kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Điền Khắc Kim

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Điền Khắc Kim

    Cuộc đời bệnh hoạn của tướng cướp giang hồ

    Hắn là một trùm chuyên đột nhập vào gia đình của những người Mỹ giàu có để trộm cắp. Số tiền mà hắn lấy được chủ yếu được dành cho những cuộc ăn chơi phè phỡn. Những thói chơi bệnh hoạn đã biến hắn thành một giang hồ khét tiếng.

    Xưng tên xong, Điền Khắc Kim còn cẩn thận viết cái tên này ra giấy ném lại cho cô gái. Trước khi rút lui, không hiểu sao hắn còn giải thích:

    - Cô may mắn đấy. Tôi chỉ trả thù mấy thằng Mỹ chứ không trả thù người Việt.
    Ngay tức khắc, báo chí Sài Gòn lại tranh nhau chạy những hàng tít giật gân về vụ cướp nhà người Mỹ, với đích danh thủ phạm là Điền Khắc Kim, dù chẳng ai có thể xác định được ai là Điền Khắc Kim giữa thành phố 4 triệu dân này. Chưa hết, nhiều tớ báo còn nhanh nhảu tự điều tra, gán thêm rất nhiều nguyên nhân ly kỳ rùng rợn, biện minh cho hành động làm nhục nạn nhân của Điền Khắc Kim ở các vụ trước đó là để “trả thù dân tộc”?!

    Sau vụ cướp này, để tránh bị tóm, Điền Khắc Kim đăng ký đi quân dịch, với cái tên giả là Lê Minh Hùng, hắn trở thành một binh nhì mang số quân 71/116964 của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 48 bộ binh ngụy. Ba tháng quân trường vừa kết thúc, máu giang hồ lại trỗi dậy, hắn lại đào ngũ về Sài Gòn tiếp tục đi ăn cướp.

    Tháng 5 năm 1970, Điền Khắc Kim đột nhập vào nhà một người Mỹ là giám đốc Hội cha mẹ nuôi Quốc tế trên đường Trần Qúy Cáp (nay là Võ Văn Tần). Đi đêm lắm có ngày gặp ma, trong khi hắn đang sắp sửa giở trò đồi bại với bà vợ ở phòng ngủ thì trong phòng tắm ông giám đốc đã cởi được dây trói, chạy thoát ra ngoài gọi cảnh sát. Hoảng quá, hắn vội bắt cóc bà vợ làm con tin và tẩu thoát xuống quận 8. Sau khi hành hạ bà đầm chán chê, Điền Khắc Kim đã gọi taxi đưa trả bà về với ông chồng Mỹ. Vì sự liều lĩnh bỡn cợt này, hắn đã bị cặp vợ chồng người Mỹ kia nhận diện và bị bắt, phải ra tòa lãnh án 20 năm tù.

    Vào trại Chí Hòa, họp mặt với toàn những tay anh chị đầu trâu mặt ngựa, Điền Khắc Kim dù không băng đảng, người không một hình xăm vẫn nghiễm nhiên được đám tù hình sự xếp vào “chiếu trên”. Sự táo tợn, liều lĩnh và những cú “trả thù dân tộc” được các báo lá cải khai thác tối đa đã vô tình tạo cho Điền Khắc Kim một lai lịch đầy ánh hào quang, khiến những tên du thủ du thực phục lăn phục lóc. Nhờ có sự hỗ trợ của những tên đại bàng cộm cán ở Chí Hòa, Điền Khắc Kim có đủ tiền để mua được một tờ “giấy đi phép”, tức được phép tự do ra ngoài 12 hoặc 24 giờ, sau đó về trình diện. Lợi dụng “giấy đi phép” hắn trốn luôn. Vừa ra khỏi nhà giam, hắn đã mò vào nhà một tên thiếu tá CIA Mỹ để cướp. Là một quân nhân quen hoạt động trong bóng tối, tên “xịa” không dễ gì để bị Điền Khắc Kim bắt nạt, đã kịp thời móc súng chống trả. Đang loay hoay trèo qua ban công, tính nhảy từ lầu hai xuống đất, Điền Khắc Kim đã bị tên thiếu úy CIA quất trúng một viên đạn vào bụng, sụm ngay tại chỗ và bị cảnh sát ngụy tóm cổ, đưa vào Tổng Y viện Cộng hòa (nay là Quân Y viện 175) chữa trị.

    Vết thương vừa tạm bình phục, người còn xanh rớt như tàu lá, Điền Khắc Kim lại cưa còng trốn thoát. Sau mấy tháng nằm dưỡng thương, hắn lại lên kế hoạch tấn công một nhà buôn Mỹ trên đường Công Lý (nay là Nguyễn Văn Trỗi), cướp được 5.000 USD và 20 triệu đồng. Đúng lúc hắn đang hành hạ nữ nạn nhân người Mỹ xinh đẹp thì ông chồng bà ta trở về. Một cuộc đọ súng nổ ra. Trước khi ngã quỵ vì đạn khẩu Colt 45 của tên tướng cướp, tay nhà buôn Mỹ cũng đã kịp bấm cò tặng cho tên tướng cướp một viên vào ổ bụng.

    Vết thương quá nặng, Điền Khắc Kim đã không còn cơ hội để trốn tù. Lần này, vì là một quân nhân, phạm tội khi đang đào ngũ, Điền Khắc Kim đã bị tống vào quân Lao Gia Định, nơi giam giữ toàn những tên du đãng xuất thân từ lính tráng.

    Vào tù, để “giựt le” với đám du đãng đu thần thất học, Điền Khắc Kim tự khai đã học hết đệ nhị (lớp 11), dù kỳ thực hắn chưa hề học hết trung học đệ nhất cấp (cấp 2), kiến thức bị gió giang hồ thổi bay gần hết nên chữ xấu như gà bới. Lờ tịt sự khai man này, chỉ nhằm lợi dụng uy thế của tên tướng cướp lừng danh để trị bọn tiểu yêu trong quân lao, đám cai ngục ở đây đã phong cho hắn cái chức “thư ký quân lao”. Dù là tên cướp đang ở tù, hắn vẫn ăn mặc tử tế như một sinh viên với áo sơ mi đóng thùng cẩn thận, trên nắp túi còn gắt thêm một cây viết paker cho thêm phần tri thức.

    Có một điều kỳ quái là, trong giới giang hồ, ngôi vị cao thấp thật sự chỉ được phân định rạch ròi khi ở… trong tù. Là “thư ký đề lao”, nghiễm nhiên Điền Khắc Kim trở thành vua một cõi. Đó là chính là lúc bản chất lưu manh mạt hạng của tên tướng cướp bộc lộ đầy đủ nhất. Không có gì để nghi ngờ, việc Điền Khắc Kim trở thành hung thần, chuyên cướp, hiếp những người Mỹ giàu có khởi nguồn từ cái chết bi thảm của Helen Diễm, mục đích chính là để trả thù. Nhưng, đó chỉ là những vụ đầu tiên, còn sau này, hắn đi cướp chỉ vì một mục đích duy nhất: kiếm tiền ăn chơi phè phỡn. Diễm chỉ là kỷ niệm thoáng qua, một màn sương mờ cay nồng khói pháo, một gam màu lạ để Điền Khắc Kim tô vào bức tranh đầy hào quang ảo cho thêm phần thê thiết. Đích thực, hắn là một tên bệnh hoạn. Mỗi lần cướp về, hắn thường xổ tung tiền, vàng cho chúng bay vung vãi khắp nhà rồi nằm lăn lộn trên đó để tìm khoái cảm. Trong tù, bao nhiêu tiền làm luật hoặc do đàn em cống nộp, Điền Khắc Kim trải đầy ra dưới tấm drap để “nằm cấn lưng nghe kêu rột rột đã tai chơi”. Đồng tiền được phong thánh thì nhân cách hóa tên đồ tể. Điền Khắc Kim không tiếc tay đánh đập đàn em, những tên tù hạng tép riu tứ cố vô thân, để thị oai và tiêu khiển. Và, khi gặp đúng đối thủ, hắn sẽ phải trả giá cho điều đó.

