Yakura, băng đảng lớn nhất xứ sở mặt trời mọc

Là tổ chức tội phạm nhưng văn phòng của băng đảng luôn treo biển trước cửa với tên và logo rõ ràng. Là những kẻ làm ăn phi pháp nhưng từ chủ đến quân đều tự hào để lộ các dấu hiệu giúp người khác nhận ra mình: ngón tay cụt và những hình xăm trên người. Là xã hội đen nhưng lại nhúng tay vào mọi lĩnh vực của đất nước, kể cả chính trị. Băng đảng lớn nhất xứ sở mặt trời mọc (Nhật Bản) này có tên là Yakura.



Bí mật bàn tay khuyết

Một người đàn ông già nhất nhóm ngồi bên chiếc bàn đặt phía cuối phòng. Những thanh niên trẻ vây quanh ông ta, cúi đầu kính cẩn và đáp lại mỗi mệnh lệnh hay yêu cầu của bề trên bằng những tràng "Hai! Hai!" (Da! Da!). Ngồi sát bên sườn người đàn ông lớn tuổi là hai phụ nữ trẻ, một mặc váy dạ hội ngắn màu đen, một phục trang như nữ sinh trung học với áo sơ mi trắng và váy kẻ ô vuông, xếp ly. Cả hai che miệng cười khúc khích trước những lời nói cộc cằn, thô lỗ của ông ta.

Một gã trẻ tuổi mặc bộ vét sáng bóng đột nhiên bước vào phòng, cúi đầu chào. Những người khác ngay lập tức ngưng tán gẫu và hướng về phía anh ta. Gã thanh niên tiến lại gần chiếc bàn của bề trên và hầu như không dám đưa mắt ngước nhìn. Không nói một lời nào, anh ta kính cẩn trình lên người đàn ông đứng tuổi một vật có lớp vỏ bọc cầu kỳ. Gói đồ chỉ bé bằng một chiếc kẹo nhỏ nhưng gã thanh niên cẩn thận đặt nó lên bàn bằng cả hai tay. Ngón út thuộc bàn tay trái của anh ta được băng bó một lớp dày.

Người đàn ông đứng tuổi nhìn chòng chọc vào tặng phẩm rồi nhìn bàn tay bị thương của gã trai trẻ. Không khí căng thẳng cho tới khi người đàn ông gật đầu và khuôn mặt có vẻ giãn ra đôi chút. ông ta ra lệnh cho một trong những thuộc hạ vứt tặng phẩm đi mà không cần mở nó ra. Tuy nhiên, tất cả những người trong phòng đều biết đó là cái gì, một đốt ngón tay út của người thanh niên. Tặng phẩm là một hành động xin được tha thứ, làm nguôi giận bề trên. Đây là lần đầu tiên thành viên yakuza này gây lỗi. Nếu tái phạm, người đàn ông trẻ này phải chặt tiếp ngón thứ hai, và các lần sau chặt tiếp đốt của các ngón tay khác. Một khi đấng bề trên đã đưa dao, người phạm tội phải tự chặt tay mình ngay tức khắc. Nguồn gốc của tục chặt tay này xuất phát từ lý do rất đơn giản từ thời xưa: Chặt các ngón tay sẽ làm cho khả năng cầm gươm, súng yếu đi và do đó người bị mất ngón tay sẽ phải phụ thuộc vào ông chủ nhiều hơn.

Các thành viên Yakuza cũng thích xăm trổ. Tuy nhiên, các hình xăm trên cơ thể họ thường là những tấm bích họa trau chuốt, phủ kín phần thân, cả ngực, lưng và tay, chân, trừ đầu. Rồng, hoa, cảnh núi non hiểm trở hay biển động, các dấu hiệu của tổ chức hay những khối hình trừu tượng đều là những hình vẽ xăm trổ đặc trưng của Yakuza. Để có những hình xăm cầu kỳ này, họ phải trải qua một quá trình đau đớn, có thể kéo dài hàng trăm giờ đồng hồ. Nhưng nó được coi là một sự thử thách lòng dũng cảm của người đàn ông.

Những bộ vét vải bóng, bó sát người, những đôi giày mũi nhọn cùng mái tóc để hơi dài, vuốt sáp thơm, lỗi thời được các thành viên Yakuza ngày nay ưa chuộng. Họ cũng đặc biệt thích những kiểu xe lớn, sang trọng của Mỹ như các mẫu xe Cadillac và Lincoln.

Yakuza được đánh giá là tổ chức "đáng gờm". ở Nhật hiện có 110.000 thành viên Yakuza đang hoạt động dưới quyền chỉ huy của 2.500 "gia đình" (băng nhóm). Không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ nước này, tổ chức hiện đã với cánh tay tội ác tới các quốc gia châu á khác và thậm chí cả ở Mỹ.

Vươn vòi bạch tuộc tới chính trường

Từ xưa đến nay, Yakuza luôn hoạt động công khai. Các tổ chức Yakuza thường có một văn phòng với một tấm biển gỗ treo ở cửa trước, công khai tên hoặc biểu trưng của chúng. Các thành viên thường đeo kính râm và mặc những bộ đồ sặc sỡ, để lộ những hình xăm để những người khác có thể nhận ra "nghề nghiệp" của chúng một cách dễ dàng. Thậm chí, một "gia đình" Yakuz đã in tập san hàng tháng, trong đó nêu chi tiết về các nhà tù, đám cưới, lễ tang, những vụ giết người có liên quan đến Yakuza và cả những bài thơ do các ông trùm sáng tác.


Những hình xăm đặc trưng của Yakura

Nếu như thủa sơ khai, hoạt động kiếm tiền chủ yếu của Yakuza là cướp giật, đánh bạc, tống tiền, đâm thuê chém mướn thì ngày nay các hình thức kiếm tiền cũ gần như bị xoá bỏ để chuyển dần sang các hình thức kiếm sống mới. Uza quan hệ với giới chính khách Nhật thông qua các uyoku (các nhóm chính trị cực hữu). Năm 1978, Noboru Takeshita được bầu làm Thủ tướng thứ 74 của Nhật. Dư luận đã luôn nghi ngờ về sự tác động của bọn gangster trong các vòng bỏ phiếu. Khi bị chất vấn về các cáo buộc vào năm 1992, Takeshita đã bác bỏ việc Yakuza có dính dáng đến cuộc bầu cử đưa ông lên cầm quyền.

Tuy nhiên, có một sự việc đáng chú ý xảy ra khi Takeshita vận động tranh cử là: một nhóm giấu mặt (tình nghi là thành viên Yakuza) đã ra tay, "bịt miệng" những người chỉ trích ông trong một cuộc diễn thuyết trước công chúng. Và quả thực, sau khi Takeshita rút khỏi chính trường, Hiroyasu Watanabe, chủ của công ty Yakuza, Sagawa Kyubin thú nhận hắn đã yêu cầu Ishii Susumu, ông trùm của nhóm Inagawa-kai, "bịt miệng" những người chống đối Takeshita. Một bài báo đăng tải trên tờ Time số ra tháng 6/1991 đã phanh phui một vụ bê bối có liên quan đến Yakuza và ông Prescott Bush, Jr, anh trai của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ - George H. W. Bush (Bush "cha").

Rửa tiền

Và kể từ khi Quốc hội Nhật thông qua đạo luật chống mafia năm 1992, một số Yakuza ra sức lao đầu vào các hoạt động tài chính cao cấp hơn như rửa tiền, lừa đảo qua ngân hàng, lừa đảo trên internet.

Chúng cũng thừa dịp mở ra nhiều công ty bình phong, lấy tiền tích lũy từ các hoạt động truyền thống đầu tư vào bất động sản và chứng khoán. Như năm 1989, Susumu Ishii Oyabun (bố già) của đảng Inagawa-kai (một Yakuza nổi tiếng) đã bỏ ra 223 triệu USD để mua cổ phiếu của Công ty Xe lửa điện Kyuko Tokyo. Tomohiko Suzuki, tác giả nhiều cuốn sách viết về Yakuza và cựu phóng viên viết cho một tạp chí được giới Yakuza đọc nhiều, cho biết: "Khoảng 50 công ty bình phong của các băng nhóm Yakuza có mặt trên thị trường chứng khoán Tokyo và Nasdaq ở New York . Điều này ai cũng biết, kể cả ủy ban Giám sát chứng khoán Nhật. Ngoài ra, chỉ riêng vùng Tokyo, mặc dù Chính phủ Nhật gần đây có nhiều cố gắng dẹp loạn Yakuza, vẫn còn khoảng 1.000 công ty bị cảnh sát phát hiện thuộc sở hữu của Yakuza. Những công ty này hoạt động trong những lĩnh vực đa dạng từ công nghệ thông tin, cửa hàng bánh mì, đến các dịch vụ cưới hỏi, mai táng. Tất cả nhằm mục đích duy nhất là rửa tiền".

Jake Adelstein, chuyên gia về Yakuza nhận xét: "Khi nói đến Yakuza, người ta thường hình dung đến một gã đàn ông tay cầm kiếm, mình mẩy toàn hình xăm quái dị và ngón tay út mất một ngón. Nhưng Yakuza hiện đại giống nhân viên công ty tài chính Golden Sachs hơn với một khẩu súng lục dắt lưng".

Đó là những gã mặc quần áo hàng hiệu của ý như Giorgio Armani, tay đeo đồng hồ đắt tiền, mặt mũi bảnh trai nhờ giải phẫu thẩm mỹ. Nói cách khác, Yakuza bây giờ giống như các chàng trai vàng phố Wall ở New York.

Các công ty liên quan đến tình dục cũng là những công cụ hái ra tiền của Yakuza. Chúng cung cấp mọi dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của những người làm công ăn lương bảo thủ, làm việc quá sức tại đất nước này. Hàng tấn sách báo, tranh ảnh đồi trụy được nhập lậu từ châu âu, châu Mỹ vào Nhật. Yakuza cũng kiểm soát các đường dây mại dâm khắp cả nước và kiếm bộn tiền từ việc này. Thống kê cho thấy, một số nhóm Yakuza có thể thu về hơn 1 triệu USD mỗi tháng từ các quán bar tình dục, nhà thổ hay các "câu lạc bộ hẹn hò" dành cho nam giới tại những nơi như Kabuki-cho thuộc Tokyo.

Nguyên Thắng

Nguồn gốc của Yakuza hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Một số cho rằng các thành viên của tổ chức tội phạm này là hậu duệ của các Kabuki-mono (những kẻ điên cuồng) xuất hiện hồi thế kỉ 17. Tuy nhiên, các phần tử Yakuza hiện đại đã bác bỏ giả thuyết trên và tự nhận mình là con cháu của các Machi-yokko, những người chuyên bảo vệ các làng mạc, quê hương trước sự tấn công của bọn Hatamoto-yakko.

Các thành viên của Yakuza hiện có thể được chia thành 3 nhóm chính: Tekiya (những người bán rong trên đường phố), Bakuto (những con bạc), và Gurentai (những kẻ du côn). Yakuza tự hào là tập hợp "những kẻ bị xã hội ruồng bỏ" và bản thân tên gọi "Yakuza" cũng phản ánh việc tự nhận thức của tổ chức về sự chối bỏ của xã hội. Theo thổ ngữ, "ya" nghĩa là 8, "ku" là 9 và "za" là 3, có tổng là 20 - tổng điểm của xấp bài khiến người chơi thua cuộc trong trò chơi bài Hanafuda ("Bài hoa") của Nhật. Các thành viên Yakuza tự ví mình là "những phần tử xấu" của xã hội.