Cách đây 50 năm, ngày 16/10/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy được thông báo Liên Xô đã bí mật triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba. Trong 13 ngày sau đó, toàn thế giới có nguy cơ bị hủy diệt bởi một cuộc chiến hạt nhân.

Trong khi người Mỹ không hề biết tí gì, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev (tổng bí thư) đã bí mật đưa 98 đầu đạn hạt nhân chiến thuật tới Cuba, đủ khả năng đập tan một lực lượng xâm lược của Mỹ và cả căn cứ của Mỹ ở vịnh Guantanamo. Từ đó đến nay đã 50 năm, chưa khi nào cả trước và sau những ngày tháng 10/1962, thế giới đứng trước giây phút nguy ngập đến thế.

Trước khi ông Khrushchev đồng ý rút tên lửa khỏi Cuba, Mỹ phải cam kết loại bỏ các tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong 13 ngày bên miệng vực chiến tranh, các nhà lãnh đạo hai bên đã ra những đòn mà không ai ngờ được, trong đó có vụ bắn rơi máy bay do thám U-2 nổi tiếng trên bầu trời Cuba. Một học giả đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cuộc khủng hoảng và viết lại nó trên tạp chí Foreign Policy số tháng này.

Ảnh trên, Kennedy trong Nhà Trắng trong những ngày căng thẳng của khủng hoảng hạt nhân. Ảnh: JFK Library.

Ngày 1/10/1962, tình báo Mỹ báo động cho Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara về khả năng một số tên lửa đạn đạo tầm trung xuất hiện tại một căn cứ quân sự ở Cuba. CIA cũng phát hiện ra một bãi phóng tên lửa tầm trung ở Cuba (ảnh trên). McNamara liền ra chỉ thị cho lãnh đạo các quân chủng không quân và hải quân Mỹ chuẩn bị phong tỏa và oanh kích Cuba.

Trong lúc đó, tàu chở hàng của Liên Xô mang tên Omsk rời cảng ở Biển Đen để đến Cuba, mang theo bảy tên lửa R-12. Ảnh: National Security Archive

Ngày 2/10, Mỹ cho thử hạt nhân tại một hòn đảo trên Thái bình dương. Một máy bay B-52 thi hành nhiệm vụ thả quả bom có sức công phá khổng lồ, nhưng vụ thử này thất bại (sau đó nó thành công vào ngày 30/10). Cùng lúc, quân đội Mỹ ra tuyên bố nói rằng các hành động ở Cuba sẽ là đúng đắn nếu có chứng cớ xác thực về việc "quân đội Liên Xô chống lại các quyền của phương Tây ở Berlin" hoặc "có vũ khí tiến công trên đất Cuba".

Tại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara yêu cầu bất kỳ kế hoạch chiến lược nào đối với Cuba cũng cần kèm mục tiêu gạt ông Fidel Castro khỏi vị trí nắm quyền. Trong khi đó, tàu chở hàng Krasnograd của Liên Xô cập cảng Cuba, mang theo 6 quả tên lửa R-12.

Ảnh trên cho thấy hình ảnh của quả bom mà Mỹ thử thành công cuối tháng 10. Ảnh: United States Department of Defense

Ngày 4/10, tàu chở hàng của Liên Xô mang tên Indigirka cập cảng Cuba, mang theo lô đầu đạn hạt nhân đầu tiên đến quốc đảo. Con tàu chở 6 quả bom, 36 đầu đạn cho tên lửa tầm xa R-12; và 36 đầu đạn dành cho tên lửa tầm ngắn FKR. Tổng cộng, lượng vũ khí này mạnh gấp 20 lần toàn bộ lượng thuốc nổ mà quân đồng minh thả xuống Đức trong thế chiến II.

Trong cuộc họp với ban Cuba của CIA, em trai tổng thống và là Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Robert "Bobby" Kennedy (ảnh) kêu gọi thực hiện nhiều cuộc chiến tranh phá hoại trong lòng Cuba. CIA quyết định xem xét các kết hoạch rải mìn tại các cảng Cuba, bắt cóc và thẩm vấn các quân nhân quốc đảo. Cùng lúc đó, theo chỉ thị của Kennedy, không quân Mỹ xây dựng các bệ phóng tên lửa SA-2 giả định của Liên Xô, để các phi công diễn tập đánh bom. Ảnh: Fuji

Ngày 5/10, Robert Kennedy gặp Georgi Bolshakov (thứ hai từ phải), bạn thân của ông và là đặc phái viê không chính thức của Liên Xô. Bolshakov đảm bảo với Kennedy rằng các vũ khí ở Cuba hoàn toàn mang tính phòng vệ. Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ thông báo rằng tổng thống Kennedy muốn ngừng các hoạt động chống Cuba cho đến khi bầu cử tháng 11 diễn ra xong xuôi, nhưng cũng nhận thức được rằng ông không thể kiểm soát các diễn biến.

Ngày 6/10, Mỹ tiếp tục thử một quả bom hạt nhân ở Thái bình dương. Tuy nhiên sức công phá của quả bom thấp hơn nhiều so với dự kiến. Ảnh: JFK Library.

Ngày 9/10, Nhóm Đặc nhiệm Mỹ, chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động chống phá ngầm ra lệnh sử dụng các loại máy bay do thám U-2, không người lái và F-101 "phủ kín" Cuba ở các tầm thấp, trung và cao. Tổng thống Kennedy ra lệnh giữ kín toàn bộ thông tin tình báo về các tên lửa của Liên Xô ở Cuba.

Ngày 10/10, tàu vận tải Kurchatov của Liên Xô rời cảng Kaliningrad đi Cuba, mang theo các thiết bị dành cho đầu đạn hạt nhân của tên lửa R-14. Một ngày sau đó một tàu khác cũng rời bến mang theo chuyến hàng tương tự. Ảnh: National Security Archive.

On Oct. 12, another Soviet ship, the Kimovsk, leaves from Kaliningrad with five R-14 missiles destined for Cuba. Meanwhile, the Poltava leaves Nikolaev in the Black Sea with a further seven R-14 missiles. A U.S. agent based in Cuba reports a Soviet military installation near San Cristobal to the CIA. As late as Oct. 13, the Soviet Ambassador to the United States -- Anatoly Dobryin, shown above -- is unaware of missile deployment by the Kremlin and vehemently denies that the USSR has nuclear weapons in Cuba. On Oct. 14, a U-2 plane, piloted by Major Richard S. Heyser, obtains the first hard photo evidence of MRBMs in Cuba, a mjor turning point in the crisis

Ngày 12/10, tàu Kimovsk rời cảng nói trên với 5 quả tên lửa R-14 đi Cuba. Trong khi đó tàu Poltava (ảnh trên) tạm biệt bến cảnh ở Biển Đen chở 7 quả tên lửa cùng loại. Một điệp viên Mỹ hoạt động ở Cuba cho biết Liên Xô đã lắp đặt thiết bị ở một căn cứ trên đảo.

Cho đến tận ngày 13/10, đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatoly Dobryin vẫn khẳng định Liên Xô không hề triển khai tên lửa ở Cuba. Ngày 14/10, một chiếc U-2 của Mỹ do phi công thiếu tá Richard S. Heyser điểu khiển, chụp được bức ảnh đầu tiên cho thấy sự hiện diện của tên lửa hạt nhân chiến lược của Liên Xô ở Cuba - một dấu mốc quan trọng trong toàn bộ cuộc khủng hoảng.
On Oct. 15, the Soviet cargo ship Kurako leaves from Kaliningrad and sails for Cuba with equipment for R-14 missiles. Meanwhile, in the United States, the Navy and Marines launch PHIBRIGLEX-62, a military exercise involving an attack on a Puerto Rican island to overthrow imaginary dictator referred to as "ORTSAC" -- "Castro" spelled backwards. Intelligence analysts in Washington use photos from a reconnaissance flight to identify 23-24 missile sites in Cuba. They also identify parts of a Soviet medium range ballistic missile (MRBM) in San Cristobal.a
Ngày 15/10, tàu vận tải của Liên Xô tiếp tục chở các linh kiện tên lửa R-14 đến Cuba. Trong khi đó hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu cuộc tập trận giả định đổ bộ lên một đảo và lật đổ chính quyền đứng đầu bởi một người tên là ORTSAC, cách đánh vần ngược lại với tên của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro. Các ảnh do máy bay trinh thám của Mỹ chụp cho thấy có khoảng 23-24 bãi phóng tên lửa (ảnh trên), và các bộ phận của tên lửa đạn đạo tầm trung trên đất Cuba. Ảnh: National Security Archive.

Ngày 16/10 là ngày đầu tiên trong chuỗi 13 ngày nguy hiểm của thế giới.

8 giờ sáng, tổng thống Mỹ Kennedy được cố vấn an ninh quốc gia thông báo đã có những bằng chứng rõ ràng về sự hiện diện của tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba. Kennedy thốt lên rằng Khrushchev "không thể làm thế với tôi".

Tại Moscow, lãnh đạo Liên Xô Khrushchev thông báo với đại sứ Mỹ rằng mọi vũ khí ở Cuba chỉ nhằm phòng vệ.

Tại Washington, hàng chục chuyên gia phân tích ảnh được mời đến xem xét các ảnh trinh thám do U-2 chụp. Một số ý kiến cho rằng mới chỉ có tên lửa mà chưa có đầu đạn, nên không đáng lo ngại. Nhưng ý kiến khác đánh giá rằng mối đe dọa từ tên lửa ở Cuba đối với Mỹ là rất nghiêm trọng và cần được tiêu diệt ngay bằng các cuộc oanh kích của máy bay Mỹ. Cùng ngày, một con tàu của Liên Xô mang theo các thiết bị cần thiết cho tên lửa R-14. Kennedy được thông báo rằng tên lửa của Liên Xô chỉ cần hai tuần nữa là sẽ hoạt động ngon lành. Ảnh: National Security Archive.

Ngày 17/10, giới chức cấp cao của Mỹ tranh luận gay gắt về việc có tiến hành oanh kích các bãi phóng tên lửa của Cuba hay không. Một phe yêu cầu Kennedy nhượng bộ Liên Xô và cam kết rút tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, bởi việc Liên Xô đưa tên lửa đến Cuba là để cân bằng tình hình và trao đổi nhượng bộ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara cho rằng oanh kích vào Cuba là không thực tế. Một số ý kiến đưa ra là nên phong tỏa Cuba, trong khi phe ngược lại cho rằng việc này có thể dẫn đến các hành động phản vệ của Liên Xô, như phong tỏa Berlin.

Cùng ngày, chủ tịch Cuba Castro trả lời phỏng vấn một đài Pháp, nói rằng "chúng tôi là nạn nhân từ sức ép của chính quyền Mỹ". Ảnh: National Security Archive.