Hôm nay tôi xin chia sẻ về cái thấy của tôi về Linh hồn

Kính chào các bậc Thầy, bạn hữu trên diễn đàn.

Đức Phật, các chư Bồ Tát, chư Tổ, các bậc Thầy ... trong truyền thống Phật giáo, theo tôi biết, đều đã từng, trực tiếp hoặc gián tiếp, do duyên mà đề cập đến vấn đề Linh hồn. Tuy nhiên, do hiểu biết có hạn về từ ngữ Hán Việt, e ngại sẽ rơi vào hiểu lầm ngộ nhận các từ ngữ Hán Việt mà tôi thấy trùng điệp ý nghĩa, nên tôi không tiếp cận vấn đề này qua việc trích dẫn kinh điển có nhiều từ không thuần Việt để góp phần minh chứng cho chia sẻ của tôi.

Do đây là vấn đề mà có một số người có những cách chia sẻ qua ngôn từ, cách tiếp cận khác nhau, nên tôi xin phép được lưu ý lại là tôi chỉ chia sẻ, không áp đặt, không có ý ám chỉ “phải là vậy, sự thực là vậy ...”, và mong nhận được sự chỉ giáo và chia sẻ thêm của các bậc Thầy, bạn hữu trên diễn đàn.

Sau đây là chia sẻ của tôi:

1.
Trước khi nói về Linh hồn, theo cách tiếp cận của tôi, tôi xin được đề cập đến một khái niệm khác, theo tôi nghĩ, là bao trùm lên khái niệm Linh hồn, đó là Tồn tại.
+ Theo tôi, đa phần tồn tại trong và ngoài thế gian này đều có 2 phần: A (thần thức/tâm không/tâm bản nhiên/Phật tính....) + B (Tướng: thể xác, thân cây, thân động vật, năng lượng, ánh sáng, ....).
+ A, thần thức theo hành nghiệp từ đời này sang đời khác không gián đoạn, là phần không có hình tướng mà luân hồi, vượt khỏi luân hồi, thường mà vô thường.
+ B là hình tướng, có đặc điểm: tướng hiện tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt; do nghiệp mà thành, do chuyển nghiệp mà chuyển, do dứt nghiệp mà tan, do thành nghiệp mà sinh; do sự tác động của các lực lượng khác với các hình tướng khác góp phần hình thành, thay đổi... ---> ở mỗi giai đoạn, kiếp, thời ... khác nhau (do tâm, nghiệp, các lực lượng khác ...) mà hình tướng có dạng khác nhau (thân người, cây cỏ, động vật, năng lượng, đất cát, núi sông, ...).

2.
Như vậy khi xem xét vấn đề Linh hồn, đến nay tôi thấy:
+ Linh hồn không có: là ở hình tướng. Tôi thấy nhiều bậc Thầy đã ví việc không có một linh hồn bất biến qua các hình tượng ngọn nến tắt, sự chuyển biến của nước sông -> hơi -> mưa -> ra biển - .... là nói về tướng. Như vậy, tôi cũng thấy “không có một linh hồn bất biến, với trạng tướng bất biến, di chuyển từ đời này sang đời khác (có thể khái niệm về linh hồn chỉ là sự đơn giản hoá vấn đề trong quan niệm của dân gian vì một lợi ích nhất định cho một số người). Theo sự mô tả mới nhất mà tôi được biết từ một người thực tế đang có khả năng giao tiếp và đang thực hiện được các công việc liên quan với thế giới vô hình (người này ở truyền thống Thiên Chúa Giáo) thì trạng tướng của một người sau khi đi qua cửa tử sẽ có những sự biến chuyển (có thể còn giữ được dáng hình gần như lúc sống (hồn ma), có khi như ánh sáng, ...., một phần do sự chuyển biến của tâm thức, nhưng cũng do tội nghiệp, công đức, sự sắp đặt của các đấng bề trên và các tác động khác (người này đã nhận thức được đến 7 cõi sau cửa tử - còn được một đấng bề trên vô hình dạy bảo là có 18 cõi sau cửa tử).
+ Linh hồn có: là sự ngộ nhận linh hồn với Thần thức (A) + Hình tướng vô thường luôn thay đổi theo mỗi giai đoạn, kiếp, thời ... khác nhau .

3.
Sự biết về Tồn tại và Linh hồn như vậy đã củng cố cho tôi một số điều như sau:

- Tinh tấn tu tập hơn để nhận rõ hơn, an trú tự nhiên trong trạng thái tâm bản nhiên của mình.
- Đặt mọi hành động thân, khẩu, ý và chí tu của mình theo hướng thượng để hoà hợp với chiều hướng vận động vị tha, tươi tốt.
- Tôn trọng mọi truyền thống tôn giáo và tư tưởng hướng thượng đã, đang và sẽ có. Một phần trong số đó là cách diễn tả về thế giới quan, bản thể luận của các truyền thống tôn giáo và tư tưởng hướng thượng có thể khác nhau: thiên đường, niết bàn, cõi thánh, .... (Thiên Chúa Giáo, Đạo Phật, Đạo Hồi, ...); vì chỉ là do kết quả của tâm, nghiệp, các tác động khác ... Cho nên, tôi thấy rằng, thiên đường, niết bàn, cõi thánh, cõi Phật, cõi Tịnh độ... là thực có ở mỗi góc độ thấy khác nhau mà thôi, tuỳ duyên và xu hướng của mỗi người theo mỗi truyền thống tư tưởng. Tôi thấy, những ai có hứng khởi nhất tâm đi theo một truyền thống tư tưởng hướng thượng nào rốt cục cũng đều được bình an như nhau, và tâm thức họ ngày càng gần mọi người hơn, yêu người và yêu vạn vật hơn, thân khẩu ý ngày càng hướng về cái lành hơn.
- Lại xin nói thêm về vấn đề Phật, Thượng Đế, ... (xin gọi tắt là các đấng bề trên) là ai?
Theo cách tiếp cận ở đây, tôi thấy một phần của các đấng bề trên có thể là ánh sáng, năng lượng, dưỡng khí, .... tất cả những trạng tướng gì mà các đấng bề trên thông qua đó có thể thấm nhuần vào vạn vật giúp vạn vật (trong đó có con người) sinh trưởng, phát triển, tiến bộ mà “không có phân biệt”. Xin được nói cụ thể một chút ở ngành Nhân Điện, tôi từng được thấy Thầy Đáng nêu một cách giải thích về Thượng Đế là “Thượng Đế là Năng lượng”; theo tôi, một phần ý nghĩa câu nói đó chính ở cách tiếp cận này.
Và những ai đã, đang và sẽ mở tâm, lắng lòng nghe những huyền âm, pháp âm của các đấng bề trên luôn vang lừng trong không gian, trong mỗi bối cảnh sống, từ mỗi người, mỗi đối tượng... sẽ ngày càng được lợi lạc trên con đường đạo của mình.

Mong các bậc Thầy, cao nhân và bạn hữu chỉ giáo và chia sẻ cho ạ! Xin chúc các bậc Thầy, cao nhân và bạn hữu được như ý!