như không thể chạy thoát được cái bóng của mình.

    Khi làm được một việc tốt nhỏ nào đó, chúng ta không nên mong sẽ được hưởng phước báo tức khắc. Mong ước như vậy là ảo tưởng, bởi vì chúng ta vẫn còn rất nhiều nghiệp quả xấu mà mình đã tạo trong quá khứ, mà một nghiệp tốt nhỏ không thể bù lại được. Nếu không hiểu điều này thì khi gặp khó khăn chúng ta sẽ có thể nghi ngờ những lời dạy của Ðức Phật. Chúng ta sẽ thắc mắc là tại sao mình làm điều tốt mà lại gặp chuyện xui xẻo trong khi người khác tạo nghiệp xấu lại gặp điều may mắn. Chúng ta sẽ nghi ngờ luật nhân quả và có thể vô tình phỉ báng giáo lý của chư Phật, và như vậy là tạo thêm nghiệp xấu nặng nề.

    Nghiệp quả có thể xuất hiện sớm hay muộn tùy theo trường hợp. Thứ nhất, quả tốt phát sinh từ nghiệp tốt hay quả xấu do nghiệp xấu có thể xuất hiện ngay trong kiếp hiện tại. Thứ nhì, nghiệp tốt hay xấu được tạo trong kiếp này nhưng quả chỉ hiển lộ trong kiếp sau. Thứ ba, nghiệp quả chỉ hiển lộ trong kiếp thứ ba hay nhiều kiếp sau nữa. Vậy, quả tốt hay xấu có thể xuất hieän sớm hay muộn, và chúng ta không có khả năng biết được sẽ xuất hiện lúc nào.

    Vậy lúc nào nghiệp quả xấu xuất hiện? Nghiệp quả tốt cũng như nghiệp quả xấu chỉ xuất hiện khi nhân duyên đã tụ hội đầy đủ. Nếu nhân duyên, hay những điều kiện có đủ trong kiếp hiện tại thì nghiệp quả sẽ hiển lộ ngay trong kiếp hiện tại. Nếu nhân duyên chỉ hội tụ trong kiếp sau thì nghiệp quả sẽ xuất hiện trong kiếp sau. Còn nếu nhân duyên chỉ có đủ sau nhiều kiếp thì nghiệp quả cũng sẽ chỉ xuất hiện sau nhiều kiếp. Tức là một nghiệp thiện hay ác một khi đã được tạo ra rồi, nó phản ứng trở lại với ta không sớm thì muộn, chứ mãi mãi không bao giờ mất.

    Chúng ta hãy xét thí dụ một truyện mà Ðức Phật đã kể trong Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra). Một người già thỉnh cầu Ðức Phật cho mình được gia nhập Tăng đoàn. Ðể trở thành tăng sĩ người ta cần phải có những đức tính và nhân duyên tốt. Lúc đoù tất cả các tăng sĩ đệ tử của Ðức Phật đều đã thành tựu đạo quả, vì vậy Ðức Phật thử tài của họ bằng cách bảo họ xét coi có nên chấp nhận người già này vào tăng đoàn hay không. Các đệ tử của ngài đã đắc quả La Hán nên có thể biết được năm trăm kiếp trước của bất cứ người nào. Họ cho rằng ông già không đủ điều kiện để trở thành tăng sĩ, vì họ không thấy ông ta trồng nhân lành nào trong những kiếp trước. Nhưng Ðức Phật nói với họ rằng trong vô số đại kiếp trước đây ông già là một tiều phu. Một hôm khi đang đi vào trong núi kiếm củi thì người tiều phu đó gặp một con cọp. Ông ta liền leo lên một cái cây để tránh con thú rồi kêu "Nam Mô Ðức Phật” (Homage to the Buddha) để mong được cứu nạn. Chỉ với vài lời đó, ông già đã gieo trồng nhân duyên tốt cho mình, vì vậy khi được gặp Ðức Phật sau vô số kiếp, ông già đã được hưởng quả tốt. Ông được Ðức Phật cho phép gia nhập Tăng đoàn, và sau đó đã đắc quả La Hán, một quả vị mà ở trong đó người ta không tạo nghiệp xấu thân, khẩu, ý nữa. Ðó là một thí dụ về nghiệp quả xuất hiện sau vô số kiếp.

    Tất cả những ý nghĩ, lời nói, và hành động phát xuất từ tâm trí của chúng ta đều tạo ra nghiệp quả. Chúng ta gieo cái gì thì gặt cái đó. Gieo nhân tốt, chúng ta sẽ được hưởng nghiệp quả tốt; gieo trồng nhân xấu, chúng ta sẽ phải chịu quả xấu. Chư Phật, Bồ Tát cũng không thể sửa đổi được định luật này. Nghiệp quả chỉ xuất hiện khi có đủ những điều kiện nhân duyên. Nếu chúng ta không thấy việc làm tốt của mình mang lại quả tốt thì đó là vì nhân duyên chưa hội tụ đầy đủ để kết thành quả mà thôi.

    Khi hiểu thấu đáo về luật nhân quả, chúng ta sẽ cẩn thận trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành vi của mình để tránh tạo nghiệp xấu. Chúng ta sẽ biết cách cư xử đúng đắn với người và sự vật, chúng sẽ vun bồi đức hạnh để được hưởng quả tốt có ích lợi cho mình về sau.

    Ðức Phật đã nói rõ về cách phân biệt nghiệp tốt với nghiệp xấu. Khi nghĩ tới việc làm lợi ích cho chúng sinh, chúng ta đang gieo trồng phước đức cho mình. Còn nếu chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân mà không cần biết tới người khác, là ta tạo nghiệp xấu vậy. Chúng ta cần phải tránh việc lợi dụng người khác để làm lợi cho mình, vì những hành vi như vậy sẽ tạo ra nghiệp quả xấu mà chúng ta sẽ phải chịu về sau. Dù tin hay không tin, luật nhân quả muôn đời vẫn như thế. Vậy, chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng thực hành đại từ bi để mang phúc lạc đến cho mình và cho người, và dứt khoát không bao giờ gây sự khổ đau cho người.

    Chúng ta nên phải biết vị kỷ và là vị tha như thế nào để biết mình đang tạo nghiệp xấu hay đang tạo nghiệp tốt. Nên nhớ rằng vọng niệm và chấp thủ là nguyên nhân của luân hoài trong mười cõi. Khi mọi ý nghĩ đều có tính cách ích kỷ và chấp thủ của chúng ta rất nghiêm trọng, và do đó chúng ta tiếp tục luân hồi sinh tử. Vì vậy, nếu chỉ nghĩ tới chính mình, gia đình của mình, tổ chức của mình, hay đất nước của mình thì đó là tạo nghiệp xấu.

    Ðại đa số người không hiểu điều này, nên họ cho rằng lối nghĩ như vậy là chuyện tự nhiên, hay có khi còn là đúng nữa. Họ không biết rằng lối nghĩ vị kỷ và chật hẹp như vậy là hoàn toàn trái ngược với giáo lý của Ðức Phật. Do không có trí huệ đích thực, chúng ta không trông thấy sự vật một cách rõ ràng và chỉ có những ý niệm sai lầm. Ðức Phật là bậc đại giác ngộ nên ngài chỉ nói lên những sự thật.

    Mỗi ý nghĩ là một sự tạo nghiệp. Nếu sự tạo nghiệp phát xuất từ trí huệ thì nghiệp quả này cũng phát xuất từ trí huệ. Nếu tạo nghiệp từ vô minh thì nghiệp quả cũng phát xuất từ vô minh. Vì thường tạo nghiệp trong vô minh nên chúng ta đã phạm rất nhiều tội lỗi trong những kiếp quá khứ cũng như kiếp hiện tại. Chúng ta thường tạo nghiệp xấu nhiều hơn là nghiệp tốt. Nếu tạo nghiệp tốt nhiều hơn nghiệp xấu thì chúng ta đã không phải lăn trôi trong luân hồi sinh tử.

    Còn luân hồi thì còn có thể tạo nghiệp xấu thêm nhiều hơn nghiệp tốt, vì vậy chúng ta cần phải có chánh niệm, thận trọng trong mọi hành vi thân, khẩu, ý. Tuy nhiên, Ðức Phật daïy rằng nghiệp không cố định mà có thể được chuyển hóa. Vì mọi sự vật đều do tâm tạo ra nên nghiệp cũng phát sinh từ tâm trí, và vì vậy nghiệp cũng có thể được chuyển hóa bằng tâm trí. Khi đạt được sự thanh tịnh trong tÂm trí thì nghiệp xấu của chúng ta sẽ được giải trừ.

    Do mê muội và tà kiến, chúng ta thường không hiểu trọn vẹn ý nghĩa những lời dạy của Ðức Phật. Kinh sách nói rằng những bậc giác ngộ như các La Hán và Bồ Tát đã hoaûng sợ khi nghe Ðức Phật nói về nghiệp quả. Một La Hán sẽ toát mồ hôi khi nhớ lại sự đau khổ mà mình đã phải chịu ở Ðịa Ngục Vô Gián trong những kiếp trước. Như vậy các ngài có ý thức về nghiệp quả nhiều hơn chúng ta bây giờ. Vì chưa có khả năng nhớ lại những kiếp trước của mình nên chúng ta không biết rằng mình cũng như tất cả mọi người đều đã có những lần ở trong địa ngục. Nếu còn kẹt ở trong luân hồi thì gần như chắc chắn chúng ta sẽ còn trở lại địa ngục nhiều lần nữa.

    Thời gian của một kiếp tái sinh trong cõi trời cao nhất là tám mươi ngàn đại kiếp, nhưng thời gian này là ngắn so với thời gian vô số đại kiếp mà một người phải trải qua trong địa ngục. Tất cả chúng ta đều đã phạm tội nặng và vẫn có thể được cứu độ trước khi rơi vào địa ngục, nhưng một khi đã xuống địa ngục, chúng ta sẽ rất khó được giải cứu, dù đã có Bồ Tát Ðịa Tạng giúp đỡ những sinh linh ở đó. Bất cứ một vị Phật hay một vị Bồ Tát nào có nhân duyên với một sinh linh ở địa ngục và đến đó giáo hóa vẫn được gọi là Bồ Tát Ðịa Tạng.

    Có thể chúng ta có nhân duyên với một người nào đó đang ở địa ngục. Khi trở thành Bồ Tát hay Phật, chúng ta sẽ có thể đi đến đó để giúp đỡ họ, và lúc đó chúng ta cũng được mệnh danh là Bồ Tát Ðịa Tạng. Vậy, danh hiệu của một vị Phật hay một vị Bồ Tát là một thánh danh được dùng cho mọi người, chứ không phải của riêng một vị nào.

    Trong Kinh Ðịa Tạng, chúng ta thấy rằng việc giải cứu những sinh linh ở địa ngục là điều rất khó khăn. Bồ Tát Ðịa Tạng có trí huệ và quyền năng lớn nên ngài có thể cứu độ chúng sinh ở địa ngục. Nhưng do tập khí, khi được tái sinh ở cõi trời, chúng ta vẫn tiếp tục tạo nghiệp xấu để rồi sẽ lại trở xuống địa ngục. Ở địa ngục chúng ta sẽ phải đau khổ liên tục, không có một lúc nào ngừng nghỉ để có thể tu tập, vì vậy chúng ta sẽ chỉ có sự sân hận, và do đó nghiệp xấu gia tăng. Kinh sách đã giải thích rõ ràng như vậy để chúng ta biết là việc cứu độ những sinh linh ở địa ngục khó khăn như thế nào.

    Vậy, chúng ta coù thể được cứu độ sau khi đã tạo nghiệp xấu, nhưng phải trước khi qua đời và rơi vào địa ngục. Trong khoảng thời gian này chúng ta phải được giáo hóa đến chỗ thức tỉnh để biết sám hối và sợ phải sa vào địa ngục, quyết định không tạo nghiệp xấu về thân, khẩu, ý nào nữa, và chỉ làm những việc tốt mà thôi. Như vậy tâm ta thanh tịnh và có thể thay đổi hoàn cảnh của mình, chuyển hóa nghịch cảnh thành thuận cảnh. Nếu có thể phát bồ đề tâm thì hoàn cảnh của chúng ta lại càng tốt hơn nữa. Vào lúc qua đời, nếu chúng ta thành tâm sám hối và niệm "A Di Ðà Phật" từ một đến mười biến để cầu vãng sinh Tịnh Ðộ, chúng ta sẽ được tái sinh trong cõi tịnh, dù đáng ra chúng ta phải rơi vào địa ngục Vô Gián. Chúng ta sẽ ở trong cõi Tịnh Ðộ như vị Bồ Tát không thoái chuyển. Ở đó chúng ta sẽ có cơ hội trở lại thế gian để giúp những người có nhân duyên với mình.

    Có khi chúng ta làm những việc tốt nhưng vẫn bị người khác chê cười hay khinh thường, hay chúng ta có thể bệnh nặng, nghèo khổ, hay phải sống một kiếp tệ hại hơn kiếp trước. Tại sao vậy? Ðó là do những nghiệp xấu nặng nề của chúng ta đã được giaûm xuống thành những quả xấu nhẹ trong kiếp hiện tại. Nói cách khác, phải sống trong tình trạng như vậy có nghĩa là nghiệp xấu của chúng ta đã trở nên nhẹ hơn.

    Kinh Kim Cương nói rằng nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ, người ta có thể phải chịu nghèo khổ, thấp hèn, hay phải đọa địa ngục. Vì vậy, nghịch cảnh của chúng ta trong hiện tại là quả báo xấu mà chúng ta phải chịu do đã tạo nghiệp xấu trong quá khứ. Tuy nhiên, khi chấp nhận đời sống tu tập, nghiệp xấu của chúng ta sẽ được giải trừ và cuối cùng chúng ta sẽ đạt giác ngộ viên mãn. Như vậy, chúng ta có thể chuyển hóa nghiệp xấu chỉ với một ý tưởng giác ngộ, tức là quyết định đi theo con đường tu tập.

    Kinh sách cũng nói rằng khi chúng ta thực hành công hạnh của cấp Bồ Tát hay cấp Phật, các vị Bồ Tát và thần linh sẽ liên tục bảo hộ chúng ta. Nếu chúng ta gặp chướng ngại hay khó khăn hay khi thi hành những việc lớn này thì đó là vì nghiệp xấu quá khứ của chúng ta quá nặng. Nếu chúng ta cương quyết lập công đức lớn thì chúng ta sẽ vượt qua được những chướng ngại và khó khăn hiện tại và sẽ đạt được vô số lợi ích và phúc lạc. Chúng ta hãy sẵn lòng hoạt động trong nghịch cảnh. Chúng ta cần phải bình tĩnh trả những món nợ nghiệp quả, không than thở hay sân hận một chút nào. Nếu sân hận với nghịch cảnh thì món nợ của kiếp sau sẽ lớn hơn kiếp này rất nhiều.

    Sư phụ của tôi, Hòa Thượng Tịnh Không, là tấm gương tốt về sự trả nợ nghiệp quả. Ngài đã phải chịu khổ cực nhiều năm, nhưng ngài vẫn cố gắng chăm chỉ tu học và làm việc. Sau đó ngài gặp được ông bà Phật tử Hàn Anh (Yin-Han), và được hai vị này hết lòng giúp đỡ. Chỉ lúc đó với mức sống khả quan ngài mới có thể thực hiện ước nguyện của ngài là đi giảng pháp. Những chướng ngại và khó khăn của ngài là nghiệp quả xấu đã tích tụ trong quá khứ, và do nhẫn nhục chịu đựng, ngài đã dần dần giải trừ được nghiệp xấu của mình.

    Việc thiết lập Thư Viện Hoa Tạng và sau đó là Cơ Sở Giáo Dục Phật Ðà là những điểm son trong sự nghiệp hoằng pháp của Hòa Thượng Tịnh Không. Hiện tại, dưới sự hướng dẫn của ngài, hơn năm mươi Trung Tâm Tịnh Ðộ Học (Pureland Learning Centers) và Hội Phật A Di Ðà (Amitabha Buddhist Soscieties) trên khắp thế giới đang góp phần quan trọng trong việc truyền bá Phật Giáo. Ðây là hoa trái Phật Pháp tốt nhất mà chúng ta đang thọ hưởng.

    Vậy, chúng ta không nên nản chí khi phải đối diện với nghịch cảnh. Kinh sách nói rằng chư Phật, Bồ Tát đã xếp đặt mọi chuyện trong đời sống của chúng ta. Tất cả những nghịch cảnh và khó khăn dù nặng nề tới đâu cũng do các ngài xếp đặt trước, mục đích là để giải trừ dần dần nghiệp xấu của chúng ta cho tới khi chúng ta tích lũy công đức. Nghịch cảnh và khoù khăn cũng giúp hành giả nâng cao trình độ tu tập và đạt thành tựu. Tất nhiên chư Phật, Bồ Tát không muốn chúng ta gặp điều xấu. Ðối với những hành giả chân chính, nghịch cảnh và chướng ngại là điều quý báu. Khi hiểu như vậy, chúng ta sẽ nhẫn nhục và chấp nhận thực tại của những khó khăn, không nản chí, để cuối cùng mình đạt được mục đích.

    Ðức Phật đã dạy rằng chúng ta cần phải hiểu thấu đáo những giáo lý trong kinh sách để có khả năng chịu đựng khi gặp chướng ngại. Dù đang ở trong hoàn cảnh tốt hay xấu chúng ta cũng phải giữ bình tĩnh. Nghịch cảnh giúp chúng ta thanh toán những món nợ nghiệp báo của mình. Nhưng thuận cảnh có mang lại lợi ích nào không? Chúng ta cần phải có thiền định và trí huệ vững chắc để không thoái chuyển, rơi rớt khi gặp thuận cảnh, và trong hoàn cảnh tốt, tâm trí của chúng ta thường phát sinh những ý tưởng tham dục, thoả mãn. Người tu Phật không cho phép mình mãn nguyện bất cứ một sở đắc nào, nếu chưa rốt ráo đạt đạo đạt ngộ mà khởi niệm mãn nguyện, thoả mãn, ngay lúc ấy chúng ta đã rơi vào con đường ma rồi.

    Chúng ta muốn tránh mọi phiền não, thí dụ như không sân hận, nhưng khi có chuyện gì xảy ra, chúng ta có thể nổi giận trước khi kềm chế được mình. Khi có ý tưởng tham dục mà lại không được như ý, chúng ta sẽ nổi sân hận. Ðó là vì tập khí và ác nghiệp đang lấn lướt ta. Nhưng chúng ta có thể sửa đổi điều này bằng cách tu học theo Giáo Pháp tinh cần hơn nữa. Tri và hành là hai điều quan trọng ngang nhau vì chúng bổ túc cho nhau, và đưa tới sự hiểu và thực hành rốt ráo.

    Khi gặp khó khăn, người ta thường đổ lỗi cho người khác, và lại còn cho rằng Trời không công bằng với họ. Rất hiếm khi họ chịu nghiêm chỉnh nghĩ đến lỗi lầm của chính mình. Nếu chúng ta không nhất tâm sám hối là vì chúng ta vẫn còn vô minh và tà kiến. Ngày nay, chúng ta thường nghe nói người ta lừa dối lẫn nhau. Những chuyện lừa bịp diễn ra hằng ngày trên thế giới. Tại sao lại có tệ nạn này? Nếu hiểu Phật Giáo và sự thật về cuộc đời và vũ trụ, chúng ta sẽ biết rằng hiện tại mình bị lừa dối vì trong quá khứ mình đã lừa dối người khác.

    Khi hiểu như vậy chúng ta sẽ coi việc mình bị lừa dối chỉ là một sự trả nợ nhân quả. Nợ tiền phải trả bằng tiền, và nợ nhân quả phaûi trả bằng nghiệp quả. Luật nhân quả là vững chắc và không thể nào tránh được.

    Ðức Phật dạy rằng mọi vật đều như một giấc mộng, như ảo ảnh, như cái bóng, như bọt nước. Không có gì trường tồn, không có gì chắc thật để cho người ta thủ đắc hay bám giữ vào. Ðây là một chân lý mà chúng ta cần phải ghi nhớ. Cuối cùng, khi hiểu ra rằng không có gì để được hay mất, chúng ta sẽ thoát khỏi vô minh. Vậy, khi gặp khó khăn, chúng ta phải nghĩ rằng đây chỉ là một sự trả nợ. Như vậy, chúng ta sẽ nhẫn nhục và lại còn hân hạnh trả cho người khác những gì họ muốn, và luôn luôn biết sám hối những lỗi lầm của mình.

    Ngày nay chúng ta thấy nhiều người có hạnh phúc và có nhiều tiền của. Những thứ này ở đâu ra? Ðây không phải chỉ là một sự ngẫu nhiên may mắn mà là kết quả tốt mà họ đã gieo trồng trong những kiếp trước. Hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà có gốc rễ rõ ràng.

    Ðại Sư Ấn Quang nói rằng người ta có thể đạt được mọi thứ bằng sự thành thực, vì thành thực sẽ mang lại lợi ích cho bản thân, và bằng sự tôn trọng người khác, tức là làm lợi ích cho người khác. Với sự thành thực và sự tôn trọng, chúng ta sẽ hòa hợp với mọi người. Ðể xã hội được hòa hợp, chúng ta cần phải hiểu nguyên lý nhân duyên và nghiệp quả. Ðể được người khác tôn trọng mình chúng ta cần phải tôn trọng người khác trước. Chúng ta cần phải sửa đổi bản thân để làm cho hoàn cảnh được tốt hơn. Nếu không làm như vậy thì chúng ta sẽ không tránh được những tai họa lớn trên thế giới, vốn là cộng nghiệp của chúng sinh.

    Trong suốt cuộc đời của ngài, Ðại Sư Ấn Quang khuyến khích mọi người nghiên cứu về nhân duyên và nghiệp quả với sự hỗ trợ của những tài liệu “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Bốn Bài Học Của Liễu Phàm". Ngài đã dành hết cuộc đời cuûa mình cho việc giúp đỡ người khác. Nhưng có điều đáng tiếc là người ham muốn lợi lộc thế gian thì nhiều, còn người thức tỉnh muốn sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương thì ít.

    Bằng việc phân phát những cuốn sách cẩm nang như “ Kinh Thiện Ác Nhân Quả”, “ Liễu Phàm Tứ Huấn”, Ðại Sư Ấn Quang đã cho thấy ngài là người có tâm đại từ bi, thành tâm giúp đỡ nhân loại. Ngài quả là một Bồ Tát, hóa thân của Bồ Tát Ðại Thế Chí, xuất hiện ở thế gian này để hóa độ chúng sinh. Chúng ta nên làm theo gương ngài bằng cách giới thiệu và truyền bá pháp môn Tịnh Ðộ khắp thế giới với sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại. Hy vọng việc làm này sẽ giúp giảm thiểu hay có thể giải trưø những tai họa trên thế giới, vốn là hậu quả của những nghiệp xấu về thân, khẩu, ý mà loài người đã tạo ra trong hai ngàn năm qua. Nếu làm được như vậy chúng ta sẽ lập được vô lượng công đức.

    Ðức Phật dạy rằng chúng ta không nên phân biệt mình với người khác, vì tất cả là một. Chúng ta cần phải có lòng từ bi, lời nói tử tế, và việc làm tốt của một người cao quý. Tất cả chúng ta sống trong cùng một thế giới, có cùng những vấn đề. Khi có người rơi xuống sông, chúng ta sẽ tìm cách cứu người đó mà không cần biết người đó thuộc chủng tộc nào, tôn giáo nào. Chúng ta sẽ làm mọi việc theo khả năng của mình để giúp đỡ mọi người. Nếu tất cả chúng ta đều sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần thiết thì thế giới này sẽ không có những vấn đề mà thế giới đang có, đó là hận thù, chiến tranh, khủng bố và tai họa.

    Chúng ta có thể tùy ý tạo thêm vấn đề hoặc giải quyeát vấn đề. Nếu muốn giải quyết mọi vấn đề, chúng ta cần phải biết giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta có thể tiêu hàng triệu đô la Mỹ cho một quả bom hoặc hai mươi đô la để giúp một người thuộc thế giới thứ ba trong một tháng. Chúng ta có thể dùng tiền để giết người hoặc để cứu người. Việc nào sẽ giải quyết vấn đề? Chiến tranh sẽ không giải quyết được vấn đề, dù tạo chiến tranh với mục đích vô vị kỷ. Sự bố thí đích thực thì hoàn toàn không có một chút mong cầu được đền đáp nào cả. Nếu chúng ta mong cầu một cái gì thì việc làm của chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề. Khi những nền văn hóa và những tôn giáo khác nhau biết tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau thì rốt cuộc chúng ta sẽ có một xã hội hòa hợp và thịnh vượng, một thế giới hòa bình và ổn định. Ðây là điều mà chúng ta hy vọng và là bổn phận mà chúng ta phải thi hành.

    Mấy tháng trước, ở nước Úc, Hòa Thượng Tịnh Không và bản thân tôi đã tham dự những cuộc họp của Diễn Ðàn Ða Tín Ngưỡng Multi-Faith Forum), được chính phủ Úc bảo trợ và Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình. Ở những cuộc họp này, những nhà lãnh đạo của các nhóm tôn giáo chia sẻ ý kiến về cách giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc, văn hóa, và tôn giáo. Mục tiêu của họ là thiết lập một xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc, đa tôn giáo hòa hợp và thịnh vượng. Ðể xã hội và đất nước được ổn định và thịnh vượng, trước hết chúng ta cần phải có sự giao tiếp hòa hợp giữa các nhóm văn hóa, sắc tộc, và tôn giáo.

    Mỗi nhóm văn hóa, sắc tộc, và tôn giáo đều có những phẩm tính đáng biểu dương, và dù phát xuất từ những bối cảnh khác nhau, chúng vẫn còn nhiều điểm tương đồng. Nếu chúng ta dùng những điểm giống nhau này làm chỗ bắt đầu để tìm kiếm nền móng chung và dẹp bỏ mọi bất đồng thì chúng ta sẽ có thể cảm nhận được những điểm tốt của nhau. Như vậy chúng ta sẽ thành thực tôn trọng nhau, và sẽ không còn muốn can thiệp vào nội bộ của người khác hay giải quyết vấn đề bằng võ lực. Như vậy mọi sự tranh chấp sẽ tự nhiên tan biến, chiến tranh sẽ không còn, và xã hội của chúng ta sẽ được hòa bình và thịnh vượng.

