Tóm tắt Thiên cơ huyền bí Tạo Lập Vũ Trụ Theo Giáo Lý các Tôn Giáo


Thiên cơ huyền bí Tạo lập Vũ Trụ là những nguyên lý đầu tiên trong Trời Đất và con người bình thường bị giới hạn trong việc giải thích rõ ràng nên cũng là đề tài cho triết lý của nhân loại để đưa những ý niệm mơ hồ bị sự bất khả tri che lấp mất những ý niệm về Huyền môn học và người ta cứ hỏi ai sanh những ngươì đời trước, ai sanh ra ông Phật? Ai sanh ra Chúa Giê-su? Ai sanh ra Đức Chúa Trời? Ngoài bầu Trời va cứ đi ma mãi còn gì nữa? Khi Đức Thượng Đé nói rằng khí Hư Vô sanh ra Ngài , vậy ai sanh ra khí Hư Vô? vân vân và vân vân ...
Triết lý các Tôn Giáo giải thích những câu hỏi trên, nhưng không làm thoả mãn các nhà khoa học vô thần. Chúng ta thử rút từ giáo lý các Tôn Giáo để so sánh và phân tích, hầu đua ra một câu giải đáp hợp lý chung cho tất cả mọi người ở mọi Tôn giáo, nhất là trong giai đoạn hiện tại sắp qua kỷ nguyên thứ 21, một thời điểm mà các dân tộc đều
mang một hy vọng hay một chờ đợi một sự kinh khủng nào đó sẽ xảy ra như Kinh Thánh và Sấm Giảng có nói đến.

Ðạo Phật

Đức Phật Thích Ca dạy : Vũ Trụ từ không mà có, từ có rồi không. Chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Diệt liên tục giáp mối
nhau nên hằng hữu (sắc tức thị không, không tức thị sắc, Pháp giới duyên khởi).

Ðạo Lão

Đức Lão Tử dạy : Trong Vũ Trụ có sẵn Khí Hư Vô và nguyên lý Âm Dương. Lý và Khí là huyền năng vô biên, không có danh từ nào để gọi, nên Đức Lão Tử mượn tạm chữ Đạo (TAO) mà gọi. Chữ Đạo gồm hai nét Âm, Dương, ranh Thiên và Địa, Nguyệt hay Địa và Thủy. Đạo hay Hư Vô chi Khí. Luật Âm Dương tác động vào Khí Hư Vô nổ tung ra
hay Thái Cực mà người ta gọi là Thái Cực Thánh Hoàng hay Thượng Đế, rồi Thái Cực phân TAO ra hai nguyên tố là Âm và Dương. Âm Dương phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng phân ra Bát Quái, Bát Quái phân ra 16 Quái, rồi 32, 64... và vạn vật.

Ðạo Thiên Chúa

Đức Chúa Trời có ba Ngôi, Ngài dạy nhân loại về Vũ Trụ qua Sáng thế Ký do Tiên Tri Mô-se viết: Ý Chúa nghĩ gì thì có nấy vì Ngài Toàn Năng Toàn Thiện. Ngài tạo lập Vũ Trụ trong 6 ngày. Khi xong, ngày thứ bảy là ngày để con cái Ngài tưởng đến Ngài. Bảy ngày là thời gian để tính tuần lễ, theo Huyền môn học là thời gian tạo lập 7 cõi
trong Càn Khôn Thế Giới. Ngài hà hơi vào mũi thì đứa con đầu tiên của Ngài là Adam mang xác thân vật chất hay Tứ Đại gồm Đất, Nước, Gió, Lửa có sự sống : Atem hay hơi thở của Thiên Chúa là Khí Hư Vô theo Đức Lão Tử. Khí Hư hay Vô Cực sanh ra Thái Cực. Vô Cực tượng trưng là vòng tròn hay Đức Mẹ Diêu Trì. Adam tượng trưng cho Dương. Có Dương mà không có Âm thì không sanh hoá được. Eva là Âm. Dương và Âm tương hợp sanh ra mãi mà sanh con đẻ cái cho đầy quả đất nầy mà phục vụ Đức Chúa Trời. Tuy Đức Mô-se diễn tả bằng huyền thoại, nhưng cùng ý nghĩa như Đức Lão Tử dạy.

Ðạo Khổng và kinh dịch cuả chư tam hoàng ngũ đế

Đức Khổng Tử soạn và giải thích Quyển Kinh Dịch do Vua Phục Hi và Vua Văn Vương tìm thấy trên lưng hai con vật linh. Chư vị nào vẽ Bát Quái Đồ (Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái) không ai biết được. Nhưng khi diễn dịch ra thì Bát Quái Đồ là bản đồ Tạo lập Càn Khôn Thế giới và cả huyền cơ trong sự sống ở mọi ngành: Vũ Trụ
học, Vũ Trụ tuyến và ảnh hưởng sự sống qua cái nghiệp (Karma) của cá nhân mà tính ra vận mạng (Horoskop), biến dịch về chính trị (Cửu trù).... và các biến dịch khác như bói toán, bấn độn, phép tính để biết trước thời gian ngắn suy kết quả chắc chắn như Phép Độn Khổng Minh Thần Toán, áp dụng vào y khoa như suy đoán bịnh, tìm bịnh, phòng ngừa, trị liệu, về quân sự như hành quân biết trưpc thắng hay bại mà tiến hay thối, biết chỗ đóng quân an toàn, các thế trận, về đạo đức, giáo dục, gia đình, xã hội, gaio tế, bang giao quốc tế, thương mãi, vật lý, địa chất, võ thuật vv.

Đức Khổng Tử học về khoa học từ đứa bé Hạng Thác qua những câu hỏi hóc búa (Thiên văn học , quang hoc: mặt trời to, nhỏ tùy buổi sáng hay trưa..khi hạng Thác hỏi Ngài tại sao mặt trời biổi sáng to mà trưa lại nhỏ. sau nầy khoa học mới thí nghiệm trong quang học để chứng minh)

Ấn Độ Giáo

Theo Kinh Vệ Đà và Ba-da-ga-vi-ta thì Đấng Sáng Tạo có ba ngôi là Bhrama, Shiva và Vishnou giống như giáo lý Thiên Chúa Giáo đã diễn tả . Đấng Bhrama hay Ngôi Thứ Nhứt Thượng Đế là Tình Bác Ái, Sanh hoá, giáo dục, Ngôi Thứ hai Tiếp tục biến hóa sanh hoá và giáo dục, Ngôi thứ Ba vận chuyển hay phá hoại để hoàn tất chu kỳ sanh hoá, hiện hữu, và tiêu diệt để giáp mối chu kỳ tức là hằng hữu vì vô thỉ vô chung.

Các Tôn Giáo tuy khác biệt về phần ngoại dung, nhưng phần triết lý cốt tủy thì giống nhau, nên Vạn Giáo Nhất Lý và vào thời hiện đại bắt đầu vào năm 1926 Đức Thượng Đế không gởi Chơn Linh Ngài xuống thế mượn xác phàm làm chư Giáo Tổ như hai thời kỳ trước nữa mà chính Ngài dùng linh điển giáng cơ dạy Đạo và mượn chư Tiền
Khai khai Đạo về phần hữu hình. Giáo lý của Đạo cao Đài là nền tảng của các ngành khoa học trong tương lai, nên liên hệ với các ngành Khoa học thuộc lãnh vực nguyên tử, điện tử, vi tính...

http://www.beingbees.net