Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 78

Ðề tài: Sơ lược về cõi quỷ thần và quỷ thần biên trụ

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Sơ lược về cõi quỷ thần và quỷ thần biên trụ

    Sơ lược về cõi quỷ thần và quỷ thần biên trụ21/03/2011 09:37 Huỳnh Trung Chánh

    Trong thời hạn 49 ngày, nếu không ở vào trường hợp đặc biệt vãng sinh về cõi Phật, thì tuỳ theo nghiệp lực dẫn dắt mà thân trung ấm sẽ tái sinh vào một trong sáu cõi (cũng gọi là lục đạo hay lục thú).

    Chúng ta thường tìm thấy trong các tài liệu giáo lý căn bản Phật Giáo thì lục thú là Thiên, Nhân, A tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc sanh. Theo nhiều vị đạo sư thì Ngạ Quỷ thú phải được gọi chính xác hơn là Quỷ Thần thú, vì loại chúng sanh nầy rất đa dạng mà Ngạ Quỷ chỉ là một dạng của Quỷ Thần thú mà thôi.

    A. Vài đặc điểm của Quỷ Thần Thú:

    1.Ý nghĩa các danh từ Quỷ, Thần và Ma:

    - Theo kinh sách Phật giáo:

    + Quỷ Thần: Tách rời từng chữ thì "Quỷ" có nghĩa là "úy", là hay khiếp sợ; "Thần" có nghĩa linh thông biến hóa. Quỷ Thần chỉ chung cho một cõi bao gồm cả bậc thần thông biến hóa đầy uy đức (Thần) lẫn hạng chúng sinh cùng khổ kinh sợ (Quỷ).

    + Ma: là những lực xấu làm nhiễu loạn kẻ tu hành. Luận Du-già-sư-địa nêu ra bốn loại ma: Thiên ma, ma ngũ uẩn, ma phiền não, và ma chết. Thiên ma chỉ chúng sinh ở Tha Hóa Tự Tại Thiên tức cõi Trời thứ sáu của Dục giới.

    Chính Ma Vương La Tuần của cõi nầy cùng đám ma nữ giở mọi trò biến hóa mong phá hoại Đức Bổn sư Thích Ca khi Ngài sắp thành Phật.

    Còn ba thứ ma kia không phải là một loài chúng sinh mà chỉ là thứ mãnh lực tiêu cực phát xuất từ sinh lý và tâm lý của con người, cũng gây nhiễu loạn và phá hoại công đức kẻ tu hành.

    - Theo tín ngưỡng dân gian:

    + Thần: bậc siêu phàm khuất mặt, linh thiêng có thể gây phúc họa được người tôn thờ.

    + Ma: người đã chết nói chung (nên thây người chết gọi là thây ma) và cũng chỉ riêng cho hình bóng người chết hiện hình.

    + Quỷ: là loại ma hung dữ gây tác hại và nguy hiểm cho người sống.

    - Tóm lược: Chữ Quỷ trong Phật giáo bao gồm cả hai loại Ma và Quỷ theo dân gian, riêng chữ Ma theo Phật giáo có ý nghĩa khác biệt như đã ghi trên.

    2. Chủng loại Quỷ Thần:

    Quỷ thần có vô số chủng loại và hiện hữu ở khắp cõi khác, từ cõi thiên cho đến địa ngục, súc sinh. Ta chỉ có thể tạm chia thành hai loại là: quỷ có uy đức (hay uy phước) và quỷ không có uy đức.

    a. loại uy đức có cung điện, thân tướng trang nghiêm, có nhiều kẻ thuộc hạ tùy tùng, được thọ dụng những trân vị cam lồ, hoặc được người thờ cúng.

    - Thiện quỷ thần đại uy đức như chư vị: Đại Phạm Thiên Vương, Tam thập thiên vương, Tứ thiên vương, Diêm Ma vương, Nan đà long vương, Bạt đà long vương...

    - Uy đức bậc trung như quỷ Dạ Xoa, quỷ La Sát, quỷ Cưu bàn Trà (Quỷ nầy có thể biến làm cảnh giới ngũ trần vui sướng để hưởng thọ), quỷ Địa hành dạ-xoa (địa hành: đi đất) luôn luôn được nghe những âm nhạc vui vẻ và được ăn uống (theo kinh Chánh Pháp niệm xứ), quỷ Đa tài Đại phúc hưởng phước đức như cõi Trời(theo P.G. Chánh Tín, HT Thánh Nghiêm)

    (Ngài Hư Vân cũng lời dạy tương tự với vài hàng vắn tắt như sau: Các quỷ vương như Diêm Vương và Thành Hoàng đều hưởng lạc nhiều mà thọ khổ ít hơn những loài quỷ cô hồn vô chủ. Khổ nhất là loài ngạ quỷ, là loại chúng sanh trong địa ngục thường thọ vô biên khổ cực, chẳng hề được sung sướng)

    Trong loại quỷ thần uy đức cũng có thể tùy theo tâm địa mà phân thành:

    - thiện quỷ thần (tức chánh thần) là bậc chân chánh hộ trì chánh pháp, hộ trì nhân gian như các bậc Thiên vương đã ghi trên.

    - ác quỷ thần như Quỷ La Sát

    - vừa thiện vừa ác: như Quỷ Dạ Xoa.

    b. loại không uy đức lâm cảnh vất vả, sống âm u tăm tối, thường đói khát hoặc ăn uống bất tịnh:

    - Loại ít đói như quỷ hy vọng (mong cầu người ta thờ cúng tế mới ấm no), quỷ hy khí (mong cầu đồ vật người ta vất bỏ để mà ăn).

    - Loại đói nhiều, như quỷ châm mao (lông như kim), quỷ xú mao (lông hôi thối), quỷ đại anh (thân đầy lở lói).

    - Loại đói thường trực kinh khủng như các loài ngạ quỷ: quỷ cự khẩu, quỷ châm yết, quỷ xú khẩu (cự khẩu: miệng như lửa; châm yết: cổ như kim; xú khẩu: miệng rất hôi thối).

    c. loại tạm gọi uy đức trung bình: là loại có uy phước chút ít, khó xếp hẳn vào một trong hai loại trên, như:

    - quỷ Hy Tự, hành động được tự do, có thể đi hết các phương dễ dàng cũng như chim bay giữa trời, qua lại không ngăn ngại (luật Thuận Chánh Lý, quyển ba)

    - quỷ Tự do: những kẻ trong lúc bình sanh không làm lành, cũng không làm dữ; thì sau khi chết rồi không có quả báo gì xuất hiện, cho nên sẽ làm loài quỷ và được tự do. Loài quỷ này thường hay nương náu nơi mồ mả của mình hoặc mồ mả của kẻ khác; dựa theo cái dư khí của cốt tủy mà được hiển linh. Cho nên nếu ai có cúng tế, thì cũng được hưởng thụ. Đến khi xương tủy đã mục nát, thì mất chỗ nương tựa, liền tìm đến chỗ nào xương tủy chưa mục nát và vô chủ để nương tựa (theo Kinh Quán Đảnh)

    3. Xứ sở của Quỷ Thần:

    Quỷ Thần có nhiều chủng loại, vì vậy trụ xứ của Quỷ Thần cũng hoàn toàn khác biệt, như chư Thiên Vương thỉ dĩ nhiên xứ sở phải là cõi Thiên. Tuy nhiên, riêng đối với chư Quỷ thần thiếu uy đức thì xứ sở của quỷ thần có hai nơi gọi là chánh trụ và biên trụ: Theo kinh Chánh Pháp Niệm thì:

    - Chánh trụ là xứ sở riêng của loài quỷ nghiệp nặng, thuộc về thế giới ngạ quỷ, nằm trong thành Diêm La, nơi ở chánh thức của vô số ngạ quỷ do Diêm La Vương thống lãnh.

    - Biên trụ là xứ sở của các quỷ thần nghiệp nhẹ hoặc có phước nghiệp, thuộc về hạng ở lẫn lộn trong loài người. Biên trụ là những chỗ như mé biển, triền núi, rừng bụi, đình miếu, hang hố, đồng trống, mồ mả, cho đến vườn nhà cùng các nơi thanh tịnh lẫn bất tịnh.

    4. Hình thức tái sinh vào Quỷ Thần thú:

    - loại thai sinh rất hiếm như Quỷ La Sát, Quỷ Tử Mẫu...

    - loại hóa sinh gần như hầu hết (có thể coi như 99.99%)

    B. Vài nhận định về các loại Quỷ Thần Biên Trụ tức loại sống lẫn lộn trong loài người:

    1. Nguyên do hóa sinh của Quỷ Thần Biên Trụ:

    Chư Quỷ thần nầy vốn đã có nhiều duyên nghiệp với loài người, nên bằng nguyện lực hay nghiệp lực đã hóa sinh về biên trụ sống lẫn lộn với người:

    - chư Bồ Tát do nguyện lực hóa hiện về cõi Ta Bà để hộ trì Phật Pháp, phổ độ chúng sinh. Thí dụ như nhị vị Dạ Thần: Bà San Bà Diễn và Phổ Đức Tịnh Quang mà Ngài Thiện Tài đồng tử đã tầm cầu học đạo. (kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới)

    - những người thương dân yêu nước, thậm chí quyến luyến một địa phương, một giòng sông, một ngọn núi... cái thâm tình đó đã thúc đẩy họ ở lại thế gian mà phò trợ. Đó là những vị thần bản địa, thần hoàng, thần núi, thần sông... (Kinh Địa Tạng Bồ Tát bản nguyên có nhắc đến danh sách rất dài danh tính các vị thần nầy. Ngài Hư Vân cũng kể có vị thần núi, thần cây đã thọ giới quy y với Ngài)

    - những người có nghiệp thiện ác trung hòa không có cõi nào thu hút mãnh liệt, trong thời gian 49 ngày của thân trung ấm lập lờ chờ đợi quyết định cõi đầu thai bỗng bị tình quyến thuộc, lòng tham luyến mồ mả, mong cầu giỗ cúng... mà kẹt lại.

    - trong số người chết thảm khốc như: bị ám sát, tự sát, tai nạn, chiến tranh, có người bị rơi vào trạng thái đau đớn, sợ hãi khủng khiếp dày đặc, khiến thần thức bị kẹt cứng vào thảm trạng đó không tạo cơ hội cho các chủng tử khác đang lưu trữ sâu trong tàng thức hiện hành được, và cứ thế mà họ chìm đắm trong trạng thái u mê đó mãi mãi. Có thể hiểu là họ đã hóa sinh thành Quỷ thần ngay lúc thảm tử, không trải qua giai đoạn thân trung ấm, nên không có giây phút thấy lại quãng thời quá khứ để chiêu cảm nghiệp lực nào khác.

    2. Tương quan giữa Phật tử và quỷ thần:

    - Phật tử chân chính đã quy y Phật thì tuyệt đối không quy y Thiên Thần Quỷ Vật, dù là bậc Thiên Thần đầy phước báu. (Lời phát nguyện khi thọ Tam quy)

    - Nếu chưa là Phật tử cũng nên ý thức rằng Thiên Thần cũng là chúng sinh trong lục đạo, khi hưởng hết phước báu lại tiếp tục quay cuồng trong sáu nẻo luân hồi. Vua Trời Phạm Thiên, Tứ Đại Thiên Vương... cũng quy y Phật và trở thành những bậc hộ pháp đắc lực, thường gia hộ những Phật tử tu hành chân chính.

    Do đó, chẳng những ta phải từ bỏ tệ trạng sùng bái quỷ thần, mà dứt khoát không bao giờ cầu cạnh họ ban cho ân huệ hay quyền lợi gì cả.

    Khi đã nhận được quyền lợi của ai thì phải thiếu nợ, để rồi cuối cùng phải trả nợ cả vốn lẫn lời, mà không phải trong một kiếp.

    Đã dây dưa với họ thì khó mà vuột thoát. (H.T. Thiện Tâm có kể đến trường hợp một tín nữ cha ông theo phái Ngũ Hành của Quỷ thần, riêng cô hết lòng muốn tu theo Phật giáo nhưng cuối cùng cũng bị lôi trở lại với họ. Xem NPTY, chương 7)

    3. Thái độ nên có của người Phật tử đối với Quỷ Thần:

    - Kính trọng: Là Phật tử ta nên tỏ lòng kính trọng chư Thiện Thần uy đức thường ủng hộ thế gian, ngay như hạng Quỷ thần thấp kém đói khổ cũng nên tỏ lòng từ bi lân mẫn thương yêu họ.

    - nhưng thận trọng: Ta cũng nên thận trọng đối với chư Quỷ thần, nếu tự hào là Phật tử mà có thái độ khinh bạc, không may gặp loại Quỷ thần có uy lực nóng tánh cố chấp thì có thể bị trừng phạt.

    - và không nể sợ: Chư cổ đức thường dạy “đức trọng quỷ thần kinh”, người Phật tử đức độ luôn luôn được chư Quỷ thần nể trọng. Ta không gây sự với Quỷ thần thì Quỷ thần chẳng đụng chạm đến ta.

    4. Những điều cần lưu ý trong việc cứu độ thân nhân bạc phước lạc vào cõi Quỷ thần:

    - Quỷ thần từ cõi người hóa sinh nên vẫn giữ nguyên ký ức kiếp người cũ, tình cảm hay thù hận vẫn còn ấp ủ trong tâm, do đó họ rất mong mỏi được thân nhân nhớ tưởng và cứu giúp họ.

    Nói chung là phần lớn quen cách sống của kiếp người, luôn luôn tưởng mình còn thân xác thịt nên thường bị ám ảnh bởi cái khổ đói lạnh. Do đó, nếu được khai thị nhắc nhở cho họ ý thức rằng đói lạnh là do tâm tưởng không thực có thì nỗi khổ bức bách nầy sẽ biến mất, họ có thể nhận được phần nào an lạc.

    - Quỷ thần hạng kém uy phước hóa sanh về biên địa, nói chung, dù sao cũng xếp vào hạng nghiệp lưng chừng hay nghiệp nhẹ. Do đó, ngay như những cô hồn đói khổ vất vưởng nếu được khai thị, được quy y, thậm chí chỉ cần nghe tụng nửa câu kệ trong kinh Hoa Nghiêm thì vẫn có thể phát tâm lành tu tập mà chuyển nghiệp.

    - Chư quỷ thần có uy phước trung bình hộ trì dân gian như thần bản địa, thần núi, thần sông... khi nghe Phật Pháp rất hoan hỷ nên thường hay phù hộ kẻ tu hành chân chính, có vị còn hiện hình xin thọ giới quy y hoặc thọ pháp với chư đạo đức tăng.

    Trong “Cảnh đức truyền đăng lục” có kể chuyện thiền sư Nguyên Khuê truyền giới cho thần núi Ngũ Nhạc, trong “Bá Trượng ngữ lục” cũng ghi lại câu chuyện của một ông lão, vốn là tỳ kheo thời Phật quá khứ, vì dạy pháp sai lầm nên bị đọa thành chồn tinh (súc thần) đã 500 kiếp, nhờ được thiền sư Bá Trượng thuyết pháp giải đáp khối nghi mà đại ngộ và được giải thoát kiếp chồn.

    Theo: thuvienhoasen.org
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Nhị Đẳng Avatar của Mr.ALI
    Gia nhập
    Feb 2011
    Nơi cư ngụ
    Thế Giới Tịnh Lưu Ly
    Bài gởi
    2,487

    Mặc định

    hay lắm bạn

    nam mô a di đà phật

  3. #3

    Mặc định

    có thêm hình ảnh minh họa sẽ sinh động và dễ thấu hiểu hơn ....thanks ....nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

  4. #4

    Mặc định

    Chúng sinh là phật sẽ thành. Nam mô Thường bất khinh bồ tát!

  5. #5

    Mặc định

    Nam mô a di đà phật , bài này nội dung ý nghĩa rất tuyệt vời , cám ơn bạn nhiều lắm

  6. #6

    Mặc định

    Hay! Cảm ơn chủ thớt.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiemducmanh Xem Bài Gởi
    Chứ không như kinh sách Đại Thừa dạy: Người chết rồi thần thức chưa đi đầu thai phải lang thang vất vưởng trong vòng 49 ngày. Đây là một loại ảo tưởng mê tín có sách vở, kinh doanh tôn giáo, làm tiền tín đồ mê tín nhẹ dạ dễ tin.
    Bạn nói thế là không đúng, có phải ai cũng chờ đến 49 ngày đâu, người cực thiện hoặc cực ác tái sanh luôn và còn những người khác do họ còn lưu luyến cõi trần tục đó chứ, chính gia đình họ cũng níu kéo họ còn gì, đơn giản là thiêu xác và mang cốt lên chùa nhưng họ để ở nhà, chính vì vậy chân linh mới lưu luyến. Bạn là Nam Tông nhưng bạn nên tìm hiểu kĩ Bắc Tông rồi hẵng rồi, đừng tự vẽ bức tranh ra mà chê xấu.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sunhetxoan Xem Bài Gởi
    Bạn nói thế là không đúng, có phải ai cũng chờ đến 49 ngày đâu, người cực thiện hoặc cực ác tái sanh luôn và còn những người khác do họ còn lưu luyến cõi trần tục đó chứ, chính gia đình họ cũng níu kéo họ còn gì, đơn giản là thiêu xác và mang cốt lên chùa nhưng họ để ở nhà, chính vì vậy chân linh mới lưu luyến. Bạn là Nam Tông nhưng bạn nên tìm hiểu kĩ Bắc Tông rồi hẵng rồi, đừng tự vẽ bức tranh ra mà chê xấu.
    Thời Đức Phật còn tại thế thì làm gì có Nam với Bắc. Mọi người cứ nương theo Pháp Tứ Y của Đức Phật mà đi theo trí tuệ của mình.
    Chúc mọi người luôn tinh tấn theo Chánh Pháp

    Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC --> NHƯ LÝ TÁC Ý --> VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ --> TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TỪ-BI-HỶ-XẢ
    BA HÀNH ĐỘNG THÂN, KHẨU, Ý --> LUÔN THỰC HIỆN BẰNG TÂM TỪ-BI-HỶ-XẢ

  9. #9
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sunhetxoan Xem Bài Gởi
    Bạn nói thế là không đúng, có phải ai cũng chờ đến 49 ngày đâu, người cực thiện hoặc cực ác tái sanh luôn và còn những người khác do họ còn lưu luyến cõi trần tục đó chứ, chính gia đình họ cũng níu kéo họ còn gì, đơn giản là thiêu xác và mang cốt lên chùa nhưng họ để ở nhà, chính vì vậy chân linh mới lưu luyến. Bạn là Nam Tông nhưng bạn nên tìm hiểu kĩ Bắc Tông rồi hẵng rồi, đừng tự vẽ bức tranh ra mà chê xấu.
    "Kinh điển Đại Thừa cho ta một cái nhìn phóng khoáng hơn về giáo lý căn bản của Đạo Bụt, có thể giúp ta phòng ngừa sự co rút lại của giáo lý và của những phương pháp hành trì giáo lý. Giáo lý Đại Thừa giúp ta khám phá được chiều sâu của các nền văn học Nikaya và A-hàm, giống như ánh sáng chiếu vào đối tượng quan sát của kính hiển vi, một đối tượng quan sát đã hơi biến hình và méo mó vì những thủ thuật cất giữ nhân tạo. Cố nhiên các kinh điển Nikaya và A-hàm gần với Đạo Bụt nguyên thí hơn, nhưng các kinh điển này đã bị sửa chữa và biến hình ít nhiều vì cách hiểu và cách hành trì của những truyền thống đã có công truyền thừa và cất giữ những kinh điển ấy. Các thế hệ học giả và hành giả tương lai cần căn cứ trên kinh điển của cả hai truyền thống Bắc tông và Nam tông để có thể khắc phục lại được tinh thần nguyên thí của đạo Bụt. Chúng ta phải sử dụng tất cả các kinh điển của cả hai truyền thống." -Thích Nhất Hạnh trong "Đường xưa mây trắng".
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  10. #10

    Mặc định

    Cám ơn bác BIN 571 .

    Nam Mô Thông Huyền Pháp Chủ Quyền Vương Quảng Đạt Đại Thánh Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát .

  11. #11

    Mặc định

    Cùng là phật Tử với nhau, sao lại phân biệt Nam tông với Bắc tông, tiểu Thừa hay Đại thừa làm gì, mà đặc biệt là càng không nên chê bai nhau. Làm như vậy đâu xứng là Phật tử.

    Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.

    Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí-huệ như hải.

    Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại.

    Nam-mô A-Di-Ðà Phật

  12. #12

    Mặc định

    Mình thấy người phân biệt chính là bạn đó, đi đâu bạn đó cũng chê bai Đại Thừa, nói thế này thế nọ.
    Tín Đạo chứ không tín Người Hành Đạo.

  13. #13
    Avatar của mumu
    Gia nhập
    Apr 2011
    Nơi cư ngụ
    coi diem la phu de
    Bài gởi
    19

    Mặc định

    Nhân duyên gì mà sinh làm thần ở thế giới ta bà ? và nhân duyên gì mà sinh làm thiên nhân hay thiên nữ ở cõi tròi? va nhân duyên gì ma sinh làm A tu la ? cõi A tu la ở đâu ? cõi trò̀i ở đâu? có ai biết không?

  14. #14

    Mặc định

    vào xem kinh nhà PHẬT sẽ biết !

  15. #15
    Avatar của mumu
    Gia nhập
    Apr 2011
    Nơi cư ngụ
    coi diem la phu de
    Bài gởi
    19

    Mặc định

    Kinh Phật là những miến bánh vễ ,nó chỉ nhìn nghấm đuộc mà không bao giờ ăn được cho dẫu có ăn được cũng không no cái bụng.

  16. #16
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mumu Xem Bài Gởi
    Kinh Phật là những miến bánh vễ ,nó chỉ nhìn nghấm đuộc mà không bao giờ ăn được cho dẫu có ăn được cũng không no cái bụng.
    Kinh điển Phật Giáo chỉ là những phương tiện để giúp chúng ta, như ngọn đuốc, như cái mái chèo, không nên chấp vào nó, có ai đi đến chỗ sáng lại còn thắp đuốc, có ai sang bờ bên kia rồi mà còn vác theo cái mái chèo?
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  17. #17

    Mặc định

    Đáng thương thay, đáng thương thay!!!
    Mới vừa thoát ác đạo lại chuẩn bị sa vào ác đạo tiếp. Những chúng sanh như vậy Thế Tôn gọi là từ tối vào tối. Thật là đáng thương thay!!!
    Nay có đoạn video này muốn chia sẻ để hiểu thêm về cõi âm http://www.duongvecoitinh.com/index....-coi-am-video/. Nếu ăn năn sám hối trì tụng Thần Chú Đại Bi đúng pháp liền trừ diệt tội kia. Nếu không như vậy, tôi thật có lòng thương sót mumu. Giống như Phổ Dũng Bồ Tát trong Kinh Chánh Pháp Đại Tập Hội, đối với sự thọ khổ của ông sắp tới không nỡ ( dám) nghĩ tới.

    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

  18. #18

    Mặc định

    A di Đà Phật!
    Bạn nói hay vậy bạn. Bạn lấy nguồn ở đâu đấy

  19. #19

    Mặc định

    Nam mô A Di Đà Phật
    Xin chào mấy sư huynh, sư tỷ...theo đệ được biết thì đức Phật không nói là có một thế giới địa ngục nằm dưới lòng đất ( cảnh giới địa ngục trong kinh chỉ được vay mượn từ Kỳ Na giáo và Ấn Độ giáo để răn đe , giáo dục con người thôi ).Còn quỷ và ma là 2 cách nói nhưng chỉ là linh hồn của những người đã mất vì còn lưu luyến hoặc chưa đủ nguyện lực hoặc vì một lý do nào đó mà chưa tái sanh làm người hay vật...còn cảnh giới Địa ngục thực sự chỉ là những nơi mà hương linh chưa tái sinh muốn tới, thường hay lui tới...theo đệ biết là như vậy...có gì sai xin quý sư huynh sư tỷ chỉ giáo... ^^
    Nam mô A Di Đà Phật

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi california Xem Bài Gởi
    Nam mô A Di Đà Phật
    Xin chào mấy sư huynh, sư tỷ...theo đệ được biết thì đức Phật không nói là có một thế giới địa ngục nằm dưới lòng đất ( cảnh giới địa ngục trong kinh chỉ được vay mượn từ Kỳ Na giáo và Ấn Độ giáo để răn đe , giáo dục con người thôi ).Còn quỷ và ma là 2 cách nói nhưng chỉ là linh hồn của những người đã mất vì còn lưu luyến hoặc chưa đủ nguyện lực hoặc vì một lý do nào đó mà chưa tái sanh làm người hay vật...còn cảnh giới Địa ngục thực sự chỉ là những nơi mà hương linh chưa tái sinh muốn tới, thường hay lui tới...theo đệ biết là như vậy...có gì sai xin quý sư huynh sư tỷ chỉ giáo... ^^
    Nam mô A Di Đà Phật
    Sai, Đạo Phật nói rằng không có linh hồn, chỉ có các tôn giáo khác mới nói như vậy, đó là nhầm lẫn cơ bản. Theo Phật Giáo không có linh hồn cũng như âm hay dương.
    Tín Đạo chứ không tín Người Hành Đạo.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. thiên sư chưởng trung phù
    By Ken in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 11-11-2011, 03:15 PM
  2. Mê Tín Dân Gian
    By phimanh in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 07-08-2011, 07:15 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 01:54 PM
  4. Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 14-02-2011, 06:42 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •