CỘI NGUỒN VĂN HÓA VIỆT

Theo từ điển Tiếng Việt thì Văn hóa là tổ hợp của “ Văn minh” và “Giáo hóa”. Văn minh là cái văn vẻ, sắc thái sang sủa, lối sinh hoạt của loài người khi đã đi qua thời mông muội. Giáo hóa lại là tổ hợp của “Giáo dục” và “Cải hóa”. Giáo dục là dạy dỗ để phát triển khả năng thể chất trí thức về đạo lý. Còn cải hóa là đổi khác, làm cho nó được tốt hơn.
Như vậy “Văn hóa là sự dạy dỗ để phát triển khả năng về thể chất trí thức về đạo lý cho được tốt hơn theo mỗi văn minh của thời đại.
Hiểu theo nghĩa của chữ thì “Văn hóa là một tiến trình đi lên và phát triển không ngừng”.
Vậy tại sao khi nói đến Văn hóa Việt có người lại sử dụng đến khái niệm chắp nối hay gẫy khúc. Điều này có căn nguyên của nó.
Một đặc trưng rất quan trọng của Văn hóa đó là tính lịch sử vì vậy trong tiến trình phát triển Văn hóa không thể tách rời với Lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước.
Đất nước Việt Nam không phải cong cong hình chữ S mà là mang hình dáng một con Rồng. Là nơi tụ khí linh thiêng của trời đất. Ở đó có “Rừng vàng biển Bạc đất phì nhiêu”. Bốn mùa có hoa thơm trái ngọt. Có lẽ bởi được hưởng quá nhiều đặc ân của trời đất nên phải chịu không ít tai ương.
Trong 4000 năm Lịch sử đất nước ta chịu ách đô hộ của giặc Tàu đến hàng nghìn năm. Giặc Tây thì hàng trăm năm có lẻ. Mà “Văn hóa còn, dân tộc còn. Văn hóa mất dân tộc mất. Nên “Văn hóa” là nạn nhân đầu tiên của Tàu cũng như Tây
Lịch sử vẫn còn ghi: Vua Minh trước khi đem quân sang đánh nước ta đã chiếu dụ: “ Khi tiến quân đánh vào An Nam thì chỉ trừ những bản kinh và sách của Thích, Đạo không hủy còn tất cả các bản in, sách, giấy tờ cho đến sách học của trẻ con như loại “Thượng, Đại, Nhân, Khâu, Ất, Kỷ” thì nhất thiết một mảnh giấy, một chữ đều phải tiêu hủy hết. Trong nước ấy chỉ có những Bia do Trung Quốc dựng nên ngày trước thì để lại còn những Bia do An Nam lập thì phải phá hết, một chữ cũng không để lại”.
Với sự tận diệt đến như vậy thì văn hóa việt còn lại phần lớn là do Tàu tạo dựng. Do giặc Tàu cũng như giặc Tây. Do giặc ngoài mang đến và giặc trong mang về. Nên sự lẫn lộn pha tạp là điều khó tránh khỏi. Nhưng chúng ta phải lấy cái gốc để nhìn nhận và đánh giá.
Dân tộc ta có truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Nên Đạo Mẫu hay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những vị anh hùng có công với tổ quốc non sông cũng đều từ đó xuất phát. Nhưng chính Đạo Mẫu, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đối tượng đầu tiên bị tận diệt.
Đạo nho của ông Khổng Tử quê ở Trung Quốc đang ngồi ở Văn miếu diệt Đạo Mẫu. Nếu như Đạo Mẫu tôn vinh người phụ nữ_người mẹ “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Thì Đạo Nho nhồi nhét vào người dân Việt tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”. Cả nhà được ngồi ăn cơm nhà trên, còn con dâu chỉ được ăn dưới bếp.
Đạo Thiên Chúa Giáo của ông Jesu trên Thánh giá của các nhà thờ Đạo diệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay “Đạo ông bà” thờ cha, thờ mẹ để tưởng nhớ công sinh thành dưỡng dục thì Đạo Thiên Chúa Giáo nhồi nhét vào tư tưởng những con chiên Việt không cần thờ cha cúng mẹ. Những con chiên Việt đâu có biết “Mình đang ăn cơm Việt, uống nước Việt, đầu đội trời Việt Nam, chân đặt đất Việt Nam….” Nhưng lại bỏ cha bỏ mẹ không thờ đi thờ ông Jesu trên mây trên gió. Đi rước ông hàng xóm về thờ. Đi ngược lại với truyền thống của tổ tiên, của dân tộc.
Những con chiên Việt quên mất lời dạy của cha ông
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Từ cái gốc “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Mà hình thành nên bàn thờ gia tiên, hình thành nên các ngôi đền thờ các vị anh hùng có công với nước, hình thành nên các đền thờ Mẫu. Nên không gian của cac ngôi Đền, Đình là nơi để mỗi khi con người muốn khấn cầu, có thể vào đó thắp nén nhang cầu sự bình yên mạnh khỏe, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Thì giặc Tàu giặc Tây luôn tìm cách để diệt đi những tinh hoa văn hóa đó sau đó nhồi nhét những thứ rác rưởi vào cái tên gọi là “Văn hóa Việt”.
Hầu đồng, hầu bóng là một điển hình:
Rất nhiều người trong đó có cả những giáo sư vẫn ra rả nói Hầu Đồng, Hầu bóng là một trong những nghi lễ của Đạo Mẫu. Nhưng có một điều chúng ta không nghĩ đến đó là: Nếu như Hầu Đồng, Hầu Bóng là một nghi thức của Đạo Mẫu (Đạo Mẫu lấy việc tôn thờ Mẫu “Mẹ” làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Mẫu Âu cơ sinh ra Đồng bào Việt, Mẹ Đất “ Mẫu Địa” Mẹ nước “ Mẫu Thoải”…….. và sau này có Vương mẫu như Nguyên Phi Ỷ Lan…..). Vậy tại sao Đền thờ Bảo Hà (Lào Cai) lại cũng có nghi thức Hầu Đồng trong khi Lịch sử ghi rất rõ ràng: Đền thờ Bảo Hà thờ ông Hoàng Bảy một anh hùng miền sơn cước, đánh tan giặc phương Bắc bảo vệ bản làng đã hiển Thánh từng được vua Lê phong tặng Trấn An Hiển Liệt. Không biết tự bao giờ người ta biến một vị anh hùng miền sơn cước thành một bà mẹ đấy là chưa kể đến trong canh lễ Hầu Quan Hoàng Bảy mà không có thuốc Phiện thì canh lễ không thiêng. Hay như đền thờ Bà Chúa Kho ( Bắc Ninh) thờ người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc khố của quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt. Đền thờ Đền thờ Tiên La ( Thái Bình ) thờ Nữ Tướng Bát Nàn đại tướng quân tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Họ là những vị Anh hùng những Nữ tướng đã có công với tổ quốc non sông được nhân dân tưởng nhớ, và tôn thờ thành Thánh, thành Thần rất phù hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Cuốn “Văn hóa Tâm linh” do nhà xuất bản Văn hóa ấn hành nêu rõ:
“Ở các đền thờ Mẫu chính thống không có tục lên Đồng, chỉ có Hầu Bóng bằng những động tác cô đọng, hầu Bóng diễn tả lại một phần công lao của Thánh Mẫu để các con nhang đệ tử suy ngẫm nhớ ơn. Không một lời phán truyền. Đó thuần túy chỉ là hình thức sân khấu tâm linh”
“ Việc lên đồng không phải do tín ngưỡng thờ mẫu sinh ra mà do con người tái hiện hình thức nhập thần từ thời nguyên thủy và do cầu tiên giáng bút từ đạo giáo biến tướng hợp thành.
“ Đồng, bóng là hình thức nhập thần từ thời nguyên thủy tái hiện lại trong thời phong kiến, con người vẫn trong tình trạng thần bí bao phủ…”
“ Mà tín hiệu phát ra từ lên đồng không gì khác là huyễn hoặc con người, khó phân biệt được chính tà.”
“ Lên đồng không thể không dẫn đến sự phán bảo về thời thế, về số phận ăn nên làm ra, về bệnh tật…. đối với người xung quanh. Không hiểu Thánh Mẫu ngày xưa học hành đạt đến trình độ bác học siêu đẳng thế nào mà phán bảo đủ điều. Và người nhận được phán bảo không thể không biết ơn trả nghĩa, như thế dần dần hình thành trao đổi mua bán. Tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ dạy ta điều này.
Lời phán bảo thiếu khoa học, vô căn cứ sẽ dẫn đên “Quái lực loạn thần” gây ra mê tín dị đoan, hậu quả tai hại khôn lường cho con người xã hội đang hướng tới những giá trị khoa học tiên tiến.
( Trích trang 163-165 sách “ Văn Hóa Tâm Linh” nhà xuất bản VH-TT)
Hầu Bóng chỉ đơn thuần là hình thức sân khấu Tâm linh. Còn Hầu Đồng không có trong các đền thờ Mẫu chính thống. Nhưng chính từ Hầu Đồng lại sinh ra một thứ rác khác. Đó là Vàng, Mã.
Hầu đồng nhất thiết phải sắm đủ 36 bộ quần áo, ngựa….Hầu Đồng càng phát triển thì Vàng,mã càng lên ngôi.
Mà Vàng, Mã lại là một thứ rác khác do giặc Tàu mang vào đất nước ta.
Lịch sử Trung Quốc cho biết rằng:
“ Thời thượng cổ người chết thường được bó bằng cây củi, rồi đem để nơi hoang vắng, tới đời hoàng đế (1697 TCN mới đem chon) đương thời người ta quan niệm chết là chuyển sang sống ở cõi khác vì thế dẫn đến người chết cũng được chia của để chôn theo. Thời nhà Ân (1765 TCN) đồ tế khí là đồ dùng thực trong cuộc sống, song dần dần đồ thiết dụng không còn đủ cả cho người sống nên đến nhà Chu (1122 TCN) khi xã hội có quý phái và tiện nhân thì đồ tế khí cũng bị phân hóa. Quý phái mới được chôn theo đồ khí(đồ thật) còn tiện dân chỉ được dung quỷ khí (quỷ khí có từ nhà Hạ 2205TCN) và có thể coi quỷ khí là tiền thân của Vàng,mã sau này. Thời này các vua quan ăn chơi bạo tàn, khi chết được chôn theo những người được vua yêu thích. Một câu chuyện đau thương kể rằng. Tấn Mục Công( Khắc Nhâm) chết, tất nhiên sẽ chôn theo 3 anh em họ mà sinh thời Mục Công yêu quý. Nhưng nhân dân nước này thương tiếc 3 hiền tài và hàng trăm người xin nguyện thế mạng. Để yên lòng dân người ta làm hình người băng cây cỏ để thay thế. Đó là một bước tiến gần hơn đến Vàng mã
Năm 105 Trung Quốc phát minh ra giấy nhưng phải tới năm khai nguyên thứ 26 (năm 737) Vua Huyền Tôn mới sử dụng sang kiến của quan trưởng sử là Vương Dư làm vàng, mã, bạc, giấy tiên để thay thế đồ thật dung trong tang ma tế tự. Từ đó hình tượng liên quan và con người quần áo , nhà cửa vật dụng,súc vật cũng được làm bằng giấy thay thế”
Từ Lịch sử này của Trung Quốc ta thấy, ngay từ ý nghĩa khởi nguyên của vàng, mã thì vàng, mã đã là đồ giả. Và chúng ta đang làm một hành động không gì khác là lấy tiền thật đi mua giấy về sau đó đem đốt
Cũng từ lịch sử này ta thấy một điểm khác nhau cơ bản giữa văn hóa Việt và văn hóa ngoại lai đó là: Nếu như tín ngưỡng của người Việt như thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thần để ghi nhớ về cội nguồn. Thể hiện triết lý sáng tạo cầu mong cho sự sống thì Đạo ngoại bang những nghi thức tâm linh chủ yếu là để cứu cánh cho cái chết.
Còn một điều có vẻ như rất khó chấp nhận bởi chính sự phồn thịnh của nó và cũng bới nó ăn quá sâu, tưởng như đi vào gốc rễ của mỗi người dân Việt.
Nhưng
“Trăm năm bia đá phải mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Nên mới có câu
“Phật trong nhà không thờ
Lại đi thờ Phật Thích Ca ngoài đường”.
Hay
…………………………..
Thấy cô yếm đỏ răng đen
Na mô di Phật lại quên mất chùa
Ai mua tiu cảnh thì mua
Thanh La, Não Bạt thầy chùa bán cho
Hộ Pháp thì một quan ba
Long Thần chín rưỡi Thích Ca ba tiền
Còn hai mụ thiện hai bên
Ai mua bán nốt lấy tiền nộp cheo
Lệ làng thiếu thốn bao nhiêu
Đẵn cây tre cộc cắm nêu sân chùa
Rồi
………………………………………..
Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Thò tay bóp vú
Khoan khoan tay chú
Đổ thúng gạo tôi
Hôm nay ba mươi
Mai là mùng một
Đội gạo lên chùa cúng Bụt
Bụt ngoảnh mặt đi
Ông Thích Ca mỉm miệng cười khì
Của Tam Bảo để làm gì chả bóp
Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ qua Trung Quốc du nhập vào nước ta. Có ai hiểu được những câu kinh “ Nam mô a di đà bà dạ đa bà ha…….” Nó là cái gì ngoài mấy ông sư may mắn được học trong trường Phật giáo. Phật là phổ độ chúng sinh nhưng ông Phật Thích Ca dạy đi tu là thoát tục, đã thoát tục từ bỏ cõi trần vậy thì Phật làm sao phổ độ được chúng sinh. Sao hiểu được dân chúng sống ra sao lầm than thế nào?
Các cụ mình vẫn có câu “ Họ nhà Tôm cứt lộn lên đầu”. Nên mới có chuyện ông già 70 tuổi, 80 tuổi gọi trẻ ranh ( ông sư, bà sư, cô đồng, bà bóng ) bằng cô bằng cậu lại còn xưng con. Đó là một sự vô lý, vô lý đến hết sức nhưng vẫn đang tồn tại và được chấp nhận.
Tổ tiên ta là người thật việc thật. Đền thờ của ta là thờ những tướng lĩnh có công với tổ quốc non sông. Nếu có những yếu tố huyền thoại như Thần Rùa Kim Quy, Thánh Góng, hay Thần Tản Viên thì đó vẫn là sự kết tụ ước nguyện của cha ông. Ước nguyện chinh phục thiên nhiên,ước nguyện bảo vệ hòa bình..
Nhưng cội nguồn dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” vẫn sống mãi trong tâm thức của mỗi người dân Việt. Và “Văn hóa là một tiến trình đi lên và phát triển không ngừng”. Nên thời đại của chúng ta, nhân dân ta tôn Bác Hồ là Phật sống, Thánh sống. Điều đó không chỉ phù hợp với quy luật tất yếu của sự phát triển.
“Tức là từ tín ngưỡng(Tín ngưỡng là mầm mống củaTtôn giáo sơ khai, chưa chưa được coi là Đạo) thờ cúng tổ tiên thì giờ đây ở thời đại chúng ta tín ngưỡng đó được phát triển lên thành Đạo (Đã có một chủ thể thiêng liêng đó là Bác Hồ. Như Đạo Thiên Chúa Giáo thờ Jesu, còn Đạo Phật thờ Thích Ca hay chính là ông Thái tử BuDaHa của nước Ấn Độ). Một điều rất dễ thấy đó là Jesu hay Thái tử BuDaHa đều là do con người tạo dựng lên mà thành Chúa thành Phật. Nhưng khi vào đến nước ta Chúa trời không còn là ông Jesu Ông Phật không còn là ông Thái tử BuDaHa nữa mà là một cái gì đó rất siêu nhiên. Nên mới nói chúng ta thờ mây thờ gió là thế. Thờ những cái không có thật, những cái không có ý nghĩa gì đối với chúng ta, đối với dân tộc ta. Trong khi Bác Hồ của chúng ta là người thật việc thật thì chúng ta lại chưa tạo dựng được”
Mà điều đó còn khẳng định dù phải trải qua mọi thăng trầm cùng Lịch sử dân tộc nhưng “ Cội nguồn Văn hóa Việt không bao giờ mất” Phật sống Hồ Chí Minh được hình thành từ chính cội nguồn văn hóa đó. Người dân Ấn Độ xưa kia họ tạo dựng được ông Phật cho dân tộc họ để cả thế giới phải tôn thờ, ngưỡng mộ. Còn chúng ta tại sao không? Trả ông (Thái tử BuDaHa hay Phật Thích Ca) về cho Ấn Độ chúng ta đã có Bác Hồ. Chúng ta tin tưởng ở tài, ở trí, ở tuệ của chúng ta. Chúng ta sẽ làm được và làm tốt hơn nhưng người dân Ấn Độ xưa kia họ đã từng làm.

dạ dạ
hàng sưu tàm đó ạ !!!!!!!