Tiếp nối bài của thầy Bin học trò mạo muội post bài này :

Trong một số tài liệu và sách đã được phát hành hay có trên mang internet thì chuyện tôn giả A Nan và người đàn bà Ma Đang Già trong Suramgama Sutra mổi sách nói một khác nhau, xin tóm lược như sau :

Trong Suramgama Sutra bản dịch của BS Lê Đình Thám trang 32 chép : " Trong khi đi khất thực, ông A Nan đi qua nhà người dâm nữ Ma Đăng Già bị phép huyễn thuật, nàng ấy dùng tà chú Tiên Phạm Thiên đạo Sa Tỳ Ca La ( Ca tỳ Kapila ) bắt vào phòng riêng, dựa kề, vuốt ve làm cho ông A Nan gần phá giới thể.... biết ông A Nan mắc phải dâm thuật...."

Bản dịch trong sách Lăng Nghiêm Tông Thông của chùa Tây Tạng Bình Dương thì viết :

“ Khi đi khất thực, ông A Nan đi qua nhà nguời dâm nữ Ma Đăng Già, bị phép huyễn thuật của cô ta, là tà chú Sa Tỳ Ca La của ngoại đạo, bắt vào giuờng riêng dựa kề vuốt ve làm cho ông gần phá giới thể ”

Trong sách Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ đề cương của Pháp sư Thích Từ Thông thì : “ ...Ma Đăng Già là một gái làng chơi, Ma Đăng Già dùng tà chú Tiên Phạm Thiên của đạo Saticala bắt ông vào phòng riêng dụng ý lẳng lơ, diễn trò má dựa vai kề, nâng niu âu yếm, làm cho ông A Nan gần mất giới thể ..”

Trong sach của Thích Duy Lực
“ Lúc A Nan đang khất thực đi ngang nhà dâm, bị nàng huyễn thuật Ma Đăng Già dùng tà chú Phạm Thiên của ngoại đạo tóc vàng nhiếp vào nhà dâm, vuốt ve cám dỗ, sắp bị hoại giới thể.

Theo giải thích của HÒA THƯợNG TUYÊN HÓA thì Ma Đăng Già là tên của nguời mẹ cô gái đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ ông A Nan, cô gái có tên là Bát Kiết Đế

Trong TỰ ĐIỂN PHẬT HỌC VIỆT ANH của Minh Thông
Ma đăng già (Matanga) Tên một dâm nữ thành Xá vệ nước Câu tát la, dùng chú ngoại đạo bắt ông A Nan lúc ông đi khất thực, nhờ Phật đọc Phật Đảnh thần chú và ngài Văn Thù phụng chú đi cứu giải đưa cả hai về. Sau đó Ma đăng già thọ giới xuất gia làm tỳ kheo ni, về sau đắc A la hán.

Theo Tự Diễn Phật Học Hán Việt chép : “ Khi Phật còn tại thế có cô con gái Ma Đăng Già, còn gọi là Bát Cát Đế dùng ảo thuật mê hoặc ngài A Nan, để cùng ông hành lạc..”

Vậy Ma Đăng Già ( Matanga ) là ai
Ma Đăng Già trong tiếng Phạm mà Trung Hoa dịch là Giai cấp Hạ Tiện, giai cấp cùng đinh trong xã hội Ấn Độ bấy giờ

Trong Tự Điễn Phật Học Hán Việt chép: Bát cát đế (prakrti, Pakati) (Người): Còn gọi là Ba cơ đề, Bát cát đề, dịch là Bản tính, Chí tính. Một dâm nữ thuộc dòng họ Ma đăng già. Dâm nữ khi nhìn thấy ngài A nan mà sinh lòng dâm dục rồi tự thú với mẹ. Bà mẹ niệm thần chú mê hoặc được ngài A nan. Khi ngài A nan sắp sửa hành lạc với dâm nữ thì được đức Phật cứu. Nàng dâm nữ tỉnh ngộ liền xuất gia. X. Tì nại da,q.3 và kinh Ma đăng già, 2 quyển; kinh Ma đăng nữ giảI hình trung lục sự, 1 quyển; kinh Ma đăng nữ, 1 quyển; kinh Xá đầu gián, 1 quyển. Bốn kinh này là cùng một nguyên bản, song người dịch khác nhau. Tất cả đều ghi chép sự việc về cô gái Ma đăng già, song đây đều thuộc Tiểu thừa bộ. Kinh Thủ lăng nghiêm của Đại thừa bộ có chép: ngài A nan đi khất thực, khi đi qua nhà dâm nữ thì gặp và bị nàng Ma đăng già dùng chú Phạm thiên Sa tì la tiên dắt vào chiếu định hành dâm. Đức Như Lai bèn niệm Đỉnh quang thần chú, ban sắc sai ngài Văn thù sư lị đến bảo vệ ngài A nan và nàng Ma đăng già về chỗ đức Phật. Việc này hai bộ Đại thừa, Tiểu thừa chép không giống nhau. (trang 104)

Ca Tỳ Ca La ( Kapila ) là một nhóm người ngoại quốc, sống ở Ấn Độ bấy giờ, là người da trắng, tóc vàng hoặc bạch kim, mắt xanh hoặc nâu có thể nhóm sắc tộc này là giống người ở châu Âu hay nhóm Bạch Nga ....những người này khác hẳn với sắc dân Ấn Độ và Trung đông, họ là người bản địa da đen hoặc nâu, mắt và tóc đen, họ có ngôn ngữ và tôn giáo riêng

Ca tỳ la Kapila hay Kapina là Kiếp tân na là Hoàng Xích Sắc Tiên Nhân, Ca Tỳ Ca La là một kẻ ngoại đạo, một kẻ luận sư, kẻ ngoại đạo này tin rằng Phạm Thiên Vương là vua của cõi Ta bà thế giới, nguời đã khai sinh tạo dựng vạn vật muôn loài, cũng là Tổ sư phái số luận. mà kinh của phái có tên là Sankhyā Sutra

Số luận phái Sankha theo thuyết Tiến hóa nhị nguyên luận, có hai học phái :

1- Học phái Tăng khư đa (Học phái Số luận), một phái tu của Bà la môn giáo ở Thiên trúc hoạt động trước khi đức Phật ra đời, dựa vào hai nguyên lý tinh thần thuần túy và nguyên chất căn bản để thuyết minh thế giới hiện thực.

2- Tăng khu luận trong Vệ đà.

Phạm Thiên ( Brahmadeva, Brahma-sanamku hay Brahmā ) là một dấng sinh ra vũ trụ (creator of the world )còn được gọi là Phạm thiên vương hay Ngọc Hoàng thượng đế, Phạm thiên Cha tất cả chúng sanh, Hộ pháp của Phật Pháp - Chính vị Phạm vương này khi Phật chưa xuất gia thì Ngài khuyên xuất gia, khi đắc đạo thì Ngài khuyên Phật nên chuyển pháp luân, khi Phật nhập diệt thì Ngài cũng hiện ra tỏ lời thương tiếc ?


Điều bí ẫn là đạo tà chú Ca Tì Kapila đó nói gì, hệ lụy nó ra sao mà có thể tác động như một hấp lực khiến A Nan một nguời đã phát tâm xuất gia,học rộng nhớ nhiều mà không cưỡng lại được tà thuật của nguời dâm nữ Ma Đăng Già, một yêu nữ ngoại đạo dụ dỗ đến nỗi gần phá giới

Tà chú đó có phải là Kama sutra hay không thì cũng chưa lý giải đuợc, tuy nhiên có một điều là Ma Đăng Già đã dùng thứ tà chú đó bắt đuợc ông A Nan vào phòng riêng ( có sách dịch là giường riêng) để cùng ông hành lạc.....”

Tà chú của kẻ luận sư này có phải là tiền thân của Tố Nữ Kinh hay là một loại chủ nghĩa phồn thực, thờ cúng sinh thực khí, một loại linga- Youni .... ?

Có lẽ tà chú của Ca Tỳ Ca La là một loại đối thoại về cách sống, cách hòa hợp thuờng tình trong đời sống vợ chồng, trong các ăn uống,cư xữ, nuôi con, đẻ cái, và nhất là các bí quyết mang lại hạnh phúc cho tâm hồn lẫn thân xác một kỷ thuật nâng cao chất lượng trong chuyện phòng the .... Có thể tà chú là một chủ trương, một dẫn dụ về đời thường của con nguời trong tiến trình sinh lảo bênh tử, diễn dịch tinh vi của cái tứ khoái ....tất cả đều nói đến và chấm dứt trong một kiếp người,

Tà chú đó có phải là lời của Nguyễn Du muợn Tú bà dạy Kiều hay không ?


Con ơi, hãy thuộc nằm lòng

Vành ngoài bảy chử vành trong tám nghề


Tà chú của kẻ luận sư này có phải là tiền thân của Tố Nữ Kinh hay là một loại chủ nghĩa phồn thực, thờ cúng sinh thực khí, một loại linga- Youni .... ?

Có lẽ tà chú của Ca Tỳ Ca La là một loại đối thoại về cách sống, cách hòa hợp thuờng tình trong đời sống vợ chồng, trong các ăn uống,cư xữ, nuôi con, đẻ cái, và nhất là các bí quyết mang lại hạnh phúc cho tâm hồn lẫn thân xác một kỷ thuật nâng cao chất lượng trong chuyện phòng the .... Có thể tà chú là một chủ trương, một dẫn dụ về đời thường của con nguời trong tiến trình sinh lảo bênh tử, diễn dịch tinh vi của cái tứ khoái ....tất cả đều nói đến và chấm dứt trong một kiếp người, theo giải thích của hòa thựơng Tuyên Hóa thi khi trì chú có thể khiến nguời khác bối rối rơi vào tình trạng buồn ngũ, lơ mơ, hỗn loạn, rơi vào một giấc mơ hay rớt vào tình trạng hôn mê, một trạng thái không điều khiễn đựơc mình .không tự chủ được

Kỷ thuật thôi miên trong phân tâm học, hay trong khai thác việc nói thật của các cơ quan thẫm vấn cũng đưa người bênh hay dịch thủ của mình rơi vào tình trạng này


Điều thú vị ở đây truớc khi bàn luận đến một vấn đề quá vĩ đại, sinh tử, căn bản rốt ráo của một tôn giả đã dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy được lại đem một chuyện " .... vào phòng riêng, dựa kề, vuốt ve làm cho một nguời đàn ông gần phá giới thể.... " làm duyên khởi, tại sao vậy ? có một ẩn ý gì truớc khi khai thị ở đây không ?

Trong bài cua TM.Tuệ ” chép như sau:

«Với thân hình trẻ đẹp, A Nan rất được các cô gái trẻ mê say.

Một hôm, sau mùa an cư, A Nan mang bát, một mình đi vào thôn xóm khất thực. Nhân trời nóng nực, khát nước, A Nan đến bên 1 cái giếng xin nước uống. Vì ham cúi xuống giếng kéo nước, không thấy A Nan. Khi đứng thẳng người, cô gái trực nhận thấy A Nan, 1 Tỳ Kheo thuộc dòng Sát Ðế Lợi. Không kịp chạy trốn, vô gái tự xưng tên họ, dòng dõi và cuống quít xin lỗi A Nan. Cô gái tự khai thuộc dòng nô lệ tên là Bát Cát Ðế (Praksti hay Pakati), dòng họ Ma Ðăng Già (Matanga). Do đó, cô không thể tiếp xúc và dâng nước cho A Nan được. A Nan bảo là tôi xin nước chứ đâu có xin giai cấp và hơn nữa giáo pháp của Phật giảng dạy cho con người nên có tâm bình đẳng với mọi giai tầng trong xã hội.

Sau khi gánh nước về nhà, cô gái tương tư A Nan, bỏ ăn, bỏ ngủ, cơ thể xác xơ. Cha mẹ cô vặn hỏi mãi mới biết được sự tình. Vì thương con, muốn con khỏi bấn loạn tâm thần, bà mẹ cô gái xin bùa chú để bắt A Nan làm chồng con gái mình.

Một hôm khác, A Nan một mình đi vào thôn xóm của cô gái khất thực, cứ thứ tự khất thực. A Nan dừng bước trước nhà cô gái. Thấy bóng dáng A Nan cô gái mừng quýnh vội vàng chạy ra chào hỏi đủ điều và quỳ dâng A Nan bát nước. Lúc đó, A Nan lạc vào mê hồn trận, lảo đảo đi theo cô gái vào nhà. Cha mẹ anh em cô gái đều đi vắng, cô gái nghĩ là mình sẽ tự do ân ái với thầy Tỳ Kheo trẻ đẹp và thầy sẽ bỏ áo cà sa làm chồng mình. May mắn thay, khi vào trong phòng kín, A Nan từ từ tỉnh trí, vì thuốc mê cũng từ từ theo thời gian mà hết hiệu nghiệm. Dù đã tỉnh, A Nan thấy mình mắc nạn và khó thoát vì cổng ngoài và cửa phòng đều đã đóng chặt. Liền khi đó, A Nan tưởng đến Phật và mong Phật đến giải vây trừ nạn. Nhờ có thần giao cách cảm, tại Tịnh xá, Phật quán chiếu biết A Nan mắc nạn đàn bà. Phật liền đem thần chú Lăng Nghiêm bảo Xá Lợi Phất mang đến trì tụng trước nhà Ma Ðăng Già. Nhờ nhất tâm niệm chú của Xá Lợi Phất và toàn thể Tăng đoàn, cô gái Ma Ðăng Già buông tha A Nan và xin theo Xá Lợi Phất về Tịnh xá cầu Phật cho xuất gia.Qua tai nạn xảy ra suýt mất phẩm hạnh, A Nan hết dám đi khất thực một mình.»

Còn HT. Tuyên Hóa thì giảng :

“ A Nan rất đẹp trai, thân thể hoàn hảo có 32 tướng tốt, da trắng như tuyết,sáng bóng như bạc, lấp lánh như có suơng phủ, hầu hết nguời Ấn Độ có da đen nhưng A Nan lại khác

Bát Kiết Đế nói với mẹ là Ma Đăng Già

- Con muốn lấy A Nan

- Ông ta là đệ tử của đức Phật, làm sao con có thể cưới ông ta được, ông ta là tăng sĩ và không thễ cưới vợ, con không thễ cưới ông ta được

Tại sao con gái bà Ma Đăng Già có một sức hấp dẫn níu kéo A Nan như thế - Câu chuyện của A Nan va con gái bà Ma Đăng Già trong 500 đời truớc đã là vợ chồng của nhau, vì họ đã kết hôn với nhau từ nhiều đời truớc nên ngay khi cô thấy A Nan, tập khí củ liền trổi dậy, cô liền cảm thấy yêu A Nan điên cuồng, A Nan đã là chồng cô nhiều đời trước, nay cô lại dứt khóat muốn A Nan làm chồng cô ta lại

Vì những hạt giống này đã gieo trong từ đời này sang đời khác, nên bây giờ nếu cần hy sinh vì A Nan cũng được thôi... ”


Còn HT. N-Hạnh trong một lần pháp thoại lại nói :

“ Thời của Bụt cũng có một cô gái thuộc giai cấp hạ tiện, tên là Matanga. Cô này xinh lắm và cô yêu Thầy A Nan. Chuyện bắt đầu xảy ra khi Thầy A Nan đi khất thực, khát nước, và ghé vào một cái giếng để tìm nước uống. Thầy thấy cô gái kia đang múc nước. Thầy nói: "Cô cho tôi uống một ngụm". Cô trả lời: "Con là con gái giai cấp hạ tiện. Con đâu có quyền đưa nước cho Thầy uống". Thầy A Nan thấy tội nói: "Theo giáo lý của Ðức Thế Tôn dạy, tôi không phân biệt giai cấp. Cô cứ đưa cho tôi uống". Cô mừng quá, đưa nước cho Thầy uống, và từ đó cô tương tư Thầy. Cô ngủ không được. Cô bị bệnh. Rồi cuối cùng cô bàn với bà mẹ mời Thầy tới để cô có dịp tỏ tình. Và hai mẹ con đã dùng bùa chú, dùng một thứ lá cây nào đó làm nước trà mà khi uống vào Thầy A Nan mất cả sự tỉnh táo. Thất Thầy A Nan quá giờ mà chưa về, Bụt sai các thầy khác đi tìm và may mắn kiếm được Thầy A Nan trước khi Thầy làm một cái gì sai với uy nghi và hại tới giới phẩm. Thầy A Nan uống xong thứ nước trà kia, biết là bị trúng độc, liền ngồi im vận dụng phép thở khí công. Thầy thở theo chánh niệm và đợi các thầy khác tới giải cứu. Các thầy cũng đem luôn cả cô Matanga về.”
Theo giải thích của HT Tuyên Hóa thi khi trì chú có thể khiến nguời khác bối rối rơi vào tình trạng buồn ngũ, lơ mơ, hỗn loạn, rơi vào một giấc mơ hay rớt vào tình trạng hôn mê, một trạng thái không điều khiễn đựơc mình .không tự chủ được

Kỷ thuật thôi miên trong phân tâm học, hay trong khai thác việc nói thật của các cơ quan thẫm vấn cũng đưa người bênh hay dịch thủ của mình rơi vào tình trạng này

HT Tuyên Hóa đã có kinh nghiệm về chuyện này khi tự thuật : “ Lần khác, tôi mơ thấy mình ở chung nhà với hai người nữ. Một người tuổi khoảng năm, sáu mươi. Người thứ hai, tuổi khoảng hai mươi. Tôi thấy mình đang nằm ngủ trên giường gạch về phía bắc của căn nhà. Họ nằm ngủ trên giường gạch về phía nam. Đến tối, đang lúc nửa mê nửa tỉnh, cô trẻ tuổi đến bên giường, ôm và kéo tôi đến giường của cô ta. Biết rõ hành vi điên đảo của cô ta, tôi la lên:

- Cô định làm gì? Cô định làm gì?

Không nghe tiếng trả lời, tôi nghĩ: Cô ta chắc không phải là người. Lập tức, tôi liền niệm: Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Vừa niệm thì mọi hình ảnh đều biến mất, và tôi giật mình thức dậy. Tuy là chiêm bao, nhưng phần thân bị cô ta ôm nắm vẫn còn đau cả vài ngày.”

Còn theo TM.Tuệ thì lại đi xa hơn TT. NHạnh một chút nửa là nói đến BÙA CHÚ chứ không còn là TÀ CHÚ hay THẦN CHÚ đễ lý giải theo tri thức của y học hiện đại “ Khi bàn đến vấn đề bùa chú, trên đường đi khất thực một mình, A Nan đã bị Ma Ðăng Già bỏ bùa suýt mất giới hạnh. A Nan lại cũng nhờ thần chú Lăng Nghiêm mà thoát nạn. Người ta thường cho bùa là thứ phù phép siêu hình. Riêng chúng tôi thấy vấn đề đó chẳng có bùa phép siêu hình gì hết. Chẳng qua người ta rút từ động vật hay thực vật ra một số hóa chất nào đó có tác dụng làm mê mẫn con người mà thôi. Khi hóa chất tan hết, con người trở lại bình thường, còn chữ và hình vẽ chỉ là một thứ trang trí, mà mắt thiên hạ. Cụ thể như tỏi, nén là chất làm cho rắn bị mê. Sả có mùi làm cho rắn sợ không dám đến gần. Dầu mè, đậu phộng có tác dụng đẩy tử khí ra ngoài. Ngược lại dầu thơm làm xúc tác cho tử khí tăng mùi, thuốc Imenocotan làm cho người hôn mê...

Còn thần chú, muốn có hiệu quả, người trì chú phải có nhiều dụng công, tỉnh, tâm, định lực, thông thường gọi là phải tu luyện, cùng một bài chú có người đọc linh nghiệm, có người đọc không linh nghiệm là do có công phu tu luyện hay không. Thần chú là một phương tiện khi chú tâm trì tụng, giúp cho định lực cao cường, cõi lòng vắng lặng chi phối được tâm tư người khác. Thôi miên hoặc thần giao cách cảm cũng thuộc dạng này, nhưng thấp hơn tu luyện bằng thần chú. Sự thực chỉ có thế, chứ chẳng có gì siêu hình hết.

Dâm nữ ( sách của PS.TTThông thì dịch gái làng chơi ) hiểu theo nghĩa thông thuờng là một nguời đàn bà thích chuyện dâm dục, thích ân ái giao hợp hành lạc, thích chuyện thân xác mây mưa, một người phụ nữ nóng bỏng, bốc lửa, thích làm chuyện ái tình... Dâm nữ, có nên liệt họ vào hàng ma quỉ, rác rến, một lọai đàn bà đồi bại dâm ô hay không ? có lẽ nên hiểu họ thực hiện điều ấy với ai ? với nguời hôn phối, với người tình hay với ba vạn đàn ông... để đánh giá, còn gái làng chơi thì cần phải xem lại vì thời kỳ cách đây hơn 4000 năm trong xã hội Ấn Độ đả có gái điếm chưa ? việc nguời phụ nữ hay trinh nữ tự nguyện hiến thân cho một người mình tôn sùng, cho người mình yêu mến hay ngưỡng mộ hoặc cho một vị khách quí đến thăm là một nghi thức tôn giáo hay là tập tục vẩn cón thấy ở các bộ lạc sơ khai, nguời vợ hay một nguời con gái trong gia đình được đưa đến ngủ qua đêm với một nguời khách quí, những tập tục này cũng cần phải được lưu ý khi diễn đạt....

Nếu hiểu huyễn thuật hay ảo thuật là một điều của sự huyền hoặc, không có thật, một nghệ thuật một cách dẫn dụ không thật để nguời khác tin vào điều đó là sự thật, có thể đó là một sự dối trá và Dâm thuật là nghệ thuật, một cách mô tả, huớng dẫn,một biến tấu về nghệ thuật ái tình thì Ma Đăng Già đã vì yêu A Nan mà phải lụy vì tình, phải dùng đến biện pháp ma giáo mà lôi kéo nguời mình yêu kể cả việc hiến thân như HT Tuyên Hóa nói “Vì những hạt giống này đã gieo trong từ đời này sang đời khác, nên bây giờ nếu cần hy sinh vì A Nan cũng được thôi... ”

Về phương diện tình dục thì câu chuyên khởi đầu trong Suramgama sutra nếu đuợc hiễu theo cách thông thừơng mà không vin vào điễn cố hoặc diễn giải theo kiễu mật tông, hay một thế giới riêng huyền bí bất khả tư nghị thì theo như cách vào đề như vậy quả thật là hiếm thấy và đầy ấn tượng

Con nguời với bản năng tính sẳn có thiện ác tham lam, sân hận, yêu ghét, vui buồn, dâm dục thánh thiện....các thể đối lập với nhau giử một thế cân bằng làm cho cuộc sống, làm cho một đời người có những thăng trầm biến chuyễn thú vị, một người vừa thăm đám ma xong liền đi dự tiệc cứơi, vừa đi lễ xong thì phát lệnh tấn công, vừa từ trong động điếm lại buớc lên giảng đường nói chuyện đạo đức, nhiều khuôn mặt trong một con nguời, cái tổng thể xem chừng như rời rạc mà lại gắng chặt với nhau, vận động uyễn chuyễn đó là một con nguời sống đích thực

Trong kinh Dịch thì khái niệm biến đổi sinh tồn của vũ trụ và con người " Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần; nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh" (Trời đất giao cảm mà vạn vật có đủ loại; giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hóa), nghĩa là trời đất cũng như giống đực giống cái, qua tính giao mà sáng tạo vạn vật.

Thuợng đế sinh ra vũ trụ

Phạm thiên là vua của cõi ta bà thế giới, nguời khai sinh ra vạn vật,

Âm duơng biến hóa vạn vật, mở mang và phát triễn
Sinh diệt là một qui luật quan sát được và khoa học của tạo hóa, một vận động không ngừng, một sự sáng tạo, là sự hình thành cuộc sống hiện tại trong kiếp đời này, không sinh không diệt lại là một chuyện khác