    Sự buông lơi kỷ luật đã khiến khối hình sự trại giam Chí Hòa ngày càng trở nên hỗn loạn, đâm chém, thanh trừng nhau diễn ra liên miên. Không chịu nổi, cuối năm 1974, nhà tù Chí Hòa đã tiến hành một đợt thanh lọc, tống những tên đầu bò đầu bướu nhất của trại này sang quân lao Gia Định để tiện bề quản lý, tất cả có 32 tên. Vừa đến nơi ngồi tù mới, nhưng tên cộm cán này đã la ó vang trời tính chuyện “làm reo”. Là “thư ký đề lao”, Điền Khắc Kim cũng có mặt trong buổi tiếp nhận những thành viên mới. Muốn thị oai, hắn xông ra quát:

    - Muốn làm loạn hả? Không biết ông nội bay đang ở đây sao?

    Nổi nóng, Lâm chín ngón nhảy xổ ra:

    - Mày là thằng chó nào?

    Điền Khắc Kim tức lắm bảo:

    - Đừng lộn xộn, ông nội mày là Điền Khắc Kim đây.

    Lời hắn chưa dứt, Lâm chín ngón đã nhảy xổ tới, một tay kẹp ngang cổ họng, một tay rút luôn cây paker trên túi áo hắn đâm thẳng xuống đầu kẻ mạnh mồm. Hung hăng nhưng nhỏ con, Điền Khắc Kim không chọi lại gã hộ pháp Lâm chín ngón, cứ quẫy đạp lung tung nhưng vẫn không thoát, lãnh nguyên nhát đâm vào giữa trán. May cho hắn, đầu bút chọc trúng vết thẹo cũ do đạn của Biệt đội hình cảnh trước đây tặng. Thẹo trơn, vết đâm chệch đi nên Điền Khắc Kim không chết nhưng máu cứ tuôn xối xả, đỏ lòm khuôn mặt. Đến lúc đó, Lâm Chín ngón mới chịu buông tay, vứt “thằng oắt” sang một bên mặc cho hắn kêu la chói lói.

    Sau trận đó, Điền Khắc Kim mới hết ngổ ngáo, tỏ ra biết điều hơn. Tháng 4 năm 1975, sau khi phân loại, Điền Khắc Kim và một loạt tù trọng án tại quân lao Gia Định bị đổ xuống tàu, tống ra Côn Đảo. Tàu cập bến ngày 22/4/1975 thì 8 ngày sau, Côn Đảo giải phóng. Lợi dụng tình hình lộn xộn, Điền Khắc Kim và nhiều tên tù hình sự khác đã đánh lính gác, cướp súng chạy thoát ra ngoài.

    Vừa được hít thở khí trời, hắn đã lập tức xông vào khu gia binh, gây liền hai vụ cướp tại nhà hai cảnh sát chế độ cũ. Côn Đảo đã giải phóng, thù dân tộc không còn nhưng trò đồi bại thì vẫn tồn tại, tên súc sinh đã không quên cưỡng đoạt vợ hai bà vợ lính rồi rút lên núi trốn. Nhưng chỉ ba hôm sau, hắn đã bị lực lượng quân quản của đảo tóm cổ.

    Sau một thời gian thụ hình tại Côn Đảo, Điền Khắc Kim được chuyển về trại giam Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tại đây, giữa tháng 5 năm 1978, cùng với tên Nguyễn Ngọc Á – một trí thức ngồi tù vì tội… buôn heo lậu. Điền Khắc Kim đã cạy vách tôn nhà xí phòng giam trốn trại, sau đó trốn về Sài Gòn, lén lún trốn tại nhà vợ bé ở đường Hưng Phú, quận 8.

    Trước khi trở thành tên tướng cướp lừng danh (1968), Minh con đã lấy vợ, - một phụ nữ bình thường nhà ở đường Tôn Đản, quận 4. Khi vợ sinh con đầu lòng, gió giang hồ đã cuốn Minh con đi mất, vợ con hầu như chẳng được mấy lúc đoái hoài. Tiền bạc cướp được, hắn chỉ ăn chơi, đập phá cho kỳ hết, chẳng giúp gì được vợ con. Đã thế, hắn lại còn đeo thói trăng hoa. Năm 1969, trong một lần trốn sự truy lùng của biệt đội hình cảnh ngụy tại khu vực Bến Tàu, quận 8, hắn tình cờ gặp chị Phạm Thị Dung. Khuôn mặt ưa nhìn của cô gái bán sương sâm đã khiến tên cướp sa cơ thoáng chạnh lòng. Ngoắt chị Dung lại, tướng cướp Điền Khắc Kim gọi một lúc 10 ly sương sâm, ngồi tì tì húp. Xong xuôi, hắn chùi mép, bảo:

    - Đói quá, tôi ăn sương sâm trừ cơm. Bữa nay không có tiền, em cho tôi thiếu, mai mốt muốn bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu.

    Khuôn mặt hiền lành, khắc khổ, giọng nói có vẻ thành thật khiến cô gái bán sương sâm nghèo không nỡ làm dữ, chỉ im lặng thở dài và quảy gánh đi. Độ một tuần sau, khi quay trở lại chỗ cũ, chị đã thấy Minh con đứng từ xa toét miệng cười. Đưa cho chị một xấp tiền dày cộm, hắn bản:

    - Khỏi thối, để đó tôi ăn sương sâm trừ dần.

    Rồi hắn lại bắt chị ngồi múc từ từ đủ 10 ly để hắn ngồi nhẩn nha ăn, vừa ăn vừa nói đủ thứ chuyện huyên thuyên chi địa.

    Khi số sương sâm đã đủ với số tiền Minh con đưa thì cũng đủ thì giờ để cô chủ buông đòn gánh nằm vào lòng hắn. Hắn bảo:

    - Anh làm công nhân, nghèo, không có tiền làm đám cưới, em chịu không?

    Thở dài, chị lại gật đầu. Đã thương rồi thì không đám cưới với ăn sướng sâm thiếu nào có khác gì nhau.

    …ở với nhau được một mặt con, Dung mới biết mình đã có vợ có con, nhưng ván đã đóng thuyền, cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Lâu lâu hắn tạt về đưa cho chị một số tiền lớn (vừa cướp được) bảo là mới “trúng áp phe”, để chị sửa cái nhà, sắm thêm cho mẹ, cho con vài ba tấm áo mới, thế là đủ mãn nguyện để khoe với láng giềng. Không ngờ cuối năm đó, sau nhiều tháng hắn đi biền biệt, Minh mới ngớ ra: Minh con- anh chồng hiền lành tử tế - lại là Điền Khắc Kim, “tướng cướp cô đơn” khét tiếng. Chị khóc, khóc rất nhiều. Sau ba bốn bận thăm nuôi, chị đánh xem như Minh con đã chết, chị câm nín bán sương sâm nuôi mẹ già và ba đứa con thơ.

    Đùng một cái, thằng chồng dối trá quay trở lại. Hung thần với ai, tướng cướp với ai, chứ với chị, hắn mãi mãi là một “anh Minh”, cha của ba đứa nhỏ. Khuyên không được, chị cũng không nỡ tố giác chồng, đành nhẫn nhục cưu mang che dấu Điền Khắc Kim, dù chị biết rất rõ chồng mình là tên tù vượt ngục. Với Điền Khắc Kim, tấm lòng người vợ chính là nơi trú ẩn cuối cùng. Vợ lớn của hắn ở đường Tôn Đản, ngay sau khi hắn bị đày ra Côn Đảo đã bán nhà, ôm con đi biệt xứ, không còn trong mong gì nữa…

    Ở nhà một thời gian, Điền Khắc Kim mò ra đường Hồ Văn Ngà, tìm một người bạn gái cũ đang sống lay lắt bằng nghề bán lạc – xoong (đồ cũ) tính cậy nhờ để tìm sinh kế. Vừa ra đến nơi, hắn đã bị công an phát hiện và bắt giữ, sau đó bị đưa lên cải tạo tại trại Tống Lê Chân (Sông Bé). Ngồi trại đến tháng 7-1983, hắn lại trốn. Con thú dữ xổng chuồng ngày càng liều lĩnh và hung bạo hơn. Vừa đặt chân trở lại Sài Gòn, hắn đã một mình gây ra hàng loạt vụ cướp mới. Lần này đa số nạn nhân của tên cướp hết thời đều là đàn bà, con nít, những kẻ yếu ớt cô đơn.

    Một lần, vừa cướp được một chiếc xe đạp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) thì hắn bị công an vây bắt. Cùng đường, hắn kê súng vào bụng anh công an bóp cò nhưng đạn lép, không nổ nên hắn bị tóm tại trận.

    Trở vào trại giam, cố hết sức Điền Khắc Kim vận công, gồng bụng làm bục vết thương Mỹ bắn ngày nào. Được công an đưa vào bệnh viện Bình Dân cấp cứu. 3 giờ sáng, lợi dụng lúc anh công an gác cửa đang ngủ, hắn lại bẻ còng trốn thoát. Vì vụ đào tẩu này, dư luận Sài Gòn lại có dịp ồn lên.

    Trong khi Điền Khắc Kim đang bị truy nã ráo riết thị tại những quầy sách ở đường Đặng Thị Nhu, tại quận 1 lại có kẻ bạo gan xuất hiện xưng danh hắn. Ông ta đi tất cả các quầy sách, gom hết những cuốn “Bố già” của Mario Puzzo mà không hề trả tiền. Nghe xưng Điền Khắc Kim các chủ quầy sách thất kinh, vội đi báo công an. Bị bắt, gã điên này sừng cồ:

    - Để xem Điền Khắc Kim với bố già Victor Don Carléon ai bảnh hơn ai. Nó ngon, tôi thách nó đấu súng.Không thể nhốt một gã điên, công an đành phải cho xe chở hắn về chỗ cũ.

    Được thả, hắn phải đối quyết liệt:

    - Sao không bắt tôi?

    Người ta bảo:

    - Ông có tội gì mà bắt?

    Hắn tỉnh queo:

    - Sao không? Điền Khắc Kim là tôi, kẻ cướp, hiếp, bắn lòi ruột cả chục thằng Mỹ, sao không có tội?

    Tiếng tăm đen đúa lẫy lừng là thế nhưng đoạn cuối cuộc đời ngang dọc, Điền Khắc Kim đã tự biến mình thành một tên lưu manh mạt hạng. Không còn những vụ đột nhập xuất quỉ nhập thần, không còn các phi vụ đột nhập rượt đuổi và đấu súng dữ dội, cũng không còn vương mùi thuốc pháo đớn đau hay bị ngọt mát lãng mạn của ly sương sâm bên bến tàu vất vả, cái còn lại của hắn chỉ là những vụ trộm cắp, cướp giật vặt vãnh của một tên hạ lưu bần tiện. Lần cuối cùng, hắn bị dân phòng phường 12, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh tóm cổ trong đêm khi đang tẩu tán chiếc xe đạp và mớ quần áo do một đàn em tên là Lê Văn Thanh trộm được ở một căn nhà bên cầu Rạch Ông, quận 8. Lúc đó là tháng 4-1985. Khi chị Dung dẫn ba đứa con, đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ mới lên 3 vào trại giam thăm nuôi, Điền Khắc Kim đã ngượng ngùng cúi mặt. Và khóc, hắn biết thời làm mưa làm gió đã hết. Cái tên Điền Khắc Kim đã vĩnh viễn không còn ám ảnh hay khuấy động được ai nữa.

    Trong quá trình ngoi lên thánh ông trùm của giới tội phạm Sài Gòn, Năm Cam đã lần lượt thực hiện các bước núp bóng, lợi dụng rồi hạ bệ hàng loạt đàn anh lớn nhỏ. Giang hồ sợ Năm Cam nhất ở điểm hắn không từ bất cứ ai, và sắn sàng xuống tay cực kì tàn bạo để tiêu diệt những kẻ cản đường hắn, cho dù người đó từng là chiến hữu, đàn anh hay có tình đệ tử lâu năm ân nghĩa với y. Ngoài Lâm chín ngòn trở thành tàn phế vì acid, Dung Hà bỏ mạng vì ăn đạn, trong danh sách giang hồ cộm cán bị Năm Cam “lấy số” còn phải kể thêm Hùynh Tỳ, kẻ có thời được giang hồ Sài Gòn xem như nhân vật số 2 chỉ đừng sau Đại Cathay trong nhóm “Tứ đại giang hồ”.

    Lai lịch một danh xưng

    Huỳnh Tỳ tên thật là Nguyễn Thuật Lai, sinh năm 1944, hơn Năm Cam 3 tuổi. Có lẽ anh ta là tay giang hồ “có số má” duy nhất từ nhỏ chí lớn vẫn không thay đổi chỗ ở, hàng chục năm nay vẫn sống ở số nhà 4/1 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

    Năm 1960, học hết đệ tam (lớp 10) ở trường Nguyễn Bá Tòng, chú nhóc Nguyễn Thuật Lai nghỉ ngang, theo cha làm lơ xe đò tuyến Sài Gòn- Nha Trang – Pleicu. Chính nghề lơ xe đường dài đã khiến tên học trò hiền lành nhanh chóng tiêm nhiễm đủ thói hư tật xấu của đàn ông con trai thời chiến. Đến tuổi quân địch, để tránh bị bắt lính, Nguyễn Thuật Lai đổi tên thành Huỳnh Tỳ – một cái tên gắn chết cả đời với nghiệp chướng giang hồ.

    Góc đường Lê Lai quận 1 có một rạp hát khá nổi tiếng là Aristo. Năm 1954, gánh hát Kim Chung của ông bầu Long di cư vào Nam, lấy rạp Aristo làm đại bản doanh. Ăn theo gánh hát, những trục đường như Lê Lai, Gia Long (nay là Lý Tự Trọng), Nguyễn Văn Tráng…quán ăn, hàng giải khát nổi lên khá náo nhiệt, đồng thời cũng kéo theo không ít dân trộm cắp, móc túi, trẻ bán báo, đánh giày qui tụ . Khu vực này lại gần chợ Bến Thành và ga Sài Gòn. Mỗi lần “móc đổng” (giật đồng hồ), “ăn kẹp” (móc túi) ngoài chợ xong, đám lưu manh thường chạy ngay về khu Lê Lai để trốn tránh. Tam giác Lê Lai – Nguyễn Văn Tráng – Gia Long nhanh chóng trở thành một mảnh đất màu mỡ để hứng hàng ăn cắp, móc túi bán giá rẻ và tổ chức các loại dịch vụ như sòng bài, động chích, tiệm hút, gái…cho đám côn đồ các đảng này ăn khao bằng tiền trộm cướp. Cùng với hai tay anh chị khác là Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế, Huỳnh Tỳ với kinh nghiệm “du thủ du thực” học được trên những chuyến xe đò đường trường đã đứng ra nhận bảo kê toàn bộ các dịch vụ nhám nhúa này. Thằng lơ xe cục tính nhanh chóng ngoi lên vị trí ông trùm, sau hàng loạt những vụ chém lộn tưng bừng với các băng đảng khác. Ngoài Ngô Văn Cái và Ba Thế, dưới trướng Huỳnh Tỳ còn có thêm một loạt đàn em khác như Cu Ba đen, Tâm vồ, Hùng phốc, Luân sún…Trong gánh hát, bầu Long cũng thu hút thêm những tay đao búa nổi tiếng một thời tại Hà Nội, để làm chân bảo vệ. Đám này gồm Sinh càn, Phúc đen, Tâm ba tai…Ngoài giờ bảo vệ, bọn chúng thường tập trung tại quán Kiều Chánh cạnh rạp Aristo. Ngứa mắt, Huỳnh Tỳ và đàn em đã gây nhiều trận đập lộn tóe lửa với đám bảo vệ này. Để yên thân, bầu Long đã khôn khéo đãi tiệc dàn hòa hai bên, thu dụng luôn cả băng của Huỳnh Tỳ, chấp nhận đặt các ông tướng gốc Hà Nội vào dưới trướng của y đồng thời để cho Huỳnh Tỳ và đàn em ra vào rạp Aristo tùy thích.

    Khi quân đã hùng, tướng đã mạnh, nội các tam đầu chế gồm Tỳ, Cái, Thế thường tụ nhau bia rượu, bài bạc suốt ngày tại rạp hát Aristo cho nên được giang hồ gọi luôn là băng Aristo để phân biệt với băng Cathay do Lê Văn Đại cầm đầu có khu vực hoạt động là chợ Cầu Ông Lãnh, cách đó chỉ hơn nửa cây số

    Khoảng năm 1964, nhờ sự liều lĩnh của Đại Cathay, băng Cathay bắt đầu mạnh lên. Sau khi diệt băng Bé Bún, quận 4, đâm tên này đổ ruột, Đại dần dần thôn tính được toàn bộ khu Da Heo (đường Nguyễn Công Trứ) của tay anh chị Tám Lâu, thò tay gom luôn cả sòng bạc hẻm 100 của Bảy Sy (anh rể Năm Cam) rồi vươn ra thâu tóm luôn cả sòng bạc của Đực Bà Tiều tại Chợ Cầu Muối…trở thành đại ca có máu mặt nhất của khu vực quận Nhất, quận Nhì và quận Tư. Lo sợ thế lực của băng Cathay sẽ “nuốt” mất cả khi Lê Lai, Huỳnh Tỳ bàn với hai phó tướng Ngô Văn Cái và Thế Aristo tìm các diệt Đại. Rủ thêm Hùng phố và Luân, hai giang hồ cộm cán khác, cả băng Aristo bày tiệc trên lầu rạp hát mời Đai Cathay tới giao lưu. Không mảy may nghi ngờ, Đại Cathay tới ngay. Chưa lên hết cầu thang, Đại Cathay đã chột dạ: Nụ cười đón khách của Thế Aristo đột nhiên thay đổi. Chưa kịp hỏi, Đại Cathay đã bị Thế đạp lộn cổ cầu thang lầu. Cùng một lúc, Tỳ, Cái, Luân, Hùng bốn kẻ phục kích nhất tề rút dao xông vào chém tới tấp. Vừa đỡ đòn, vừa tìm đường thoát thân, Đại Cathay lết ra được khỏi tử địa, mình mẩy đầy thương tích nhưng may mắn thoát chết. Khi những vết thường vừa bắt đầu kéo da non, Đại Cathay đã giắt dao, đơn thương độc mã đi tìm từng tên một để hỏi tội. Huỳnh Tỳ và bốn tên giang hồ đồng mưu lần lượt bị Đại Cathay chém trọng thương trong cùng một hoàn cảnh, là khi chúng đang ngồi nhậu tại quán Kiều Chánh. Nhắm thế không chơi lại Lê Văn Đại, cũng không thể “trải đệm” tên này, vì băng Cathay quá mạnh, Huỳnh Tỳ đành thay mặt cả băng bắn tiếng cầu hòa. Đang say máu, Đại Cathay không nghe, vẫn tiếp tục tìm 5 tên để chém. Hoảng quá cả 5 tên phải mời bầu Long đứng ra tìm Tám Lâu, đàn anh cũ của Đại Cathay nhờ nói giúp. Biết tính Đại Cathay, Tám Lâu lại phải cạy cục nhờ hai tay anh chị lừng danh là Ba Hội và Cảnh Tượng (đều lớn hơn Đại Cathay vài mươi tuổi), bày tiệc tại quán Biên Thùy ở chợ Cầu Muối mời thằng em đến khuyên giải. Nể tình và nể tuổi tác, Đại mới nguôi ngoai, chấp nhận cho Huỳnh Tỳ và 4 tên cùng băng đến dập đầu xin lỗi, để rồi sau đó băng Aristo vĩnh viến xóa sổ, quân tướng đều qui về dưới quyền sai phái của đại ca duy nhất là Lê Văn Đại. Cuộc hợp nhất giang hồ giữa thập kỉ 1960 đã đẻ ra danh xưng “Tứ đại giang hồ” Đại – Tỳ - Cái – Thế, với Đại Cathay, kẻ không đối thủ đứng đầu và xếp phía sau là ba đói thủ của kẻ …không đối thủ.
    Last edited by dang552003; 14-03-2011 at 12:34 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VIỆT NAM QUANG MINH TU ĐỨC
    By Love_Tamlinh in forum Quang Minh Tu Đức
    Trả lời: 58
    Bài mới gởi: 06-11-2023, 02:38 PM
  2. KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM
    By COLONY in forum Mật Tông
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:39 PM
  3. Tử Vi Tây Phương
    By Love_Tamlinh in forum Tử Vi
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 17-01-2011, 01:34 PM
  4. Tầng thượng
    By silicon11 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 16-01-2011, 05:18 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •