Năm Phần Pháp Tạng


Trong Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật Phẩm Quy Y Tam Bảo Đức Phật giảng về 5 Phần Pháp Tạng như sau:

1-Kinh Tạng
2-Luật Tạng
3-Luận Tạng
4-Bát Nhã Tạng
5-Đà La Ni Tạng


Trích Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật

Nếu hữu tình kia thích ở núi rừng, thường ở nơi nhàn tịch, tu về lthiền định, nên vì họ nói về Kinh Tạng.

Nếu hữu tình kia ưa tập uy nghi, hộ trì chính pháp, hòa hợp trong một vị giải thoát, khiến Phật pháp được lâu dài, nên vì họ nói về Luật Tạng.

Nếu hữu tình kia ưa nói chính pháp, phân biệt tính, tướng, lần lượt nghiên cứu đến chỗ cứu cánh sâu xa, nên vì họ nói về Luận Tạng.

Nếu hữu tình kia ưa tập trí tuệ chân thật của Đại Thừa, tránh khỏi ngã chấp, pháp chấp phân biệt, nên vì họ nói về Bát Nhã Ba La Mật Đa Tạng.

Nếu hữu tình kia không thể thọ trì được Khế Kinh, Luật, Luận, Bát Nhã, hoặc có hữu tình tạo mọi nghiệp ác, những tội trọng như: tứ trọng, bát trọng, ngũ vô gián tội, báng Phương Đẳng Kinh, bất tín v.v.. khiến được tiêu diệt, giải thoát nhanh chóng đến đốn ngộ Niết Bàn, nên vì họ nói về Đà La Nni Tạng.

Năm Pháp Tạng ấy, ví như nhũ, lạc, sinh tô, thục tô và đề hồ vi diệu. Khế Kinh như sữa. Luật như lạc, Luận như sinh tô kia, Đại Thừa Bát Nhã cũng như thục tô và Đà La Ni ví như đề hồ.

Đề hồ là vị vi diệu đệ nhất trong các vị: nhũ, lạc, sinh tô, thục tô; nó trừ được các bệnh, làm cho thân-tâm các hữu tình được yên vui. Đà La Ni là tối cao đệ nhất trong các Tạng: Khế Kinh v.v..vì trừ được trọng tội, làm cho mọi chúng sinh giải thoát sinh-tử, chóng chứng được Niết Bàn, an lạc, Pháp Thân.