kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú

  1. #1
    Đai Đen Avatar của laduykhanh
    Gia nhập
    Feb 2008
    Nơi cư ngụ
    Tu viện Drikung Kagyupa
    Bài gởi
    540

    Exclamation Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú

    TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ

    Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha:
    OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA.


    Âm Hán:
    Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
    Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.


    Nghĩa:
    Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành.

    Xuất Xứ: Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni. Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từ Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni và Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.

    Ai sợ Cứu diệu ( kim mộc thủy hỏa thổ thái âm thái dương tuệ bột la hầu ..) chiếu đến ám hạn , chí tâm tụng chú này 108 biến mọi tật nạn tiêu tan . Đây là phương cách dễ dàng đeer giải hạn.
    LDK
    Lama Drikung Konchog Tinley
    :yb663:Namo Gurube:yb663:

    Thiền quán mà chẳng học Pháp thì như leo núi mà chẳng có chân.
    Học Pháp mà chẳng thực hành thì là bơ bị chua đáng bỏ.

    Y!: laduykhanh

  2. #2
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Buồn cưởi nhất là Chơn Ngôn cũng giải nghĩa luôn.

  3. #3

    Mặc định

    KhôngĐượcNhìn :"Buồn cưởi nhất là Chơn Ngôn cũng giải nghĩa luôn."



    THẬP CHÚ
    (Phạn - Hán)

    Trong thời công phu khuya ở đa số các chùa đều có tụng chú Lăng Nghiêm, đại bi và thập chú. Từ lâu tôi vẫn có ý tìm lại những bản tiếng Phạn (Sanskrit) của những bài chú này. Trong quyển "Nhị Khóa hiệp giải" có nói rõ về xuất xứ của các bài chú này, nhưng đương nhiên là không có tiếng Phạn. Sau này Hòa thượng Thiền Tâm trong Kinh Niệm Phật Ba la mật, có phiên âm lại bài chú Vãng Sinh cho giống với tiếng Phạn hơn. Các thần chú đều được chư tổ phiên âm từ Phạn sang Hán, rồi từ Hán sang Việt. Trải qua hai lần phiên âm như vậy nên cũng cùng một chữ Phạn mà khi sang tiếng Việt thì biến thành nhiều dạng, thí dụ như chữ Svaha, biến thành: xóa ha, tóa ha, tát bà ha, ta phạ ha, tá hắt. Chữ Om biến thành Án, Úm, v.v...

    Theo giáo lý Mật tông hay Chân ngôn tông thì việc tụng và phát âm thần chú rất quan trọng. Vì Phạn âm (đúng hơn là Phạm âm, tức âm thanh của Phạm thiên) có năng lực rung cảm với pháp giới và chư thiên long bát bộ. Do đó chúng ta thấy các vị Lama Tây Tạng phải luyện giọng để tụng và phát âm các bài chú một cách rất đặc biệt.

    Không phải là chuyên tu về Mật tông nên chúng ta không thể và cũng không cần phải tụng giống như các Lama, nhưng ngày nay đa số chúng ta đều đọc được chữ quốc ngữ dựa trên các mẫu tự La tinh (a,b,c,d, ...), và tiếng Anh, tiếng Pháp, nên đều có thể đọc được ít nhiều tiếng Phạn (la tinh hóa), mặc dù không chính xác lắm. Chúng ta tụng các thần chú Lăng Nghiêm, đại bi, thập chú vì theo truyền thống do chư tổ để lại, và chúng ta đặt hết niềm tin nơi các ngài. Nhờ lòng tin kiên cố mà có cảm ứng. Chính vì thế mà sự phiên âm hay phát âm không thành vấn đề, đọc là xóa ha, toá ha, hay tát bà ha cũng được.

    Ngày nay với phương tiện truyền thông internet, chúng ta có thể sưu tầm, tra khảo nhiều tài liệu mà không cần phải mất công đi xa. Nhân tìm thấy tài liệu trên website của chùa Tịnh luật (www.tinhluattemple.org) nên tôi sưu tập và biên soạn lại 10 bài thần chú này để làm tài liệu tham khảo cho những vị nào muốn biết rõ hơn về cách chuyển âm cũng như xuất xứ. Về nghĩa thì chư tổ chủ trương không dịch nghĩa mà chỉ dịch âm, đó là vì tâm con người hay phân biệt chấp trước và đóng khung sự vật. Một khi biết được nghĩa rồi thì xem thường mà không tu hành thực tập nữa (sở tri chướng). Sự dịch nghĩa ở đây chỉ đại khái trên văn tự để biết một chút ý nghĩa của bài chú. Vì thật ra kinh chú của chư Phật và Bồ tát thì vô lượng nghĩa. Những ai đã quen trì tụng thần chú bằng tiếng Tàu, hay tiếng Việt thì cứ tiếp tục, ở đây không có ý khuyên quý vị phải đổi cách tụng. Tụng chú không phải là một cứu cánh, mà chỉ là phương tiện trợ đạo. Người tụng chú mà tâm tham lam, ác độc, ích kỷ, không diệt trừ ngã mạn, kiêu căng, không tu sửa tánh tình, không từ, bi, hỷ, xả, không giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh thì dù có tụng hàng trăm ngàn biến, thọ hàng trăm lễ quán đảnh, có được thần lực này nọ thì cũng chỉ là tà đạo, không phải là đạo Phật.

    Các bài chú tiếng Phạn được trình bày ở đây với tính cách tài liệu tham khảo, chưa chắc đúng hẳn 100%, nhưng ít ra cũng cho ta thấy được một chút mặt mũi nguyên bản và nguồn gốc của chúng. Nếu quý vị nào có tài liệu chính xác hơn thì xin hoan hỷ gửi cho tôi để bổ chính lại. Xin đa tạ.

    Thích Trí Siêu
    29/5/04

    Thập chú :
    -1/ NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI
    -2/ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ
    -3/ CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ LA NI
    -4/ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
    -5/ THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI
    -6/ DƯỢC SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN
    -7/ QUAN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN
    -8/ THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN
    -9/ VÃNG SINH TỊNH ĐỘ ĐỘ ĐÀ LA NI
    -10/ THIỆN NỮ THIÊN CHÚ
    Last edited by kìnhdương; 29-02-2008 at 10:28 AM.

  4. #4
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Trích "...Người tụng chú mà tâm tham lam, ác độc, ích kỷ, không diệt trừ ngã mạn, kiêu căng, không tu sửa tánh tình, không từ, bi, hỷ, xả, không giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh thì dù có tụng hàng trăm ngàn biến, thọ hàng trăm lễ quán đảnh, có được thần lực này nọ thì cũng chỉ là tà đạo, không phải là đạo Phật"

    Loại người như vậy không bao giờ gặp được Chơn Ngôn Phật, hơi đâu mà lo xa, nếu có gặp cũng chẳng tin. Thử đưa cho TheA coi, ổng có tin không.

    Trích "..Tụng chú không phải là một cứu cánh, mà chỉ là phương tiện trợ đạo.."
    Tôi có vài bộ Chơn Ngôn Phật trong đó Phật dạy: " ...nếu mà thành tâm Phật quả có thể dễ dàng đạt được... " vậy là phương tiện hay trợ đạo.
    Last edited by KhôngĐượcNhìn; 29-02-2008 at 10:32 AM.

  5. #5

    Mặc định

    CÂU DƯỚI ĐÂY :NGÃ MẠN KIÊU CĂNG TRÍ TUỆ CAO SIÊU NHƯ THẾ NÀO THÌ QUÁ RÕ

    Trích dẫn Nguyên văn bởi KhôngĐượcNhìn Xem Bài Gởi
    Buồn cưởi nhất là Chơn Ngôn cũng giải nghĩa luôn.

  6. #6
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Trí tuệ tôi còn thấp lắm, thua mấy ông có thể giải nghĩa cả Chơn Ngôn Phật. Tôi chịu chỉ vâng lời chả dám cải.

  7. #7
    Đai Đen Avatar của laduykhanh
    Gia nhập
    Feb 2008
    Nơi cư ngụ
    Tu viện Drikung Kagyupa
    Bài gởi
    540

    Mặc định

    LDK không có dịch nghĩ a, chẳng qua dịnc cho mọi người cùng hiểu qua về ýa nghĩa nó thôi , chứ ai mà hiểu dc hết ý nghĩa chân ngôn .
    Mong 2 bạn hữu hảo .
    Lama Drikung Konchog Tinley
    :yb663:Namo Gurube:yb663:

    Thiền quán mà chẳng học Pháp thì như leo núi mà chẳng có chân.
    Học Pháp mà chẳng thực hành thì là bơ bị chua đáng bỏ.

    Y!: laduykhanh

  8. #8

    Mặc định

    kình dương có thể dịch nghĩa được thập chú thì tốt biết mấy.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •