CHƯƠNG 1
Ông bà ta thường nói "Cha mẹ hiền lành để đức lại cho con".Bởi vậy lúc nào cũng nghĩ đến mẹ. Không biết mẹ tôi ăn ở thế nào mà nhờ đạo đức của mẹ động đến trời cao nên các Ngài đã xui khiến cho tôi gặp được Nghĩa.
Hôm đó là ngày thứ 7 cuối tuần. Tôi thất thểu bước khỏi cổng trường, đầu óc quay cuồng nhảy múa với những số tiền phải thanh chi cho một thằng sinh viên sống xa nhà. Bỗng cánh tay ai đó đập lên vai tôi khiến tôi giật mình quay lại. Một thanh niên xa lạ đang nở nụ cười tươi nhìn tôi:
- Bạn theo Khoa toán sao có vẻ mơ mộng dữ vậy?
Thấy nét vui vẻ tự nhiên của người lạ, tôi cũng gượng ép cười đáp lại:
- Xin lỗi bạn, bộ học toán thì không được mơ mộng sao?
Có lẽ đọc được nỗi bực bội trong câu trả lời của tôi, hắn nhanh nhẹn:- Ồ không! Tôi chỉ đùa cho vui thôi. Bạn theo toán tôi có việc muốn nhờ bạn. Trước lạ sau quen, chúng ta vào nước trao đổi nhé!
Rồi không để tôi kịp trả lời. Hắn đã nhanh nhẹn bước vào quán giải khát bên cạnh cổng trường. Không hiểu sao khi nhìn thái độ và lời hắn nói như có ma lực nào đó hút tôi theo hắn. Sau khi cô chủ quán còn trẻ và cũng khá xinh đem đến bàn tôi hai ly cà phê đá do hắn gọi. Cô chủ quán này đồi với cánh sinh viên chúng tôi đều nhăn mặt. Rồi không để tôi phải thắc mắc lâu về hắn và cả cái việc hắn nhờ
Hắn ti toe giới thiệu: Hắn tên Nghĩa, theo học văn, trọ tại nhà bà cô họ xa.Nghe hắn tóm tắt lý lịch, phần này không hấp dẫn mấy với tôi. Nhưng phần sau là phần chính và là lý do hắn muốn gặp tôi. Hắn xuống giọng nói với tôi như với một người bạn rất thân từ ngày còn tắm ở truồng với nhau:
- Cái việc tôi muốn nhờ bạn. À! Mà bạn tên gì? - Tôi trả lời cộc lốc:
- Hoàng, Lý Huy Hoàng.
Hắn nở nụ cười gật gù khen:
- Tên bạn khá đẹp.
Con người ta ở bất cứ trường hợp nào, khi được người khác khen bản thân mình thì mình vẫn cảm thấy thinh thích. Tôi trong trường hợp này cũng không ngoại lệ và còn có ý phản đối thầm trong bụng “tên của tôi đẹp quá đi chứ!!Sao lại chỉ mới khá đẹp”.
Sau vài câu chuyện vòng vo, cuối cùng cái việc hắn nhờ tôi cũng phải xì ra. Đại khái hắn muốn nhờ tôi thay hắn dạy kèm cho hai học trò của hắn – rất dễ thương tên Hương và Hoa gì đó. Con của một chủ thầu xây cất. Với lý do hắn đã ghi tên theo học khóa hội họa. Để chứng minh lời hắn nói là thật. Hắn móc túi quần ra một xấp tiền để trước mặt tôi:
- Đây là tiền ứng trước một tháng.
Từ lúc gặp hắn đến giờ, tôi mới để mắt đến hắn và câu chuyện hắn nhờ. Ôi! Sao hắn ăn nói lưu loát dễ thương mà lại đẹp trai nữa chứ. Nếu tôi là phái yếu, có lẽ tôi cũng phải mềm lòng trước vẻ đẹp rất đàn ông là tin tưởng và dứt khoát của hắn. Thực sự tôi muốn cầm xấp tiền đếm xem được bao nhiêu, trang trải vào việc gì? Nhưng không lẽ chưa ra đâu vào đâu mà vồ vập quá, hắn sẽ đánh giá tôi ham tiền (thấy tiền thì sáng mắt). Vì thế tôi đẩy xấp tiền về phía hắn:
- Số tiền này bạn cứ giữ lại. Biết đâu học trò của bạn lại giỏi hơn ông thầy này thì sao. Vả lại tôi cũng chưa biết chương trình học như thế nào, nhất là mặt mũi và ý của trò ra sao đã chứ?
Thấy tôi từ chối lành lương trước. Hắn cầm xấp tiền đút vào túi nhanh nhẹn như lúc móc ra. Hắn nhanh nhẹn tự nhiên bao nhiêu thì tôi trách bản thân tôi “vẽ bộ” bấy nhiêu. Nhưng tôi trách cái thằng tôi không được lâu vì hắn cho tôi cái hẹn một giờ trưa nay phải theo đến nhận học trò.
Ôi! Tôi sung sướng biết bao khi tôi sắp có việc làm, tôi sắp có tiền. Bất chợt mắt tôi nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường, mới đó đây đã 12h30. Tôi giật mình gọi cô chủ quán ra tính tiền để tỏ cho hắn biết – tôi cũng dễ thương và hào phóng như hắn. Tôi đòi trả tiền nước nhưng hắn đã dành lấy quyền trả tiền với lý do chính đáng là hắn mời tôi uống nước nên tôi không có quyền trả tiền.
Hắn nói gì, bảo gì tôi cũng thấy chí tình chí nghĩa cả. Thế là chúng tôi chia tay nhau vội vã và hẹn nửa tiếng sau lại. Tôi bước ra khỏi quán trở về ký túc xá với lòng rộn rã ơn đức độ của mẹ tôi. Trong lồng ngực con tim tôi nhảy nhót nhoi nhoi gọi thầm “Mẹ Ơi!”
CHƯƠNG 2
Thế là trước khi ra trường, tôi đã có học trò gọi bằng Thầy. Mặc dù học trò của tôi chỉ là hai chị em. Cô chị tên Thanh Hương, cô em tên Thanh Hoa. Vì sinh đôi nên hai cô bé cùng học chung lớp 10.
Để chứng minh cho Nghĩa lẫn hai cô học trò thấy khả năng sư phạm với bộ óc nhớ dai trời phú cho tôi. Trước những buổi dạy kèm, bao giờ cũng xem lại sách giáo khoa, soạn giáo án như một ông thầy thực thụ chuẩn bị lên bục giảng cho cả ngàn học sinh. Tôi không thể cho phép mình quên hay nhớ láng máng về một định lý hay công thức nào. Thấm nhuần câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” nên tôi đã hòa đồng với học trò cũng như những người bạn học nhóm mà khi còn ngồi trên ghế phổ thông tôi đã từng áp dụng. Bởi vậy sau hai tuần lễ hai cô bé đã vui vẻ nói chuyện với tôi trong giờ giải lao:
- Thưa Thầy, Hoa nó nói lúc trước thầy còn đi học. Thầy đứng nhất lớp phải không thầy?
Thấy hai cô bé cứ một điều thầy hai điều thầy, khiến tôi đâm ngượng ngập, vì tôi chưa quen được gọi bằng thầy. Với lại ông thầy cũng chưa được lớn tuổi hơn trò bao nhiêu. Tôi cười vui vẻ:
- Đúng rồi, em Hoa đoán đúng lắm… Tôi ngập ngừng rồi tiếp:- Nhưng còn thiếu một chi tiết quan trọng nữa.
Hương nhanh nhảu hỏi:
- Chi tiết gì mà quan trọng vậy Thầy?
Tôi lỡm lờ:
- Đó là tôi đứng thứ nhất tính từ dưới sổ lên.
Thế là cả bai thầy trò cùng cười, như sực nhớ ra việc gì. Hoa hỏi tôi:
- Thưa thầy, thầy có nhận thêm học trò nữa không thầy?
Tôi ngỡ ngàng hỏi lại Hoa:- Em hỏi vậy là sao?
Hoa nhỏ nhẹ nói với tôi:
- Dạ tụi em có đứa bạn ở cạnh nhà. Nó muốn học chung với tụi em nên nó nhờ em hỏi xin thầy dùm nó, xem có được không ạ?
Tôi vui vẻ gật đầu liền:
- Được, không có sao cả. Em cứ việc bảo bạn em đến học. À mà bạn em có cùng chung lớp với hai em không?
- Dạ chúng em học cùng nhau từ hồi nhỏ.
Hương nhanh nhẹn đứng dậy:- Cám ơn thầy, em xin phép đi kêu nó.
Tôi chưa kịp tỏ thái độ gật đầu hay phản đối thì Hương đã bước ra khỏi cửa và chỉ một lúc sau, nó đã trở lại với cô bạn hàng xom ngập ngừng rón rén bước theo:
- Dạ, đây là bạn em, nhỏ tên Phượng Vỹ.
Vỹ nhỏ nhẹ gật đầu chào tôi: - Em chào Thầy!
- Được rồi, em ngồi xuống cùng Hương và Hoa đi.
Tôi tiếp tục tiết học. Lớp có thêm trò mới có vẻ vui nhộn hơn. Riêng tôi, tôi cảm nhận cô học trò mới có nét quen quen như đã gặp ở đâu đó. Cảm giác đó đã không chứa chấp lâu trong đầu óc tôi vì sau khi hết tiết ra về, tôi đã được Vĩ mời tôi qua thăm nhà. À, té ra Vĩ là em gái Bích Phượng, học cùng khoa với tôi.
Bích Phượng vui vẻ bắt tay mời tôi ngồi. Bích Phượng và tôi cùng khoa nên chuyện lớp, chuyện trường và những chuyện xảy ra ở những quán chè, quán nước trước cổng trường được “nổ” ra để cười lăn cười bò. Nếu không có hai ly đá chanh do cô học trò mới của tôi bưng ra mời thì có lẽ chuyện giữa tôi và Bích Phượng kéo dài đến tối cũng chưa hết chuyện:
- Mời Thầy dùng nước!
Bích Phượng nhìn em, quay bảo tôi:
- Phượng giao nhỏ Vĩ này cho Hoàng. Mà Hoàng đừng dễ dãi với nó, nó sẽ lờn mặt cho xem.
Ở chơi với chị em Phượng một lát, tôi đứng dậy cáo từ ra về.
Về chiều đường phố trở nên tấp nập, kẻ tan sở, học sinh tan trường, tất cả đều đổ xô ra đường. Ngay trên đầu tôi, bầu trời quang đãng nắng đã nhạt dần. Một vài áng mây mỏng theo gió đang đua nhau trôi nhanh về cuối trời. Tất cả đều như vội vã, trốn chạy màu tối đen đang như chiếc màn khổng lồ sắp sửa chụp xuống đường.
Sực nhớ đến dự định mấy ngày qua, tôi đến gặp Nghĩa. Trước hết để cám ơn nó đã “trước lạ sau quen”, sẵn sàng nhường cơm xẻ áo cho tôi, sau là để thắt chặt tình bạn bè. Nhưng trên đời này những con người có lòng hay giúp đỡ người khác như nó thì đều bận rộn, vì không giúp người này thì đỡ người kia. Bởi vậy đã năm lần bảy lượt tôi đến tìm nó chỉ gặp được cái ổ khoá tổ bố nằm chình ình trước cửa gian phòng trọ học của nó. Không biết vì lòng thành của tôi muốn gặp nó hay vì hôm nay tôi đến trễ hơn mọi lần nên trời phật đã khiến xui giữa lúc tôi ê chề chán nản toan quay gót ra về thì Nghĩa xuất hiện. Nó đang gò lưng đẩy chiếc xích lô chất đầy hàng hoá qua cổng để vào nhà.
Ôi! Anh chàng sinh viên văn khoa ăn nói lưu loát lại có sẵn lòng thương người và nhường cả công việc nhẹ nhàng là nghề “Gõ đầu trẻ” để làm bác tài đạp xích lô. Tôi chưa hết ngạc nhiên thì chiếc xích lô đã được đẩy đến trước cửa. Nghĩa dừng lại lấy tay quẹt mồ hôi ngang trán. Nó ngước mắt nhìn lên bắt gặp miệng tôi đang há hốc vì ngạc nhiên, mắt mở to như không tin vào mắt mình nữa, như không tin là thằng Nghĩa. Nó nở nụ cười tươi rói đến bên tôi:
- Chờ mình lâu chưa? Xin lỗi vì mình bận quá.
Tôi chưa kịp trả lời thì nó móc trong túi quần ra chiếc chìa khoá duy nhất rồi mở khoá cửa kéo tôi vào nhà và đẩy tôi ngồi lên chiếc ghế đơn lẻ bên cạnh chiếc bàn, có lẽ là bàn học của nó, nào sách bút, giấy mực chiếm gần hết mặt bàn.
“Tách” – tiếng công tắc bật bóng điện toả sáng. Trời! Tôi không thể tưởng tượng được một thằng con trai sống một mình, có lẽ nó ngượng ngập vì sự quá “Ngăn nắp” của bản thân. Nó đến góc nhà rót ly nước lạnh uống ừng ực. Uống xong cũng cái ly đấy, nó róy một ly đến đưa vào tay tôi:
- Xin mời, cứ tự nhiên. Mấy lần tính ghé qua bạn chơi nhưng bận quá.
Vừa nói nó vừa dọn dẹp bớt sách bút để chừa lấy một chỗ trống góc bàn để cho tôi có thể để chiếc ly cũng đã được tôi dốc hết vào cuống họng mình. Dọn bàn xong nó quay đến chiếc giường sắt hai tầng thu hết những bức vẽ trên mặt giường và chìa ra khoe tôi:
- Mình mới học được bấy nhiêu.
Tôi đảo mắt xem qua những bức tranh do nó vẽ: nào chuột, nào trâu, nào bò, nào bầu cua cá cọp, nào cây đa thằng cuội. Tôi không hiểu nó theo học hoạ ở trường nào và ông thầy hoạ sĩ nào đã truyền dạy cho nó? Chắc nó cũng đọc được những câu hỏi trong mắt và cái đầu lúc lắc của tôi. Nên nó cười bảo tôi:
- Bạn chớ coi thường nghen, tiền không đó.
Chữ “Tiền” được thốt ra khỏi miệng. Nó nhớ đến số tiền dạy kèm Hương, Hoa đã nằm gọn trong túi cô cửa hàng bán mầu vẽ và bây giờ không biết đào đâu ra để tra tôi. Nó xuống giọng:
- Xin lỗi bạn nhé! Bạn cho mình thiếu lại tuần lễ nữa đi. Trong tuần này, tôi sẽ bán những bức tranh này là dư sức trả bạn.ươ
Vừa nói nó vừa thu lại những bức tranh tôi đã xem xong để lên bàn. Tôi thất vọng hỏi Nghĩa:
- Những hình nghệch ngoạc này thì bán cho ai?
Nghĩa cười úp úp mở mở:
- Rồi bạn coi….