    Ðức Phật dạy rằng vũ trụ vạn vật và chúng ta là một thực thể trọn vẹn. Nếu tất cả chúng ta đều hiểu điều này thì sẽ không cần gì phải lo nghĩ về sự ổn định của xã hội và hòa bình của thế giới. Với sự bắt đầu như vậy, chúng ta sẽ nhận ra là quả thật tất cả mọi người khác chính là bản thân ta.

    Làm hại người khác là làm hại chính mình; làm lợi cho người khác là làm lợi bản thân. Nếu tự cô lập với những ý tưởng ích kỷ và những hành vi làm lợi cho riêng mình thì chúng ta sẽ không thể nào tránh được những sự đụng chạm và những chiến tranh giữa các chủng tộc, tôn giáo, và các nền văn hóa.

    Với những lời dạy của Ðức Phật, chúng ta được biết về sự quan trọng của việc thực hành và đề cao tâm từ bi và bình đẳng. Trong xã hội, mỗi người có một vai trò khác nhau, nhưng vai trò của mọi người đều quan trọng và cần thiết như nhau. Không có vị trí tốt hay xấu, cao hay thấp, mà chỉ có những nhiệm vụ khác nhau.

    Trong phẩm tựa của Kinh Hoa Nghiêm, có giới thiệu hai trăm bảy mươi lăm nhoùm thuộc các loài sinh linh khác nhau trong ba ngàn đại thiên thế giới tham dự một cuộc tụ họp. Ðây là một cuộc tập họp đa văn hóa của các loài thuộc những thế giới và những tín ngưỡng khác nhau. Ðể giúp chúng ta đạt được sự hòa hợp này, chư Phật, Bồ Tát đều trước hết dạy rằng toàn thể vũ trụ là một thực thể đơn nhất.

    Cuốn Kinh Dịch của Trung Hoa đã có từ ba ngàn năm trước viết rằng trời và đất, bốn mùa và vạn vật đều được tạo thành bởi những hạt nhỏ vô cùng. Lão Tử cũng nói rằng vũ trụ và chúng ta có cùng nguồn gốc, vạn vật và chúng ta là một thực thể. Như Ðức Phật đã dạy, tất cả chúng ta có cùng một chân tính.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh có kể một truyện về Ðức Phật và Ma Vương, hiện thân của tất cả những điều xấu. Ma Vương là đối thủ mà Ðức Phật đã chiến thắng trong đêm Ðức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ Ðề.

    Một hôm, khi Ðức Phật đang ở trong hang và thị giả của ngài là Ananda đứng ở ngoài cửa thì Ma Vương xuất hiện. Ananda kinh ngạc và kêu Ma Vương hãy biến đi, nhưng Ma Vương tiến tới, bảo ông vào trình với Ðức Phật rằng Ma Vương có ý tới thăm. Ananda nói với Ma Vương: "Ngươi tới đây làm gì? Ngươi không nhớ là Ðức Phật đã đánh bại ngươi ở dưới gốc bồ đề hay sao? Ngươi không biết hổ thẹn hay sao mà còn đến đây làm gì ? Ðức Phật sẽ không gặp ngươi đâu. Ngươi là ma qủy. Ngươi là kẻ đối nghịch của ngài”

    Khi nghe Ananda nói như vậy, Ma Vương cười rồi hỏi: "Ông có muốn nói là thầy của ông đã nói với ông “rằng ông ta có kẻ thù địch hay không?"

    Tôn giả Ananda không nói được gì cả, và phải đi trình với Ðức Phật là có Ma Vương tới thăm, chỉ mong Ðức Phật sẽ bảo: "Ra nói với Ma Vương là ta không có ở đây. Cứ nói là ta đang bận việc". Nhưng Ðức Phật không bảo như vậy, mà ngài rất vui khi nghe ông bạn cũ Ma Vương tới thăm mình. Ngài nói: Thật không? Ông ta tới đây thật hả?" Rồi ngài đi ra gặp Ma Vương, cúi chào và nắm tay y một cách thân mật. Ngài nói: "Chào ông! Hồi này ra sao? Mọi việc đều tốt đẹp cả chứ?"

    Ma Vương không nói gì cả, vì vậy Ðức Phật đưa y vào trong hang, mời y ngồi, rồi bảo tôn giả Ananda đi pha trà. Ananda đi ra ngoài nhưng vẫn để ý nghe ngóng hai người nói chuyện. Ðức Phật lại thân mật hỏi: "Hồi này ra sao? Công việc của ông tới đâu rồi?"

    Ma Vương đáp: "Mọi việc không được tốt lắm. Tôi cảm thấy chán làm Ma Vương rồi. Chỉ muốn làm một việc gì khác. Ông cũng biết là làm Ma Vương không phải dễ. Khi nói thì phải nói theo kiểu câu đố. Khi làm thì phải làm theo kiểu maùnh mung và phải có vẻ gian ác. Sự thật là tôi thấy chán tất cả. Nhưng cái mà tôi ngán nhất chính là bọn đệ tử của tôi. Hồi này chúng nó toàn nói tới bất công, hòa bình, bình đẳng, giải phóng, với lại bất bạo động. Nghe mà phát ngán. Có lẽ tôi nên giao hết tụi nó cho Ngài. Tôi muốn làm việc khác".

    Ðức Phật lắng nghe và rất thông cảm với Ma Vương. Sau cùng ngài ôn tồn nói: "Như vậy ông tưởng làm Phật là vui lắm hay sao? Ông không biết là các đệ tử của tôi đã làm những chuyện gì. Họ gán cho tôi những lời mà tôi chưa bao giờ nói. Họ xây những cái chùa lòe loẹt rồi đặt những bức tượng của tôi lên bàn thờ để oản và chuối; để họ hưởng, chứ tôi nào có đụng vào mấy thứ đó. Rồi họ đóng gói tôi, biến giáo lý của tôi thành món hàng thương mại. Nếu ông biết làm Phật thật sự là như thế nào thì chắc chắn ông sẽ không muốn làm Phật nữa”.

    Một trong những điều mà Ðức Phật và Ma Vương nói tới là tính vị kỷ. Do vị kỷ mà chúng ta sẵn sàng làm hại người khác để làm lợi cho mình. Tư tưởng vị kỷ gây ra tranh chấp giữa mọi người, giữa những gia đình, và giữa những quốc gia. Sự vị kỷ là nguyên nhân chính yếu của những tai họa tự nhiên cũng như những tai họa do con người gây ra. Khi quan sát thế giới, có thể chúng ta sẽ thắc mắc là vì đâu có những tai họa mỗi lúc mỗi gia tăng này. Nguyên nhân là tính vị kỷ mỗi lúc mỗi gia tăng của chúng ta. Như Ðức Phật đã dạy, tất cả đều là hậu quả của vô minh, mê muội, và tà kiến.

    Nếu so sánh một cái cây với vũ trụ, những chiếc lá là những cá nhân, chúng ta sẽ thấy lá cây tuy khác nhau nhưng thật ra là một thành phần của toàn thể cái cây, cũng như mỗi cá nhân là một thành phần của toàn thể vũ trụ. Khi phân biệt mình với người khác, chúng ta đã tạo ra những rào cản và những sự tranh chấp. Toàn thể chúng ta là một thực thể, cũng giống như lá cành, thân, và rễ của cái cây là một thực thể.

    Khi chúng ta hiểu như vậy, mọi sự tranh chấp sẽ tan biến, từ bi tự nhiên sẽ xuất hiện, và chúng ta sẽ nghĩ tới người khác như nghĩ tới bản thân. Chúng ta có thể giúp việc giáo dục mọi người không tham muốn hay chấp thủ mà biết vui hưởng hạnh phúc một cách an nhiên, tự tại. Nếu chúng ta không đủ sức để cứu độ toàn thể chúng sinh trong vũ trụ thì chúng ta cũng có thể hướng dẫn mọi người trên thế giới này.

    Là đệ tử của Ðức Phật, chúng ta có bổn phận truyền bá giáo lý Phật Giáo một cách đúng đắn để hướng dẫn chúng sinh. Có những người căn cơ cao có thể dễ dàng chấp nhận giáo lý. Mà cũng có những người căn cơ thấp không hiểu giáo lý, dù chúng ta có ra sức giảng giải nhiều bao nhiêu.

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên phê phán người khác, mà nên xét xem cách trình bày Giáo Pháp của mình có đúng hay không, phương pháp truyền bá của mình có khéo léo hay không. Trong việc hướng dẫn người khác chúng ta cần phải biết chọn những cách nào thích hợp với lối sống và trình độ của hoï.

    Ở đây, vấn đề quan trọng nhất là không có sự thành tâm. Tâm trí của chúng ta có thể thiếu chân thành. Nếu có sự chân thành thì chúng ta có thể xuyên phá được cả đá cứng, có thể cảm động được người khác và do đoù có thể giúp cho họ học giáo lý của Ðức Phật. Nhưng chúng ta không thể thay đổi niềm tin tôn giáo của người khác mà cũng không nên tìm cách làm như vậy. Có một người đồng đạo nói với Hòa Thượng Tịnh Không rằng người ta đã hỏi ông về cách làm cho những người Gia Tô giáo trở thành Phật tử, nhưng Hòa Thượng và ông ta đều quyết định việc làm này là sai lầm. Ngược lại, chúng ta cần phải giúp tín đồ Gia Tô giáo trở thành người Gia Tô giáo tốt, tín đồ Hồi giáo trở thành trở thành người Hồi giáo tốt, tín đồ Ấn giáo trở thành người Ấn giáo tốt. Làm sao chúng ta có thể biến một người Gia Tô giáo thành đệ tử Phật? Làm sao chúng ta có thể hủy diệt được niềm tin tôn giáo của người khác? Làm sao chúng ta có thể phản đối những gì mà cha mẹ của họ đã dạy họ? Làm như vậy là sai lầm. Còn nếu chúng ta khuyến khích những người Gia Tô giáo, những người Hồi giáo, những người Ấn giáo đó trở thành những Bồ Tát giúp đỡ chúng sinh thì như vậy là chúng ta làm điều tốt. Chúng ta không thể giúp đỡ người khác bằng cách thay đổi niềm tin tôn giáo của họ. Phật giáo là một nền giáo dục minh triết có khả năng giúp mọi người hiểu chân lý của đời sống và vũ trụ. Mọi người cần phải hiểu chân lý, nhưng không cần phải thay đổi niềm tin tôn giáo để có thể hiểu chân lý.

    Chúng ta không thể yêu cầu người khác bỏ niềm tin của họ, phản lại cha mẹ và thần thánh của họ. Phật giáo không thể phá bỏ phong tục và tập quán của thế gian này. Nếu chúng ta biến người khác thành người của Phật giáo, có nghĩa là chúng ta hủy diệt đạo pháp. Xin hiểu rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo. Phật giáo là một nền giáo dục, và chúng ta là những học trò của Ðức Phật. Chúng ta không phải là những tín đồ tôn giáo.

    Kinh Hoa Nghiêm có nói về một nhà lãnh đạo tôn giáo người Bà La Môn. Thật ra vị này là một Bồ Tát thị hiện như một tu sĩ để hóa độ chúng sinh. Nếu một vị Bồ Tát muốn giúp đỡ người Gia Tô giáo, ngài sẽ xuất hiện như một nhà lãnh đạo Gia Tô giáo, ngài có thể xuất hiện như một nhà lãnh tụ của Hồi giáo. Bằng cách như vậy, các vị Bồ Tát có thể hướng dẫn mọi người trở thành những công dân tốt.

    Nhưng nếu chúng ta có đầu óc chật hẹp, phân biệt tôn giáo theo kiểu "đạo của tôi tốt hơn đạo của anh", là hoàn toàn sai lầm, bởi vì với lối nghĩ như vậy chúng ta sẽ không thể giải quyết được những vấn đề chung của mọi người, mà chỉ gây thêm bất hòa và tranh chấp. Ðức Phật đã dùng bốn nguyên tắc đeå giúp đỡ người khác, trong đó đáng kể nhất là làm cho người khác được vui, vì nếu người khác không vui với chúng ta thì chúng ta sẽ không có mối liên hệ tốt với họ. Nếu muốn giúp đỡ người khác, chúng ta cần phải có liên hệ tốt để họ dễ chấp nhận những gì chúng ta trình bày.

    Trong tiệc Từ Thiện mừng năm mới, có hơn ba ngàn vị khách thuộc các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Chúng ta cũng dự tiệc với nhau nhưng lại dùng những món ăn khác nhau. Trong khi chúng ta dùng đồ chay thì các vị khách người Mã Lai dùng những món hợp với khẩu vị của họ. Chúng ta mời họ những món ăn mà họ thích và đã quen dùng. Chúng ta không mong họ ăn giống như mình.

    Ðeå giúp đỡ người khác, để mang lại sự yên lành và hòa bình cho thế giới, chúng ta cần phải hiểu rõ về người khác, cần phải biết họ là ai, họ thích cái gì và không thích cái gì. Như vậy chúng ta sẽ biết cách tôn trọng tập quán và ý hướng của họ. Chúng ta phải cho thấy là mình quan tâm và có lòng từ bi đối với tất cả mọi người. Chúng ta nên tìm hiểu giáo lý của tất cả những tôn giáo khác. Khi đó chúng ta sẽ có thể nói về Phật giáo cho người khác, nếu họ muốn biết. Chúng ta sẽ phạm sai lầm khi muốn người khác từ bỏ tín ngưỡng của họ. Vì vậy, chúng ta cần phải biết quan tâm tới ý tưởng của người khác, tìm cách giúp họ đạt được mục đích mà họ đã nhắm tới, đáp ứng nhu cầu của họ, giúp họ truyền bá tôn giáo của chính họ. Như vậy họ sẽ vui lòng và mãn nguyện.

    Mới đây, khi viếng thăm những viện dưỡng lão và nhà nuôi trẻ của người Hồi giáo và Ấn giáo, chúng ta đã tặng họ thực phẩm và giúp họ về tài chánh. Chúng ta làm như vậy vì chúng ta có khả năng và vì tất cả mọi người là một. Chúng ta phải biết hợp tác với nhau, bởi vì nếu có sự giao tiếp tốt đẹp, chúng ta sẽ thiết lập và phát triển được mối liên hệ lâu bền.

    Ðể thực hiện điều này, chúng ta thực hành hạnh bố thí, một trong sáu Ba la mật tức sáu hạnh hoàn hảo của bậc Bồ Tát. Bố thí có ba loại là: bố thí tài vật, bố thí giáo pháp, và bố thí sự vô úy. Loại bố thí cao nhất là bố thí giáo pháp với những lời nói tử tế. Khi quan tâm tới người khác và nói chuyện với họ, chúng ta dùng những lời từ bi, nhưng không phải là những lời ngọt ngào mà rỗng tuếch. Chúng ta dùng những lời nói cho thấy mình thành thực quan tâm tới người khác.

    Ðiều kế tiếp là chúng ta làm việc cùng với người khác. Thí dụ, hoạt động kế tiếp mà chúng ta dã dự định là tổ chức một đại hội đa văn hóa và đa chủng tộc. Dựa theo Kinh Hoa Nghiêm, vốn là pháp môn chân chính đa văn hóa, là thế giới đích thực có tính chất chân, thiện, mỹ, và đức hạnh. Tịnh Ðộ Tây Phương và Thế giới Hoa Tạng sống trong bầu không khí đa văn hóa mỗi ngày.

    Trong Phật giáo, khi học được điều gì giá trị, chúng ta phải thực hành điều đó ngay. Vậy, chúng ta phải đưa giáo pháp vào thực hành. Chúng ta phải thành tâm giúp chúng sinh trở thành Phật và Bồ Tát. Coù sự đồng nhất trong sự đa tạp, và có sự đa tạp trong sự đồng nhất. Vậy, trong sự đồng nhất, tất cả chúng ta chia sẻ sự minh triết và những giáo lý chung. Sự đồng nhất không gây hại cho sự đa tạp, và sự đa tạp không làm hại sự đồng nhất. Hai điều này cộng lại là vẻ đẹp, hạnh phúc, và sự hòa hợp đích thực.

    Là những người bình thường, chúng ta rất hay làm một việc sai lầm là cưỡng bách người khác phải giống như mình. Chúng ta phải bỏ ý muốn kiểm soát và điều khiển người khác, coi người khác là thuộc quyền sở hữu của mình. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể tham dự đại hội của chư Phật, Bồ Tát. Nếu vẫn còn ý định kiểm soát người khác, chúng ta sẽ vẫn còn lăn trôi sinh tử trong sáu cõi luân hồi, không thể nhập vào cõi Phật. Khi sống với chư Phật, chúng ta sẽ biết sống hòa hợp với những thuộc tất cả các nền văn hóa, các chủng tộc và các tôn giáo. Hiện tại chúng ta thấy có những mâu thuẫn và nhiều chiến tranh trên khắp thế giới. Tại sao loài người chúng ta lại thù ghét nhau đánh giết lẫn nhau? Tại vì chúng ta thấy có những nền văn hóa và những tín ngưỡng khác nhau, nhưng làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng chiến tranh sẽ giải quyết những vấn đề của loài người?

    Ðức Phật đã từ bỏ đời sống xa hoa của bậc vua chúa để làm một tu sĩ. Ngài là một hoàng tử nhưng ngài nhận thấy rằng mình không thể đạt an lạc bằng cách hoạt động chính trị. Ngài là một chiến sĩ giỏi, nhưng ngài biết rằng mình không thể đạt được an lạc thật sự bằng chiến tranh. Ngài là một nhà lãnh đạo có tài, nhưng ngài biết rằng mình không thể đạt được an lạc thật sự bằng kinh tế. Ngài là một học giả có khả năng, nhưng ngài biết rằng mình không thể đạt được an lạc thật sự bằng khoa học. Ngài biết rằng chỉ bằng giáo dục và tri kiến chân chính thì mình mới có thể đạt an lạc, và vì vậy ngài trở thành một bậc thầy.

    Chỉ bằng giáo dục chúng ta mới có thể thực sự giải quyết được những vấn đề của thế giới. Chỉ bằng cách hợp tác để dựng xây những mục tiêu chung, chúng ta mới có theå đạt được hòa bình và hòa hợp. Chỉ bằng việc giúp đỡ lẫn nhau chúng ta mới có thể cùng nhau sống trong thịnh vượng, và chỉ khi nào đạt được sự đồng ý kiến thì chúng ta mới có thể giải trừ được những tai họa đang tiến tơùi gần.

    Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ thực sự đạt được sự hợp nhất bất nhị giữa mình và người khác. Lúc đó chúng ta sẽ hiểu rằng tất cả mọi người đều liên quan với nhau, và là một. Chúng ta sẽ hiểu rằng vũ trụ là một đại gia đình lý tưởng, và tất cả các nhóm khác nhau chính là một nền văn hóa đa dạng. Khi chúng ta có đầu óc rộng rãi như vậy, mọi sự tranh chấp giữa người khác và chúng ta sẽ không còn. Những người nào có đầu óc quảng đại và hiểu biết này là những bậc giác ngộ giống như các vị Phật và các vị Bồ Tát vậy. Những người như vậy không còn có ý muốn điều khiển người khác nữa. Họ đã loại bỏ tính vị kỷ và ganh tị. Họ không còn tham muốn và bám giữ về mặt tình cảm nữa. Họ không đổ lỗi cho người khác khi gặp vấn đề khó khăn. Họ không nghĩ tới phước báo cho mình, và không còn những ý nghĩ vị kỷ. Họ hiểu rằng tất cả mọi sinh linh và mọi vật trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của luật nhân quả. Họ hiểu rằng mọi hành động đều sinh ra nghiệp quả. Họ hiểu rằng chính mình chịu trách nhiệm cho tất cả những gì xảy ra cho mình. Họ hiểu rằng tất cả đều là ảo ảnh, không có gì để nắm giữ, không có gì để được hay mất.

    Tất cả những nguyên tắc và những pháp môn mà Ðức Phật đã dạy đều hợp lý và thực tế. Giáo lý của ngài là một kho tàng quý báu của loài người, là tinh túy của các neàn văn hóa thế tục cũng như các nền văn hóa tôn giáo của chúng ta. Trí huệ Phật là sự hoàn hảo của vũ trụ, có thể khả năng giải quyết một cách hoàn hảo tất cả những vấn đề của chúng ta.

    Chúng ta cần phải thực hành lòng tốt và sự hiền từ với người khác và không vị kỷ. Chúng ta cần phải nhập vào trạng thái an lạc và thanh tịnh của bậc giác ngộ. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ mang lại sự hiểu biết, sự thức tỉnh, và hòa bình đích thực cho thế giới cũng như cho toàn thể vũ trụ.
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  3. #3

    Mặc định

    Quyển 6



    Giải pháp: Sự hiền hòa và tâm an lạc
    (bài giảng của Venerable Wu Lin, đệ tử của Hòa Thượng Tịnh Không)



    Một lần nữa tôi được hân hạnh chào mừng quý vị đã đến với Hội Phật Giáo Singapore, và tôi muốn bày tỏ niềm hân hạnh về sự may mắn lớn của tôi, sự may mắn lớn của chúng ta, được có mặt ở đây, đạo tràng hiếm có nhất trong các Phật đường. Ở tầng phía dưới chúng ta là đại sảnh tu tập nơi các hành giả tụng niệm liên tục trong ít nhất mười hai tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sau khi đại sảnh mở cửa mấy tháng trước, mỗi cuối tuần chúng ta đã dùng phần lớn thời giờ để thực hành pháp môn Niệm Danh Phật. Ðại sảnh tu tập này rất đặc biệt. Bầu không khí có vẻ khác lạ, tiếng tụng niệm nghe rõ hơn, việc tu tập tinh tấn hơn.

    Giảng đường này cũng rất đặc biệt cho những cuộc nói chuyện đã được tổ chức ở đây từ ngày mười tám tháng năm khi Hòa Thượng Tịnh Không bắt đầu những buổi thuyết pháp về Kinh Hoa Nghiêm (Flower Adornment Sutra). Chúng ta đến giảng đường để nghe giáo lý. Chúng ta đeán đạo tràng để thực hành những giáo lý đó. Chúng ta cần có cả hai.

    Trong mấy năm nay, thế giới phát sinh nhiều sự đối nghịch, đời sống thêm đau khổ mỗi lúc mỗi nhiều hơn. Theo thời gian, những sự đối nghịch này trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn. Có người hỏi là chư Phật, Bồ Tát, đại từ bi giúp chúng sinh thoát khổ như thế nào. Các ngài làm công việc này bằng cách dạy chúng ta giải trừ tham, sân, si để tâm trí không mê muội nữa, mà trở nên giác ngộ. Các ngài cũng dạy chúng ta về luật nhân quả (Law of Cause & Effect).

    Ðể thoát khổ, trước hết chúng ta phải biết về nguyên nhân của sự khổ. Là con người, chúng ta phải chịu khổ về sinh, già, bệnh, và chết. Chúng ta phải chịu khó nhọc; không đạt được những gì mình mong muốn; phải chia ly với những người thương yêu, và phải sống chung đụng với những người mình ghét. Chúng ta bị vây bủa bởi tất cả những sự đau khổ này mà không biết cách nào để thoát ra.

    Chúng ta cần phải hiểu rằng phải có cơ duyên hay hoàn cảnh để cho nguyên nhân sinh ra hệ quả. Nếu biết kiểm soát hoàn cảnh, chúng ta có thể phần nào ảnh hưởng tới nghiệp quả của mình. Trong đời sống chúng ta cần phải tạo nghiệp tốt để được hưởng quả tốt. Lúc đó chúng ta sẽ hiểu rõ rằng đời sống hạnh phúc chính là nghiệp quả tốt phát sinh từ nhân duyên tốt, và đó là cách thoát khỏi đau khổ để được sống trong an lạc.

    Ngày nay, khi chứng kiến những đau khổ ở xung quanh mình, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy sức nặng của nghiệp xấu. Những nghiệp xấu này đã phát sinh từ tâm ích kỷ và hành vi sai lầm của mình. Chúng ta đã chỉ biết làm hại người khác để làm lợi cho mình. Vậy chúng ta phải làm sao để giải trừ nghiệp xấu và tránh tạo thêm nghiệp xấu? Chúng ta phải thực hành những lời dạy của Ðức Phật, không lợi dụng người khác để làm lợi cho mình, mà ra sức giúp đỡ người khác và làm lợi ích cho xã hội.

    Ða số chúng ta, trong tiềm thức đều có ý muốn kiểm soát người khác, cả những con vật và những đồ vật nữa. Nếu biết buông bỏ sự chấp thủ này, chúng ta sẽ có thể đạt giải thoát. Những người giác ngộ thì có đời sống an nhiên tự tại. Họ làm tròn nhiệm vụ hướng dẫn và giáo dục chúng sinh bằng cách giải thích cho mọi người biết về chân lý của đời sống và vũ trụ, về luật nhân quả, để mọi người biết rằng mỗi hành vi thân, khẩu, ý đều có hậu quả của nó.

    Mọi người đều tự quyết định làm điều tốt hay điều xấu, và do đó họ sẽ nhận lãnh quả tốt hay quả xấu. Chúng ta chỉ giáo dục họ theo nhân duyên, còn thì để cho họ tự quyết định sẽ tạo nghiệp tốt hay xấu. Như vậy tâm của chúng ta sẽ trụ trong an tĩnh, phát sinh thiền định và trí huệ, có thể giao tiếp một cách có hiệu quả với người và sự vật. Cách thực hành như vậy sẽ mang lại lợi ích vô lượng, vì chúng ta sẽ không những giải trừ được đau khổ hiện tại của mình mà lại còn giải trừ được những nghiệp xấu đã tích lũy từ vô số kiếp trước.

    Vậy tại sao chúng ta không nhận ra sự lợi ích đích thực này? Vì chúng ta bị nghiệp xấu của mình ngăn che, không thể trông thấy điều hay lẽ phải ở trước mắt mình. Chúng ta liên tục được nhắc nhở với những tranh và tượng chư Phật, Bồ Tát, với những câu kinh mà mình tụng niệm, và với những bài thuyết pháp mà mình nghe, nhưng chúng ta vẫn không hiểu đúng giáo lý, vẫn không thể ứng dụng giáo lý trong đời sống hằng ngày.

    Chúng ta không thể đổ lỗi cho chư Phật, Bồ Tát, là đã không giúp đỡ mình. Sự thật là các ngài luôn luôn giúp đỡ chúng ta, nhưng chúng ta không để ý tới. Chúng ta đã có một cơ hội quý báu và hiếm có là hội ngộ được với Phật giáo, nhưng bây giờ cơ hội đó đang tuột khỏi tầm tay chúng ta. Ðược sinh ra làm người có khả năng nghe Giáo Pháp là một cơ hội rất hiếm có, cơ hội đó chỉ ra một lần trong hằng triệu năm. Ðược gặp Giáo Pháp là một điều hiếm có giống như một cái bọt nước từ dưới đáy nổi lên mặt biển đúng vào giữa một cái vòng hoa đang trôi nổi.

    Chúng ta đã phạm sai lầm lớn nếu để lỡ cơ hội quý báu này. Chúng ta cần phải suy ngẫm và sám hối những lỗi lầm của mình để có thể giải trừ phiền não và những thói quen phàm tục, và do đó giải trừ được nghiệp xấu.

    Nghiệp xấu này là cái gì? Một phần của nghiệp xấu là những phiền não và những thói quen phàm tục, hay những tập khí xấu. Chúng ta có thể giải trừ những nghiệp xấu này bằng cách sám hối những lỗi lầm của mình và phát nguyện không tái phạm. Việc tu tập hằng ngày sẽ giúp chúng ta giảm bớt nghiệp xấu. Chúng ta cần phải tu tập ở giữa xã hoäi chứ không xa lánh xã hội. Chúng ta có thể chọn một pháp tu nào đó trong số tám mươi bốn ngàn pháp môn mà Ðức Phật đã dạy. Ðức Phật nói rằng trong vô số pháp môn này ở vào thời mạt pháp, Niệm Phật là pháp môn tiện lợi, đơn giản,và hiệu quả nhất. Niệm Phật có thể thấy kết quả tốt, và do đó có sức mạnh cần thiết để giải trừ mọi phiền não và ác nghiệp của chúng ta.

    Có người hỏi rằng tại sao họ chưa thấy việc tụng niệm hằng ngày của họ có kết quả gì cả. Ðã có nhiều người đạt kết quả đáng kể và đã thành công trong việc giải trừ nghiệp xấu của họ. Nếu chúng ta không thấy có kết quả, đơn giản vì việc thực hành hằng ngày của chúng ta không đúng với lời hướng dẫn của Ðức Phật. Nói cách khác, chúng ta đã không làm những gì mình được khuyên phải làm, mà lại làm những gì mình được khuyên phải tránh. Thí dụ, chúng ta có tránh trộm cướp, nói dối, tà dâm, nói hành, nói xấu, dụ dỗ, tham, sân, và si hay không?

    Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ðức Phật để giảm bớt nghiệp xấu. Việc tụng niệm, tu tập hằng ngày, và mục tiêu của chúng ta phải phù hợp với giáo lý. Việc tụng kinh nhắc nhở chúng ta về những giáo lý, và nhắc nhở chúng ta phải làm theo giáo lý để tu sửa bản thân. Nếu không tu theo giáo lý thì chúng ta sẽ gia tăng nghiệp xấu của mình.

    Mục tiêu của chúng ta là tâm chân thực, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, và giác ngộ. Chỉ với tâm trí như vậy thì chúng ta mới có thể giải quyết được mọi vấn đề, vốn không thể được giải quyết bằng võ lực, bằng chiến tranh. Những vấn đề này chỉ có thể được giải quyeát bằng sự hiền lành và lòng từ bi đối với toàn thể chúng sinh, các loài sinh linh cũng như những vật bất động. Chúng ta cần phải buông bỏ ý muốn điều khiển người khác, vì như vậy chỉ làm cho chúng ta tạo thêm nghiệp xấu. Không ai có thể thực sự kiểm soát được người khác. Lịch sử đã cho chúng ta nhiều thí dụ về những quốc gia dùng võ lực để kiểm soát một quốc gia khác: Hitler xâm chiếm Âu Châu, Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, người Nga ở Afganistan, và người Mỹ ở Việt Nam; tất cả đều đã mang lại khổ đau khốn cùng.

    Ngược lại, việc truyền bá Phật giáo ở khắp thế giới của Hòa Thượng Tịnh Không, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi ngài phân phối miễn phí băng ghi âm và sách để khuyên mọi người làm điều tốt, đã có kết quả là hơn hai mươi triệu người được nghe giáo lý của Ðức Phật. Hòa Thượng đã không phải tốn kém nhiều để đạt được loại kết quả này. Trong khi đó có những quốc gia chi tiêu những món tiền lớn cho chiến tranh. Ðáng ra họ có thể dùng tiền đó để giúp đỡ những người nghèo đói. Như vậy họ sẽ có hòa bình và dễ thu phục được mọi người. Họ cũng có thể dùng tiền để giáo dục ngươøi dân của họ biết tự túc. Họ nên quan tâm tới những nhu cầu trong nước của họ hơn là can thiệp vào nội bộ của nước khác.

    Mỗi ý nghĩ của chúng ta cần phải có lợi ích cho chúng sinh. Không những trong hành vi chúng ta khoâng bao giờ làm hại một sinh linh nào mà cả trong ý nghĩ và lời nói chúng ta cũng không bao giờ gây đau khổ cho người khác. Nếu làm được như vậy thì trong đời sống hằng ngày bất cứ công việc gì của chúng ta cũng có tính chất lợi ích và hiền từ. Ðây là cách tốt nhất để gây ảnh hưởng tới người khác với lòng từ bi. Việc dùng võ lực để giải quyết vấn đề không chỉ tạo thêm thù hận mà lại còn mang lại quả xấu phải đọa vào địa ngục. Việc hành xử phù hợp với Giáo Pháp làm cho tâm trí của chúng ta được chuyển hóa, và do đó chúng ta sẽ đạt thành tựu. Sự vật là hình phản chiếu của tâm trí, vì vậy tâm trí của chúng ta có thể chuyển hóa được hoàn cảnh. Khi sống theo Giáo Pháp, ý nghĩ của chúng ta sẽ thay đổi và hành vi của chúng ta sẽ đúng đắn.

    Chúng ta nên buông bỏ tính vị kỷ, và nghĩ đến việc làm lợi ích cho người khác. Hiện tại, chúng ta chỉ quan tâm tới bản thân, chỉ nghĩ tới việc bảo vệ quyền lợi của chính mình, của đoàn thể mình, hay của nước mình. Lối nghĩ như vậy đã đưa tới sự tranh chấp giữa mọi người, sự kình chống giữa những đoàn thể, và chiến tranh giữa các quốc gia. Hậu quả laø mọi bên đều bị thiệt hại về nhân mạng, tiền bạc, tài sản, và đất đai, tình thân hữu và hòa bình bị phá vỡ, và tất nhiên sẽ phải chịu nghiệp quả xấu.

    Chúng ta hoàn toàn thiếu quan tâm tới vạn vật trong môi trường tự nhiên, vì vậy môi trường sống của chúng ta đang bị hủy diệt, chính chúng ta sẽ phải chịu hậu quả xấu của sự vô tâm và thiếu từ bi này. Tất cả vạn vật là một thực thể, và có sự tương liên chặt chẽ với nhau. Muôn loài vạn vật, kể cả chúng ta, đều sinh ra từ nhân duyên, vì vậy, làm hại người khác hay vật khác là làm hại chính mình, chỉ khi nào hiểu rõ điều này thì chúng ta mới có thể giải quyết được những vấn đề của thế giới. Nguyên nhân của mọi tranh chấp và tai họa là tính vị kỷ chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, của nhóm hay của nước mình. Nếu giải quyết được vấn đề này, chúng ta cũng sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề khác. Khi thực hành, tu tập theo Giáo Pháp với hành vi đúng đắn, chúng ta sẽ thấy nghiệp quả xấu của mình, giảm bớt, và nghiệp tốt gia tăng. Kết quả là sự đau khổ của chúng ta sẽ giảm thiểu, hay có thể được giải trừ hoàn toàn. Nói cách khác, hoàn cảnh của chúng ta sẽ được thay đổi một cách thuận lợi.

    Khi để cho một ý nghĩ xấu không bình đẳng xuất hiện thì như vậy là chúng ta làm cho một tình trạng thuận lợi trở thành tình trạng bất lợi, còn khi một ý nghĩ bình đẳng xuất hiện thì khi đó cõi Phật hiển lộ tức khắc. Khi chúng ta có một ý nghĩ về Bồ Tát đạo thì cõi Bồ Tát sẽ xuất hiện ngay lúc đó. Như vậy, với một ý nghĩ tham, sân, hay si, đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ trở nên bất ổn và rối loạn. Ngược lại, với một ý nghĩ thanh tịnh, đời sống của chúng ta sẽ trở thành Cõi Tịnh Tây Phương.

    Ðời người ngắn ngủi, nhưng chúng ta đã rất may mắn được sinh ra làm người, lại có khả năng nghe giáo lý của Ðức Phật, có khả năng hiểu một chút về chân lý thâm diệu trong giáo lý đó. Luật nhân quả là thường tồn và không bao giờ thay đổi. Chúng ta gieo giống nào thì gặt giống đó, tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả tốt, tạo nghiệp xấu thì sẽ lãnh quả xấu, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, tạo sự khổ đau cho người, mình sẽ chịu bất hạnh. Ðó là quy luật của ngàn đời, ngay cả Chư Phật, Bồ Tát cũng không thể thay đổi được luật nhân quả này.

    Tuy nhiên, đối với những nghiệp xấu mà chúng ta đã tạo, chúng ta có thể học cách sửa đổi nhân duyên trước khi chúng kết thành quả. Chúng ta cần phải tránh và dứt khoát không bao giờ tạo thêm nghiệp ác, và nên tinh tấn tạo thiện nghiệp. Chúng ta lại còn phải tránh những điều kiện xấu. Trong một số trường hợp, việc này có thể làm giảm hay giải trừ quả xấu. Như vậy, chúng ta có thể kiểm soát nghiệp quả của mình, chuyển hoá hoàn cảnh và đổi hướng trong đời sống, để được thuận lợi hơn.

    Hiện tại, mỗi lúc chúng ta lại nghe nói nhiều hơn về những lời tiên tri báo trước những tai họa và cả tận thế nữa. Những lời tiên tri này cũng nói rằng người ta có thể giảm bớt, trì hoãn, hay cả giải trừ những tai họa này nếu biết tu sửa để trở thành người tốt, biết làm lợi ích cho người khác chứ không vị kỷ. Nếu không biết, quay trở lại với điều tốt thì người ta sẽ khó tránh khỏi tai họa.

    Người ta cần phải biết rằng võ lực không thể giải quyết được vấn đề, dù có hủy diệt được cả một quốc gia hay dùng đủ bom để quét sạch vạn vật trên trái đất. Chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội này, mà nên thành tâm tinh tấn tu sửa và tu tập theo đạo pháp với những ý nghĩ và hành vi vô vị kỷ. Chúng ta hãy trở thành người tốt, thành thực, và có lòng giúp đỡ người khác với tất cả khả năng của mình. Như vậy, tất cả những gì tốt đẹp sẽ đến với chúng ta.

    Ðức Phật nói rằng có ba tai họa lớn và ba tai họa nhỏ trong thế gian này. Ba tai họa lớn là lửa, nước, và gió. Theo Kinh Hoa Nghiêm thì đại họa lửa có thể đốt cháy cõi Thiền Thiên thứ nhất, một trong hai mươi tám cõi trời, và là cõi cao nhất mà lửa có thể tới được. Lửa sẽ phát sinh từ bên trong ta khi ta ganh tị và sân hận với nhau. Và tất nhiên cõi Thiền Thiên thứ nhất cũng phải chịu tai họa lửa, nơi chúng ta có thể thấy rằng những sinh linh ở cõi trời này vẫn chưa giải trừ được tính nóng giận. Họ đã tu tập bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả nhưng chưa tận diệt được sân hận, vì vậy họ vẫn có thể bị nạn lửa tiêu diệt.

    Các sinh linh trong cõi Thiền Thiên thứ nhì đã hoàn toàn giải trừ được tính sân hận của họ vì họ không có một ý nghĩ sân hận nào cả. Vì vậy cõi trời này sẽ không phải chịu nạn lửa, nhưng hoï vẫn phải chịu nạn nước, là tai họa có thể làm chìm đắm cõi trời này. Do đâu mà có tai họa nước lụt? đó là do tính tham dục của chúng ta.

    Chúng sinh ở cõi Thiền Thiên thứ ba đạt trạng thái thiền định sâu hơn chúng sinh ở hai cõi trời thứ nhất và thứ nhì, vì vậy họ không phải chịu nạn lửa hay nạn nước, nhưng họ vẫn có thể phải chịu nạn gió, là tai họa từ gốc rễ của là si mê.

    Cõi Thiền Thiên thứ tư không có những tai họa lửa, nước hay gió, vì vậy cõi này được gọi là cõi trời phúc lạc. Chúng sinh ở cõi này có phúc lạc lớn nhất trong sáu cõi.

    Nếu muốn tránh hay được miễn những tai họa này, chúng ta phải trừ bỏ tính tham dục, sân hận, si mê, cũng như tính kiêu ngạo của mình. Chúng ta cũng không nên có cảm giác tham muốn giáo lý thế gian hay giáo lý của Ðức Phật, vì một chút cảm giác tham muốn cũng là chướng ngại trong việc đoạn lìa tâm tham dục, và giải trừ mọi tai họa, trong khi thế giới đang phải chịu những tai họa mỗi lúc mỗi nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Ðây là điều rất quan trọng, nhiều tai họa này đã được tiên tri từ ngày xưa của các vị giáo chủ nhiều xứ khác nhau.

    Ba ngàn năm trước, Ðức Phật Thích Ca đã nói rằng thế gian sẽ bị hủy diệt một phần từ chiến tranh, bệnh tật, và nạn đói. Ngài nói rằng sẽ có một trận chiến tranh kéo dài bảy ngày và bảy đêm. Sau cùng là nạn đói kéo dài bảy năm, bảy tháng, và bảy ngày, trước đây, người ta khó có thể tưởng tượng một trận chiến tranh chỉ kéo dài bảy ngày mà lại gây ra hậu quả tàn khốc lớn như vậy, nhưng khi Hòa Thượng Tịnh Không viếng thăm hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản thì ngài hiểu ra rằng Ðức Phật đã nói tới chiến tranh hạt nhân. Ở Nagasaki nhiều người sống sót sau vụ nổ nhưng lại bị nhiễm phóng xạ và nhiều người trong số họ đã chết trong sáu tháng đầu tiên. Sự kiện này có thể được coi là một bệnh dịch.

    Bệnh do phóng xạ gây ra sẽ diễn biến một cách âm thầm. Bạch cầu trong máu bị hủy diệt dần dần rồi sau đó nạn nhân bị xuất huyết không thể cứu chữa được, và sau cùng laø tử vong. Những người nào vẫn còn sống ít nhất là bảy tháng sau vụ nổ sẽ được coi là đã thoát được hiệu ứng tức khắc của bom nguyên tử.

    Mấy năm sau vụ nổ cây cỏ không mọc nổi. Tất cả đều khô cằn. Cây cỏ chỉ bắt đầu mọc trở lại khoảng tám năm sau khi hai quả bom rơi xuống. Như Ðức Phật đã nói: đất không mọc gì cả trong bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Trong khoảng thời gian này, tất cả sẽ phải chịu nạn đói.

    Như vậy, chúng ta thấy rằng sự hủy diệt được một phần thế giới mà Ðức Phật đã nói chính là hậu quả của chiến tranh hạt nhân. Ðiều này có thể xảy ra thực sự hay không? Nhiều người tin là rất có thể sẽ xảy ra như vậy. Càng ngày càng có nhiều võ khí hạt nhân hơn, và càng khó kiểm soát hơn. Không ai biết là việc kiểm soát nửa vời này còn được duy trì bao lâu nữa. Phải thành thật mà nói rằng chỉ có một cách độc nhất để đạt được sự kiểm soát thực sự võ khí hạt nhân, đó là khuyến khích và giúp mọi người hiểu rằng cần phải ngăn ngừa những tai họa do con người tạo ra. Khi nhìn vào tình trạng của thế giới một cách khách quan, chúng ta sẽ thấy là rất khó tránh được tai họa tieàm ẩn này.

    Nếu xảy ra chiến tranh lúc này thì một nửa số người trên thế giới sẽ bị chết. Làm thế nào để thoát khỏi một cuộc chiến tranh như vậy? Một ngày trước khi vãng sinh Tịnh Ðộ, ngài Lý Bỉnh Nam, thầy của Hòa Thượng Tịnh Không, đã nói với các đệ tử rằng thế giới sắp phải chịu một tai họa lớn, mà ngay cả chư Phật, Bồ Tát và các vị Thần, Thánh cũng không thể cứu được. Ông dạy các đệ tử rằng chỉ có một cách để giúp mình thoát khỏi tai họa này, đó là tìm sự sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương. Ðể được như vậy, chúng ta cần phải chấm dứt việc tạo những ác nghiệp qua thân, khẩu và ý.

    Chúng ta cần phải tích lũy nghiệp tốt bằng cách trừ bỏ mọi ý nghĩ vị kỷ, luôn luôn nghĩ tới việc làm lợi ích cho người khác, không nghĩ tới quyền lợi của mình mà chỉ giúp đỡ người khác. Như vậy chúng ta sẽ không tạo nghiệp xấu nữa và sẽ chỉ tích lũy nghiệp tốt, còn nếu chỉ nghĩ đến bản thân thì chúng ta sẽ khó tránh khỏi tai họa đang tiến tới gần này.

    Tại sao chúng ta vẫn sân hận, và vẫn có khuynh hướng bạo động? Tại sao chúng ta tranh chấp mà không biết khoan dung với nhau? Tại sao chúng ta lại có vẻ nhất quyết đi về phía vực thẳm như vậy? Tại vì tâm ích kỷ và tà kiến. Tại vì chúng ta không có khả năng thực sự quan tâm tới người khác. Chúng ta không thể hiểu được rằng mọi sự vật đều phát sinh từ chính tâm của mình. Chuùng ta không biết rằng mỗi ý nghĩ của mình có ảnh hưởng tới toàn thể vũ trụ.

    Chúng ta cần phải bỏ tính vị kỷ và cần phải hiểu rằng vũ trụ là quê nhà của mình; mình và vũ trụ vạn vật là một thực thể độc nhất. Mỗi người chúng ta có cùng chân tính với chư Phật, Bồ Tát. Chúng ta và chư Phật, Bồ Tát chỉ khác nhau ở chỗ các ngài là những người đã giác ngộ tất cả những điều này. Chúng sinh đều đã là cha mẹ của chúng ta trong quá khứ. Chúng sinh đều sẽ thành Phật trong tương lai. Khi biết như vậy, làm sao chúng ta không tôn trọng chúng sinh? Làm sao chúng ta có thể làm hại chúng sinh?

    Trong khởi thủy chúng ta đã có sự hiểu biết này, đã có tâm vĩ đại này rồi. Tại sao bây giờ chúng ta lại có tâm trí chật hẹp như thế? Chúng ta đã trở nên mê muội và đầy tà kiến. Chúng ta đã tạm thời bị mất những khả năng tâm linh và trí huệ nguyên thủy. Nhưng nếu có thể dẹp bỏ được taám màn vô minh, chúng ta sẽ tìm lại được trí huệ này. Trong Kinh Hoa Nghiêm chúng ta được thấy tâm quảng đại của chư Phật, Bồ Tát. Vô lượng vô biên những sinh linh tập hợp để nghe giáo lý vô thượng này là một.

    Chỉ cần hieåu chân lý này và mở rộng tâm trí của mình là chúng ta sẽ thấy rằng dù thuộc chủng tộc nào, tôn giáo nào, nền văn hóa nào, tất cả mọi người cũng đều là một. Khi hiểu biết như vậy thì những sự phân biệt, hiểu lầm, và tranh chấp giữa mọi người sẽ tự nhiên giảm thiểu. Loài người sẽ trước hết tránh được những tai họa do chính mình tạo ra, và sau đó là những tai họa được coi là tự nhiên cũng sẽ không còn.

    Hoàn cảnh thay đổi theo tâm trí. Khi tâm trí của chúng ta an lạc và từ bi, môi trường sống của chúng ta sẽ trở nên yên ổn và hòa bình. Nghe nói về Tịnh Ðộ Tây Phương trong Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta có thể hỏi là cõi cực lạc kỳ diệu này do đâu mà có. Kinh sách nói rằng chỉ có những người đạo đức nhất mới được sống ở cõi đó. Như vậy, khung cảnh kỳ diệu của cõi tịnh Tây Phương chính là hình phản chiếu của đức hạnh và tâm trí của họ.

    Ngày nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm và hủy hoại. Có người nói rằng trái đất đang mau chóng trở nên không còn thích hợp cho sự sống nữa. Tại sao lại có sự kiện này. Sự kiện này là hậu quả của ý định và hành vi xấu của loài người chúng ta. Ðây là nguyên nhân thực sự của những gì đang xảy ra ngày nay. Ðể có thể cứu thế giới này, chúng ta cần phải dùng trí huệ để giúp những người còn mê muội trở nên giác ngộ. Chúng ta sẽ giúp họ bằng giáo dục. Tất cả các nhà đại hiền triết đều đã dùng giáo dục để giải trừ vô minh. Thí dụ, Phật Thích Ca đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm, và Khổng Tử đã suốt đời dạy học.

    Nhưng làm sao chúng ta có thể mang giáo dục đến cho nhiều người để làm thay đổi tình trạng của thế giới? Chúng ta sẽ làm điều này bằng tận dụng các khoa học kỹ thuật mà chúng ta đang có. Khi đã bắt đầu thức tỉnh và hiểu biết, chúng ta có thể dùng kỹ thuật cao cấp đeå mang những điều hiểu biết của mình tới cho mọi người. Hiện tại vẫn chưa quá trễ để cứu thế giới của chúng ta. Nếu tất cả các đài truyền hình trên toàn thế giới phát sóng hai giờ giáo dục mỗi ngày thì trong vòng một năm trái đất sẽ trở lại trạng thái bình thường. Những thiên tai sẽ tự nhiên chấm dứt. Quang cảnh là hình ảnh phản chiếu của tâm trí, vì vậy nếu có thêm nhiều người biết nghĩ đến người khác, có ý định cứu thế giới, có ước nguyện hòa bình, thì môi trường sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp .

    Nhiều nơi trên thế giới đã có những chương trình truyền hình như vậy. Ở Ðài Loan có ba hay bốn giờ diễn thuyết được phát sóng mỗi ngày. Các quốc gia thuộc Bắc Mỹ và Trung Mỹ, gồm Canada, Hoa Kỳ, Mexico, và Panama có ít nhất là một giờ diễn thuyết được phát sóng mỗi ngày. Ở Macao, và Hawaii, có hai buổi diễn thuyết mỗi tuần. Nếu có nhiều khán giả hơn các đài sẽ tăng thời gian phát sóng, và có thể cũng sẽ tăng số ngôn ngữ của những bài pháp luận nữa. Những việc này cần phải được thực hiện nhanh để mọi người trên toàn thế giới có thể sửa đổi bản thân và trở nên tốt hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể đóng góp vào việc giải cứu thế giới của mình.

    Một điều khẩn cấp nữa là thiết lập những thư viện điện tử Internet. Ðạo tràng tu học ở Singapore của chúng ta có ít nhất là hai giờ giảng pháp được phát mỗi ngày, bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Trên khắp thế giới, những người nào có máy vi tính đều có thể nhận được những bài giảng trực tuyến này. Chúng ta dùng Internet để truyền thông với nhau, và có thể trả lơøi những câu hỏi trong những chương trình "Nói Chuyện Buổi Sáng" được phát năm ngày mỗi tuần. Khi đã có kỹ thuật cao, chúng ta có còn cần phải dựng xây đạo tràng hay không? Chúng ta vẫn cần phải xây dựng đạo tràng vì hai lý do: thứ nhất là để đào tạo cho giảng sư mới, và thứ nhì là để có chỗ cho mọi người đến cùng tu tập với nhau.

    Như vậy, mọi người trên khắp thế giới đều có thể nghe thuyết pháp, nhưng chúng ta cũng cần phải thực hành, cần phải dùng pháp môn Niệm Phật. Ðức Phật dạy rằng, trong thời đại của chúng ta, cách tốt nhất để đạt thành tựu trong tu tập là pháp Niệm Phật. Chúng ta niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật". "Nam Mô" nghĩa là quy y, trở về với; "A Di Ðà Phật" nghĩa là sự vô lượng và sự giác ngộ. Vậy "Nam Mô A Di Ðà Phật" có nghĩa là trở về nương tựa sự giác ngộ vô lượng.

    Niệm Phật có những lợi ích gì? Pháp môn này dựa trên những nguyên lý nào? Ðức Phật dạy rằng: "Tất cả đều do tâm tạo". Nói cách khác, hoàn cảnh là phản ảnh của những ý nghĩ của chúng ta. Khi chưa thành Phật, Bồ Tát, chúng ta vẫn còn có những ý nghĩ phân biệt, xao động, sân hận, chấp thủ; vẫn còn tham, sân, si và kiêu ngạo. Sự gia tăng những ý nghĩ này gây ra sự gia tăng những vấn đề của chúng ta ngày nay, và cũng làm cho những vấn đề đó trở nên nghiêm trọng, từ sự bất hòa trong gia đình cho tới sự tranh chấp giữa caùc quốc gia, rồi dẫn tới sự hỗn loạn của thế giới. Những ý nghĩ xấu này sẽ gây ra tai họa lớn cho loài người nếu chúng ta không làm gì để hóa giải chúng.

    Làm sao để giải trừ những ý nghĩ xấu? Bằng cách niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật". Niệm Phật làm cho tâm trí ta trở về với sự thanh tịnh, bình đẳng, thức tỉnh, và an lạc. Khi tâm trí an tĩnh thì ngoại cảnh cũng phản chiếu trên sự an tĩnh đó. Ý nghĩ của chúng ta tạo ra những làn sóng. Từ thập niên sáu mươi của thế kỷ hai mươi, người Tây phương gọi những làn sóng này là Sự "rung động". Sự rung động của ý nghĩ không chỉ truyền tới những cá nhân khác mà còn có sức mạnh hóa giải những làn sóng ý nghĩ rối loạn phát ra từ những cảm xúc tham, sân, si và kiêu ngạo của họ.

    Vậy nguyên tắc và nền móng của pháp môn niệm Phật là sự phát ra những làn sóng ý nghĩ tốt. Ðức Phật đã biết và dạy điều này hơn hai ngàn năm trước. Mục đích của pháp niệm Phật không chỉ là vãng sinh Tịnh Ðộ mà còn là gạn lọc những ý nghĩ xấu của người khác. Ðức Phật đã biết về nhu cầu hiện tại của chúng ta, và ngài đã dạy chúng ta cách thay đổi số phận của thế giới.

    Khi đã hiểu nguyên tắc của pháp niệm Phật, chúng ta sẽ thực hành như thế nào? Chúng ta có thể tập hợp ở trong điện Phật ở đây các quý Thầy sẽ dùng khánh, mõ hoặc nhạc cụ hướng dẫn mọi người. Việc mọi người tụng niệm với nhau sẽ mang lại lợi ích. Nếu không có thời giờ hay ở xa chùa, chúng ta có thể mở máy niệm Phật và niệm theo ở nhà.

    Khi làm việc chúng ta tập trung tâm trí vào công việc mình đang làm. Khi làm việc xong, chúng ta tức khắc lại tụng niệm. Nếu những ý nghĩ xao lãng nổi lên, đừng để cho chúng lôi cuốn theo. Khi ý nghĩ xao lãng đầu tiên xuất hiện hãy tức khắc niệm "A Di Ðà Phật" để ngăn cản sự xuất hiện của ý nghĩ xao lãng kế tiếp. Nếu những ý nghĩ này vẫn nổi lên, chúng ta lại niệm “A Di Ðà Phật" cho tới khi mọi ý nghĩ đều hướng về Phật A Di Ðà.

    Không cần phải là tín đồ Phật giáo mới có thể nhận được lợi ích của pháp niệm Phật. Hội Phật Ðà ở Dallas, Hoa Kỳ đã có những trẻ em trong vùng tới hỏi về băng ghi âm tụng niệm. Một nhà tâm lý học tới tham dự một kỳ nhập thất bảy ngày nói rằng ông ta mở băng ghi âm tụng niệm suốt ngày trong văn phòng vì các thân chủ của ông ta cảm thấy an tĩnh khi nghe những lời tụng niệm. Ở bệnh viện nơi mẹ tôi tới chữa bệnh, chúng tôi tặng băng ghi âm tụng niệm và chuỗi hạt cho một nữ y tá người Gia Tô giáo thuần thành, vì bà ta nói rằng bà ta thích nghe tiếng tụng niệm khi tới phòng của mẹ tôi. Ba tháng sau, khi mẹ tôi trở lại bệnh viện để được khám bệnh lần kế tiếp, bà y tá nói rằng vợ chồng bà ta nghe cuốn băng niệm Phật mỗi buổi tối, vì nó giúp cho hoï an tĩnh.

    Chúng ta không thể biết khi nào người ta có thể nhận được lợi ích của việc niệm Phật. Em gái của tôi chưa bao giờ tụng niệm, nhưng cô ta kể với tôi về một chuyến máy bay mà cô ta đã đi mới đây. Chiếc máy bay đi vào một vùng không khí nhiễu loạn và lay động thật mạnh. Em gái tôi đã quen đi máy bay nhưng vẫn bị vùi dập như tất cả những hành khách khác. Bỗng cô ta nhớ tới và niệm "A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật". Thêm vào với việc tụng niệm còn có những phương tiện trợ giáo khác giúp chúng ta có chánh niệm. Khi bước vào một Niệm Phật Ðường chúng ta sẽ trông thấy tượng của một vị Phật và hai vị Bồ Tát. Trong một ngôi chùa Tịnh Ðộ, ba bức tượng này là Phật A Di Ðà, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Bồ Tát Ðại Thế Chí. Phật A Di Ðà tượng trưng cho chân tính của chúng ta. Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng lòng từ bi. Bồ Tát Ðại Thế Chí tượng trưng trí huệ. Từ bi và trí huệ là hai phẩm tính giúp chúng ta tu tập để khám phá chân tính của mình, nhắc nhở chúng ta có lòng từ bi với người khác, có sự duy lý chứ không bị lôi cuốn theo cảm xúc nhất thời, và có sự tỉnh thức.

    Trên bàn thờ, chúng ta sẽ thấy có một số vật. Ðó là những vật trợ giúp chứ không phải là những vật đối tượng để chúng ta thờ phụng, vì Phật giáo không phải là một tôn giáo, mà là một nền giáo dục. Một chén nước tượng trưng cho giáo lý. Nước trong tượng trưng cho sự thanh tịnh của tâm trí mà chúng ta cần phải đạt được, không để cho mình bị nhiễm ô bởi tham, sân, và si. Nước yên tĩnh không một chút gợn sóng nhắc nhở chúng ta hãy giao tiếp với người và sự vật một cách bình đẳng và với tâm bình đẳng vô phân biệt. Nước trong trẻo và phẳng lặng phản chiếu rõ ràng mọi vật cũng như tâm trí thanh tịnh va an tĩnh, chúng ta sẽ trông thấy rõ sự vật ở xung quanh mình.

    Nhưõng bông hoa và trái cây trên bàn thờ tượng trưng cho nhân quả, và nhắc nhở chúng ta rằng mỗi hành vi thân, khẩu, ý của mình đều sẽ sinh ra hậu quả.

    Ðèn hay nến trên bàn thờ tượng trưng sự sáng suốt của trí huệ, xua tan bóng tối vô minh. Nhang thơm tượng trưng sự trì giới, thiền định, và sự hiến thân vì lợi ích của người khác. Việc tụng niệm giúp chúng ta tránh được những phiền não và hóa giải những rung động xấu của những tạp niệm.

    Thông thường thì trước mỗi buổi hành trì, chúng ta phát nguyện thành tựu những mục tiêu của mình. Tất cả các vị Phật và các vị Bồ Tát khi bắt đầu việc tu tập đều phát đại nguyện. Dù ước nguyện điều gì thì những lời nguyện đó cũng không thể cao hơn bốn đại nguyện của chư Phật, Bồ Tát như sau đây:

    1.- Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

    2.- Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

    3.- Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

    4.- Phật Ðạo vô thượng thệ nguyện thành.

    Chúng ta phát nguyện theo thứ tự như trên, vì trước khi đạt giác ngộ vô thượng, chúng ta cần phải quán thông các pháp môn. Trước khi quán thông các pháp môn, chúng ta cần phải đoạn lìa mọi phiền não, và trước khi giải trừ phiền não, chúng ta cần phải thề giúp đỡ chúng sinh. Các vị Bồ Tát đã thực hiện xong bốn lời thề nguyện sâu xa và rộng lớn này rồi, còn chúng ta thì chỉ mới phát nguyện chứ có lẽ chưa thành tựu được một điều nào cả.

    Tư tưởng và ý kiến của chúng ta phải phù hợp với bốn đại nguyện này. Lời nguyện thứ nhì phù hợp với lời nguyện thứ nhất của chư Phật, Bồ Tát. Nếu không chấm dứt mọi phiền não thì làm sao chúng ta có thể cứu độ chúng sinh? Chỉ khi nào đã đoạn lìa được tất cả mọi phiền não thì chúng ta mới vượt qua được mười cõi.

    Sau khi giải trừ phiền não, chúng ta có thể học những pháp môn khác nhau. Có đức hạnh chưa phải là đủ, chúng ta còn phải có tri thức, sự thông minh, và trí huệ, vì chúng ta sẽ phải giúp đỡ nhiều loài sinh linh khác nhau. Nếu muốn đạt đến chân trí huệ và biện tài vô ngại, chúng ta cần phải thông thạo vô số pháp môn.

    Nếu không thể đạt thành Phật quả thì chúng ta không thể giúp đỡ được chúng sinh, mà chỉ có thể giúp được những sinh linh thuộc trình độ thấp hơn trình độ của chúng ta. Chỉ khi nào đạt trạng thái giác ngộ viên mãn của một vị Phật thì chúng ta mới có khả năng giúp đỡ được tất cả chúng sanh.

    Như vậy lời nguyện thứ nhất là mục tiêu của chúng ta, còn ba lời nguyện sau là phương tiện giúp chúng ta thành tựu lời nguyện thứ nhất. Nếu phát nguyện mà không thực hiện được điều ước nguyện thì cũng vô ích. Việc phát nguyện và việc thực hành bổ túc cho nhau. Khi phát nguyện thành Phật và cũng tinh tấn tu tập không thoái chuyển thì chúng ta sẽ đạt được niềm vui trong Chánh Ðạo.

    Trong vô số kiếp trước, chúng ta đã tích lũy những tập khí xấu. Ngày nay, chư Phật, Bồ Tát dạy chúng ta cách đoạn trừ những thói quen xấu đó. Giải trừ những tập khí đã thành hình qua nhiều kiếp là việc làm khó khăn, nhưng chúng ta cần phải làm được việc này. Khi thói quen xấu được dẹp bỏ, việc tu tập của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng và trôi chảy hơn, chúng ta có thể thành tựu những đại nguyện của mình, đi tới cõi Tịnh Ðộ Tây Phương, và từ đó có thể giúp đỡ chúng sinh.

    Mới đây, có những người hỏi Hòa Thượng Tịnh Không làm sao họ có thể tin chắc là mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ. Hòa Thượng hỏi lại họ rằng họ có tin là mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ trong kiếp này hay không. Họ thành thật lắc đầu nói không. Hòa Thượng Tịnh Không cũng không tin chắc như vậy, bởi vì muốn đạt vãng sinh Tịnh Ðộ phải có hai điều kiện. Thứ nhất là có niềm tin và ý nguyện không lay chuyển. Thứ hai là buông bỏ mọi ái dục. Chúng ta sẽ không thể đến được cõi tịnh Tây Phương nếu không hội đủ hai điều này.

    Hiện tại, chúng ta còn bám giữ vào một cái gì đó. Chúng ta cần phải tìm cho ra điều chấp thủ của mình. Nếu không biết là mình còn chấp thủ cái gì thì dù chúng ta có được tái sinh trong cõi trời cao nhất và được sống ở đó trong tám mươi ngàn đại kiếp, chúng ta cũng vẫn còn bị kẹt trong vòng luân hồi sinh tử. Chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải tìm ra điều mình đang chấp thủ để buông bỏ nó. Buông bỏ tất cả mọi chấp thủ! Buông bỏ mọi ý tưởng về được và mất, lợi và hại. Buông bỏ mọi vọng niệm phân biệt. Buông bỏ sự suy nghĩ về lối cư xử của người khác đối với mình. Buông bỏ sự suy nghĩ về những người mắc nợ mình, về những người mà mình mắc nợ hay chịu ơn.

    Chúng ta buông bỏ hay xả ly với tâm trí thanh tịnh, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể chắc chắn vãng sinh Tịnh Ðộ. Nếu không như vậy thì chúng ta không thực hiện được những đại nguyện của mình. Chúng ta không thực sự thành tâm tin tưởng. Dù niệm bao nhiêu biến "A Di Ðà Phật". chúng ta cũng vẫn không thể vãng sinh Tịnh Ðộ, vì chúng ta vẫn còn đang bám giữ vào năm điều tham muốn, đó là tài năng, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta vẫn còn phân biệt những gì mình cho là phải hay trái, đúng hay sai. Những sự tham muốn này sẽ đưa chúng ta rơi vào ba cõi khổ, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh. Nếu vẫn còn chấp thủ như vậy thì dù Phật A Di Ðà cùng với các vị Bồ Tát đến đưa chúng ta về cõi Tây Phương Cực Lạc chúng ta cũng không thể đi được.

    Có nhiều thí dụ về những người đã lìa bỏ được sự tham dục của mình. Một thí dụ nổi tiếng trong số này là truyện đại sư Ying Ke. Ngài là một tăng sĩ đã phạm nhiều giới luật, nhưng ngài biết là mình đã tạo những nghiệp xấu, và cũng biết rằng sau khi chết mình sẽ đọa xuống địa ngục. Ngài hỏi các bạn đồng tu là bây giờ mình phải làm sao. Họ đưa cho ngài coi một cuốn sách nói về những người đã được vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương. Cuốn sách làm cho ngài caûm động và sám hối, vì vậy ngài ở yên trong phòng của mình để tụng niệm ba ngày ba đêm liền không ăn uống hay ngủ nghỉ gì cả. Với sự thành tâm buông bỏ tất cả, ngài được Phật A Di Ðà cảm ứng, nói với ngài rằng ngài sẽ còn sống mười năm nữa, và trong khoảng thời gian này ngài hãy tinh tấn tu tập, rồi Ðức Phật sẽ trở lại đưa ngài về cõi cực lạc. Nhưng đại sư nói với Phật A Di Ðà: " Con là người yếu đuối và có nhiều tập khí xấu, khoâng thể chống lại được những cám dỗ. Vì vậy con không thể đợi mười năm nữa. Con muốn được đi với Phật ngay bây giờ". Ba ngày sau, Phật A Di Ðà trở lại đưa đại sư Ying Ke tới cõi Tịnh Ðộ.

    Kinh A Di Ðà viết rằng nếu chúng ta thành tâm và tinh tấn tụng niệm từ một tới bảy ngày thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt thành tựu. Pháp môn Tịnh Ðộ dễ thực hành như vậy, nhưng có một vấn đề ở đây là chúng ta có thực sự muốn về cõi tịnh hay không. Nếu ơû lối vào điện Phật cho rằng treo một tấm bảng đề "Tụng Niệm Trong Ba Ngày Sẽ Ði Tịnh Ðộ Tây Phương" thì sẽ không có ai vào điện Phật nữa, vì họ sợ rằng mình sẽ chết sau ba ngày tụng niệm. Rất ít có ai trong chúng ta sẵn sàng rời bỏ thế gian này, và đây là nguyên nhân chính yếu làm cho chúng ta không thể vãng sinh Tịnh Ðộ được.

    Trong Khế Kinh, Ðức Phật nói rằng chúng ta Niệm Phật để đạt được "Nhất Tâm Bất Loạn" (One mind undisturbed), gồm ba cấp. Cấp thấp nhất là Nhất Tâm Quán Niệm Phật A Di Ðà, và ở cấp này chúng ta đã có thể vãng sinh Tịnh Ðộ. Lúc vãng sinh chúng ta có thể ở vào một trong ba cấp này. Nếu đạt được cấp cao nhất, chúng ta sẽ có khả năng tự quyết định lúc nào mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ. Vào lúc đó chúng ta sẽ ra đi trong khi thể xác không có bệnh tật nào cả, và có thể đang ở trong tư thế đứng hay ngồi. Nếu đạt cấp trung bình, chúng ta sẽ biết trước mấy tháng lúc mình qua đời, đi tới cõi tịnh và cũng có thể rời bỏ thế gian trong tư thế đứng hay ngồi. Ở cấp thấp nhất, chúng ta biết trước mấy ngày cái chết của mình, nhưng lúc đó chúng ta có thể bị bệnh.

    Có người hỏi Hòa Thượng Tịnh Không rằng ông Lee, thầy của ngài đã đạt được cấp nào. Ngài trả lời rằng ngài biết ông Lee đã đạt được cấp cao nhất "Nhất Tâm Quán Niệm Phật A Di Ðà", vì ông có khả năng quyết định mình sẽ vãng sinh lúc nào. Ai cũng có thể đạt được những cấp thành tựu này, nhưng vấn đề là chúng ta có sẵn lòng tu tập hay không. Nếu thành tâm tu tập thì chúng ta sẽ đạt được cấp này.

    Ðã có nhiều người vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương sau vài năm tu theo pháp môn Niệm Phật. Có phải khi đạt trình độ cao thì thọ mạng đã tới lúc chấm dứt? Không phải như vậy. Khi đó hành giả đạt trạng thái thanh tịnh, có thể vãng sinh Tịnh Ðộ, và có thể tự quyết định vãng sinh ngay hay ở lại thế gian. Ða số những người có thể vãng sinh sớm không muốn ở lại thế gian lâu hơn để tiếp tục chịu đau khổ. Những người quyết định ở lại là vì hạnh nguyện của họ phải hướng dẫn người khác về pháp môn này. Nhưng nếu một hành giả không có một người nào có liên hệ nhân duyên với mình để mình hướng dẫn thì hành giả đó không có lý do gì để ở lại thế gian.

    Ðây là trường hợp của ông Lee. Ông đã chọn vãng sinh sớm, vì dù những buổi diễn thuyết của ông có nhiều thính giả nhưng ít có ai theo học ông, và những người này đều đã thành tựu, vì vậy ông không cần phải ở lại thế gian lâu hơn. Nếu có một người cần sự hướng dẫn của ông thì ông đã không vãng sinh sớm. Lời nguyện thứ nhất của chư Phật, Bồ Tát là cứu độ chúng sinh, vì vậy các ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi một người nào cả, dù người đó trong quá khứ đã làm hại, phỉ báng, hay giết các ngài.

    Ngày xưa, các đạo tràng có tám giờ học giáo lý và tám giờ tu niệm. Ðạo tràng của chúng ta ở Singapore đây có hai giờ thuyết pháp và mười hai giờ Niệm Phật mỗi ngày. Nhưng chúng ta chưa đạt tiến bộ trong tu tập và đó là vì chúng ta chưa hoàn toàn buông bỏ tất cả mọi phiền não. Chỉ khi nào nhìn thấu chân lý thì chúng ta mới xả ly tất cả.

    Hiện tại chúng ta vẫn còn những chướng ngại do không có tuệ giác. Chúng ta chưa xả ly, mà vẫn còn chấp thủ một cái gì đó, vì sự chấp thủ này mà chúng ta vẫn còn kẹt trong luân hồi sinh tử. Chúng ta cần phải biết rằng nếu không thoát khỏi luân hồi thì phần lớn thời gian sống của chúng ta là ở trong ba cõi thấp địa ngục, quỷ đói và súc sinh. Do si mê chúng ta sẽ tái sinh trong loài thú. Do tham dục chúng ta sinh vào cõi ngạ quỷ, và sân hận sẽ làm cho chúng ta rơi xuống địa ngục.

    Nếu tạo đủ thiện nghiệp, chúng ta có thể tái sinh lên tới cõi trơøi cao nhất là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ. Các sinh linh ở cõi này có thọ mạng là tám mươi ngàn đại kiếp. Nhưng họ sẽ vẫn có thể rơi vào địa ngục trong vô số đại kiếp nếu họ không tiếp tục tu tập. So với tám mươi ngàn đại kiếp thì thời gian sống ở trong địa ngục dài không thể tưởng tượng được. Vì vậy mà đại sư Ying ke muốn rời bỏ thế gian này càng sớm càng tốt. So với thời gian sống trong những cõi khác thì đời người giống như một tia chớp, một giọt sương.

    Luân hồi sinh tử là vấn đề quan trọng ở trước mặt mà chúng ta không biết tới. Chư Phật, Bồ Tát đã hết sức dạy bảo mà chúng ta đã không nghe, không tin, không chấp nhận. Tới khi nào chúng ta mới thưïc sự tin nhận lời dạy của các ngài? Có lẽ sau nhiều năm, khi chúng ta bất ngờ thức tỉnh.

    Những người nào có thể giác ngộ chỉ sau khi nghe thuyết pháp một lần thì đó là những người ngoại hạng. Họ phải là một vị Phật hay một vị Bồ Tát tái sinh. Ða số chúng ta cần phải nghe thuyết pháp và thực hành tu tập mỗi ngày. Khi nghe giáo lý, suy ngẫm về giáo lý, và thực hành đúng theo giáo lý, chúng ta sẽ có thể đạt thành tựu. Nhưng hiện tại chuùng ta không thể tìm được một vị thầy có khả năng dạy giáo lý cho mình tám tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên chúng ta có thể nghe thuyết pháp trong một cuốn băng video hay băng ghi âm vài lần một ngày. Ðừng nghe nhiều cuốn khác nhau, vì khi nghe xong cuốn cuối cùng thì chúng ta đã quên những gì đã nói trong cuốn thứ nhất; tập trung vào một cuốn băng mà thôi. Nếu nghe thuyết pháp liên tục như vậy thì chỉ sau ba năm chúng ta có thể đạt được moät định lực nào đó, một mức giác ngộ nào đó.

    Sau khi nghe thuyết pháp và thực sự hiểu giáo lý, chúng ta sẽ có thể ứng dụng giáo lý vào trong đời sống hằng ngày. Nếu tìm hiểu đúng và tu tập đúng theo lời dạy của Ðức Phật, chúng ta sẽ biết cách thoát luân hồi, vượt qua mười cõi sinh tử. Cách an toàn nhất để thoát luân hồi là tìm sự vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương.

    Có một hôm, sau khi dùng điểm tâm, vị tổ thứ tư của Tịnh Ðộ Tông là Fa Zhao nhìn vào bình bát của mình và thấy một hình ảnh. Ngài hỏi các vị tăng khác về hình ảnh này. Các vị này nói rằng đó là điện thờ Bồ Tát Văn Thù ở Ngũ Ðài Sơn. Fa Zhao liền tìm đến Ngũ Ðài Sơn, và khi tới ngôi chùa, ngài cùng với mười ngàn người khác nghe Bồ Tát Văn Thù thuyết pháp. Rồi ngài hỏi Ðức Bồ Tát là trong thời Mạt Pháp, pháp môn nào thích hợp với loài người nhất. Bồ Tát Văn Thù trả lời đó là pháp Tịnh Ðộ, mà cách thực hành pháp môn này là niệm "A Di Ðà Phật". Khi đi khỏi chùa, Fa Zhao quay lại nhìn một lần nữa, nhưng ngôi chùa đã biến mất. Lúc đó ngài mới hiểu ra rằng Bồ Tát Văn Thù đã hiện ra để dạy mình pháp môn tốt nhất cho thời mạt pháp.

    Khi vãng sinh Tịnh Ðộ và được gặp Phật A Di Ðà, chúng ta có thể nói với ngài rằng mình muốn trở lại thế gian để giúp đỡ chúng sinh. Với sự phù hộ của ngài chúng ta sẽ không bao giờ mê muội nữa và sẽ không chìm đắm trong sáu cõi luân hồi nữa.

    Hòa Thượng Tịnh Không đã thuyết pháp trong bốn mươi năm. Mỗi tuần ngài thuyết pháp ít nhất là ba buổi. Hiện giờ ngài đang ở Singapore và đang thuyết pháp mỗi ngày. Từ năm bốn mươi lăm tuổi cho tới khi ngoài năm mươi, ngài đã thuyết pháp ít nhất là ba mươi giờ một tuần. Ai được lợi nhiều nhất? Ngài chính là người được lợi nhiều nhất! Vì ngài không bỏ lỡ một buổi thuyết pháp nào, còn thính giả thì bỏ lỡ nhiều buổi. Chúng ta rất khó bỏ được những thói quen xấu, nhưng ngài thì có thể sửa đổi được những tập khí xấu của mình, vì ngài nói pháp cho mọi người hầu như mỗi ngày. Ngài đã thuyết pháp liên tục trong bốn mươi năm, vì vậy ngài có thể trừ bỏ được mọi tập khí xấu.

    Xin quý hành giả nghe cẩn thận. Luật nhân quả là bất biến. Ngay cả chư Phật, Bồ Tát cũng không thể thay đổi được luật nhân quả. Tính tham, sân, si, và kiêu ngạo của chúng ta có hậu quả là những tai họa, và những tai họa này đang gia tăng về tần số cũng như sự nghiêm trọng, và cũng đang tiến tới mức độc không thể tưởng tượng được.

    Mọi sự vật hiện tượng đều do tâm trí của chúng ta tạo ra, vì vậy nếu chúng ta gây ra nguyên nhân của tai họa đang tiến tới gần này thì chúng ta cũng có thể tạo ra một nguyên nhân khác lớn hơn, có khả năng giảm thiểu hoặc còn có thể ngăn cản được tai họa này. Chúng ta phải thay thế những ý nghĩ ích kỷ bằng những ý nghĩ vị tha. Chúng ta phải bỏ tính kiêu ngạo và sự tham muốn lợi danh. Chúng ta phải loại bỏ tham vọng kiểm soát người khác, tâm trí hẹp hòi, và những thành kiến lệch lạc Chuùng ta không phê phán và buộc tội người khác, phải chấm dứt nói những chuyện thị phi. Chúng ta phải từ bỏ sự suy nghĩ về những người mắc nợ mình và về những người mà mình mắc nợ. Chúng ta phải xả ly hết tất cả.

    Chỉ bằng cách buông bỏ thì tâm trí của chúng ta mới có thể trở lại trạng thái thanh tịnh và an tĩnh. Chỉ bằng cách này tâm ta mới trở nên yên ắng, hiền hòa và tịnh lạc, và ta đạt được trí huệ để sống hòa hợp với mọi người cũng như mọi vật. Chỉ với tâm hiền hòa và an lạc thì chúng ta mới có thể giải quyết được những vấn đề lớn. Với lòng từ bi chúng ta có thể mang lại lợi ích vô lượng cho người khác. Ðây là cách tốt nhất và là cách duy nhất để mang lại hòa bình thực sự cho thế giới. Chúng ta sẽ không sống cho riêng mình mà sống để làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh.
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  4. #4

    Mặc định

    Vì Chánh Pháp và vì chúng sanh , mình kính mong bachliencu vào

    http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/forum.php

    của Thầy Thích Minh Phú phụ giúp Thầy hoằng dương Chánh Pháp , phục vụ chúng sanh để báo ân Phật đà , ân chúng sanh , ân cha mẹ , ân sư trưởng ...

    Nam mô A Di Đà Phật

    Cầu cho quý vị thân tâm an lạc , đạo tròn viên mãn .
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đức Dalai Lama 14 Hạnh phúc, Nghiệp và Tâm thức
    By Copykinhsach in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 05-06-2012, 03:32 PM
  2. Thần Đồng Phật Pháp tại Việt Nam!
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 44
    Bài mới gởi: 09-02-2012, 10:09 PM
  3. Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
    By bachliencu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-04-2011, 09:12 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-04-2011, 06:14 PM
  5. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 29-03-2011, 07:05 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •