Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 78

Ðề tài: Phong tục

  1. #1
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Phong tục

    Phong tục

    Ở phần này , mình sẽ post các phong tục ở Việt Nam ta . Mong mod sẽ đưa phần này lên đầu để mọi người xem .

    Cỗ và mâm cỗ ở Việt Nam

    Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

    Cỗ là bữa ăn đặc biệt có tính chất long trọng, thân tình được tổ chức trong gia đình như: cỗ cưới, cỗ nhà đám, giỗ chạp, mừng một sự thành công, mừng cha mẹ sống lâu, tết nhất... Riêng cỗ mừng thọ của cha mẹ là do con cái đóng góp làm cỗ, các con trai làm các món ninh giò, mọc, nem, các con dâu làm các món bánh rồi quây quần với nhau ăn cỗ. Ở các gia đình khá giả hoặc ở thành phố, cỗ khai trừ tất cả các món ăn mà thường ngày dùng như dưa, cà, cá kho, rau muống... Có nhiều loại cỗ, cỗ tứ quý gồm 4 thứ hải sản chế biến thành mâm cỗ, cỗ cưới có xôi gấc đỏ, cỗ nhà đám có xôi trắng, cỗ mặn, cỗ chay... Có mâm cỗ một tầng, hai tầng, hoặc năm tầng, như ở 49 làng Quan họ xưa.

    Trước đây, ở nông thôn cũng như thành phố đều có những phường nấu cỗ thuê do các nghệ nhân sành, thạo đời, khéo tay đảm nhiệm. Họ thường có kỹ thuật cao và cha truyền con nối. Họ có được những món truyền thống độc đáo. Ông Kiếm ở Cổ Nhuế biểu diễn giết gà một mình chỉ cần chiếc tăm vót nhọn. Ông Khán Trúc ở Trích Sài một mình giết một con lợn 15kg, chỉ cần một vò nước nóng. Trong phường có ông trùm phường là giỏi nhất. Những người nấu cỗ thuê rất hãnh diện về nghề và được đi nấu ở nhiều nơi, chủ yếu là để lấy tiếng chứ không vì vật chất. Họ góp ý kiến với nhà chủ, ra thực đơn rồi chia nhau mỗi người làm một hoặc nhiều món sở trường.

    Mâm cỗ một tầng cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và năm đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào. Có khi gia giảm bằng các món rán, nướng, quay hoặc nem Sài Gòn, xôi, chè, được xếp phía ngoài để ăn sau cùng. Bát nước mắm chấm có hồ tiêu, chanh, ớt hoặc cà cuống đặt giữa mâm.

    Người uống được rượu thích những món có kèm xương xẩu hoặc sụn như đầu gà, cánh gà hoặc món nộm có đủ chua ngọt, cay, bùi, giòn, mềm. Rau thơm thường dùng húng láng thơm ngát, kinh giới thơm thanh cao hoặc rau ngổ có mùi thơm sắc gọn mà dữ dội.

    Cỗ ở miền Nam có thêm chả nướng ăn với rau thơm, khế, chuối xanh, giá, đậu phộng, bánh tráng...

    Mâm cỗ Việt Nam thơm ngon có truyền thống lâu đời, không cầu kỳ nhưng có đủ mùi vị, màu sắc. Trên bát bóng có những lát bóng trắng ngọc, điểm mấy lát trứng tráng vàng, vài con tôm đỏ, vài quả đậu Hà Lan xanh, nấm hương màu nâu. Trên bát miến có gan gà màu vàng đậm, tiết màu đỏ huyết dụ, thịt nạc màu trắng đục, mộc nhĩ đen nâu, ở giữa có một nhúm rau mùi xanh rờn. Khoanh giò thái ra có màu trắng ngon lành, hành xanh có củ trắng ngần, ớt đỏ hoặc vàng tươi trang điểm cho bát nước chấm vàng nâu... mâm cỗ là một bức tranh đẹp và hấp dẫn.

    Ăn cỗ xong khách còn ăn xôi, chè hoa cau, chè cốm hoặc chè đậu đãi, rồi ra bàn bên cạnh uống nước trà, hút thuốc, ăn trầu.

    Lúc khách ra về, chủ và khách chắp tay trên ngực, nói với nhau vài câu quý hóa rồi cùng vái nhau mấy vái. Cái kiểu chào này thật trang trọng, thân mật, giản dị, đượm màu sắc Phật giáo. Một số khách vừa thân tình vừa có họ với nhà chủ ở lui lại một chút. Họ nhận phần gồm một nắm hoặc một đĩa xôi, có thêm miếng thịt hay quả chuối, vì thế mới có câu: Có xôi có thịt mới nên phần.

    Cỗ Việt Nam là cả một công trình, nó không phải là tiệc, không phải là liên hoan. Nó có cái độc đáo của nó, có điều ngày nay các phường nấu cỗ thuê không tồn tại nữa, kho tàng nghệ thuật ẩm thực Việt Nam cũng mất đi nhiều điều quý báu. Phải chăng, các nhà làm bếp bây giờ cần phải đi tìm lại kỹ thuật nấu cỗ của người xưa để bữa cỗ Việt Nam được vừa dân tộc, vừa khoa học hơn. Ẩm thực cũng là điều thiêng liêng, là nghệ thuật, là văn hóa.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  2. #2
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó

    Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó

    Trong ngày làm lễ cơm mới, người nhiều tuổi nhất trong nhà sẽ ra nương một mình để gặt một vài cụm lúa mới về cúng tổ tiên. Người đó phải dựng một ngôi sàn nhỏ trên nương, bày ba chén rượu, ba đôi đũa, một hòn đá, một quả trứng gà luộc, một nắm cơm và ba sợi chỉ trắng, rồi khấn thần lúa. Sau đó, cùng chỉ buộc vào ba cây lúa để không cho hồn lúa bay đi, rồi mới dùng một nhíp nhỏ ngắt 6 khóm lúa mới ở cạnh đó. Việc cắt lúa được thực hiện từ tây sang đông. Người Xá Phó quan niệm rằng, khi gặt mà hướng về phía mặt trời mọc thì thóc lúa sẽ được nhiều. Khi gặt, vừa nhanh, vừa phải nhìn chăm chăm vào khóm lúa đang gặt để tránh chim chuột biết đến tranh cướp hết. Người gặt sẽ bày đủ sáu khóm lúa vừa gặt được dưới chân bàn thờ, rồi bóc quả trứng luộc để xem. Nếu như lòng trắng quả trứng tròn vo, mịn màng thì năm đó mùa màng thất bát. Vì thế, trước khi ra về, kết thúc nghi lễ của ngày đầu tiên, người gặt sẽ cắm một cái ta leo để cấm người lạ.

    Ngày thứ hai, cả vợ lẫn chồng chủ nhà cùng đi gặt. Theo phong tục, họ vẫn không được nói gì và mỗi người gặt đủ 15 bó lúa để cúng như hôm trước.

    Ngày thứ ba, việc gặt lúa vẫn được tiến hành trong im lặng, dẫu lần này cả gia đình cùng tham gia. Mãi đến khi, lúa gặt đã cơ bản xong, chủ nhà bỏ cái ta leo đi thì mọi người mới được nói chuyện bình thường.

    Sau những nghi lễ bắt buộc của mùa gặt mới, gia chủ chờ đến một ngày tốt mới làm lễ ăn cơm mới chính thức. Lễ gồm ba mâm cơm: mâm thờ mẹ (hoặc bà nội), gồm các loại thịt thú rừng sấy khô, hoa chuối đồ, củ gừng, củ khoai sọ và tám bát rượu to, nhỏ. Hai mâm thờ bố (hoặc ông nội) có các món tương tự, chỉ có điều, cơm cũ và không phải là tám bát rượu mà chỉ có một bát to và một bát nhỏ. Khi cúng, thầy mo cúng mâm bố trước, cúng mâm mẹ sau. Lúc này, bà chủ nhà hoặc vợ của các người anh em chồng phải ngồi túc trực bên mâm. Lễ cúng xong, phụ nữ được ăn cơm trước và ăn ở mâm có cơm mới.

    Bà chủ nhà sẽ gói một gói cơm mới và một bát rượu to cho chồng, rồi đem thêm cơm mới cùng các thức ăn ngon cúng ở mâm mẹ chia cho các thành viên nam giới ngồi bên mâm cúng bố. Nhiều người trong bản cùng kéo đến ăn cơm mới và múa hát cùng gia chủ.

    Lúc này, lễ ăn cơm mới của người Xá Phó mới được coi là kết thúc.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  3. #3
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Luật tục Atach của người Chăm ở An Giang

    Luật tục Atach của người Chăm ở An Giang

    Ở An Giang hiện có hơn một vạn người Chăm. Họ cùng ngữ hệ với người Chăm miền trung, có một số người nói và nghe được tiếng Khmer. Họ sống tập trung thành những ấp (puk) hay liên ấp xen kẽ những làng của người Kinh, từ biên giới Việt Nam - Cambodia, rải rác, chạy dài theo sông Hậu Giang và sông Khánh Bình chảy xuống hợp ở Tam Giang thị xã Châu Đốc, rồi đổ xuống xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang). Trong sinh hoạt cộng đồng, hôn nhân gia đình, tang chế, tranh chấp tài sản, thừa kế... người Chăm không đưa ra chính quyền giải quyết, mà xử lý bằng luật tục (Atach) do hệ thống chức sắc tôn giáo xét xử. Đó là: "giáo cả" (Ha-kêm) - do tín đồ liên ấp bầu ra, nhiệm kỳ suốt đời, trừ khi sai phạm nặng: "phó giáo cả" (Na-ef Ha-kêm), ủy viên thư ký (Ka-ren), thủ quỹ (Pan Pageh), cố vấn. Đối với vấn đề chính trị, theo ai, chống ai, họ đều tuân theo sự lãnh đạo của Ha-kêm.

    Người Chăm An Giang theo đạo Hồi Islam, nghiêm chỉnh chấp hành năm tín điều: Tin tưởng tuyệt đối vào Thánh Allah, hành lễ mỗi ngày năm lần, chay tịnh trong tháng lễ Ramadan, bố thí cho người nghèo, hành hương về thánh địa Meca. Họ kiêng ăn thịt heo, chó, khỉ và những loài chim chân quắp mồi. Phải đọc kinh trước khi giết những gia súc, gia cầm được phép ăn. Nếu con vật đó chết trước khi đọc kinh, phải bỏ đi. Khi lễ Ramadan kết thúc, người giàu trong ấp muốn đãi bà con thì mua một con bò đưa đến Thánh đường. Con bò được trói lại cẩn thận, trên mình phủ kín tấm vải trắng. Mọi người đứng chung quanh con vật, im lặng nghe ông thầy Cả đọc kinh. Chấm dứt hồi kinh, thầy Cả một tay cầm dao, một tay kéo tai con vật xuống, đo cần cổ, tới đâu là cắt đến đấy. Luật tục cho phép người Chăm có quyền lấy vợ, lấy chồng người dân tộc khác nhưng phải chịu gia nhập Hồi giáo. Nam giới đội mũ trắng, vận sà-rông, từ 13 tuổi đến 15 tuổi phải làm lễ cắt da quy đầu (Kho-tanh). Ông Chèn Kho-tanh đọc kinh, lấy kẹp tre cặp da quy đầu, dùng dao bén cắt, rồi thoa thuốc cầm máu và sát trùng. Điều này trái ngược với người Chăm miền trung chỉ dùng dao gỗ cứng cắt với tính cách tượng trưng. Phụ nữ Chăm ở An Giang không che mặt khi ra đường, nhưng choàng khăn the đủ mầu, trông rất đẹp. Thiếu nữ Chăm đến tuổi dậy thì từ 14, 15 tuổi phải tuân thủ luật Ga-sâm (cấm cung). Trong thời gian đó, ở các gia đình khá giả, họ thuê một bà già biết thêu dệt giỏi để phục vụ và dạy dỗ cô gái nghề dệt. Buồng của cô gái cấm cung là giang sơn kín đáo riêng biệt. Họ không được giáp mặt khách, chỉ quanh quẩn trong nhà, trong buồng quay tơ, dệt vải. Đến chiều tối mới được đi cùng "bà vú" hay người mẹ hoặc chị em ruột xuống sông tắm rửa bằng một cầu thang phụ nhỏ dẫn xuống sông. Muốn đi thăm họ hàng hoặc có việc cần thiết phải ra đường, cô gái cấm cung đi cùng bà già hoặc thiếu phụ và phải đi vào buổi tối để không ai nhìn rõ mặt. Cô gái cấm cung đến tuổi ba mươi mà không có ai cưới thì gia đình cho cô gái được tự do hơn. Hiện nay tục cấm cung đã bị bãi bỏ.

    Theo luật tục, con trai Chăm đi cưới vợ, khác với ở Ninh Thuận, Bình Thuận con gái Chăm đi cưới chồng. Người con gái đến tuổi 15 phải làm lễ hãm mình (Karok) đến đủ 16 tuổi tròn mới được lấy chồng. Nếu chưa qua lễ Karok, bị coi là gái "Ta-bung" (gái cấm) không có quyền lấy chồng. Việc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt và nhờ người mai mối. Để đạt đến ngày động phòng hoa chúc, đôi tân lang phải qua các lễ: lễ hỏi, lễ cưới, lễ nhóm họ, ngày đưa rể và lễ động phòng. Ngày cưới là ngày người phụ nữ Chăm được phô diễn nhan sắc, áo quần cho mọi người ngắm nhìn. Do vậy, trang phục và trang điểm cô dâu rất công phu. Sau khi cùng bố vợ giao ước tại Thánh đường, chú rể được đưa bằng kiệu về nhà gái, ngồi cạnh cô dâu trước lư trầm hương tỏa khói thơm. Một ông già đọc kinh ban phước lành cho cô dâu, chú rể. Nhập phòng, chú rể bước đến, dùng ngón trỏ chỉ nhẹ vào trán cô dâu thể hiện quyền lực, rồi nhổ một trong ba bông hoa (hoặc cành trâm) đang cài giữa búi tóc cô dâu, đặt trên đùi, tỏ ý rất hài lòng về người vợ mà Thượng đế và cha mẹ đã ban cho mình. Khi có thai, sản phụ kiêng nằm võng, sợ võng đứt hư thai; không ngồi ngay cửa chính sợ sinh con chậm; choàng khăn không buộc chặt lấy cổ, sợ sinh con bị nhau cuốn cổ; căng chiếc lưới đánh cá trên giường hai mẹ con để ngăn ma quỷ. Sinh xong, nhau thai rửa sạch chôn ngay dưới cầu thang. Sản phụ nằm trên hoặc cạnh bếp lửa một tuần lễ, ăn cá lóc kho tiêu, uống nước muối nhạt và uống thuốc điều hòa khí huyết là vỏ cây cọp cào, lợi sữa là cây "tam rây param đoh".

    Đàn ông Chăm giữ vai trò chủ gia đình và xã hội. Người cha qua đời, người thay thế giải quyết mọi việc là bác, chú, anh... Nam giới có quyền cưới nhiều vợ, miễn là có đủ khả năng nuôi sống họ. Tuy nhiên trong thực tế xã hội Chăm, hầu hết chỉ một vợ một chồng. Người chồng có quyền ly hôn vợ, nhưng phải có hai người làm chứng rằng hành vi của chồng là đúng và sáng suốt. Luật tục quy định ba trường hợp ly hôn vợ. Trường hợp "Talak Sa", vợ chồng ly hôn rồi có quyền ở lại với nhau không qua một thủ tục nào, nếu khi ly hôn không nói rõ lý do ly hôn. Trường hợp "Talăk Tùa", vợ chồng ly hôn còn trong thời hạn ba tháng, có quyền ở lại với nhau không làm thủ tục nào cả; nếu quá ba tháng, phải làm một tiệc cưới đơn giản. Trường hợp "Talăc Khâu", người chồng muốn ở lại với vợ cũ phải nhờ người bạn cưới vợ mình; sau 3 tháng, người chồng hờ này xin ly hôn; lúc bấy giờ, người chồng cũ mới có quyền cưới lại vợ mình.

    Tuy theo chế độ phụ quyền nam giới làm chủ,nhưng luật "Atach" cũng quy định những quyền lợi cho giới nữ. Đám cưới xong, người chồng phải ở rể bên vợ suốt đời (matri local). Bên nhà trai cất nhà cho chàng rể ở cạnh nhà cha mẹ vợ. Chàng rể ở nhà của cha mẹ vợ thì số tiền làm nhà phải giao cho gia đình vợ. Phụ nữ Chăm có quyền ly hôn chồng, nếu chồng bị bệnh bất lực hoàn toàn trước hay sau ngày cưới, người chồng không cấp dưỡng cho vợ đủ sống, người chồng vi phạm luật "Atach", uống rượu bia, lưu manh, trộm cắp, dâm ô, hỗn láo với người cao tuổi hoặc người có chức sắc... Để được ly hôn, trước hết, người vợ kiện đến ông "Ahly" - giáo cả ở xóm, do tín đồ bầu ra - nếu không xong, chuyển đến ông "Ha-kêm" xử lý. Cuối cùng, hai vợ chồng cương quyết ly hôn thì được giải quyết. Con ở với mẹ, cha có nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng con cho đến tuổi trưởng thành. Tài sản chung chia đôi. Chồng làm, vợ không làm tùy chồng định đoạt. Nhà cửa bên vợ thì không chia. Nhà do vợ chồng xây dựng thì chia đôi. Trường hợp nhà do chồng làm, tùy chồng quyết định.

    Đám ma người Chăm đơn giản, hợp vệ sinh, chôn cất (địa táng) trong ngày, không cúng kiếng ăn uống, khi đưa tang không kêu khóc. Người Chăm tin tưởng sau khi người ta chết, hồn vía họ ra ở ngoài mả, lúc nào có lệnh Thánh Allah phán xét, hồn sẽ đến nghe phân xử. Người nào lúc sống giữ đúng giáo lý Hồi giáo, làm nhiều việc thiện, tuân thủ luật Atach Chăm..., theo người Chăm quan niệm, khi chết hồn sẽ được lên thiên đàng (suor Rôka). Người nào có nhiều tội lỗi khi chết, hồn bị đày xuống địa ngục ("Nua Rôka"), sau đó mới đầu thai lại. Luật Atach Chăm nghiêm cấm thờ cúng bụt, tin ma quỷ, bói toán, bùa ngải, đồng bóng... nhưng cá biệt một số người Chăm vẫn còn tin tưởng những chuyện trên, nhất là tin "ma lai" (Kăm lai) ban đêm rút đầu, ruột đi kiếm ăn. Truyền thuyết cho rằng, những phụ nữ Chăm lỡ thời muốn kiếm chồng hoặc những người có chồng thường đi xa, muốn chồng trung thành với mình, phải nhờ vào quyền lực "ma lai". Muốn luyện "ma lai", phải được một đạo sư cao tay truyền dạy phù phép. Trước tiên, chọn một nơi xa xóm làng, hoang vắng, có nhiều mồ mả, ít ai dám lui tới. Sau đó, cắt cổ một con gà trống trắng khỏe mạnh, mổ bụng, móc bỏ bộ lòng, lấy cây căng hai cánh ra, treo đầu gà trên một sợi dây buộc vào cái cây như cần câu, cắm tại nơi làm lễ. Mỗi đêm, vào lúc chín, mười giờ, người phụ nữ luyện "ma lai" bí mật đến địa điểm, lột hết xiêm y, đọc thần chú. Thời gian luyện từ năm đến mười đêm, đến khi nào con gà trên cây cất tiếng gáy, coi như đã thành công. Truyền thuyết này đã bị ánh sáng khoa học đẩy lùi, giờ chỉ còn là dư âm bên chén trà thơm.

    (Theo Phạm Văn Rớt)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  4. #4
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Tục ăn trầu

    Tục ăn trầu

    Tục ăn trầu tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng ?chuyện trầu cau?. Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng ?ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm?.

    Miếng trầu làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông giá lạnh, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt bao giờ cũng có trầu cau.

    Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Đa số nữ giới ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện, còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, lúc buồn. Có người ngỡ thuốc lào được sản xuất từ nước Lào, nhưng hoàn toàn không phải thế. Loại thuốc này chỉ có ở Việt Nam, nó đã đi vào ca dao tục ngữ Việt Nam từ rất xa xưa ?Nhớ ai như nhớ thuốc lào. Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên?. Hơn thế nữa, trong 54 dân tộc anh em, hầu như dân tộc nào cũng biết hút thuốc lào.

    Thuốc lào được hút bằng điếu bát loại thông dụng cho hầu hết các gia đình. Điếu ống dùng trong những gia đình quyền quý. Để cho tiện dụng khi xa nhà, những người lao động lại hút bằng điếu cày - loại điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày. Cùng với cơi trầu, chiếc điếu và bộ đồ pha trà là những đồ dùng tiếp khách trong mỗi gia đình.

    Trầu xanh, cau trắng, chay hồng,
    Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên


    (Ca dao)

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  5. #5
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Bàn thờ tổ tiên trong gia đình

    Bàn thờ tổ tiên trong gia đình

    Có thể hiểu nôm na tín ngưỡng là niềm tin thành kính. Người Việt trong quá trình phát triển, từng cộng đồng có tiếp thu tôn giáo này hay tôn giáo khác từ bên ngoài truyền vào; nhưng từ xa xưa, và đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ Tổ tiên.

    Cộng đồng lớn cả dân tộc có tổ chung là các Vua Hùng với nơi thờ là Đền Hùng, ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba mọi người đều mong được đến thắp hương tưởng niệm. Với đơn vị tụ cư là làng, thì dân trong mỗi làng có một tổ chung là Thành hoàng mà nơi thờ là đình làng. Đình làng thường được xây dựng ở trước làng, nhận cái thế đất thuận với dòng chảy của nước và hướng thổi của gió (phong thuỷ). ở đó, hàng năm có những lễ hội để dân làng cộng cảm mong một sự che chở chung. Cũng thế, những người cùng nghề lại có chung nhà thờ Tiên sư và vị tổ nghề. Trong khi đó cộng đồng cùng huyết thống lại có một ông tổ họ và nơi tưởng niệm là nhà thờ họ. Tuy nhiên, đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình, ở đó thông thường có vài thế hệ đang sống chung dưới một mái nhà, và cùng thờ những bậc tổ tiên gần của mình là cha mẹ, ông bà và cụ cố.

    Như vậy mỗi người đang sống đều là thành viên của những cộng đồng có quy mô khác nhau, mỗi loại cộng đồng có những vị Tổ riêng, nhưng tất cả mọi người đều có một niềm tin chung là tín ngưỡng Tổ tiên và do vậy cần phải có nơi thờ Tổ tiên. Nơi thờ ấy là đền, đình, nhà thờ họ, nhà thờ tổ nghề và nhà ở của gia đình, nghĩa là những công trình kiến trúc trang trọng nhất của mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân. Tại những công trình ấy, bàn thờ tổ tiên luôn ở trong nhà, nghĩa là thuộc nội thất.

    Từ thờ quốc tổ đến thờ cha mẹ đó là một truyền thống đạo lý rất đẹp, một nét khái quát, song gắn bó với mỗi gia đình là bàn thờ gia tiên mà nhà nào cũng có.

    Với người Việt, trong mỗi khuôn viên bao giờ cũng có một ngôi nhà chính dùng vào những việc quan trọng như thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt, ngủ và cất chứa tài sản quý. Ngôi nhà ấy thường có số gian lẻ, hay trừ phần làm buồng thì số gian nhà ngoài là số lẻ, và như thế bao giờ cũng có một gian giữa. Chính phía trong của gian giữa bao giờ cũng được dành làm nơi thờ, còn phía ngoài là nơi tiếp khách quý. Đấy là trung tâm của nội thất, chỗ trang trọng nhất, các sinh hoạt khác có diễn ra ở gian bên cũng đều hướng về đấy. Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hoà đồng để rồi cảm hoá lẽ đời.

    Bàn thờ tổ tiên của người Việt cũng phần lớn hướng nam, hàm ý con cháu tôn vinh tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (Thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng nam mà nghe thiên hạ tâu bày).

    Tuỳ quy mô ngôi nhà, và cũng tuỳ mức sống chủ nhà mà bàn thờ có kích thước và hình thức khác nhau. Những gia đình bần bách, nhà tranh vách đất với những đồ đạc trong nhà cũng đơn sơ, thì bàn thờ thường chỉ là vạt phên tre giữa hai cột trong của gian giữa, bên trong có bát hương nhỏ, đến ngày Tết có thể được dán tờ tranh chủ ở giữa vẽ những thứ như ở một bàn thờ nhà khá giả, hai bên dán câu đối đỏ, cũng tạo ra một cảnh sắc sang trọng và sáng sủa để khỏi tủi vong linh ông bà. ở những gia đình thuộc loại "thường thường bậc trung" trở lên, thì nơi ở là nhà ngói tường gạch. Ăn nhập với khung nhà bằng gỗ xoan sáng vàng hay gỗ lim đanh chắc, là những đồ gỗ, giường phản có thể có sập gụ tủ chè sang trọng, thì bàn thờ được đóng đàng hoàng. Phần trong cùng là gác lửng đóng nối giữa hai cột trong, ngoài kê thêm sập thờ, nhang án, phía trên có treo hoành phi và hai bên treo câu đối sơn then thếp vàng. Trên bàn thờ có thể có khám, ngai hay ít ra cũng đặt bài vị được chạm khá cầu kỳ và sơn thếp cẩn thận. Trước bài vị được đặt bình hương sứ to để khi thắp những nén hương vừa gợi ra bầu trời sao, vừa dâng truyền ý nguyện con cháu lên những đấng anh linh ở thinh không, phía ngoài còn bát nước trắng và đĩa trầu cau. Có thể có thêm đỉnh trầm bằng đồng, bên cạnh có một hoặc hai chiếc độc bình vừa biểu hiện tâm không lòng thành vừa để cắm hoa trong ngày Tết và giỗ chạp. Hoa cắm thờ thường là hoa huệ biểu hiện trí tuệ với sự thanh cao cả ở hương và sắc, ngày Tết hay cắm cành đào rực hoa, vừa biểu hiện sắc xuân với bầu trời rạng rỡ, vừa theo quan niệm xưa là để trừ ma quỷ. Lại còn cây đèn bằng đồng (hoặc gỗ sơn) để khi thắp đèn nến thì gợi ra cả vũ trụ với mặt trời. Nhang án gia đình khá giả được làm khá công phu với những ô hộc chạm tứ linh, dù đơn giản cũng phải được sơn thiếp, có khi được tính kích cỡ rất cẩn thận. Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh "cây có gốc, nước có nguồn" vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu.

    Chúng ta trong một thời gian dài có lúc có nơi nhận thức hời hợt về tín ngưỡng và tôn giáo, coi nhẹ đình, đền, chùa, làm đơn điệu hoá môi trường văn hoá làng, không ít cán bộ hiểu thô thiển cả về khái niệm duy tâm và duy vật, để tỏ ra "dứt khoát" với quá khứ và "đoạn tuyệt" với thần linh, ở nhà đã thu nhỏ bàn thờ, thậm chí bỏ đi hoặc đưa vào những chỗ phụ, khuất tối để không gây sự chú ý!

    Thế rồi những năm gần đây, trong trào lưu đổi mới, nhiều người dù chưa rõ ranh giới giữa tín ngưỡng với mê tín, nhưng thâm tâm thấy việc thờ tổ tiên là cần và đúng đạo lý. Và khi thấy nhiều đình, đền, chùa được xác nhận là di tích văn hoá - lịch sử, thì vững tin rằng nơi thờ tổ tiên chí ít là điểm hội tụ truyền thống tốt của gia đình, và từ đó sẽ toả sáng giá trị văn hoá soi cho con cháu bước vào tương lai. Nhận thức đúng, nhưng việc làm có nơi chiếu lệ, có nơi lại thái quá, trong nhà, rồi ngoài sân và trên sân gác - nơi nào cũng lập bàn thờ. Và trên bàn thờ gia tiên, ngoài bát hương và mấy thứ đồ thờ khác, có khi còn để không ít đồ nhựa, đồ điện, và ngay cạnh đấy là những tờ lịch. Tưởng làm thế là đẹp, nhưng khi trên ti-vi và tờ lịch là những cảnh "tươi mát" hay ít ra là những cảnh "văn hoá bãi biển" thì môi trường nội thất ấy thật là phản văn hoá!

    Bàn thờ tổ tiên là biểu hiện nếp sống văn hoá, biết vun trồng gốc để cây đơm hoa đẹp, rồi kết trái ngọt, do đó nó cần thiết đối với mọi người mọi nhà. Song ngôi nhà bây giờ đã khác trước, bàn thờ là một thành tố của nội thất cũng phải thích hợp với toàn cảnh. Ở nông thôn, ngôi nhà ít biến đổi, kiểu bàn thờ cổ truyền vẫn phát huy tác dụng; song với những ngôi nhà mái bằng thường có nhiều đồ gỗ kiểu mới và đồ điện hiện đại, thì chiếc hương án cầu kỳ lại không ăn nhập. Cũng thế, ở những khu tập thể, bên cạnh dãy nhà cấp 4 lụp xụp lại có những ngôi nhà hộp cao tầng, mỗi gia đình một căn hộ với hướng nhà và hướng cửa khá tùy tiện. Ở đấy, vấn đề bức bách là không gian, có thể dùng mặt tủ làm bàn thờ hoặc đóng cái giá gác lên tường, cần đặt ở vị trí trang trọng và có độ cao thích hợp để khi thờ cúng thì mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính. Mặt tủ đã thành bàn thờ thì chỉ nên để đồ tế khí. Đã là bàn thờ phải có bát hương, có điều kiện thì thêm bình hoa, cây đèn, ống hương, hoa, đèn, nước, trái cây, đĩa xôi hoặc phẩm oản, và theo phong tục dân tộc thêm đĩa trầu cau.

    Trong các gia đình, trừ trưởng tộc và trưởng chi vừa thờ tổ họ và tổ ngành vừa thờ gia tiên mình, các nhà con truởng thì thờ mấy thế hệ gần nhất, còn từ đời thứ 5 thì nhập chung vào lễ tế tổ, phần lớn các gia đình là con thứ, thì đồng thời theo thờ bố mẹ ở nhà con trưởng, còn thờ thêm ở nhà mình. Do đó nếu có chân dung tổ tiên xa thì để ở nhà thờ họ, gần thì để ở nhà con trưởng, nhà con thứ chỉ cần thờ chân dung bố mẹ. Tuy nhiên, bàn thờ gia tiên là thờ chung, không cần thiết phải có chân dung, thường có bài vị tượng trưng vẽ cây thông già. Chân dung chỉ cần thiết ở bàn thờ tang.

    Bàn thờ tổ tiên là một bộ phận trong không gian gia đình, nó tham gia vào nội thất với tính chất trang nghiêm, lịch sự và thẩm mỹ. Mỗi gia đình tuỳ không gian cho phép, tuỳ tương quan với tiện nghi sinh hoạt khác, có thể làm những bàn thờ thích hợp và đồ tế khí phù hợp, làm sao cái đẹp ở đây phải đảm bảo văn hoá ở cả chiều sâu tâm linh và mặt bằng hình sắc.

    (Theo Chu Quang Trứ)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  6. #6
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Bàn thờ Tổ tiên với cội nguồn văn hóa dân tộc

    Bàn thờ Tổ tiên với cội nguồn văn hóa dân tộc

    Có thể hiểu nôm na tín ngưỡng là niềm tin thành kính. Người Việt trong quá trình phát triển, từng cộng đồng có tiếp thu tôn giáo này hay tôn giáo khác từ bên ngoài truyền vào; nhưng từ xa xưa, và đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ Tổ tiên.

    Cộng đồng lớn các dân tộc có Tổ chung là các Vua Hùng với nơi thờ là đền Hùng, ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba mọi người đều mong được đến thắp hương tưởng niệm. Với đơn vị tụ cư là làng, thì dân trong mỗi làng có một tổ chung là Thành hoàng mà nơi thờ là đình làng. Đình làng thường được xây dựng ở trước làng, nhận cái thế đất thuận với dòng chảy của nước và hướng thổi của gió (phong thủy). Ở đó, hàng năm có những lễ hội để dân làng cộng cảm mong một sự che chở chung. Cũng thế những người cùng nghề lại có chung nhà thờ Tiên sư là vị tổ nghề. Trong khi đó cộng đồng cùng huyết thống lại có một ông tổ họ và nơi tưởng niệm là nhà thờ họ. Tuy nhiên, đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình, ở đó thông thường có vài thế hệ đang sống chung dưới một mái nhà, và cùng thờ những bậc Tổ tiên gần của mình là cha mẹ, ông bà và cụ cố.

    Như vậy mỗi người đang sống đều là thành viên của những cộng đồng có quy mô khác nhau, mỗi loại cộng đồng có những vị Tổ riêng, nhưng tất cả mọi người đều có một niềm tin chung là tín ngưỡng Tổ tiên và do vậy cần phải có nơi thờ Tổ tiên. Nơi thờ ấy là đền, đình, nhà thờ họ, nhà thờ Tổ nghề và nhà ở của gia đình, nguyên là trong những công trình kiến trúc trang trọng nhất của mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân. Tại những công trình ấy, bàn thờ Tổ tiên luôn ở trong nhà, nghĩa là thuộc nội thất.

    Từ thờ Quốc Tổ đến thờ cha mẹ đó là một truyền thống đạo lý rất đẹp, một nét khái quát, song gắn bó với mỗi gia đình là bàn thờ gia tiên mà nhà nào cũng có.

    Với người Việt, trong mỗi khuôn viên bao giờ cũng có một ngôi nhà chính dùng vào những việc quan trọng như thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt, ngủ và cất chứa tài sản quý. Ngôi nhà ấy thường có số gian lẻ, hay trừ phần làm buồng thì số gian nhà ngoài là số lẻ, và như thế bao giờ cũng có một gian giữa. Chính phía trong của gian giữa bao giờ cũng được dành làm nơi thờ, còn phía ngoài là nơi tiếp khách quý. Đây là trung tâm của nội thất, chỗ trang trọng nhất, các sinh hoạt khác có diễn ra ở gian bên cũng đều hướng về đấy. Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hòa đồng để rồi cảm hoá lẽ đời.

    Bàn thờ Tổ tiên của người Việt cũng phần lớn hướng Nam, hàm ý con cháu tôn vinh Tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần ?Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ? (Thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày).

    Tuỳ quy mô ngôi nhà, và cũng tuỳ mức sống chủ nhà mà bàn thờ có kích thước và hình thức khác nhau. Những gia đình bần bách, nhà tranh vách đất với những đồ đạc trong nhà cũng đơn sơ, thì bàn thờ thường chỉ là vạt phên tre giữa hai cột trong của gian giữa, bên trong có bát hương nhỏ, đến ngày Tết có thể được dán tờ tranh chủ ở giữa vẽ những thứ như ở một bàn thờ nhà khá giả, hai bên dán câu đối, cũng tạo ra một cảnh sắc trang trọng và sáng sủa để khỏi tủi vong linh ông bà. Ở những gia đình thuộc loại ?thường thường bậc trung? trở lên, thì nơi ở là nhà ngói tường gạch. Ăn nhập với khung nhà bằng gỗ xoan sáng vàng hay gỗ lim đanh chắc, là những đồ gỗ, giường phản, có thể có sập gụ tủ chè sang trọng, thì bàn thờ được đóng đàng hoàng. Phần trong cùng là gác lửng đóng nối giữa hai cột trong, ngoài kê thêm sập thờ, nhang án, phía trên có treo hoành phi và hai bên treo câu đối sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ có thể có khám, ngai hay ít ra cũng đặt bài vị được chạm khá cầu kỳ và sơn thếp cẩn thận. Trước bài vị được đặt bình hương sứ to để khi thắp những nén hương vừa gợi ra bầu trời sao, vừa dâng truyền ý nguyện con cháu lên những đấng anh linh ở thinh không, phía ngoài còn bát nước trắng và đĩa trầu cau. Có thể có thêm đỉnh trầm bằng đồng, bên cạnh có một hoặc hai chiếc độc bình vừa biểu hiện tâm không lòng thành vừa để cắm hoa trong ngày Tết và giỗ chạp. Hoa cắm thờ thường là hoa huệ biểu hiện trí tuệ với sự thanh cao cả ở hương và sắc, ngày Tết hay cắm cành đào rực hoa, vừa biểu hiện sắc Xuân với bầu trời rạng rỡ, vừa theo quan niệm xưa là để trừ ma quỷ. Lại còn cây đèn bằng đồng (hoặc gỗ sơn) để khi thắp đèn nến thì gợi ra cả vũ trụ với mặt trời. Nhang án gia đình khá giả được làm khá công phu với những ô hộc chạm tứ linh, dù đơn giản cũng phải được sơn thiếp, có khi được tính kích cỡ rất cẩn thận.

    Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh ?cây có gốc, nước có nguồn? vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu.

    Chúng ta trong một thời gian dài có lúc nhận thức hời hợt về tín ngưỡng và tôn giáo, coi nhẹ đình, đền, chùa, làm đơn điệu hóa môi trường văn hóa làng, không ít cán bộ hiểu thô thiển cả về khái niệm duy tâm và duy vật, để tỏ ra ?dứt khoát? với quá khứ và ?đoạn tuyệt? với thần linh, ở nhà đã thu nhỏ bàn thờ, thậm chí bỏ đi hoặc đưa vào những chỗ phụ, khuất tối để không gây sự chú ý.

    Thế rồi những năm gần đây, trong trào lưu đổi mới, nhiều người dù chưa rõ ranh giới giữa tín ngưỡng với mê tín, nhưng thâm tâm thấy việc thờ Tổ tiên là cần và đúng đạo lý. Và khi thấy nhiều đình, đền, chùa được xác nhận là di tích văn hóa - lịch sử, thì vững tin rằng nơi thờ Tổ tiên chí ít là điểm hội tụ truyền thống tốt của gia đình, và từ đó sẽ toả sáng giá trị văn hóa soi cho con cháu bước vào tương lai. Nhận thức đúng, nhưng việc làm có nơi chiếu lệ, có nơi lại thái quá, trong nhà - nơi nào cũng lập bàn thờ. Và trên bàn thờ gia tiên, ngoài bát hương và mấy thứ đồ thờ khác, có khi còn để không ít đồ nhựa, đồ điện, và ngay cạnh đấy là những tờ lịch. Tưởng làm thế là đẹp, nhưng khi trên ti vi và tờ lịch là những cảnh ?tươi mát? hay ít ra là những cảnh ?văn hóa bãi biển? thì môi trường nội thất ấy thật là phản văn hóa!

    Bàn thờ Tổ tiên là biểu hiện nếp sống văn hóa, biết vun trồng gốc để cây đơm hoa đẹp, rồi kết trái ngọt, do đó nó cần thiết đối với mọi người, mọi nhà. Song ngôi nhà bây giờ đã khác trước, bàn thờ là một thành tố của nội thất cũng phải thích hợp với toàn cảnh. Ở nông thôn, ngôi nhà ít biến đổi, kiểu bàn thờ cổ truyền vẫn phát huy tác dụng; song với những ngôi nhà mái bằng thường có nhiều đồ gỗ kiểu mới và đồ điện hiện đại, thì chiếc hương án cầu kỳ lại không ăn nhập. Cũng thế, ở những khu tập thể, bên cạnh dãy nhà cấp 4 lụp xụp lại có những ngôi nhà hộp cao tầng, mỗi gia đình một căn hộ với hướng nhà và hướng cửa khá tuỳ tiện. Ở đấy, vấn đề bức bách là không gian, có thể dùng mặt tủ làm bàn thờ hoặc đóng cái giá gác làm lên tường, cần đặt ở vị trí trang trọng và có độ cao thích hợp để khi cúng thì mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính. Mặt tủ đã thành bàn thờ thì chỉ nên để đồ tế khí. Đã là bàn thờ phải có bát hương, có điều kiện thì thêm bình hoa, cây đèn, ống hương, hoa, đèn, nước, trái cây, đĩa xôi hoặc phẩm oản, và theo phong tục dân tộc thêm đĩa trầu cau.

    Trong các gia đình, trừ trưởng tộc và trưởng chi vừa thờ tổ họ và tổ ngành vừa thờ gia tiên mình, các nhà con trưởng thì thờ mấy thế hệ gần nhất, còn từ đời thứ 5 thì nhập chung vào lễ tế Tổ, phần lớn các gia đình là con thứ, thì đồng thời theo thờ bố mẹ ở nhà con trưởng, còn thờ thêm ở nhà mình. Do đó nếu có chân dung Tổ tiên xa thì để ở nhà con trưởng, nhà con thứ chỉ cần thờ chân dung bố mẹ. Tuy nhiên, bàn thờ gia tiên là thờ chung, không cần thiết phải có chân dung, thường chỉ có bài vị tượng trưng. Chân dung chỉ cần thiết ở bàn thờ tang.

    Bàn thờ Tổ tiên là một bộ phận trong không gian gia đình, nó tham gia vào nội thất với tính chất trang nghiêm, lịch sự và thẩm mỹ. Mỗi gia đình tuỳ không gian cho phép, tuỳ tương quan với tiện nghi sinh hoạt khác có thể làm những bàn thờ thích hợp và đồ tế khí phù hợp, làm sao cái đẹp ở đây phải đảm bảo văn hóa cả chiều sâu tâm linh và mặt bằng hình sắc.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  7. #7
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Bánh chưng khổng lồ

    Bánh chưng khổng lồ

    Từ xa xưa trong hương vị ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam, bánh chưng là thứ không thể thiếu. Nhưng ở làng Nghìn (có tên chữ là làng Đông Linh) xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, có một loại bánh chưng "to nhất cả nước", nặng trên dưới 70 kg. Theo sử sách để lại thì tục gói bánh chưng khổng lồ theo lệ cúng bánh làng vào ngày mồng 6 tháng Giêng hằng năm là xuất xứ từ việc gói bánh làm quân lương phục vụ cho nghĩa quân đánh giặc, xuất hiện cách đây năm trăm năm.

    Đông Linh vốn là làng cổ, văn võ song toàn, từng có 4 vị đỗ đại khoa khắc tên tuổi trong Văn Miếu Hà Nội, còn là quê hương của võ tướng nổi danh - Phạm Bôi. Suốt 10 năm chống giặc Minh, ông cùng 6 anh em của mình xây dựng Địa Linh thành cơ sở chiến binh chống giặc ngoại xâm, về sau Phạm Bôi cùng các tướng lĩnh từ Địa Linh vào Lam Sơn dưới ngọn cờ đại nghĩa của Anh hùng Lê Lợi chung lòng góp sức cùng quân dân cả nước chống giặc Minh giải phóng Tổ quốc. Do có nhiều chiến tích oanh liệt, ông được vua Lê Thái Tổ ban quốc thích - Lê Bôi. Về sau ông lâm bệnh tại quê nhà vinh dự được Vua Lê Thánh Tông trực tiếp về thăm tại dinh thự, và khi ông qua đời được vua xuống chiếu sắc phong tặng cho làm Phúc thần của làng Địa Linh và cấp tiền bạc cho dân dựng đền thờ. Đình Đông linh thờ tướng quân Phạm Bôi đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa. Trong làng hiện còn có 6 miếu thờ 6 người anh em của tướng quân.

    Tục truyền rằng, trong những ngày hành quân từ quê nhà gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, tướng quân Phạm Bôi đã cho làm những chiếc bánh chưng đại để quân sĩ ăn đường. Bánh chưng dễ làm có độ dính rất cao, lại có thể để được hằng tháng, mang vác thuận tiện, rất phù hợp cho quân tướng hành quân đường dài mà không phải nổi lửa để che mắt quân giặc. Và khi chiến thắng trở về ông cho gói bánh chưng đại làm lễ khao quân. Việc gói bánh chưng đại đã trở thành tục lệ của làng từ khi tướng quân mất.

    Làng Nghìn có 6 xóm, theo lệ làng năm nào cũng gói bánh chưng đại để mồng 6 tháng giêng đem ra dâng cúng ở miếu xóm và đình làng. Mỗi chiếc bánh chưng được giao cho một gia đình gói, nhà nào được giao gói bánh thờ đều lấy đó làm niềm vinh dự lớn, phải lo chuẩn bị cả năm trước, từ việc cấy lúa nếp phải dành ruộng tốt nhất để có thóc thơm, phơi già, giã sạch, cất vào chum để dành, rồi trồng đỗ nuôi lợn chuẩn bị lá dong, dây chuối, mượn nồi... Những ngày giáp tết và sau Tết Nguyên đán, làng xóm tất bật nhộn nhịp, những nhà được giao làm bánh, bà con cô bác trong họ ngoài làng đến giúp đỡ. Các nguyên vật liệu đều được kiểm tra lại kỹ lưỡng, thông thường mỗi chiếc bánh chưng đại chừng 30 kg gạo nếp không có hạt lẫn, gẫy; trên dưới 10 kg đỗ xanh hạt đều đãi sạch vỏ, vàng óng; từ 5 đến 7 kg thịt lợn nạc, và các gia vị khác như hành, hạt tiêu; dây chuối khô gói bánh được chẻ từ những bạch chuối hột phơi nắng sao cho thật khô dẻo cuống thành những sợi to bằng chuôi dao; lạt tre được chẻ đều, lá dong được chọn kỹ khoảng 1.000 lá lành, đều đặn.

    Khi tiến hành gói, ngoài hàngchục người phục vụ từ việc vo gạo, thái thịt, ngâm đãi đỗ, cắt chẻ lá dong, còn cần đến 6, 7 nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm, thao tác điêu luyện. Trên một chiếc nong đại, 4 chiếc lạt tre dài chừng 2 mét xếp thành chữ tinh (#) trên đó, lá dong được đan cài và chia thành 8 đầu mối gạo, đỗ, thịt, gia vị được đổ vào lần lượt như gói bánh chưng thường, 4 người ngồi 4 góc vun cho bánh vuông dưới và nhỏ dần lên như chóp nón. Lạt được buộc, dây chuối bện theo, sao cho bánh nằm gọn trong một chiếc rọ võng, dùng đòn tre khiêng bánh vào nồi. Nồi luộc bánh là một cái nồi đồng đại, người lớn ngồi xổm bên trong ngập đầu, nồi luộc bánh không đặt trong bếp thông thường, người ta đào một hố hình chữ nhật, được tính toán hợp lý về chiều rộng, dài, sâu, đặt nồi lên đó và đốt củi ở dưới sao cho nhiệt tập trung bánh mới chín đều và rền. Sau 52 giờ, vớt bánh ra, vỗ lại cho thật vuông thành sắc cạnh, gói một lớp lá mới bên ngoài cho xanh ngắt, buộc bằng lạt nhuộm đỏ.

    Đúng ngày mùng 6 tháng Giêng, bánh được đặt lên kiệu, kèn trống rước ra miếu xóm và đình làng lễ thần. Lễ xong, bánh được chia đều theo xuất đinh cho các gia đình mỗi nhà nhận phần bánh khoảng từ 1 - 2 kg có đầy đủ hương vị. Những gia đình làm bánh cúng lại tất bật đem phần bánh biếu người thân trong họ ngoài làng. Cả làng vui như một ngày hội bởi được thưởng thức lộc đầu năm của thần ban.

    Hơn 5 thập kỷ qua, với nhiều lý do, tục gói bánh chưng khổng lồ làng Đông Linh không còn duy trì. Mãi tới năm 1998, tục lệ này mới lại được phục hồi, cả làng chỉ gói một chiếc bánh chưng khổng lồ với sự tham gia của toàn thể già, trẻ, gái, trai trong làng và sự chỉ dẫn của những cụ cao tuổi. Chiếc bánh chưng khổng lồ được đưa lên kiệu rước trong ngày lễ hội truyền thống của làng, kỷ niệm ngày sinh tướng quâm Phạm Bôi 14-2 âm lịch.

    Năm 2000 quê lúa Thái Bình đã có niềm vinh dự được dâng bánh chưng đại lên Thủ đô, góp phần với các địa phương trong cả nước đúng dịp lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội diễn ra quanh Hồ Gươm.

    (Theo Nguyễn Dương An)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  8. #8
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Báo bản- Một phong tục tập quán đẹp vùng chân quê

    Báo bản- Một phong tục tập quán đẹp vùng chân quê

    Xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là xã có phong tục Báo Bản. Thôn Nộn Khê, một trong 6 thôn của xã Yên Từ là chốn chân quê, nơi giữ gìn lâu đời phong tục đẹp này.

    Nộn Khê hình thành làng từ thời Lê - Hồng Đức, cách đây đã hơn 500 năm. Làng có 8 họ chính: Bùi, Đinh, Phạm, Cao, Mai, Lê, Trần, Nguyễn. Quá trình xây dựng và phát triển, 8 họ chính trên đã mở ra nhiều chi, hiện nay có đến 26 dòng họ.

    Tục lệ Báo Bản hình thành từ lâu và được phát huy cho đến ngày nay, mà trong thời đổi mới này tục lệ đẹp càng thêm phong phú, đa dạng. Báo là báo công, báo những việc đã làm trong năm qua, bản là gốc. Vậy Báo Bản là tổ chức một cuộc lễ hội để nhớ về nguồn gốc, nhớ về tổ tiên, những người đã có công lao xây dựng làng xóm ngày nay và sự đóng góp của lớp con cháu sau này. Ngày Báo Bản là ngày hội tụ của con cháu, của tất cả các dòng họ đang công tác, học tập, lao động từ "bốn phương" về. Nhiều người từ phía Nam, đông nhất là ở TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh ở phía Bắc, đến ngày Báo Bản là rủ nhau về quê dự lễ hội. Ca dao về ngày này được lớp lớp cháu con thuộc lòng:

    Dù ai muôn nẻo đó đây
    Mười tư tháng Một là ngày hội quê
    Dù ăn buôn bán trăm nghề
    Nhớ ngày Báo Bản, ta về quê ta


    Đúng ngày 14 tháng Giêng âm lịch, sau Tết, không khí mùa xuân còn đậm nét, làng tổ chức lễ hội. Đầu tiên là cuộc rước kiệu, những cỗ Bát cống, Long đình được đặt trên vai các công dân trẻ của làng, trong tiếng trống cái và điệu nhạc du dương của phường bát âm, kiệu được rước quanh làng rồi trở về đình. Một cụ già có uy tín, mũ áo chỉnh tề, hướng lên nơi thờ tổ tiên, trong ánh sáng của các cây nến và hương thơm của những cây nhang trầm, trịnh trọng, dõng dạc đọc bài văn tế. Bài văn tế được soạn công phu, nói về công ơn của tổ tiên và việc xây dựng làm xóm trong thời đại mới, những tiến bộ, những thành tích của dân làng, những nét đẹp trong tình làng nghĩa xóm, trong việc sản xuất và học hành và xin hứa với người xưa là luôn vun đắp cho cái gốc được muôn đời bền vững.

    Sau lễ là tổ chức yến lão, mừng các cụ vào tuổi thọ đáng kính, từ 60 tuổi trở lên. Các xóm đứng ra cáng đáng việc này. Không tổ chức ăn uống, mà làm lễ dâng hương, đọc thơ chúc mừng. Cụ Bùi Văn Mược, một cán bộ cấp uý của quân đội, vừa vào tuổi "xưa nay hiếm", vui vẻ nói với tôi:

    - Sống trong chế độ mới, ở nông thôn, môi trường thoáng đãng, con háu phụng dưỡng chu đáo, lại được thảnh thơi về tinh thần, nên tuổi thọ của các cụ ở Nộn Khê khá cao. Đến đầu xuân 1998 này, Nộn Khê có hơn 500 cụ đã qua tuổi 60, hơn 200 cụ từ 70 đến 79 tuổi; 80 cụ từ 80 trở lên. Bà cụ Đinh Thị Vi, thọ đến 102 tuổi, vừa qua đời tháng 4/1998. Năm nay, lễ Báo Bản có 5 ô tô chở đầy con cháu các nơi về, trong đó có TP.Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định.

    Nộn Khê còn một nét đẹp này: thôn có chùa lại có nhà thờ, bà con theo đạo Phật, đạo Công giáo và nhiều người không theo đạo nào nhưng tất cả vẫn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất, dựng xây, học hành. Làng này, việc trị an được đảm bảo, nghề phụ phát triển, đan lát, thêu ren, cây cảnh và đặc biệt, việc học hành của các cháu được mọi người chăm lo.

    Qua chuyện trò với bác Bùi Văn Mược và gặp mấy cụ cùng mấy anh cán bộ, tôi được biết, Nộn Khê có truyền thống về học hành. Thời xưa, Nộn Khê có 53 cử nhân và tú tài. Sau Cách mạng tháng 8-1945, làng này có một tiến sĩ, 6 phó tiến sĩ, 132 thạc sĩ và cử nhân. Năm 1997, Nộn Khê có 10 học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Đến mấy xóm nhỏ, tôi được các cụ đọc cho nghe một câu đối khá hay:

    Bách niên văn vật thanh danh địa
    Tứ giáp nay y quan lễ nhạc đình


    Đã hàng trăm năm, đất này nổi tiếng là nơi văn vật.

    (Theo Tạ Hữu Yên)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  9. #9
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Luật tục bố mẹ với con cái (dân tộc Xơ đăng)

    Luật tục bố mẹ với con cái (dân tộc Xơ đăng)

    Người Xơ Đăng rất qúy trẻ con. Mơ ước của họ vẫn là con đàn cháu đống. Đó là điều dễ hiểu. ở một xã hội luôn có chiến tranh, tình hình sản xuất lại thấp kém, con người là rát qúy. Làng đông mới mạnh, nhà đông, mảnh nương rẫy mới rộng tầm mắt. Nên khi có mang vợ chồng phải chịu bao điều kiêng cữ để mong được mẹ tròn con vuông. Trong điều kiện khoa học còn thấp kém, nạn hữu sinh vô dưỡng còn phổ biến, con đẻ ra chưa dám đặt tên ngay. Đặt tên cho con là khẳng định với gia đình, với làng xóm có thêm một thành viên. Để con cứng cáp, niềm hy vọng đã thành hiện thực, cha mẹ mới tổ chức làm lễ trình làng. Tên đặt đơn giản hầu như vô nghĩa, theo vần của tên cha hay mẹ, ông cậu hay bà tùy theo ý thích của bố mẹ. Tên không đặt trùng với người trong làng còn sống cũng như đã khuất vì mỗi người là một bộ phận không trùng lặp của một cộng đồng. Con trẻ được nuôi nấng chăm sóc theo phong tục, được người già và các bậc cha mẹ dạy dỗ. Không thấy có sự đe nẹt, mắng chửi, đánh đập. Chỉ có lời bảo ban nhẹ nhàng, sâu sắc, bằng hành đỗng thực tế để làm gương. Con gái từ nhỏ theo các mẹ, các chị tập dần để đảm đương công việc giới mình. Con trai bước ra khỏi tuổi ấu thơ, mới lên sáu, lên bảy đã tự cảm thấy hổ thẹn nếu còn quấn bên váy mẹ. Chúng đã theo các anh, các chú ra nằm ở nhà rông, nhận sự dìu dắt của các đàn anh để đảm đương trong tương lai nhiệm vụ của các trai làng. Khó mà phân biệt ở đây chức năng giáo dục trẻ em thuộc về của gia đình hay xã hội một cách rạch ròi.

    Khi trẻ nhỏ lớn lên, cũng chưa thấy có sự phân biệt rõ rệt trưởng thứ... Trong các con trai, khi cần chọn một người làm chủ nóc hay làm người chăm sóc tuổi già, người ta để ý đến những người lanh lẹ, dù là con cả hay con thứ, con đẻ hay con nuôi. Bố mẹ ưng giữ lại đứa con hợp tính để ở lại nuôi nấng mình lúc tuổi già, không nhất thiết là cả, thứ, trai, gái. Và đứa con đó được quyền hưởng phần gia tài (ruộng rẫy, chiêng ché,...) hơn những người con khác. ở một số vùng như ở người Ca Dong, Hà Lăng, Mơ Ông, còn có tục lệ coi trọng đứa con út. Về mặt danh nghĩa và trong thực tế, bố mẹ cũng ưng ở với con út hơn. Người ta vẫn có quan niệm đứa con út vía mạnh hơn các con khác. Khi trời nổi bão, người con út người Ca Dong vùng Sa Thày lấy tro rắc ra cửa vì vía hắn mạnh có thể cản được gió thổi tốc nhà.

    Các loại con nuôi, con mua đều được nuôi nấng tử tế, vì một lẽ đơn giản, trước khi chúng trở thành con cái trong nhà đã cùng cả gia đình làm lễ nhập gia. Các loại con, con đẻ, con nuôi, con mua, ai lớn làm anh, ai nhỏ làm em đều có chung một quyền lợi và nghĩa vụ với gia đình như nhau. Tất nhiên, khi lớn lên, con nuôi có thể ra ở riêng hay về gia đình mình, nếu được sự đồng ý của cha mẹ nuôi. Nhưng trên danh nghĩa, nó vẫn là con của gia đình.

    Người Xơ Đăng cũng hay có tục kết bạn làm anh em (tchiêng).

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  10. #10
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Cây nêu ngày Tết

    Cây nêu ngày Tết

    Có nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ về tục dựng cây nêu trước nhà của các dân tộc Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên đán, song trong đời sống, nó vẫn lạ lẫm với nhiều người bởi ngày nay tập tục xưa đã không còn nữa. Cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, do tín ngưỡng thờ thần mặt trời của các dân tộc cổ sơ, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt. Dựng nêu ngày Tết là để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên.

    Ngày nay, người Việt Nam đã bỏ thói quen dựng nêu ngày Tết. Nhưng xưa kia, mỗi lần năm mới đến là phải cắm nêu: Cao nêu, kêu pháo, bánh chưng xanh là những biểu tượng đón xuân không thể thiếu được. Nhưng nêu là thế nào? Vì sao phải dựng nêu? Câu chuyện thực ra cũng không đơn giản.

    Hãy nói đến cây nêu. Nêu là một cái cây cao, vào dịp năm mới, phải đem ra cắm ở trước sân (hoặc trước cổng, hoặc giữa vườn dóng với cổng chính của nhà). Phải tìm cây cho thích hợp chứ không phải là trồng trước. Nêu dựng vào khoảng chiều ngày 30 tháng Chạp. (Có nhà có thể dựng trước) - cho đến ngày 7 tháng Giêng thì hạ nêu. Các dân tộc đều có nêu:

    - Nêu của người Việt là một cây tre, cao hơn nóc nhà, từ gốc đến ngọn phải róc cành cho trơn tru. Cây tre càng thẳng càng quý. Trên ngọn cây, treo một cái giỏ trong có sẵn trầu cau, vàng mã... gắn quanh cái giỏ ấy có thêm một chùm lá dứa, những cái đèn xếp và những tua giấy mầu đỏ, mầu vàng. Cây nêu hiên ngang, cao vút, chiếm lĩnh không gian của cả nhà, cả vườn, gây ấn tượng huy hoàng và cao đẹp.

    - Nêu của người Mường cũng là cây tre, nhỏ hơn, có nhiều lá hơn cây nêu Việt một chút. Ngọn nêu buộc một que ngang, treo hai chuỗi vòng, người ta gọi là hoa nêu. Các vòng này đều là vòng tre tiện mỏng, nhiều ít tùy tiện. Người ta gọi đó là chuỗi "của", tượng trưng cho của cải sung túc của gia đình.

    - Nêu của người Co (Tây Nguyên) thường cắm trong các đám lễ hội Đâm trâu. Cây nêu phải là một đoạn của cây trò, nối với một đoạn của cây lồ ô. Ngọn nêu treo một lá phướn. Trên lá phướn lại là hình một con chim (đan bằng tre). Con chim ấy phải là chim chèo bẻo, tượng trưng cho sự hùng mạnh.

    - Nêu của người Hoa, chịu ảnh hưởng của lý thuyết đạo giáo nhiều hơn. Nêu được gọi là cây phù đào (phù có nghĩa là bùa). Chuyện kể là cung của bà Tây Vương Mẫu có trồng cây đào. Thần ngự ở cây này chuyên bắt các loại quỷ dữ. Có cây phù đào, là có thần trấn giữ, quỷ không dám đến. Vì vậy, mà nhà người Hoa không có điều kiện trồng nêu, người ta có thể bẻ cành đào treo trước cửa.

    Có thể kể thêm tập tục nhiều dân tộc nữa. Nhưng có thể thấy một khuynh hướng tâm linh chung. Trồng nêu như vậy là để trừ tà ma quỷ quái.

    Thật ra thì trồng nêu chỉ là dấu vết của tín ngưỡng thờ thần mặt trời của các dân tộc cổ sơ. Mặt trời cao vòi vọi, đem lại ánh sáng và sự sống cho nhân loại. Cây nêu là để sùng bái thần mặt trời. Cây nêu cũng là một dạng cây vũ trụ như những cây hoa tượng trưng của các dân tộc trong những ngày lễ hội. Cây nêu là một hình thức tượng trưng khác, gọn hơn, mang ý nghĩa của yên vui hạnh phúc cho cả loài người. Chuyện trồng nêu, từ đầu không có ý nghĩa mê tín như nhiều người lầm tưởng.

    Không biết trên thế giới có nhiều chuyện cổ về cây nêu không, chứ câu chuyện Việt Nam thì quả là đặc sắc. Từ những ngày Trời tháng Bụt nào đó, người Việt Nam đã có ý thức về lãnh thổ của quê hương mình. Đất đai này, vườn tược này là của người Việt Nam, không thể để cho lũ quỷ nào xâm phạm. Mỗi năm mới đến là một lần khẳng định lại quyền độc lập của mình. Trời thì có thiên thư (Tiệt nhiên định phận tại thiên thư!). Phật thì có áo cà sa để hỗ trợ cho niềm tin. Còn về mặt ngôn ngữ, từ "nêu" cũng quả là dồi dào ý nghĩa. Nêu là giương cao, là khẳng định. Nêu thì phải nêu cao, chứ không nêu thấp bao giờ. Ngay ở chỗ thấp mà cắm nêu, thì cũng là để rõ cái ý cao! Ngày nay người Việt Nam không theo cái tục trồng nêu nữa, nhưng phải chăng mọi việc làm của chúng ta cũng hướng tới "nêu một thành tựu nhất định". Hải Thượng Lãn Ông quyết tâm "Nêu một lá cờ trong y giới" (Y âm án) là một thí dụ rõ ràng.

    (Theo Vũ Ngọc Khánh).

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  11. #11
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Chợ cưới Tam Lộng

    Chợ cưới Tam Lộng

    Thanh niên nam nữ Thái mong mỏi ngày hội tung cầu thế nào thì trai gái Dao chờ đợi ngày chợ tết Tam Lộng như vậy.

    Chợ họp trên một khu đất khá rộng thuộc xã Tam Lộng, tỉnh Phú Thọ. Những ngày khác trong năm, chợ không có gì lạ hơn các chợ cửa rừng, chỉ là nơi trao đổi hàng hóa giữa đồng bào Kinh - Thượng. Riêng ngày 25 tháng Chạp mỗi năm, phiên chợ Tết này đặc biệt đã biến thành phiên chợ để những mối tình thầm kín giữa các thanh niên nam nữ Dao trong vùng được công khai thừa nhận.

    Những người sống ở bản xa chợ phải rủ nhau đi từ hôm trước, vì chợ chỉ họp từ lúc mặt trời lên khỏi ngọn tre đến xế chiều đã tan rồi.

    Họ lũ lượt từng hàng theo nhau kéo đến từ mọi nẻo đường rừng núi. Cùng đi với các cậu, các cô bao giờ cũng có các cụ già. Các cụ đi theo con cháu trước là để chính thức thừa nhận dâu rể tương lai, sau là để được ôn lại những kỷ niệm xa xưa ngày nào.

    Có được đứng ngắm các cô sơn nữ trong cảnh tưng bừng như vậy mới thấy hết cái đẹp của họ: cô nào cũng có xiêm áo mới; yếm mầu sặc sỡ; chân, tay, cổ đeo vòng bạc, cái bé chồng cái lớn, lẻng kẻng tranh đua với tiếng cười tiếng nói, lấp lánh thi ánh với những khóe mắt sáng ngời.

    Có những cô nàng phải mất năm, sáu tháng để tự dệt lấy chiếc áo mà cô mặc hôm đi chợ cưới! Có những chàng trai phải gắng gỏi đi rừng tìm mật, tìm mây cả năm để có thể dành đủ tiền mua tặng người bạn đính ước một bộ xà tích bằng bạc!

    Họ chuyện trò vui vẻ, mời mọc nhau ăn uống, rồi trao nhau kỷ vật, để rồi khi trời tà bóng xế, đôi bên chia tay, mỗi người mỗi ngả về chuẩn bị ngày hợp hôn. Các cụ cũng theo con cháu ra về, sau khi thỏa thuận với nhau những chi tiết về lễ vật, về ngày giờ hỏi cưới.

    Các cô, các cậu tha thiết với ngày chợ cưới không những vì ngày đó đã chính thức hóa mối tình thầm kín của họ, mà còn một lý do khác nữa: đấy là cơ hội cuối cùng để các cô, các cậu gặp nhau trò chuyện trước khi thành vợ thành chồng. Từ sau ngày đi hỏi, tục lệ bắt đôi bên không được phép gần nhau chuyện trò nữa, dù có gặp nhau giữa đường cũng phải nhìn đi nơi khác. Trước kia, khi chưa ăn hỏi, các cô, các cậu tha hồ hò hẹn, nhưng khi đã ăn hỏi rồi thì nhất định không được chuyện trò với nhau nữa dù là vụng trộm ở ven suối, trong rừng hay khi đêm tối không ai biết. Thời gian có khi kéo dài hàng năm, có khi năm, sáu tháng, tùy sự thỏa thuận giữa đôi bên cha mẹ.

    Phong tục bắt như vậy, nếu trái sẽ bị chê cười, và họ tin rằng nếu chuyện trò sau khi ăn hỏi, cuộc tình duyên đôi lứa sau này sẽ gặp nhiều điều không hay.

    Không hiểu tục lệ này có từ đời nào, nhưng nếu suy xét kỹ một chút thì thấy rằng, xưa kia ông bà tổ tiên người Dao đã rất tâm lý! Cho phép trai gái tự do tìm hiểu nhau, nhưng khi đã hiểu nhau và quyết định lấy nhau rồi thì cấm gặp nhau trong một thời gian để ngày cưới mối tình thêm thắm thiết! Nếu không có chuyện cấm đoán đó, biết đâu sau khi hiểu nhau và được công khai thừa nhận rồi, đôi trai gái ấy lại không đợi phải cưới nhau theo nghi lễ nữa?

    (Theo Triệu Bảo)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  12. #12
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Chuối thờ, đầu vị Tết Huế

    Chuối thờ, đầu vị Tết Huế

    Đối với người Huế, quan trọng nhất trong một cái Tết là chuối thờ! Ngày Tết, ngoài nải chuối để bày mâm ngũ quả ở bàn thờ tiên tổ, các gia đình còn bày chuối thờ suốt trong ba ngày Tết ở nhiều nơi như bàn thờ ông bà, am thờ ngoài trời, bàn thờ Trang Bà, bàn thờ bếp, bàn thờ Phật Di Lặc; rồi chuối cúng Tất niên, tiễn ông Táo, bàn cúng thập loại chúng sinh chiều cuối năm, cúng giao thừa, cúng đón năm mới sáng mùng Một, cúng đưa ông bà khi hạ nêu, v.v. Tính ra mỗi nhà phải chuẩn bị tới 10 nải chuối thờ, chuối cúng. Huế có khoảng 60.000 hộ gia đình, cộng thêm các nhu cầu khác, tính ra mỗi cái Tết tiêu thụ hết gần một triệu nải chuối thờ (khoảng 500 đến 600 tấn chuối)! Đó là con số lý tưởng cho người trồng cũng như các nhà buôn chuối.

    Người Huế đi mua chuối thờ chọn lựa rất kỹ, không cúng chuối tiêu, chuối lùn như một số nơi ở miền bắc. Chuối thờ ngày Tết, hay Rằm ở Huế phải là loại chuối cau, chuối mật móc, mật lá. Chuối không được chín, cũng không được xanh non quá. Quả chuối chưa chín nhưng đã tròn cạnh không xây xước, dập nát. Người ta chọn từng nải hay cả buồng. Giá chuối thờ ngày Tết Huế đắt gấp năm, gấp mười ngày thường. Bình Thường chỉ ba, bốn nghìn một nải, ngày Tết lên mươi, mười lăm nghìn. Những năm vào tháng chín, tháng mười bão lũ nhiều, chuối cây bị đổ, giá chuối thờ ở Huế có ngày lên tới bốn, năm chục nghìn một nải, cũng phải cắn răng mà mua, vì không chuối thì bất thành Tết! Được cái là chuối thờ xong Tết, chín lại ăn hoặc làm chuối khô, mứt chuối nên không bị lãng phí! Người buôn chuối muốn có chuối thờ tốt phải về tận nơi trồng chọn cây, chọn buồng, đặc cọc trước, tính toán quãng đường vận chuyển, thời gian bán, thời gian thờ thật tỷ mỉ mới định ngày chặt chuối. Xe vận chuyển chuối phải có giá đỡ từng ngăn như vận chuyển trứng, để từng buồng chuối không chồng lên nhau. Chuối vận chuyển trần, không ủ rơm, lá khô để chuối không chín sớm. Rồi xe phải chạy ban đêm hoặc chạy vào ngày râm mát... Nghĩa là rất công phu.

    Người ta buôn chuối thờ từ Khe Sanh, A Lưới, Nam Đông về Huế vì các vùng núi này chuối tốt, quả mập, chuối nhiều, giá lại rẻ. Từ mấy năm nay, người buôn chuối ở Huế vào tận Đồng Nai mua chuối thờ với khối lượng lớn do thời gian chuối trổ vào độ chín thu hoạch đồng nhất, dễ bảo quản, dễ bán ra. Xe chuối từ A Lưới về hay từ Đồng Nai ra lại bán sỉ cho một người buôn khác. Người buôn này "bỏ mối" chuối cho những người bán lẻ ở các chợ. Những ngày giáp Tết, xe xích lô kìn kìn chở chuối phóng về các chợ. Chợ nào cũng có một khu vực rộng dành riêng cho chuối.

    Chuyện chuối thờ ngày Tết Huế là chuyện phong tục nhưng cũng là chuyện làm ăn. Có tục thờ chuối nhiều như thế, người nông dân trồng chuối cũng có thêm thu nhập trong ngày Tết cổ truyền.

    (Theo Ngô Minh Khôi).

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  13. #13
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Củi bắt chồng, chuột theo vợ

    Củi bắt chồng, chuột theo vợ

    Vào rừng đốn củi bắt chồng

    Tôi được anh Nguyễn Xuân Hiếu, cán bộ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum giới thiệu đến làng Đác Nhoong, huyện Đác Glay cách thị xã Kon Tum 162km, một buôn làng của bà con dân tộc Giẻ Triêng. Dù trời mưa lất phất, nhưng trên đường vào làng vẫn nhộn nhịp người qua kẻ lại, ai nấy cũng quần áo tươm tất với nụ cười tươi tắn trên môi. Trẻ con thì lũ lượt từng tốp năm bảy đứa, í ới rủ nhau đi. Ông A B'rek, già làng của làng Dak Nhoong cho biết là mọi người đến nhà của cô Y B'ruza chúc mừng cô đã bắt được chồng, hôm nay cô làm lễ cưới chồng. Tôi tỏ ý muốn được già làng đưa đến dự đám cưới để biết thêm phong tục tập quán của bà con Giẻ Triêng, ông cười hiền lành gật đầu:

    - Được thôi, đám cưới mà có khách lạ đến mừng, hên lắm . Là điềm lành cho vợ chồng mới, sanh con được nhiều, làm ăn tiền vàng vô nhiều.

    Ông A B'rek đưa tôi đi thăm làng.

    Có hai cô gái ngược đường đi tới, mồ hôi nhễ nhại, trên lưng gùi bó củi dựng đứng cao khỏi đầu, mỗi khúc to bằng bắp chuối, dài khoảng 6-7 tấc. Gặp già làng, hai cô lễ phép gật đầu chào. Ông đứng lại hỏi một cô tuổi khoảng hai mươi:

    - Chừng nào cưới?

    - Hai con trăng nữa. - Cô gái thẹn thùng trả lời.

    - Đủ củi chưa? - Ông hỏi tiếp.

    - Dạ... - Cô cúi đầu cười e thẹn - Còn thiếu mười một bó.

    Ông quay sang cô gái đứng phía sau, bé xíu, tuổi khoảng mười hai mười ba hỏi:

    - Còn mầy được mấy bó rồi?

    - Mới có mười hai. - Cô bé đã trả lời trong nụ cười tươi tắn, khoe hàm răng trắng đều như hạt bắp.

    Già làng vỗ vai tôi nói:

    - Tụi nó vào rừng đốn củi để dành bắt chồng.

    Nghe ông nói, tôi chỉ biết trố mắt ngạc nhiên, ông giải thích:

    - Con gái Giẻ Triêng chúng tôi có tục lệ ngày cưới chồng phải có 100 bó củi làm sính lễ cho nhà trai, thiếu không được. Củi phải loại cây đẹp, thường là cây dẻ, dài 6-7 tấc mới được. Đây là thể hiện sự quán xuyến, đảm đang của người phụ nữ làm chủ gia đình.

    Tôi đến bên cô bé tuổi khoảng mười hai, e ngại hỏi:

    - Em cũng sắp bắt chồng?

    - Đâu có. - Cô bé cười ngất trả lời - Còn con nít ai cho bắt chồng. Mười bảy tuổi già làng mới cho phép. 100 bó củi cây dẻ kiếm lâu lắm, chuẩn bị trước cho con trai nó thấy mình giỏi giang.

    Thì ra tục lệ củi bắt chồng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người nơi đây, các cô gái mới 12 - 13 tuổi đã nghĩ đến chuyện để dành củi cho ngày cưới chồng. Cô bé nói tiếp:

    - Mười hai bó củi của em cho chị Y B'ruza mượn hết rồi. Chị ấy bệnh không vào rừng đốn củi được.

    - Lệ làng cho phép mượn củi - ông A B'rek nói. Đó là cách dạy cho người phụ nữ biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, không hẹp hòi.

    Bây giờ, đi qua những ngôi nhà có chất cẩn thận hai ba đống củi trước mái hiên, tôi biết ngay rằng nhà này có mấy người con gái. Đống củi càng to, chủ nhân của nó đã sắp bắt được chồng. Củi để dành bắt chồng bao giờ cũng để trước nhà cho cả làng biết sự cần cù, siêng năng của con gái mình.

    Lên nương bắt chuột theo vợ

    Chúng tôi đi ngang một triền đồi, trên ấy trải rộng một mầu xanh của lúa. Thấp thoáng đây đó trong màn mưa lất phất, những bóng người dầm mưa dãi nắng trên nương. Ông A B'rek nói:

    - Ngày ngày những chàng trai lên nương, ngoài công việc làm cỏ, trồng lúa, họ còn phải bắt chuột.

    Mới nghe ông nói, tôi cứ ngỡ họ bắt chuột về nhậu nên nín thinh không thắc mắc, đến khi gặp một chàng trai trên tay xách xâu chuột bảy con, nghe già làng nói chuyện với anh ta, tôi mới vỡ lẽ.

    - Mầy về nhà vợ mà thiếu chuột, tao không cho đâu. Cứ lo ăn nhậu hoài.

    Chàng trai cười hớn hở phân bua:

    - Ông ơi, còn tới hai con trăng nữa, tui đã có được 80 con rồi, tới ngày đó sẽ đủ thôi.

    - Mầy không tính thời gian còn phải phơi khô nữa à? Ông A B'rek lớn tiếng - Mầy định cho cả làng nhậu chuột ươn trong ngày cưới à? - Rồi ông giới thiệu chàng trai với tôi - Thằng này được con Y B'naly gùi củi khi nãy cưới làm chồng, mà làm biếng quá, gùi chưa đan xong, chuột cũng chưa đủ.

    Thừa lúc già làng không để ý tới mình, chàng trai vội vã cầm xâu chuột bước đi như chạy trốn. Câu chuyện về chuột trong ngày cưới làm tôi thắc mắc chưa kịp hỏi, thì ông A B'rek đã đi đến trước một ngôi nhà có một cậu bé chừng 15 tuổi đang ngồi bên bếp lửa sấy khô mười mấy con chuột. Già làng đứng lại nói:

    - Đứa con gái nào mà cưới thằng A Lưn này thật có phước, siêng năng, học giỏi. Nó đã đan xong gùi, có sẵn vòng bạc, còn chuột đã hơn 80 con rồi.

    Ông cất tiếng hỏi thằng bé:

    - Mầy có vải chưa?

    - Đủ hết. - Thằng bé đứng dậy lễ phép trả lời.

    Bấy giờ già làng A B'rek mới rành rọt đầu đuổi cho tôi biết:

    - Ngày xưa, ông bà lên nương trồng lúa cực lắm, nhưng chưa kịp mang lúa về nhà thì đã bị lũ chuột đến phá, ăn hết. Nhằm mục đích diệt chuột, ông bà đặt ra tục lệ là con trai trước khi về nhà vợ phải nộp đúng 100 con chuột ra mắt nhà gái, làm mồi nhậu cho dân làng trong ngày cưới. Con gái thiếu củi thì cho phép mượn của bạn bè rồi trả sau. Còn con trai thiếu chuột thì không được mượn.

    Cậu bé đang sấy chuột nói với già làng:

    - Mấy ngày nay mưa quá, không phơi chuột được, con phải đốt lửa sấy khô, sợ nó ươn bỏ uổng.

    Già làng gật đầu tỏ ý hài lòng bước đi, ông kể tiếp cho tôi nghe:

    - Ngoài 100 con chuột, bên trai còn phải đan gùi với dệt thổ cẩm, nếu không dệt thì mua cùng với vòng bạc tặng cô dâu. Lễ vật này thay cho lời thề sẽ chung tình với vợ.

    Cùng lo bắt chuột, đốn củi

    Khi tôi đến, đám cưới chồng của cô Y B'ruza đã tổ chức sang ngày thứ hai: lễ bắt rể. Trời đã tạnh mưa, mọi người tề tựu trước sân nhà, vây quanh những khúc củi bắt chồng của cô dâu chất ken nhau chuẩn bị đốt. Chàng rể trịnh trọng bưng chiếc mâm thau đựng 100 con chuột trình trước mặt dân làng. Cô dâu đến mời già làng châm lửa và nướng con chuột khô đầu tiên làm mồi nhậu. Kế đến, dân làng cùng lấy chuột khô của chú rể đựng trong mâm đem nướng, rượu cần cứ châm liên tục, hết ché này đến ché khác. Các chàng trai cô gái ăn mặc thật diện, múa hát bên nhau quên cả trời khuya. Già làng cho tôi biết:

    - Đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng chúng tôi kéo dài 3 ngày. Ngày thứ nhất gọi là ra mắt dân làng, tổ chức tại nhà rông. Nhà gái lo đồ nhậu đãi khách. Dân làng mang rượu cần đến uống mừng cô dâu chú rể. Ngày thứ hai: lễ bắt rể, tổ chức tại nhà gái, chàng rể mang sang 100 con chuột, dùng củi bắt chồng của cô dâu đốt lên nướng chuột đãi bà con, sau đó chàng rể tặng cô dâu vòng bạc, gùi, vải thổ cẩm. Buổi tiệc này kéo dài cho tới gà gáy. Ngày thứ ba: lễ xuất giá, tổ chức tại nhà trai, cô dâu tặng chú rể chiếu, cây teo (dao) và mang số củi bắt chồng còn lại sang nhà trai. Tiệc tàn, chàng trai từ giã gia đình để về nhà vợ.

    Trong đám cưới, tôi thấy có một bà tuổi ngoài 50, cứ thỉnh thoảng có một cô gái dáng vẻ thẹn thùng đến kề tai nói nhỏ, bà liền xăng xái đi đến nắm tay một chàng trai kéo ra nơi vắng nói chuyện. Có người tỏ ý vui mừng sau khi nghe bà nói, có người lắc đầu từ chối bỏ chạy trốn. Tôi hỏi già làng A B'rek họ nói chuyện gì vậy, mà coi bí mật quá. Ông cười lớn, vỗ vai tôi:

    - Đó là bà mối. Thông thường qua những tiệc tùng thế này, các chàng trai cô gái phải lòng nhau, nhưng họ không dám ngỏ lời mà phải nhờ bà mối đứng ra dàn xếp. Nếu hai bên đồng ý, họ mới giáp mặt nhau hẹn hò, và bà mối sẽ căn dặn: ráng mà cùng lo bắt chuột, đốn củi, tới ngày cưới cho đủ số, đừng để dân làng cười chê.

    (Theo Nguyễn Tường Lộc)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  14. #14
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Hội chè chát xứ Nghệ - một sắc thái văn hóa

    Hội chè chát xứ Nghệ - một sắc thái văn hóa

    Tục uống nước chè chát hiện nay rất phổ biến ở Nghệ An, nó đã trở thành nếp sống thường ngày mang tính chất cộng đồng phong phú, trở thành một nếp sống tốt đẹp. Nếu chỉ đơn thuần khi khát nước mà có nước để dùng thì không nói làm gì, cái mà người Việt cần là tình cảm mang tính cộng đồng và thông qua những buổi ngồi uống nước chè chát đó mọi người tâm sự trao đổi với nhau những điều bổ ích. Tục mời nhau uống nước chè chát không chỉ có trong mùa hè mà hầu như quanh năm. Thường là buổi sáng trước khi đi làm; buổi trưa và buối tối sau khi cơm nước xong. Lần lượt nhà này đến nhà khác nấu (hoặc om) mời bà con trong xóm đến mà không cần phải phân công gì cả. Bởi nó đã trở thành một hương ước của thôn. Có một số địa phương ở Nam Đàn, Thanh Chương và Đô Lương khi nấu nước xong thì dùng kẻng (trống) hoặc cho con cháu đi một vòng mời. Trong lúc nấu khi chè đã sôi một lát thì người ta đổ thêm bát nước lã, xong đâu đấy mới ủ vào thùng trấu. Các bà bảo làm như vậy thì nồi nước chè xanh mới đẹp và thơm phức. Trong hoàn cảnh khó khăn, chính đây là hình thức đãi nhau đỡ tốn kém nhất.

    Đặc biệt, qua đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Chính qua hội uống nước chè chát, bao lượng thông tin được truyền cho nhau biết, phổ biến cho nhau những kinh nghiệm làm ăn, v.v... Đặc biệt là những xích mích thường được giải quyết. Mặc dù đây không phải là cuộc họp có chủ tọa, có nội dung cụ thể định trước nhưng lại rất chân tình, cởi mở, vui vẻ và hiệu quả.

    Phải chăng đó là tính cộng đồng - một sắc thái văn hóa rất cơ bản của con người xứ Nghệ nói riêng và người Việt Nam nói chung đã có từ ngàn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay. Chè xanh Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương... nếu biết cách nấu, cách om thì thơm ngon và bổ. Đặc biệt là mùa nóng : "Nắng lửa gió Lào" ở Nghệ An, đi làm về khát nước, nếu được một bát nước chè xanh đang bốc khói thì tác dụng có lẽ không kém bia hơi Hà Nội. Tốt hơn nữa, cho vào bát nước chè xanh đặc sánh một chén mật mía đánh cho tan rồi uống thì vừa mát lại còn bổ. Mặt khác uống nước chè chát còn có tác dụng giải nhiệt, hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư, còn bã chè dùng để nuôi lươn và phân bón rất tốt.

    Làng xóm là những tế bào hợp thành huyện tỉnh, là sản phẩm tự nhiên được hình thành trong quá trình định cư. Nếu làng xã mạnh thì Nhà nước cũng mạnh. Chính thông qua tục uống nước chè chát mà trong làng thường xuất hiện nhiều phường hội giúp đỡ nhau như: phường lợp nhà, phường cưới dâu, phường lúa, phường thịt tết, v.v... Bởi người Việt thường rất ghét lối sống "Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ". Và họ rất thích: "Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại". Cũng chính từ quan niệm đó cho nên trong các cuộc uống nước chè chát đông vui, bao giờ cũng là những buổi trao đổi kinh nghiệm làm ăn và giúp nhau trong mọi công việc. Chính đây là một tập quán rất văn hóa có từ ngàn xưa đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để người Việt Nam đánh giặc giữ nước, học tập công tác và sản xuất thắng lợi. Đây cũng là sắc thái văn hóa rất xứ Nghệ mà đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

    (Theo Đào Nguyễn)

    HELLBOY.
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  15. #15
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Tục cầu mưa của người Thái

    Tục cầu mưa của người Thái

    Vào tháng ba, tháng tư hằng năm, hễ trời đại hạn là người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình) lại tổ chức ngày hội cầu mưa. Hội tổ chức theo từng bản vào những đêm trăng có quầng đỏ quầng vàng - điềm báo trời đại hạn kéo dài.

    Tham gia tổ chức hội đông nhất là nam nữ thanh niên. Còn lớp người trung niên và già cả thì ở nhà để sẵn sàng đón tiếp đoàn hát cầu mưa. Đoàn hát thường đông tới năm sáu chục người. Ai cũng tự sắm sửa đủ mũ, nón đội đầu và áo mưa (áo tơi lá cọ). Mọi người tự giác xếp hàng hai ở một bãi rộng trong làng. Dẫn đầu đoàn hát có một người lĩnh xướng, người thứ hai cầm một cái sàng gạo. Họ chọn nhà nào có bà già cao tuổi nhất bản đến đầu tiên.

    Khi tới sân nhà cụ bà, đoàn người dừng lại, đội ngũ chỉnh tề. Người lĩnh xướng gọi vọng lên trên nhà mời cụ bà ra cầu thang làm lễ cầu mưa. Dứt lời mời, cả đoàn người hưởng ứng bằng lời hát cầu mưa:

    I

    Ủ ùm, ới... Ỉ lang! (1)
    Trời tức mình làm nắng không mưa
    Nay xin nước mưa xuống cày ruộng mạ
    Xin nước trời xuống cấy ruộng mùa
    Lúa ở nương chết héo
    Ốc ở đồng chết khô
    Đất nẻ, gió hun (2)
    Con ruồi chết ngạt,
    Người già ra bến được chạy cơn mưa
    Ơn được hạt mưa to bằng quả gắm,
    Các suối đều lũ lụt.
    Các hố hốc đều ngập,
    Các hố củ mài tràn đầy,
    Các gò mối trôi thành bãi bằng.
    Được mùa lúa tốt nặng bông,
    Được mùa lúa nếp dẻo thơm.
    Ra bến nhặt được trứng vịt,
    Đi câu nhặt được trứng ngỗng.
    Qua bản nhặt được bạc
    Qua mường nhặt được vàng.
    Đầu dây buộc trâu
    Cuối dây buộc ngựa
    Ra bến nhặt được bạc,
    Qua đường nhặt được bạc loảng xoảng
    cũng của chủ nhà nàỵ


    II

    Lấp loáng vào
    Lấp loáng ra
    Tất tưởi bà chủ nhà.
    Chủ nhà này tốt bụng
    Có cái gì cũng cho.
    Không cho, chúng tôi chưa chạy,
    Không cho, chúng tôi chưa đi.
    Sáng hôm sau, chúng tôi lại đến
    Sáng sớm mai chúng tôi lại về.
    Đến xin cơm của người làm ruộng,
    Đến xin cá của người làm cá.
    Cho canh môn mặn cũng ơn.
    Cho canh môn nhạt cũng ơn,
    Gói cho canh, xương mành cành (3) cũng ơn.
    Gói cho cơm thừa bữa sáng, bữa trưa cũng ơn.
    Gói cho ớt cay ở gác trên cũng ơn
    Gói cho muối mặn ở gác dưới cũng ơn
    Ơn... Ơn... lắm!


    Hát hết bài, người lĩnh xướng nhắc mọi người hát lại từ đầu. Lúc này, từ trên cầu thang, cụ bà xuất hiện với bộ trang phục đẹp nhất, dùng khi có hội hè và việc vui hệ trọng trong họ hàng cùng huyết thống. Trang phục của bà gồm áo dài mặc ngoài mầu hồng nhạt hoặc đỏ thẫm, cổ áo và gấu áo viền hoa văn rực rỡ. Mặc bên trong là váy cạp rồng, thân váy đen chàm viền vải mầu hoặc chắp hẳn một mảnh thêu đẹp hình muông thú. áo ngắn (sứa cóm) mầu xanh lá mạ hoặc tơ vàng. Đầu đội khăn nhiễu đen; cổ đeo một cái vòng bạc to bằng ngón tay trỏ, hai cổ tay nhăn nheo của cụ bà đeo năm sáu vòng bạc. Cụ bà nào còn đi đứng được sẽ tự mặc lấy quần áo, nếu không bước nổi nữa, phải nhờ con cháu trong nhà mặc giúp và dìu cụ bà từ trong nhà ra tận cầu thang. Cử chỉ của cụ bà dù có mệt mỏi, từ tốn đến mấy cũng phải tạo được vẻ khôi hài khi làm lễ "ban nước mưa" cho dân làng. Cụ bà cố dúng cả hai tay khô cứng vào chậu nước lạnh đặt trước mặt do con cháu bố trí sẵn và luôn tiếp thêm nước từ trong máng đựng nước ra chậu. Cụ bà lần lượt té nước vào đám người đứng theo hàng lố nhố dưới sân. Khi té đến chậu nước thứ ba, thứ tư xem chừng ai cũng đều ướt mũ, nón, đoàn hát nhường cho người cầm sàng gạo tiến lên để hứng lấy cả chậu nước cuối cùng của cụ bà dội từ cầu thang xuống. Vừa dội nước vào mặt sàng, cụ bà vừa cười, nói hóm hỉnh...

    - Chà... chà... hạt mưa to như quả "muội" (4). Mọi sông, suối đều đỏ phù sa!

    - Chà... chà... úi cha! Mưa to này, mưa dày hột này! Chà... chà...!.

    Thế là mọi người lập tức hát vang bài hát cầu mưa để tỏ lòng cảm ơn cụ bà, mở đầu bằng câu: "ờn... Ơn... dơ! (Ơn... ơn... lắm)!.

    Hát trọn bài, đoàn hát kéo nhau rồng rắn quanh sân cụ bà một vòng rồi đi hát tiếp các nhà khác. Những nhà tiếp theo chủ nhà không nhất thiết làm lễ "ban nước" mà chỉ cần biếu đoàn hát gói xôi và gói muối con. Việc cảm ơn người biếu quà cũng theo hình thức như ở sân nhà cụ bà.

    Sau khi đi khắp lượt các nhà trong bản, đoàn hát cầu mưa trở lại nơi xuất phát để châm đuốc. Mỗi người thắp một bó đuốc trên tay, họ diễu hành hàng một quanh bản một vòng, sau đó kéo nhau ra suối nước. Tất cả số đuốc được chụm lại hai, ba đống bên bờ suối. Lửa đuốc sáng rực cả một góc trời, hắt ánh vàng xuống dòng nước lóng lánh. Họ liền chia ra từng tốp nam, nữ đứng mặt đối mặt với nhau, để thi tát nước "vàng" nước "bạc" vào người, vào mặt nhau. Khi ai nấy đều ướt sũng, rét cóng cả người, mới chịu tan đêm hội về nhà mình.

    Sáng sớm hôm sau, bản liền cử một số đàn ông đứng tuổi, khỏe mạnh lên rừng tìm cây dáy "vằn" (5) và xuống suối nhặt lấy ốc "đít nhọn". Họ đem cây dáy "vằn" đút vào miệng lỗ các mỏ nước mạch (để chọc tức vua nước). Đoạn, họ lại đem ốc "đít nhọn" ở suối đóng như đóng đinh vào thân cây sổ (để chọc tức vua trời).

    Vua "trời" và vua "nước" bị người trần chẳng những dùng lời lẽ ngọt ngào xin cầu mưa, mà còn trêu tức quá đáng, ắt sẽ nổi giận làm ra mưa to, gió lớn. Đề phòng vua "trời" và vua "nước" trả thù, khắp nơi nơi người ta cấp tốc tìm cây cột chống đỡ những nhà sàn bị mối mọt, xiêu vẹo, đồng thời họ khơi thông mương máng, sửa sang lại bai đập vững chắc. ở giữa các bai đập, người ta còn đặt một cái thang tre 12 bậc từ chân đập lên mặt đập, mỗi bậc lên xuống đều cắm lông cánh con vịt và cứ cách hai bậc lại treo lủng lẳng quả trứng vịt nhuộm mầu, có ý để thần "Rồng" theo thang đó mà qua lại chứ không chui rúc theo dòng nước lũ, làm hỏng bai đập của người.

    Vào dịp tổ chức hội cầu mưa, hầu như mọi sinh hoạt của người Thái đều hướng cả vào việc cầu mưa. Trai gái yêu nhau cũng tạm gác những lời hát tỏ tình giao duyên dành lời ước ao cho hạt mưa rơi. Giọng hát gieo vừng, gieo kê (bán pháng bán ngà) vọng từ núi này sang núi khác đều một lời cầu mưa tha thiết:

    Mưa xuống đi, hột nước yêu thương!
    Mưa xuống đi, cho chàng cày ruộng
    Mưa xuống đi, cho nàng xới cây bông
    Mưa xuống đi, cho ếch nhái đầy đồng
    Mưa xuống đi, cho thuyền khơi đánh cá


    Hoặc:

    Trời không mưa lấy đâu thóc lúa
    Để anh cưới em về chung sống bên nhau?
    Ôi! Trời hại đôi ta rồi.
    Hẹn mùa sau nhé - chắc trời thương ta!


    Nếu sau ngày hội cầu mưa, trời vẫn nắng hạn thì đến tháng trăng sau, các làng lại tổ chức tiếp với hình thức như lần hội kỳ trước.

    ---------------------------------
    (1) Mở đầu cho cuộc hát.
    (2) Gió hun: Gió Lào khô nóng.
    (3) Mành cành: Bọ xít.
    (4) Quả muội: Quả trám.
    (5) Cây dáy "vằn": Một loại dáy mọc hoang có phần vỏ kỳ dị giống con trăn đất (rồng con).
    (*) Bài này có sự tham gia của bạn Khả Tiến trong việc dịch lời hát và xác minh tư liệu.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  16. #16
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Tục cúng máng nước (dân tộc Xơ đăng)

    Tục cúng máng nước (dân tộc Xơ đăng)

    Sau thu hoạch vụ lúa, người Xơ Đăng có sửa và làm lễ cúng máng nước cầu mong cho cả làng bước vào một năm mới vui vẻ hơn. Máng nước tượng trưng cho cả plây. Cúng máng nước là một hình thức củng cố cộng đồng công xã. Cả làng tổ chức ăn chung ở nhà rông và sau đó về nhà ăn riêng từng nóc. Tiếp theo, cả làng để ra ba ngày đi kiếm cá, lượm rau, đánh chuột, chim, sóc nhưng không được dùng ná hay bẫy, sống lại cuộc sông hái lượm, săn bắt xa xưacủa tổ tiên. Tối hôm thứ ba, cả làng tập hợp ở nhà rông cùng với các thứ bặt, lượm được. Các làng kết nghĩa anh em, các bà con đi lấy chồng hay ở rể các làng xa đều về họp mặt. Mỗi nóc nhà có bao người, đốt bấy nhiêu ống cơm lam và đem rượu đến. Chủ làng cúng thần làng và các siêu linh khác cầu xin cho mọi ngưởi được khỏe mạnh, mùa màng năm tới bội thu, gia súc phát triển. Ông ta cũng cầu phúc cho từng nóc, cúng hồn cho các nông cụ, các vũ khí, các chuồng cho các gia súc. Cuối cùng một cuộc vui kéo dài thâu đêm, suốt sáng. Trai gái trò chuyện, tìm hiểu nhau.

    Và từ đấy, suốt những tháng nghỉ ngơi, người Xơ Đăng nay ở nóc nbày, mai ở nóc khác, ngày ở làng này, đêm sang làng khác, dự lễ tết ở các nóc, các làng. Rượu đổ, lợn gà chết. Mọi người say sưa cho bõ những ngày lao động mệt nhọc. Thật đúng là tết kéo dài đến hết mùa xuân như phong tục cổ truyền của các cư dân Đồng Dương, một phong tục đầy lãng phí và vô nghĩa, hủy hoại sức khỏe con người và của cải do lao động làm ra. Nhóm Ca Dong còn có tục nhảy cơm. Những người tham dự nhảy múa xung quanh bếp lửa gần chỗ thờ cúng tổ tiên tung vãi cơm xôi, ném nhau, ca hát, hò reo, cầu mong mùa màng sang năm tốt tươi, lương thực sẽ thừa thãi như hôm nay.

    HELLBOY.
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  17. #17
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Đàn ông thổi sáo phải mặc váy đàn bà

    Đàn ông thổi sáo phải mặc váy đàn bà

    Đó là phong tục của đồng bào S'Triêng ở Kon Tum. Loại sáo này có tên là đinh tút, được chế tác bằng những ống tiêu, hoặc ống nứa. Đinh tút gồm 6 ống nứa tách rời, có đường kính bằng nhau nhưng dài ngắn khác nhau. Mỗi ống nứa, một đầu có mắt bịt, đầu kia được vát hai đường chéo, một đường chéo để tỳ vào môi, đường chéo kia để đón hơi từ miệng thổi vào. Một ống đinh tút như thế có thể kêu từ một đến hai âm, thổi hơi nhẹ thì kêu tiếng trầm, mềm, thổi mạnh hơn một chút kêu âm vực trung và nếu thổi mạnh hơn sẽ phát ra âm cao. Sử dụng đinh tút bao giờ cũng phải có 6 người, mỗi người một ống, xếp theo thứ tự từ ống dài nhất đến ống ngắn nhất. Khi biểu diễn, người sử dụng ống ngắn nhất là người chỉ huy.

    Điều thú vị là đinh tút của người S'Triêng chỉ có đàn ông thổi và khi thổi đinh tút thì những người đàn ông đó dù già hay trẻ đều phải đóng giả làm đàn bà. Họ không được đóng khố mà phải khoác tấm đồ che kín từ cổ xuống chân, giấu một tay vào bên trong, chỉ thò một tay ra cầm ống đinh tút để thổi. Tại sao lại như vậy? Các nghệ nhân cho biết: Điều này đã trở thành tập quán từ rất xa xưa. Khi ấy nhạc cụ này thường chỉ dùng cho lễ cúng, đặc biệt là lễ cúng lúa, để gọi hồn lúa, đưa đường đón lúa từ nương rẫy về buôn. Mà hồn lúa theo quan niệm của người S'Triêng là một cô gái xinh đẹp nhưng rất yếu đuối, lại nhút nhát nữa. Nếu thấy bóng dáng đàn ông, nàng tiên lúa sẽ xấu hổ, bỏ chạy. Nàng tiên lúa bỏ chạy thì sang năm sẽ mất mùa, đói kém cho nên khi thổi đinh tút, đàn ông dứt khoát phải mặc trang phục của đàn bà. Vậy là từ một quan niệm mang tính lễ nghi nông nghiệp đã hình thành lối diễn tấu nhạc cụ rất độc đáo có một không hai của đồng bào S'Triêng. Thường khi biểu diễn, các nghệ nhân bao giờ cũng kết hợp với múa. Đội hình múa theo chiều ngược kim đồng hồ, động tác múa ngây ngất, lắc toàn thân như múa say rượu. Không bao giờ có chuyện ngồi thổi đinh tút, chỉ đứng thổi và cũng không đứng yên. Các nghệ nhân luôn di chuyển theo hình vòng cung.

    Âm thanh đinh tút của người S'Triêng có tiếng ngân khác hẳn tiếng đinh tút của người Êđê. Nó mô phỏng tài tình hơi thở của thiên nhiên, của Tây Nguyên hoang sơ và hùng vĩ.

    (Theo Minh Huệ)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  18. #18
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Đám cưới của người Giáy

    Đám cưới của người Giáy

    Một đám cưới được tổ chức đúng nghi lễ phải qua các bước như: dạm hỏi (xam dà, xam pấu), lễ ăn hỏi (cun cơ lý), đám cưới (cun láu). Đầu tiên, sau khi đôi trai gái thêu chuyện với cho mẹ hai bên nếu được sự đồng ý thì gia đình nhà trai sẽ tiến hành lễ dạm hỏi. Thông thường trong lễ dạm hỏi nhà trai đưa cho nhà gái một vòng cổ, một vòng tay để "đánh dấu". Tiếp theo là lễ ăn hỏi đó chính là lúc để gia đình nhà gái thách cưới. Ngày nay thực hiện nếp sống mới, đồ thách cưới của người Giáy cũng đã giảm nhiều, chủ yếu chỉ còn mang tính hình thức.

    Lễ đón dâu là một tục lệ khá cầu kỳ và có phần hơi rắc rối. Đoàn đi đón dâu bao giờ cũng đủ các thành phần: đội Pí lè (bốn người), hai ông bà già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một cậu em để dắt ngựa cho chị dâu và có một đoàn người để gồng gánh lễ vật. Khi vào nhà gái đón dâu chú rể, phù rể phải làm lễ quỳ lạy trước bàn tổ tiên. Còn khi đưa dâu ra khỏi nhà gái thì cả chú rể, phù rể và cô dâu đều phải lạy tạ trước bàn thờ theo quy định và hướng dẫn của người già. Để đưa được cô dâu ra khỏi nhà gái những người bên nhà trai không những phải uống hết những khay rượu do nhà gái đun ra mà còn phải giằng được cô dâu khỏi tay những người họ hàng nhà gái. Cuối cùng thì cô dâu cũng được đưa đến nhà trai lại tiếp tục quỳ lạ trước bàn thờ tổ tiên như lúc ở bên nhà gái. Lúc này, nhà trai mới mở tiệc ăn mừng vì đón được dâu về.

    Đồng bào Giáy quan niệm rằng đám cưới càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc cũng thiêng liêng bền chặt. Do đó tục lệ đón khách và đưa tiễn khách trong đám cưới người Giáy cũng khá thú vị. Khách ở nơi xa đến dự đám cưới sẽ được các cô gái bưng nước ấm đến mời rửa mặt, rửa chân tay, còn khi ra về nếu khách lò họ hàng thân thích thì cô dâu chú rể phải đích thân bưng chậu nước đến mời rửa tay bằng chiếc khăn mới tinh và cái khăn này cũng chính là lễ vật của đôi vợ chồng trẻ đáp lại cho khách.

    Trong đám cưới người Giáy bao giờ cũng có những đội thối Pí lè. Pí lè được buộc khăn đổ tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi. Cùng với thổ Pí lè, hát đối đáp cũng là trò vui được nhiều người tham gia. Các cuộc hát đối đáp thường được bắt đầu từ chập tối kéo dài đến tận ngày hôm sau. Ngoài ra trong đám cưới người Giáy còn có hát đón dâu, hát rửa mặt, hát trước mâm rượu, hát khuyên răn, cảm ơn?

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  19. #19
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Đám cưới người Dao

    Đám cưới người Dao

    Hôm nay tại bản Đông Áng, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn có một đám cưới của người Dao Thanh Y tổ chức theo phong tục cổ truyền cho cô dâu Hà Thị Vân và chú rể Lý Văn Hai.

    Từ sáng sớm hai chảo gang to đã được đun "hết tốc lực" bằng những thanh củi rực cháy, và bà con người Dao trong vùng đã thay phiên nhau đến "uống rượu mừng".

    Phải chờ đến 15h chú rể mới được phép đến nhà gái đón dâu, tôi tranh thủ gặp già làng Hà Văn Cắm và trưởng bản Hà Văn Sắt tìm hiểu về phong tục cưới xin của người Dao Thanh Y. Rất may, cả hai người đều thông thạo tiếng phổ thông.

    Quá trình dựng vợ gả chồng của người Dao cũng tiến hành qua ba bước: Dạm hỏi - Đính hôn - và Tổ chức đám cưới. Là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người, nên cha mẹ hai bên đều có thái độ thận trọng và nghiêm túc. Họ thường trực tiếp trao đổi ý kiến và bao giờ cũng dựa trên sự thuận tình của đôi trẻ chứ không theo hủ tục phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó".

    Trước khi đến dạm hỏi, nhà trai nhờ người "đánh tiếng" với nhà gái về thời gian họ sẽ đến thưa chuyện. Người trực tiếp đi dạm hỏi là cha, mẹ chàng trai và một người đàn ông hàng xóm đứng tuổi có đức độ, uy tín và kinh tế khá giả. Lễ vật dạm hỏi chẳng có gì khác ngoài chai rượu trắng mặc dù nhà gái bao giờ cũng chuẩn bị sẵn mâm cơm thịnh soạn để đãi khách. Nếu nhà gái đồng ý sẽ đặt "tờ mệnh" ghi ngày tháng, giờ sinh của cô gái lên bàn thờ, vị đại diện nhà trai đặt lên đó 3.000 đồng và nhận lấy tờ mệnh. Nhà trai đem tờ mệnh đó về, đưa đến thầy mo cùng tờ mệnh chàng trai để xem số cho đôi trẻ. Nếu số đôi trẻ không hợp nhau, nhà trai chỉ cần thông báo đến nhà gái qua đôi lời nhắn nhủ. Nếu số hợp nhau, nhà trai sẽ đến nhà gái lần thứ hai, đặt lên bàn thờ gia tiên 12.000 để làm lễ và ít ngày sau đó, lễ đặt chân gà (tức lễ đính hôn) được tổ chức.

    Trong lễ đính hôn, nhà trai đem đến nhà gái lễ vật bao gồm hai con gà, hai chai rượu, hai ống gạo nếp. Nếu gà được nhà gái đem mổ ngay để làm đồ cúng là mọi việc suôn sẻ. Hai họ sẽ tiếp tục chuyện trò, thỏa thuận số lượng các đồ lễ mà nhà trai phải đem sang nhà gái trong dịp cưới. Số lượng này tùy thuộc vào dòng họ cô gái lớn hay bé và phong tục riêng của mỗi tộc Dao. Với Dao đỏ vùng Tràng Định là 4 triệu tiền mặt, 140kg thịt lợn, 8 lít rượu, 1 con gà và số thịt dùng để chia phần cho những người thân thích trong gia đình cô dâu (trước đây ông, bà ngoại mỗi người 12kg, con trai cả của ông ngoại 8 kg, con trai thứ, con gái của ông ngoại và anh chị em ruột của cô dâu mỗi người 2 kg). Với Dao Lù Gang vùng Mẫu Sơn là 1,5 triệu đồng, 50kg thịt lợn, 50 lít rượu trắng, 30kg gạo và một số thịt phần. Với Dao Thanh Y ở Đình Lập đồ thách cưới có phần khiêm tốn hơn, chỉ có 40kg thịt lợn, 1 đến 2 đồng bạc trắng và 1,8 triệu tiền mặt.

    Một nửa số tiền mặt đó nhà trai phải đưa cho nhà gái trước khoảng mươi ngày để mua một đôi hoa tai bằng vàng hoặc bạc, 2 chăn bông, 2 chiếc chiếu, 2 phích đựng nước, 2 nồi con. Những tư trang và đồ dùng này được bổ sung vào số của hồi môn cùng với toàn bộ tặng phẩm và tiền mừng của người thân, dân bản sẽ được đem về nhà trai trong lễ rước dâu.

    Sau lễ đính hôn, nếu không gặp điềm gì xấu như giữa đường gặp rắn bò ngang, hoẵng kêu, nhện sa, thì lễ cưới sẽ được gấp rút chuẩn bị. Nhà trai xem được ngày tốt, đem hai lít rượu đến nhà gái thông báo ngày cưới. Nhà gái nhận rượu, đem một lít ra uống cùng nhau, một lít gửi biếu ông bà ngoại, vừa là để tỏ lòng hiếu thảo, vừa là kính báo sắp gả con.

    Lễ cưới của người Dao còn được gọi là lễ uống rượu. Trong ngày vui đó, chỉ có chú rể người Dao Thanh Y mới đi đón dâu. Cùng đi với chú rể có một ông hàng xóm đức độ, uy tín, gia cảnh đề huề (như người đại diện và chứng kiến), một người đàn bà đứng tuổi giúp chú rể ăn vận trang phục truyền thống.

    15h ngày hôm đó, họ đến sát bản Đông Áng thì dừng lại bên bờ sông chờ ông đại diện thông báo cho nhà gái và xin phép thày mo. Mỗi lần thông báo và xin phép đó, ông đại diện đều đặt lên bàn thờ vài ba ngàn đồng để làm lễ. Mặc dù thày mo đã cho phép, đoàn nhà trai vẫn không được đến thẳng nhà gái mà phải đến một nhà hàng xóm gọi là nhà tiền trạm. Nhưng để vào được nhà tiền trạm này, chú rể khoác lên người bộ áo cưới có khá nhiều dải vải hoa văn sặc sỡ trông như những lá bùa và phải qua ba lần dừng lại trước dải lụa đào do bốn người phụ nữ giăng ngang và hát những bài dân ca chúc mừng. Cứ sau mỗi bài hát, ông đại diện nhà trai lại vui vẻ thưởng cho bốn người ngăn đường 12.000đ để dải lụa đào được mở ra. Ngày hôm sau khi sang nhà gái, họ còn trải qua 2 lần ngăn đường như thế, một lần ở cửa nhà, một lần ở cửa buồng cô dâu.

    Ông Phóng - bố đẻ cô dâu - trịnh trọng đặt lên bàn thờ một mâm cơm cúng. Thày mo rì rầm khấn báo tổ tiên về việc có một người con gái trong gia đình đi làm dâu con ở dòng họ khác. Cô dâu Hà Thị Vân từ trong buồng riêng đi ra, nghẹn ngào xúc động vái lạy tổ tiên 3 lần trước sự chứng kiến của người thân. Rồi cô bước ra khỏi nhà mà không được phép quay lại. Theo sau cô là đoàn người đi đón dâu của họ nhà trai, kể cả những người gánh lễ vật đến nhà gái từ hai hôm trước, và một số người nhà gái đưa dâu cùng với của hồi môn.

    Vượt qua hơn hai giờ đồng hồ đi bộ, những người rước dâu về đến nhà trai ở bản Khe Pặn. Tại đây một nghi lễ trang trọng nhất trong ngày cưới được tổ chức - cô dâu vái lạy tổ tiên nhà chồng. Bàn thờ trong ngày cưới được gọi là Hồng Đường (tiếng Dao là Hoòng Toòng), có kê một dãy bàn ghế trang trọng, trên bàn có bày 12 bát con, 12 đôi đũa, 12 chén rượu tượng trưng cho 12 họ đầu tiên của người Dao và vài bát gan lợn. Bố mẹ chàng rể chắp tay mời 12 vị đáng kính nhất của chủ và khách lên ngồi vào hai dãy ghế ở hai bên bàn. Thày mo bắt đầu tiến hành các nghi lễ. Cô dâu và chú rể được dẫn đến trước Hồng Đường. Cô dâu trùm khăn kín mặt, đứng lạy, chỉ có chú rể quì xuống 3 lần, mỗi lần 3 lễ tổ tiên. Lễ xong, cô dâu, chú rể vào buồng riêng, trả lại mấy gian nhà ngoài cho quí khách khề khà nhắm rượu và chuyện trò rôm rả.

    Hai ngày hôm sau, đôi vợ chồng trẻ mới đưa nhau về nhà gái làm lễ lại mặt (tiếng Dao gọi là ùi mỉn). Gia đình nhà trai cho một cô bé gái từ 12 đến 15 tuổi đi theo để khi đến gần nhà gái thì gánh giúp đồ lễ. Đồ lễ có gà, rượu, bánh (hoặc gạo). Ngày hôm đó, chú rể được bố vợ dẫn đi chào họ hàng thân thích. Hôm sau, đôi vợ chồng trẻ mới quay lại Khe Pặn, và cuộc sống mới thực sự bắt đầu.

    Lên vùng cao Lạng Sơn vào mùa đông và mùa xuân rất hay gặp đám cưới Dao. Bạn sẽ có cảm giác như gặp một rừng hoa di động, bởi vì trang phục của con gái Dao thật đẹp và rực rỡ. Tất nhiên là bạn sẽ phát hiện thêm một vài điều không giống với những nghi lễ mô tả trong bài viết này. Giữa các tộc Dao ở các địa phương thường có những phong tục riêng, khác biệt. Nhưng có điều chắc chắn là bạn sẽ được họ nhiệt thành mời uống những chén rượu mừng ngất ngây nồng ấm.

    (Theo Dương Văn)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  20. #20
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Đám cưới người Mông

    Đám cưới người Mông

    Dân tộc Mông ở Lai Châu có hơn 170 nghìn người. Nếu người Thái có Thái Đen và Thái Trắng thì người Mông ở Lai Châu có năm ngành: Mông đỏ (Mông lềnh), Mông trắng (Mông đlơ), Mông hoa (Mông xi), Mông xanh (Mông xua), và Mông đen (Mông đlu).

    Với tâm thức vạn vật hữu linh, đời sống của con người hòa quyện gắn bó với trời đất, núi sông, mỗi bước trưởng thành của người Mông đều mang những nghi lễ thiêng liêng. Đám cưới của người Mông cũng vậy. Có người nói, người Mông lấy vợ cứ thích cô nào thì cướp về. Thực tế, "cướp vợ" nếu có thì cũng rất hiếm ở thời phong kiến.

    Thường thì, để đi đến lễ cưới, trai, gái người Mông có ít nhất một-hai năm, thường ba-bốn năm tìm hiểu. Vào dịp tết, chàng trai tìm đến cánh rừng chơi xuân, đứng từ xa thổi khèn hoặc kèn lá (nếu đến gần thì thổi sáo, kéo nhị hoặc đánh đàn môi). Mỗi bản đàn có một tiếng nói mà chỉ người Mông mới biết, chỉ người có duyên với nhau mới hiểu. Chàng đàn hoặc khèn rằng:

    Em ơi...
    Tôi là con chim chưa có tổ
    Cây rừng nhiều
    Mà tôi là con khướu chưa có cành đậu
    Từ rất xa
    Gió mách tôi ở đây có em
    Em đẹp, em xinh, siêng năng chăm chỉ
    Má em như quả đào chín
    Em thơm như hoa rừng
    Có lòng thương anh hãy đến đây...


    Chàng trai cứ hát mãi, ứng tác mà hát ví von thân phận tình cảm của mình. Cô gái nào ưng thì cũng thổi kèn lá, hoặc đàn môi đáp lời:

    Anh nghe ai nói không phải rồi
    Em nghèo quanh năm mặc váy rách
    Em lười biếng cả bản cười chê
    Em xấu xí như bông hoa ong không thèm đến
    Nếu anh không chê
    Thì hẹn chợ phiên tới xuống chợ tìm nhau.


    Cứ như vậy, nhanh cũng hai mùa xuân, họ mới ước hẹn lấy nhau. Sau khi ước hẹn, chàng trai về nhà cho bố mẹ biết mình định lấy cô gái. Sau khi dò hỏi được gia thế nhà cô gái, bố mẹ chàng trai cùng với ông cậu bắt con gà mổ rồi luộc để xem điều tốt xấu. Xem cho trai-gái lấy nhau, người Mông xem mắt và lưỡi. Con gà luộc lên xem mắt mà bằng là tốt. Lưỡi gà rút ra, phần cuống lưỡi có ba sợi gân, nếu sợi ngắn ở giữa mà cong lên thì tốt, cong xuống thì không tốt. Điều tốt xấu này được thông báo cho chàng trai. Nếu chàng vẫn quyết lấy cô gái thì cha mẹ cũng không ngăn cản. Người Mông tính ngày tháng cũng theo 12 con giáp như người Kinh.

    Chuẩn bị đón cô gái về nhà, chàng trai làm một cái chõng (hoặc phản) ngăn phòng riêng. Chọn ngày, chàng báo với bố mẹ rồi tìm cô gái. Dù ở gần cũng phải vào rừng chơi chờ đến tối mới đưa về nhà. Bao giờ cô gái cũng giằng co, buộc chàng kéo chạy một đoạn. Cái lý là vậy, để mai ngày sống với nhau có điều gì khúc mắc, chàng trai không được nói là: "Cô tự theo tôi về" và cô gái cũng nói được: "Anh kéo tôi về đấy chứ...".

    Về nhà, chàng trai gọi cửa. Bố mẹ chàng thức dậy. Ông bố ra chuồng gà bắt một con gà mái, một con gà trống (cầm cho quây đầu gà vào trong nhà) đi theo sau chàng trai và cô gái vào nhà. Như vậy, ma nhà đã công nhận cô gái là người của gia đình rồi.

    Sáng hôm sau, gia đình chàng trai cho người sang báo cho nhà cô gái biết "Con gái của ông bà đã được cháu trai của chúng tôi đưa về nhà rồi, cứ yên tâm chúng tôi sẽ cho ông mối (chỉ trả mình dình) đến thưa chuyện.

    Chọn ngày đẹp, ngày lẻ; đoàn nhà trai cử ba người gồm: Ông mối cùng chú, bác của chàng trai đến nhà gái và mang theo: Một lít rượu, một đôi gà, vài cân gạo. Nhà gái cũng cử ông mối ra tiếp để thống nhất lễ thách cưới. Lễ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cô gái là con gái duy nhất hay có nhiều chị em gái. Nếu cô gái là con gái duy nhất thì nhà trai phải nộp: 120 đồng bạc trắng, 120 cân thịt, 120 bát rượu, 10 tớ gạo tương đương với 40 kg. Cô gái có đông chị em gái thì lễ thách cưới là một nửa. Lễ thách cưới này cũng là lễ để nhà gái tổ chức đám cưới. Có hai cách để nhà trai nộp lễ. Hầu chớ (ăn cưới, có ăn, có uống thì nộp như đã thỏa thuận); Cứ khúa (đưa tiền, khoảng 170 đồng bạc trắng).

    Nhà trai theo ngày đã chọn cử một ông mối dẫn một đoàn năm hoặc bảy hoặc chín người (bao giờ cũng đi lẻ về chẵn) đem lễ vật đến nhà gái. Ông mối đi trước, tay cầm một chiếc ô, ông địu một chiếc chăn gấp vuông buộc chữ thập. Đoàn người đi đến cánh rừng đầu bản nhà gái, thì dừng lại mang thức ăn đã chuẩn bị sẵn ra ăn. Trước khi ăn hát xin ma bản:

    Chúng tôi là...
    Hôm nay ngày...
    Thay mặt nhà trai (gia đình ông bà...)
    Đến bản...
    Xin con dâu cho họ... chúng tôi
    Cầu mong ma bản phù hộ mọi việc tốt đẹp.


    Ăn xong, họ mới vào bản đến nhà gái. Nhà gái chuẩn bị một mâm cơm ngay trước cửa. Mâm cơm có hai chân giò lợn ninh nhừ, bốn con gà luộc cùng với cơm và rượu. Đoàn nhà trai vào mâm. Ông mối nhà trai hát:

    Thưa ông bà
    Hôm nay là lành
    Con gái lớn biết vỡ nổi đám ruộng hoang
    Con trai lớn biết vỗ nổi thửa ruộng rậm
    Trai gái lớn biết dựng cửa nhà
    Mối mai tôi về đây đôi lời xin ngỏ.


    Ông mối nhà gái chấp nhận lời, xin mời ông mối và đoàn nhà trai ăn uống xong rồi vào nhà. Cũng có khi, ông mối nhà gái muốn kéo dài cuộc nói chuyện thì chối bằng cách hát nói xấu cô gái, tự nhận nhà nghèo không xứng, lúc đó ông mối nhà trai phải trổ tài hát cho đẹp lòng nhà gái. Sau đó vào nhà làm lễ nhận dâu (đỉnh mình chăng).

    Ông mối nhà trai treo ô và chăn lên vách cạnh bàn thờ nhà gái. ý để báo với tổ tiên cô gái rằng "Từ nay hai nhà mưa nắng cùng che, rét-chăn cùng đắp. Phù hộ cho con cháu lấy nhau được sung sướng, ấm no". Trước bàn thờ, nhà gái chuẩn bị chiếc phản. Ông mối nhà trai đặt lễ lên đó. Rồi mở ra giao cho ông mối nhà gái. Nhận lễ xong chàng trai và phù rể đứng trước bàn thờ, quỳ lạy tổ tiên ba lạy, quỳ lạy bố mẹ vợ và anh em chú bác bên vợ mỗi người ba lạy. Sau đó lạy ma nhà (Clăng vàng), ma cửa (khố trồng), ma bếp khách (khó tin), ma bếp nấu (khó trù). Tạ ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dạy cho mình một người vợ xinh đẹp giỏi giang. Nhà trai ngủ lại một đêm để hôm sau ngày chẵn trở về. Sáng hôm sau, bên mâm lễ tiễn chân, cha mẹ cô gái đưa tư trang và quà mừng cho con gái gồm vòng bạc đeo cổ (Pỗu chà clăng), vòng tay (Pỗu tê), nhẫn vàng (Phay cu), nhẫn bạc (Phay nhè), váy và áo mới... Lúc này, nhà gái công bố sẽ cho người mang tặng đôi vợ chồng trẻ một con bò, một con trâu hoặc một con lợn giống.

    Trước khi đoàn nhà trai đưa cô dâu ra khỏi nhà, bậc cửa chặn một cái ghế dài và hai bát rượu hai bên. Hai ông mối uống mỗi người một bát, sau đó đến chú rể, phù rể và những người khác. Cô dâu được một cô gái xinh đẹp nết na đi theo đến nhà chồng.

    Đoàn đón dâu về đến cánh rừng đầu bản thì cũng ngả rượu thịt báo cáo ma bản: "Chúng tôi đã đón được cô gái nọ... về làm dâu nhà họ... bản ta. Xin ma bản chứng giám và đón cô... về làm người của bản".

    Về đến nhà, ông mối mang ô và chăn treo cạnh bàn thờ báo cáo với tổ tiên rằng đã đón cô dâu về đến nhà, mọi việc đều tốt đẹp. Cô dâu được mẹ, hoặc dì của chồng đưa vào buồng. Nhà trai tổ chức lễ cưới cho đôi vợ chồng trẻ. Cô dâu và phù dâu quỳ lạy tổ tiên, bố mẹ, anh chị em nhà chồng. Lúc này, đoàn nhà gái đi thăm nơi ăn ở và nhà chồng của cô gái cũng vừa đến. Họ cùng ăn lễ cưới (hầu chớ lò tsung) mừng cho đôi vợ chồng trẻ.

    Ngày nay, thách cưới đã ít hơn. Nhưng những nghi lễ cổ truyền thì vẫn còn lưu giữ. Những nghi lễ này nhắc con cháu người Mông đạo lý thờ cúng tổ tiên, ghi công ơn cha mẹ sinh thành và gia đình dòng họ, dân bản đã thương yêu nâng đỡ để mỗi thành viên trong cộng đồng trưởng thành.

    (Theo Đỗ Thị Tấc)

    HELLBOY
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •