Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 36

Ðề tài: Đôi Lọ Cổ Trong Lòng Huyệt

  1. #1

    Mặc định Đôi Lọ Cổ Trong Lòng Huyệt

    ĐÔI LỌ CỔ TRONG LÒNG HUYỆT
    Anne Nguyễn có sưu tập được tài liệu trong báo cũ về môn Khoa học huyền bí số báo 527 ngày 10.9.1962 là tập tài liệu về Phong thủy, sưu tầm của Châu Lang,

    Theo phước ấm tổ tiên họ Đặng Trần độ trì, lão đã thành công trong bước đầu, và như vậy có thể tin chắc là bởi sự kết phát hài cốt, cũng sẽ gặp được may mắn. Thầy Địa lý chừng như sợ mẹ con Đặng Mẫu không hiểu rõ lẽ huyền bí của sự kết phát, nên lại vui vẽ giải thích thêm:

    - Sở dĩ lão phải chịu tốn công chiêu hồn thâu phách ông tổ thất đại giòng Đặng Trần vào hình nhân để chôn theo cùng với hài cốt khi cải táng, chỉ là vì lão nghĩ rằng: theo thừơng tình thiên hạ, mỗi khi những thiếu nhi bi yểu tử, các bậc làm Cha Mẹ, hoặc thân nhân không mấy khi khâm liệm cẩn thận, chọn lựa quan tài đóng bằng gỗ tốt như người lớn bị mệnh chung, mà trái lại chỉ gói ghém qua loa, rồi dùng cây xấu đóng hòm, hoặc lấy chiếu hay vát giừong bó lại, đoạn đem chôn cất cho sớm xong xuôi viện cớ : đó là nghịch cảnh, con cái chết trước Cha Mẹ! Với sự an táng cẩu thả ấy trải qua hàng trăm năm, lẽ tất nhiên hài cốt phải bị tiêu hao, có khi tan biến mất hết, chỉ còn trơ lại trong áo quan, một mớ xương tàn vụn vặt, trông không khác gì một thứ đất bị nghiền nhỏ vậy !

    Sự liên hệ huyền bí, giữa người qúa vãng với bộ hài cốt nằm dưới huyệt sâu, chẳng cần nói ai cũng biết là vô cùng quan hệ !

    Nó còn ảnh hưởng cả tới những thân nhân còn sống ở dương thế, nên mỗi khi hài cốt bị xâm phạm, tức khắc con cháu phải gánh chịu những sự ốm đau, tật bệnh hay làm ăn lủng củng, thua thiệt đủ đường.

    Trong trường hợp hài cốt tan biến thành đất vụn , linh hồn người đã khuất hẳn cũng giảm bớt một phần nào sự linh ứng, chứ không còn có thể hiển hiện, biến hóa dễ dàng đuợc như khi hài cốt còn nguyên vẹn.

    Do đó muốn cho ngôi mả sớm quán khí, để có thể kết phát trước thời gian của Ngọc Hòang ấn định, lão mới phải tốn công chiêu hòn, thâu phách ông tổ bảy đời trong giòng họ Đặng Trần, lấy hình nhân có hồn phách quy tụ đầy đủ thay thế cho người qúa vảng, để hài cốt có sinh khí tiếp nhận tinh hoa của long mạch, hầu hết chóng đem đến cho con cháu trong họ sự kết phát, như phần số thiên đình đã ấn định, mà lão từng rõ được trong cuốn sổ luân hồi chuyển kiếp khi nằm chiêm bao, tiếp xúc với Thổ Thần.

    Đôi lọ cổ trong lòng huyêt.

    Với sự thâu hồi hồn phách giờ đây và nạn yểu tữ của người có hài cốt nằm sâu dưới huyệt, lão tin chắc thế nào cũng đạt được kết quả mong muốn, vì theo sự hiểu biết của lão, những người chết non bao giờ cũng khôn ngoan, linh thiên hơn người thường, nên một khi được ám trợ thêm bằng bùa chú, phù phép, chắc sao cũng phải giúp đở đắc lực cho ngôi mả mau quán khí, để linh hồn được sớm phiêu diêu nơi non Bồng nước Nhược, hay chốn cực lạc tây phương.

    Đó là sợi dây liên hệ giữa hai thế giới âm dương : người có hài cốt an táng đúng chỗ qúy địa. có long mạch dồn tới sẽ được mát mẻ vong linh, cũng như con cháu trên trần gian được huởng vinh hoa phú qúy !

    ĐÔI LỌ CỔ TRONG LÒNG HUYỆT

    Đúng ngày 16 tháng chạp năm ấy, lễ cải táng sẽ được cử hành vào giờ Mùi, do sự lựa chọn ngày giờ rất cẩn thận của thầy địa lý.

    Ngay tại chánh huyệt, nhà phong thủy đã bắt đầu dựng tạm một căn lều chung quanh che vải đỏ bịt bùng, mà theo lời thầy địa lý, mục đích để tráng sự xung sát giữa linh khí của hài cốt với ánh thái dương, rất có thể xãy ra khi cần phải mở tiểu sành để, để xếp lại xương cốt, với các thứ bùa chú và đồ trấn yểm trước khi hạ huyệt. Chẳng những cần phải giử gìn cho mớ hài cốt mà lu6n cả đến huyệt đào, thầy địa lý cũng không muốn cho huyệt bị để lộ thiên một giờ khắc nào vì làm như thế, khí thiêng liêng của long mạch ít nhiều cũng sẽ bị thương tổn, gây ảnh hưởng không hay cho sự quán khí của mộ phần.

    Với tất cả sự thận trọng chu đáo ấy, từ mờ sáng hôm 16. Thầy địa lý đã gọi Trung trở giậy, thúc giục chàng phải đi gọi mấy người anh em trong họ cường tráng, khoẻ mạnh để nhờ họ đi cất lều ở tại chánh huyệt, rồi sau đấy mới đào huyệt theo đúng kích thước và sự chỉ dẩn vô cùng cặn kẻ của nhà phong thuỷ.

    Cứ mỗi lần đào sâu chừng một thép mai, thầy địa lý lại bảo mọi người tạm nghỉ tay, để lão đích thân đem la kinh đến đặt thử trên mặt đất, đo lường lại cẩn thận từng phân tấc tính toán rất kỹ lưỡng, rồi mới yên tâm ra lệnh cho đám trai tráng đào tiếp .

    Mới bắt đầu đào, lớp đất bên trên không có chi lạ hết.

    Nó giống in như những khu ruộng khác, đất đào lên chỉ là một thứ đất thịt, xẻo quánh, nên những chàng thanh niện lực lưỡng phải khó nhọc lắm mới đào được sâu tới 2 gang tay.

    Đến đây, màu đất bổng đổi khác, đang từ đen sẩm, đổi thành sắc đỏ chói, tươi như có pha trộn với chất son tàu. Một chàng trai, em họ Trung, tinh nghịch, lượm một cục lên xem, đoạn, vạch thẳng một nét dài trên trên chiếc áo bông của người đứng bên cạnh dệt bằng thứ vải hồng dày nhuôm võ già, thì lạ lùng thay, nét vạch dài bằng thứ đất lấy trong huyệt, trông đỏ chót, tươi thắm lóng lánh như có lẫn cả chất kim loại nhỏ, không làm sao mà giặt giũ cho sạch được nữa!

    Đồng thời một luồng ôn khí, thoang thoảng có hương vị như chất trầm hương đốt cháy, bốc ra, làm cho mát dịu cả khu chánh huyệt, khiến cho mấy chàng thanh niên cường tráng, đang suýt soa trước những trận gió cuối đông tê buốt thịt da chợt cảm thấy nóng bừng cả thân thể, ngứa ngáy cả tay chân, đến nỗi phải cởi bỏ bớt những chiếc áo bông giày cộm ra dắt tạm trên cột lều.

    Mặt người nào cũng đỏ ửng như lúc quá chén say sưa, mặc dầu thực sự, họ thấy khỏe mạnh, vui vẻ hơn bao giờ hết, hăng say làm việc một cách vô cùng thích thú, như có một mảnh lực huyền bí, thiêng liêng nào ám trợ vậy!

    Trước những hiện tượng kỳ dị ấy, thầy địa lý đắc chí, nở một nụ cười khoái trá, vuốt râu sung sướng, mừng thầm cho sự thành công của lão: đã tìm được đúng chánh huyệt !

    Đám thanh niên lực điền vẫn hì hục, gắng sức làm việc luôn tay, và chỉ chịu tạm nghỉ mỗi khi có lệnh của thầy địa lý, để lão dùng la kinh đo lường, khảo nghiệm lại phương hướng .

    Đào sâu độ chừng thêm ba thép mai nữa thì sắc đất lại càng đỏ tươi, ẩm ướt hơn nhiều, đồng thời mùi trầm cũng tăng gia hương vị ngạt ngào gấp bội, như đâu đây đang có đặt sãn một chiếc lư hương khổng lồ bí mật nào vậy !

    Chợt em họ Trung reo lên :

    - Ồ lạ chưa ! Có cái chai, cái bát gì đây này, anh em ơi ! Hãy ngừng tay lại đã nào ...

    Cả bọn lập tức nghỉ việc, đứng ngơ ngác nhìn quanh.

    Nhà phong thủy cũng kinh nghi không kém vội vén áo nhảy luôn xuống đáy huyệt, vừa đúng lúc em họ Trung đang cúi rạp người sát mặt đất dùng những ngón tay nhẹ nhàng, thận trọng bới nhanh từng hòn đất một, ở góc huyệt về phía Đông Nam.

    Cả bao nhieu cặp mắt cùng đổ dồn theo một chiều hướng cả về phía chàng thanh niên đang bới đất, chăm chú theo dõi sự chuyển động của mấy ngón tay đen sạm của người em họ Trung, hồi hộp đợi chờ ...

    Tiếng chàng trai này bỗng vang lên, mừng rỡ

    - A ! Đây rồi ! Một cái lọ.. à mà hai cái lọ sành anh em ạ!



    Đám thanh niên đổ xô cả lại, bao quanh người em họ Trung, nhưng họ chưa kịp trông thấy gì, thì nhà Phong thủy đã tiến vội đến, nói mau:

    - Đâu, lọ đâu ? Lấy lên đưa cho lão coi nào.

    Em họ Trung lần lượt bới đất, lấy ra được 2 chiếc lọ, chiều cao được chừng hơn một gang tay, như kiểu chiếc nậm đụng rượu ở các đình miếu ngày xưa.

    Cầm cả 2 chiếc lọ dơ cao trước mặt cho mọi người cùng coi, thày địa lý với cặp mắt lão luyện của một khách giang hồ giày rạn phong sương, đã nhận thấy ngay được tính cách của đôi lọ cổ, qua lớp men da rạn và một hàng chữ triện khắc chìm sâu vào lớp sứ, nổi hằn những đường vân chằng chịt vô cùng tinh xảo .

    Bề ngoài không có gì đáng gọi là qúy báu hết ! Mới trông qua ai cũng tưởng nó giống in như những chiếc nậm đựng rượu, mà có khi giá trị còn kém hẵn những chiếc nậm tầm thường ấy nữa la khác, vì chất da rạn, màu nâu nhạt, bị đất bùn bám khắp chung quanh, trông nham nhở, bẩn thỉu vô cùng.

    Như trên đã nói, thầy địa lý không nhìn cổ vật bằng cặp mắt nông nổi, mà trái lại, còn thận trọng xem xét kỷ lưỡng, từng ly từng tý, có lúc giốc ngược hẵn lên, để đọc những chữ triện dưới đít lọ, có lúc dơ ngang tầm mắt, để soi men lọ qua ánh mặt trời, hy vọng khám phá được cái gì mới lạ.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Đai Vàng
    Gia nhập
    Jan 2008
    Nơi cư ngụ
    USA
    Bài gởi
    63

    Mặc định

    bin ơi tiếp tục đi sao ngừnng nửa chừng vậy

  3. #3

    Mặc định

    Tìm một chiếc đủa tre, nhà phong thủy moi móc mớ đất mà lão tưởng nhét chặt đầy trong lọ, qua bao năm tháng, cổ vật nằm sâu dưới địa huyệt.

    Nhưng chỉ mới bới được một chút đất, đóng chặt ở phía trên lọ, lão chợt kêu khẻ một tiếng kinh dị, vì trái với sự dự đoán: chiếc lọ không chứa đầy đất như lão vẫn yên trí mà chỉ có một lớp dày, dài chừng 1 ngón tay ở ngay miệng lọ giống hệt một chiếc nút gắn chặt vậy.

    Lấy hết những miếng đất nhỏ còn sót lại ở bên trong ra, thầy địa lý lại nghiêng chiếc lọ, nheo mắt nhìn kỷ và lắc mạnh.

    Không thấy gì rơi ra cả, nhưng trong lòng chiếc lọ vẫn như còn chúa đựng một vật chi mà lão không sao đoán được.

    Lão vội đưa hai ngón tay vào, ấn thử, rồi lôi mạnh ra .

    Đó là một vuông lụa hình chữ nhật khá rộng, nếu cuộn lại để vừa khít lòng chiếc lọ cổ.

    Có lẽ khởi thủy, vuông lụa vốn màu nguyệt bạch, nhưng qua năm tháng thời gian, nhất là bị chất bùn đất thấm vào, nó đã đổi màu, biến qua sắc vàng nhạt, lốm đốm, năm ba vết nhơ đen sẩm hoặc tím bầm!

    Trên mặt vuông lụa có thêu bốn chữ triện, mỗi chữ to bằng chiếc chén uống nước, chia đều ở khoảng giữa rất sắc xảo, rõ ràng: "Tổ Tiên Tích Đức" bằng chỉ ngũ sắc, nét thêu vô cùng khéo léo, không biết có từ bao giờ, mà vẫn giữ nguyên được mẩu chỉ tươi đẹp như vừa hoàn thành được chừng mấy năm trước đây vậy!

    Ở góc dưới cùng về phía tả, có thêu hai chữ "Chí Công" nét thảo tung hoành, cực kỳ sương kính.

    Bốn chữ "Tổ Tiên Tích Đức", tuy thêu ở chính giữa, nhưng lại chìm lẫn vào một bức tranh, thêu hình một thanh niên, nét mặt khôi ngô quả cảm, linh động dị thường là cặp mắt sáng ngời, mà người thợ thêu đã dựng công phác tả một cách cực kỳ khéo léo, khiến cho ai thọat nhìn vào, cũng nhận thấy ngay được vẻ tinh anh , chí khí của chàng thanh niên, nằm dài dưới đất, đầu ngước cao lên cho thân mẫu chàng là một lão phụ, giáng điệu hiền hòa, phúc hậu, dùng kim và chất chàm đặc, thích lên lưng bốn chữ "Tận Trung Báo Quốc", nét nhỏ ly ty, vô cùng tinh xảo, chứng tỏ tác giả bức thêu, phải có một bàn tay điêu luyện đến mức độ phi thường, mới lột tả được trọn vẹn hình ảnh rất linh động của hai mẹ con chàng thanh niên trong bức thêu kỳ xảo ấy.



    Vừa gật đầu khen ngợi đường thêu trác tuyệt và nét mặt hiên ngang, nhưng không kém phần tuấn nhả của chàng trai nằm dưới đất, thầy địa lý vừa bảo mọi người:

    - Bức tranh thêu tích "Nhạc mẫu dạy con" thật khéo, đẹp lạ lùng, tưởng trên đời này khó lòng có được một bức thêu thứ hai như thế nữa?

    Rồi như sợ mọi người không hiểu, lão vội giải thích thêm :

    - Ngay từ khi mới khôn lớn, Nhạc Phi ở đời nhà Tống đã được Mẹ dùng đại nghĩa dạy dổ. Muốn con lúc nào cũng ghi nhớ bổn phận của một thanh niên yêu nước, Nhạc mẫu đã chích vào lưng Nhạc Phi bốn chữ "Tận Trung báo quốc" !

    Nhờ có sự dạy dỗ nghiêm khắc của Mẹ, lúc thiếu thời, mà đến khi ra đời. Nhạc Phi mới nỗi tiếng là một vì danh tướng, có biệt tài cứu nước, an dân, lưu tên tuổi ngàn thu trong sử sách.

    Đặc biệt hơn hết, bất cứ ở địa vị nào, khi còn hàn vi cũng như lúc đã hiển đạt, khi còn ở quê hương cũng như lúc mới được triều đình phong làm Nguyên Soái, cầm quyền sinh sát của trăm vạn hùng binh, để chống lại với giặc Kim từ phương Bắc kéo đến xâm lấn Trung Nguyên và giặc Động Đình Hồ ở trong nước nổi lên làm loạn, Nhạc Phi vẫn luôn luôn nhớ lại lời mẹ dạy: tận trung báo đền nợ nước, trong tất cả mọi trường hợp, đều hết lòng giúp đở bạn bè, lấy nghĩa khí, đạo đức ra cảm hóa mọi người, kể cả kẽ thù không đội trời chung với mình.

    Vì vậy, đức độ của Nhạc Phi nhiều phen, đã cảm hóa được những kẻ cường ngạnh nhất đời, để sau khi hối cải, trở thành bằng hửu tâm giao với Nhạc Phi.

    Sau khi lập được nhiều công lớn, họ Nhạc Phi bị gian thần hãm hại, Hiện ở bên Tàu, vẫn còn có đền thờ Nhạc Phi, quanh năm dân chúng phụng thờ, khói hương nghi ngút.

    Chiếc lọ thứ hai cũng có một vuông lụa, màu sắc, kích thước giống in hệt vuông lụa thứ nhứt, nhưng trên mặt lụa lại thêu bốn chữ triện khác: "Tử Tôn Hiển Vinh" .

    Ở góc dưới cùng, về phía bên hữu, cũng có hai chữ "Chí chánh" viết theo lối thảo như ở tấm lụa kia, và liền sát đấy, còn có một dấu son dài đóng khung, trên ghi "Minh Triều Binh Bộ Thượng Thư Hoàng ..."

    Hình thêu mô tả một ông già râu tóc bạc phơ, vận y phục sặc sở, xanh đỏ loè loẹt như trẻ nít, đang dơ tay, hoa chân, múa may trước một lão bà cằn cổi, lông mày bạc trắng như thoa phấn .

    Thầy địa lý nhìn bức thêu, luôn mồm suýt soa khen ngợi tinh thần tuyệt sảo của những đường chỉ, màu sắc hòa hợp cực kỳ linh động, khiến cho ai thấy cũng phải giựt mình kinh ngạc tưởng chừng như chính mắt mình được chứng kiến cảnh múa may, quay cuồng của ông già bằng xương, bằng thịt ở ngay trước mặt, rồi ung dung giải thích cho mọi người đang nhơ ngác đứng nhìn ở chung quanh.

    - Bức tranh này chắc là thêu cảnh ông già Lão Lai, đã ngoài 70 tuổi, còn giả bộ như trẻ thơ, mặc quần áo xanh đỏ của con nít, rồi ra sân múa cho me già coi, để bà cụ vui lòng tưởng như con trai mình hãy còn bé dại lắm.

    Tác giả dụng ý khuyên người đời phải hiếu thảo với mẹ cha. Có thế, mới được hưởng phúc sau này .

    Lão chợt ngừng bặt, nét mặt đăm chiêu, như suy nghĩ một điều gì quan trọng, một lúc lâu, rồi mới lẩm bẩm trong mồm, vừa đủ cho Trung đứng gần đấy nghe rõ :

    - Quái nhỉ ? sao lại là Minh Triều Binh Bộ Thượng Thư Hoàng? Không lẽ viên quan nhà Minh nào đó, đã lần mò sang được tận đây, tìm thấy ngôi đất quý báu này, rồi ghi dấu sẵn sàng cẩn thận, để dành đấy cho con cháu đem hài cốt tổ phụ qua an táng !

    Bỗng lão im bặt, đoạn gật gù nói tiếp :

    - Hay có lẽ là Thượng Thư Hoàng Phúc ! Vì chỉ có họ Hoàng mới đủ tài trí làm nỗi việc này, trước khi bị binh tướng Bình Định Vương bắt sống.

    Theo dã sử, Hoàng Phúc há chẳng đã nổi tiếng là tay danh sĩ về đời nhà Minh, từng am hiểu cả Nho, Y, Lý số sao ?

    Nhà phong thủy nhíu mày, vỗ tay, đánh đét một cái vào đùi, nói lớn một cách hân hoan, như vừa khám phá được một điều gì mới lạ :

    - Thôi, đúng rồi ! Đúng là Hoàng Phúc thật rồi !

    Lão còn nhớ các cụ ngày trước thường truyền tụng rằng : Khi bị quân sĩ vua Lê bắt trói, giải vào trình quân sư Nguyễn Trải, viên thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc đã tiên đoán được vận mạng của mình, nên vẫn giữ vững vẻ ung dung, bình thản của một nhà Nho lỡ bước sa cơ, không chịu khuất phục trước uy võ, cường quyền, thản nhiên nói với vị quân sư tài ba thao lược của Bình Định Vương rằng: Kẻ bại trận này, tuy thất thế, song đại nhân chỉ bắt được tôi, chứ không giết nỗi tôi đâu, vì long mạch mả tổ nhà tôi, từ ngàn dậm dồn tới, sẽ bảo vệ cho tôi giữ toàn tính mạng

    (-Ngã tổ mộ thiên lý chi lai long, -Năng cầm ngã, bất năng sát ngã) !
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Quả nhiên, sau đấy vua Lê tha tội cho họ Hoàng theo lời yêu cầu xin của Ông Nguyễn Trải.

    Và, để đền đáp ơn cứu tử, Hoàng Phúc đã vẻ tặng Ông Nguyễn Trải một bức truyền thần, hiên còn treo tại đền thờ họ Nguyễn ở làng Nhị Khê, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, Bắc Việt .

    Nghe đâu, thời đấy, Hoàng Phúc còn xin ông Nguyễn Trãi đưa đi coi mấy ngôi mả tổ, và nhân dịp này đã đề nghị cải táng gấp rút mộ phần Ông tổ tam đại, giòng họ Nguyễn vì ngôi mả này trông thẳng vào một gò đất hình thanh kiếm tuốt tràn, nếu cứ để vậy, chắc chắn thế nào cũng gặp đại hoạ, có khi đến bị chu di tam tộc.

    Nhưng Ông Nguyễn Trải tự tin ở lòng trung nghĩa của mình, khẳng khái từ chối mà nói rằng :

    - Mệnh ta do tự Trời định! Há vì một chút địa hình mà phải cải táng phần mộ tổ tiên sao ?

    Hoàng Phúc cố năn nỉ nhiều lần mà Ông Nguyễn Trải vẫn khăng khăng không chịu nghe lời.

    Quả nhiên sau khi giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh ông được phong thưởng tới chức Quan Phục Hầu, nhưng lại bị gian thần vu cáo, buộc vào tội mưu toan giết vua, khiến cho cả ba họ đều bị tru di chỉ trừ 1 đứa con nhỏ, nhờ sự tiên đoán của ho Hoàng Phúc lượng tính được cả ngày giờ năm tháng, người nhủ mẫu đem đứa con nhỏ của ông Nguyễn Trải đi lánh nạn qua Động Đình Hồ, không may bị bão chìm ghe, đang lúc nguy cập, bỗng được con cháu Hoàng Phúc vâng theo lời trăn trối của họ Hoàng đón đường cứu thoát, để đền đáp ơn cứu mạng năm xưa của quan Phục Hầu Nguyễn Trải.

    Chính con cháu Hoàng Phúc, theo đúng lời họ Hoàng căn dặn trong di chúc, không những đã sắm sửa thuyền bè, chờ đợi sẵn ở Động Đình Hồ, để khi người nhủ mẫu, gia đình họ Nguyễn, đưa đứa con côi của Nguyễn Trải lánh nạn tới đấy, gặp cơn phong ba, bão táp, đắm thuyền sẽ không đến nỗi uổng mạng.

    Sau đấy, thân nhân Hoàng Phúc còn đưa cả người nhủ mẫu và đứa con côi của ông Nguyễn Trải, qua Tàu giúp đở, cho ăn học thành tài, chờ đến khi nỗi oan thấu Trời của ông Nguyễn Trải được giải tỏ, mới thu xếp cho trở về làng cũ ở Việt Nam.

    Biệt tài về Nho, Y, Lý, Số của Hoàng Phúc đã khiến người đương thời rất kính phục, không còn coi họ Hoàng như những kẻ thù xâm lăng khác.

    Với bằng cớ hai bức tranh thêu, nằm trong hai chiếc lọ cổ, có ghi dấu riêng của Hoàng Phúc, đủ chứng tỏ họ Hoàng đã từng đặt chân đến đây, tìm được ngôi đất này, nhưng có lẽ thấy nhà mình ít phước đức, không thể nào được hưởng sự kết phát, nên đành phải bỏ ra về Tàu, với sự tiếc hận, được minh chứng bằng cách lưu lại dưới huyệt sâu mấy vật kỷ niệm, để đời sau biết cũng đã có người "có mắt xanh" hiểu rõ những chuyển vận của long mạch, và chỗ nào hình thể kỳ khúc, có đủ điều kiện kết phát của môn phong thủy huyền bí .

    Như vậy, nơi đất này nhất định thế nào cũng phải kết phát đúng như sự dự tính của lão.

    Nói xong, lão đem tất cả hai chiếc lọ và hai bức tranh đến ngồi trên một mảng đá gần đấy để tiện trông coi công việc đào huyệt của đám thanh niên.

    Mấy chàng trai trẻ trong họ Đặng Trần lại hì hục, tiếp tục làm việc một cách hăng hái, say sưa hơn trước, vì trước mắt họ, viễn ảnh huy hoàng của sự kết phát, từ lúc được nghe lời giải thích của thầy địa lý, lúc nào cũng như chập chờn, múa lượng trong đầu óc họ, với cảnh ngựa xe phú qúi, áo mão sênh sang, sau khi ngôi mả được quán khí, long mạch bắt đầu vận chuyển, đem lại một sự hiệu nghiệm hiển nhiên cho con cháu họ Đặng Trần, cả trong công việc làm ăn, buôn bán như sự học hành thi cử !

    Đào sâu được chừng hơn một thép mai nữa, một thanh niên bỗng kêu lên giật giọng :

    - A ha ! Đất mới đào sao lại biến sang màu vàng, và bốc hơi ấm áp lạ lùng lắm anh em ơi !

    Nhà phong thủy đang mãi mê quan sát kỹ lưỡng hai chiếc lọ cổ, chăm chú nhìn ngắm từng nét vẽ, nét chữ, vết men rạng cực kỳ tinh xảo trên da lọ, chưa kịp mở ra coi lại 2 bức tranh, có thủ bút của quan Bình Bộ Thượng Thư triều Minh nào đó, chọt nghe thấy tiếng kêu từ dưới huyệt phát ra, vội rời khỏi chổ ngồi, buớc nhanh về phía mọi người đang đào đất, hấp tấp hỏi lớn :

    - Gì thế, hữ các chú em ?

    Em họ Trung vọt lên mặt đất, vừa xoa tay phủi bới đất, vừa lễ phép nói rằng :

    - Lạ lám Cụ ạ !, Màu đất đang đỏ, bỗng tự nhiên biến qua màu vàng rất đẹp.

    Đồng thời, trong huyệt đang bốc ra hơi mát mẻ, cũng lại đổi qua khí ấm áp lạ lùng, mà hương thơm lại còn bốc ngát nhiều hơn nữa.

    Thầy địa lý, chừng như đã hiểu rõ vì sao cớ sự thay đổi ấy, nên chỉ mỉm cười, ung dung đến bên bờ huyệt, cúi đầu nhìn xuống.

    Dưới những bàn chân đen sạm, gân guốc của những chàng trai lực lưỡng đang chống cán mai đứng nhìn lão, chờ đợi sụ phán đoán của nhà phong thủy nhiều kinh nghiệm, lão thấy lờ mờ như có một luồng khí trắng phảng phất từ lòng đất bốc lên, mơ hồ, cuồn cuộn, xoáy thành những vòng tròn, bay lướt qua đám thanh niên, nhưng bọn này, có lẽ mãi chăm chú theo dõi sự phán đoán của nhà địa lý, nên chẳng ai trông thấy .

    Mãi miết nhìn sững luồng khí trắng, lão ngạc nhiên, khi thấy những làn hơi huyền ảo ấy, chỉ bàng bạc bốc cao lên được tới miệng huyệt, rồi chợt như có một mãnh lực kỳ bí gì đó, đẩy mạnh xuống, khiến những vòng tròn cấu tạo toàn khí trắng, lại phải rút gọn cả xuống lòng đất, soáy tít như chong chóng một lúc, đoạn bất thình lình lại bốc cao lên như trước.

    Nhà phong thủy hiểu đó la linh khí của huyệt thiên, và yên tâm một phần nào về sự chu đáo của mình từ trước khi đào huyệt : chiếc lều tuy cất sơ sài, cũng tạm thời che đuợc cho âm khí, từ trong lòng đất bốc lên, khỏi bị xung khí thái dương.

    Không muốn nói dài dòng, e lở mất thì giờ tốt đã ấn định, thầy địa lý phải giả bộ như không nghe rõ câu hỏi của người em họ Trung, cứ thản nhiên thúc giục họ phải vét sạch đất vụn, nện lại một lần nữa cho lòng huyệt thật bằng phẳng, rồi bắt cả bọn đi ngay xuống cánh đồng làng dưới, đào gấp rút ngôi tổ mộ bảy đời của hỏ Đặng Trần.

    Thầy Địa lý cũng đi theo, đích thân trông coi việc làm của mấy chàng trai trẻ.

    Chính Đặng Mẫu được lão ủy thác cho ngồi canh gác trong lều, mà chiếc khảm thờ có đặt hình nhân ông tổ bảy đời họ Đặng Trần đã được thầy địa lý trịnh trọng đem ra ngoài lều từ khi mới đào huyệt. Lão căn dặn Đặng Mẫu phải triệt để ngăn cản không cho một loài vật nào bất cứ là to hay nhỏ, thứ nhất là các loài chuột, rắn, mèo, chó tới gần cái huyệt đã được đào sẵn.

    Trung tò mò, mấy lần hỏi lão xem vì cớ gì phải ngăn cấm, không cho các loài vật đến gần, nhưng lão chỉ cười khan, lắc đầu không chịu nói rõ.

    Ngôi tổ mộ bảy đời của họ Đặng Tràn đúng như lời tiên đoán của thầy dịa lý, quả như đã bị tiêu hao gần hết. Cả mớ hài cốt chỉ còn có một chiêc xương sống với cái đầu lâu.

    Nhưng một chàng trai vừa đặt tay vào định đem lên rửa, thì cả hai thứ bỗng tan vụn ngay, mớ xương tàn vụn rơi lẫn lộn cả vào một chất nước sền sệt bốc ra mùi tanh hôi rất khó chịu.

    Nhà phong thủy lấy ra trong túi áo bà ba một gói bột nhỏ màu vàng, rắc vào quan tài. Chốc lát, mùi uế khí biến đâu mất hết.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Đám thanh niên đang đứng ngoãnh mặt nhìn về phương Bắc, cố tránh luồng gió, bốc hơi uế khí tanh hôi lộn mửa, để khỏi phải nhổ vặt, e làm phật lòng Trung đứng đấy, bỗng thấy mớ xương tàn không có bốc ra mùi hôi tanh nồng nặc như trước nữa, đều cả mừng, xúm ngay lại, hốt hết bộ hài cốt, đã bị biến thành chất bùn sền sệt, đặc quánh vào chiếc tiểu sành, có lót sẵn giấy trâm kim, và vải đỏ trên vẻ chi chít bùa chú bằng chu sa.

    Tiểu hài cốt, sau đấy, được khiêng ngay tới cánh đồng làng Đào Xá vào đầu giờ Thân.

    Lòng huyệt được trải một lá cờ bát quái khá lớn màu đỏ,chia thành nhiều ô ngang dọc, nối tiếp nhau bằng những hình thù kỳ dị, kèm liền bên cạnh những chữ son đỏ chói, viết ngoằn ngoèo, không ra nôm, mà cũng chẳng ra tự, chi chít như đàn kiến lửa, bám quanh chữ "Phúc" ở giữa, rất to, viết theo lối thảo, nét bút tung hoành vừa sắc xảo, vừa sương kính.

    Chiếc tiểu sành đựng tàn cốt được chính tay thầy địa lý đặt ngay ngắn vào giữa lá cờ, theo đúng phương hướng, đã ấn định từ trước rất cẩn thận bằng chiếc la-kinh.

    Xong xuôi đâu đấy rồi, nhà phong thủy mới gọi Đặng Mẫu, bưng chiếc khãm thờ tới bên huyệt, rồi chính tay lão đón lấy hình nhân, mà lão đã thâu nhập được cả ba hồn bảy vía và khai quang điểm nhản trong nữa tháng trời làm lễ nhượng tinh.

    Hình nhân vẫn giữ nguyên vẹn những nét linh động như đêm hôm lão mới thâu được đầy đủ hồn phách người quá vãng.

    Mở nắp tiểu sành ra, thầy địa lý trịnh trọng, hai tay khẻ nâng hình nhân, đặt nằm lên trên mớ tàn cốt, đầu gối về hướng Nam, chân đạp về phương Bắc.

    Một thanh gươm nhỏ không hơn một con dao bổ cau, bằng gổ soan đào, đẽo gọt rất công phu khéo léo được đặt vào tay phải hình nhân, và tay trái là một lá cờ lệnh màu xanh đậm, một mặt viết 2 chữ "phú quý", một mặt viết 2 chữ "hiển vinh" bằng kim nhũ.

    Khắp mình hình nhân phủ kín giấy vàng, giấy bạc và bùa chú, bằng giấy bản, vặn chéo lại với nhau, trên đầu thắt múi, buộc mỗi cái đeo một cái nút chỉ ngũ sắc, cũng kết lại thành bùa.

    Bốn góc tiểu, có đặt bốn ống nứa nhỏ trong để bảy hạt gạo nếp, bảy hạt đậu xanh, bảy đồng tiền điếu, bảy cái kim khâu và bảy đạo bùa đặc biệt vẽ trên vóc vàng.

    Thấy mọi việc cần thiết đã được chuẩn bị chu đáo, đâu vào đấy cả rồi, thầy địa lý mới đặt la-kinh lên trên hình nhân được phủ kín bùa chú với giấy vàng, chạm chú phân kim án hướng lại một lần nữa, xe dịch, xoay sở, những góc nào chưa thiệt ngay ngắn, cân đối, đoạn bảo Trung thắp bảy ngọn nến, cắm chung quanh chiếc tiểu hài cốt dưới đáy huyệt.

    Lòng huyệt rộng như một chiếc giường lớn, nên nhà phong thuỷ vẫn đứng yên bên cạnh tiểu hài cốt, đốt nhang, hướng lên không trung khấn vái.

    Đoạn một tay chống nạnh, một tay cầm bó nhang, nhà phong thủy thư phù lên mớ hài cốt, có hình nhân nằm trên, vừa lâm râm niệm chú.

    Tiếng rì rầm quái gở mỗi lúc một to hơn, thao đà cử động của bàn tay cầm nhang, và nhịp chân bước đều chung quanh chiếc tiểu.

    Bỗng lão ngừng lại, hai mắt mở to trừng trừng như tóe ánh lữa ra bốn phía mặc dầu lúc bình thường, mắt lão không lấy gì làm tinh tường cho lắm, hướng thẳng về phía hình nhân gối đầu vung mạnh cánh tay cầm nhang, đảo lia lịa theo hình bát quái.

    Đồng thời một chân bước lên trước, lão nhận mạnh liên tiếp bảy lần, mỗi lần được điểm theo mấy câu phù chú quái gở và một hơi hú dài nghe ghê rợn như ma quỉ gào thét giữa đêm khuya.

    Đám trai tráng, tuy vẫn đứng trên bờ huyệt, theo dõi hành động của thầy địa lý từ đầu cũng không khỏi giật mình, toàn thân nổi gai ốc, ớn lạnh, bàng hoàng.

    Sau mỗi lần nhận long mạch, ở một góc tiểu hài cốt, nhà phong thủy lại đặt bó nhang xuống, bắt quyết và nếm gạo muối ra chung quanh.

    Trước quang cảnh ma quái, kỳ dị ấy mấy thanh niên họ Đặng Trần, toàn là những lực điền, vừa khỏe mạnh, vừa can đảm cũng cảm thấy sợ hãi, hết lấm lét nhìn thầy địa lý lại trông trộm Trung, bâng khuâng như lạc vào một sào huyệt bí hiểm củ hồ ly tinh vậy!

    Nhằm cuối tiết dông thiên, bầu trời ảm đạm, giăng mắc mây đen dày đặc, chốc chốc một cơn gió lạnh lồng lộng, thổi lên, làm tê buốt thịt da những người đang đứng trên bờ huyệt, trong lúc Trung đứng sau lưng nhà phong thủy ở dưới hố sâu, cảm thấy ấm áp la thường, như ngồi ở giữa một gian nhà kín đáo.

    Trời lúc ấy đã gần tối.

    Tiếng trống thu không từ trong điểm canh ở hai làng Dào Xá, Mai Lĩng đã văng vẵng đưa tói tai mọi người nhờ làn gió đông, giá rét kinh hồn !... Trong cảnh hoàng hôn tẻ lạnh nơi đồng vắng tiếng niệm chú kỳ dị, trầm bỗng của thầy địa lý vẫn liên tiếp nỗi lên, ê-a, đứt nối, có lúc như rền rỉ, du dương, có khi lại chợt cao vút hẵn lên, bất thần hét to một tiếng cực kỳ man dại, rồi lại hú dài, lanh lãnh như tiếng ma quỹ, từ thế giới vô hình vọng tới, làm cho Đặng Mẫu run sợ nép mình sau em họ Trung, tay lẩy bẩy lần tràng hạt, mồm không ngớt niệm phật lầm rầm, thỉnh thoảng lại hướng về phía huyệt vái dài rất thành khẩn.

    Đứng sát bờ huyệt ở phía sau lưng thầy địa lý, Trung ngơ ngác theo dõi cử chỉ lạ lùng, kỳ bí của lão già, nhiều lúc thấy rùng mình, bâng khuâng, sợ hải...

    Bỗng chàng co rút một chân lên, suýt bật ra một tiếng kêu hãi hùng, kinh dị, vì đúng lúc thầy địa lý cắn chót lưỡi, phun máu tươi lên mớ giấy vàng bạc và bùa phép che phủ hình nhân, thì Trung cảm thấy mặt đất dưới chân chàng như rung chuyển nhịp nhàng.

    Mùi trầm hương mỗi lúc một thơm gấp bội.

    Hơi nóng cũng bốc ra nhiều hơn, cuồn cuộn như mây khói, chập chờn bay lượn chung quanh chiếc tiểu hài cốt.

    Đồng thời, ánh sáng mấy cây nến, như bì một sức huyền bí nào đè ép hẵn xuống, đang cháy đều, to ngọn, bỗng lụi đi, nhỏ như những sợi chỉ xanh rờn, nhường chỗ cho một ánh sáng kỳ bí, lộng lẫy, rực rỡ, khác thường.

    Cả lòng huyệt như chan hòa ánh hào quang tuyệt diệu.

    Trước những hiện tượng quái dị ấy, nhà phong thủy thêm phấn khởi, tin tưởng mãnh liệt sự thành công của mình, nên càng cao giọng hộ thần, niệm chú, chân nhận long mạch, tay bắt ấn quyết, chừng một lúc lâu, khi ước lượng đã tới đầu giờ Tuất, thấy bóng đêm mỗi lúc một thêm dày đặc, che kín cả cánh đồng mênh mông bát ngát, lão mới tự tay kéo bốn mép lá cờ bát quái may bằng vải đỏ, trên ve chi chít bùa chú với nhiều hàng chữ son kỳ bí, dùng để trải lót lòng huyệt.

    Kéo đầu bốn phía lá cờ cho thật ngay ngắn đoạn xem xét lại một lần nữa rất cẩn thận, lão mới thận trọng buộc túm bốn đầu vải lại với nhau, làm thành một gói lớn, bọc kín chiếc tiểu hài cốt nằm ở bên trong.

    Đặt la kinh lên trên, lão phân kim ám hướng kỹ lưỡng rồi tung mấy nắm gạo, muối, kim, tiền ra khắp chung quanh mặt đất, xong xuôi đâu đấy, mới hạ lệnh cho các thanh niên trong họ Đặng Trần cùng hợp lực lấp kín huyệt lại,kẽo quá mất giờ đã ấn định.

    Tảng đất cuối cùng vừa được đắp lên ngôi mộ, thì trời chuyển mưa, sấm nổ vang rền, chớp giật chói lòa, khiến cho cả bọn cuống quýt, thu xếp vội vàng xẻng, cuốc, mạnh ai nấy chạy theo những bờ ruộng gập gềnh để về trong làng cho kịp trước khi trời đổ mưa. Nhưng không kịp !

    Trong lúc thầy địa lý còn đang bọc chiếc la kinh bằng vuông vải đỏ, để cất gọn vào trong cái khăn gói nhỏ đeo bên mình cho gọn, thì mưa nhu trút nước xuống, gió giậc liên hồi, làm lão tối tăm mặt mũi không biết đường nào mà đi nữa.

    Sau một phút hoang mang, lão mới định thần, vén gọn quần áo lên, rồi lầm lũi biến mình vào mưa gió.

    *** HẾT ***
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    điểm 10 cho chất lượng, còn nữa không? truyện khác ý.

  7. #7

    Mặc định

    DGNH xin được tiếp tục post tiếp câu truyện "Đôi Lọ Cổ Trong Lòng Huyệt" của huynh Bin571.

    Ngôi mả bắt đầu kết phát

    Sáng hôm sau, vừa trở dậy, thấy trời lạnh ráo, thầy địa lý vội chỉnh tề khăn áo, định ra đồng thăm xem ngôi mả tối hôm qua đắp có được chu đáo không, nhưng Đặng Mẫu đã cầm ấm nước sôi, từ dưới bếp đon đã đi lên vui vẻ nói :

    - Nhà cháu hôm qua mua được gói trà ngon lắm, xin mời cụ hãy nán lại sơi vài chén cho ấm bụng, rồi sẽ đi, kẻo trời vẫn còn giá lạnh lắm !

    Nhà phong thủy gật đầu, quay vào phía giường tre, lấy chiếc khay đựng bộ đồ trà ra lau chùi, vừa đúng lúc Trung từ ngoài sân, đem chiếc ấm gan gà với một bao trà làm bằng thiếc, ngoài còn bọc giấy bóng đỏ, trông rất đẹp mắt.

    Dơ tay đón chiếc ấm và bao trà, thầy địa lý thận trọng bốc lằn giấy bóng bọc ngoài, mở nắp hộp, lật ngữa lên thong thả đổ từng cánh trà xinh xắn vào đáy, rồi mới trút xuống ấm. Đặng Mẫu vừa định rót nước sôi, thì lão đã nhanh nhẹn đón lấy, đoạn bằng một cử chỉ cực kỳ kiểu cách, lão thong thả cầm siêu nước sôi, rót vào ấm, lắng nhẹ hai ba cái rồi mới dùng nước sôi cẩn thận tráng kỹ bốn chiếc chén hạt mít nhỏ xíu và một chen to, mà các tín đồ trà đạo thường gọi " một tống" với "bốn quân" !

    Bộ ấm chen này theo lời thuật lại của thầy địa lý, là của gia bảo dòng họ Võ, không biết có từ bao giờ, mà lão chỉ biết rằng từ khi có trí khôn, thuở còn thò lò mũi xanh, cắp sách đi học ngày ê a mấy chữ "tri, hồ, giả, giã..." lão đã phải luôn luôn đóng vai thổi lửa để thân phụ lão, thuỏ ấy là "Thầy đồ Nghệ" vừa ngồi dạy học, vừa tự tay pha lấy nước, uống từng ngụm nhỏ, khoan khoái còn hơn người nghiện rượu khi nhấp chén !

    Thế rồi, sao dời vật đổi, lúc lớn khôn ra đời, dù nhiều phen phải lận đận, bôn ba qua tỉnh này, tỉnh nọ, mỗi lần có dịp trở về cố lý, lão vẫn thấy thân phụ nâng niu, giữ gỉn bộ đồ trà, đích thân lau chùi lấy, trước khi dùng, cũng như sau khi đã uống xong, cũng không hề trao phó cho một ai làm hộ công việc ấy, kể cả Bà Đồ, hay người Trưởng tràng từng nổi tiếng là thận trong, chu đáo nhất trong đám môn sinh.

    Lão được thừa hưởng bộ đồ trà này, ngay sau khi thân phụ lão tạ thế, nên cũng bắt chước người cha đánh kính thuở sinh thời, chăm chú giữ gìn, khi còn ở quê nhà, mỗi ngày 3 bữa : sớm, trưa và chiề tối, đem ra sử dụng đoạn lau chùi rất kỷ lưỡng, coi như bảo vật gia truyền, mặc dầu cề giá trị thực sự, lão cũng không biết xuất xứ của bộ đồ trà ấy, ra đời tụ bao giờ, mà chỉ biết nó là sản phẩm từ bên tàu đưa qua đây.

    Lão chưa hề chịu rời xa bộ đồ trà này lâu tới một vài tháng, kể cả những khi ngược xuôi bôn tẩu.

    Ngay lúc đội lốt hành khất đến làng Đào Xá, để thử thách lòng trung hậu của me con Trung, lão cũng chỉ tạm dấu bộ đồ trà ấy một nơi, vì sợ đem theo sẽ bị lộ hình tích, hay gieo mối nghi ngờ cho mọi người, vì không cần biết nó có từ đời vua nào bên Trung quốc, hoặc về đời Tống, đời Đường hay nhà Minh, nhà Thanh nhưng cứ trông sơ qua cái màu gan gà, nước men bề ngoài, với cái kiểu xinh xắn của chiếc ấm và mấy chiếc chén, người ta cũng biết ngay nó không phải là loại tầm thường, dễ kiếm như đa số những bộ đồ trà khác trên đất nước này !

  8. #8

    Mặc định

    Vì vậy, chỉ phải bắt buộc tạm xa rời nó có mấy bữa, khi thấy mẹ con Đặng Mẫu thành thực kính mến lắm, coi lão như một bậc trưởng thượng, trong gia đình, là lập tức, lão đem ngay bộ ấm chén ấy đến nói dối là, mượn được của 1 người quen biết ở vùng Vĩnh Phúc Yên .

    Mẹ con Đặng Mẫu tuy không mấy khi lưu ý đến giá trị hiếm có bộ đồ trà, nhưng mỗi khi có dịp pha nước, cũng không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vì nước từ trong chiếc ấm gan gà rót qua cái chén hạt mít cũng cùng một màu men, lại thơm ngon lạ lùng, hương vị khác hẳn thứ nuớc pha bằng ấm to, hay rót qua những chiếc chén khác, dù người pha nước vẫn dùng có một thứ trà với một thứ nước y hệt nhau !

    Đã mấy lần, không thế nào nhịn nổi nữa, Trung có hỏi lão về tính chất khác biệt giữa hương vị của cùng một thứ trà, nước được pha qua hai thứ ấm khác nhau, nhưng nhà phong thủy chỉ cười, nói lảng ngay sang truyện khác.

    Uống tàn ấm nước, thì đã bắt đầu giờ Mão, thầy địa lý vội chỉnh tề lại khăn áo để đi ra đồng xem, ngôi mộ hôm trước có lở sụt chỗ nào không, vì lão sợ khi thấy cơn mưa, bọn thanh niên họ Đặng vội vàng quá, không chịu nện đất cho thật mịn, để lở sụt, hay chỗ cao chỗ thấp, không đều, có thể làm tổ cho rắn, chuột sau này thì nguy hiểm lắm !

    Trung năn nỉ xin đi theo, vì chàng cũng cảm thấy nóng ruột, muốn biết ngôi mả đã có gì khác lạ, sau một buổi lễ, mà theo sự nhận xét của chàng, thật là vô cùng kỳ dị, không hề thấy tận mắt hay được nghe ai nói tới bao giờ cả !

    Lạ lùng hơn nữa, chung quanh ngôi mả, lại còn phủ kín cả cỏ non, đượm hơi sương buổi ban mai, trông lóng lánh như những hạt kim cương bám đầy mớ cỏ xanh rờn, không lưu lại một chút gì của một ngôi mả mới, vừa được an táng chưa tới một ngày, một đêm. !
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  9. #9

    Mặc định

    Nhìn những đám cỏ vừa rậm vừa cao, Trung ngơ ngác, ngước trông thầy địa lý, chưa kịp nói rõ ý mình, thì nhà phong thủy, hình như đã hiểu được thắc mắc của chàng thanh niên ngư phủ, vội nói trước :

    - Chú em chắc hẳn ngạc nhiên, muốn hỏi vì sao mà ngôi mộ lại vừa to, vừa cao, có cả cỏ mọc phủ kín chung quanh chứ gi ?

    Đoạn, thân mật vổ vai chàng trai họ Đặng, lão vui vẻ nói tiếp :

    Kể ra cũng không có gì là lạ, nếu chú em chịu khó nhớ lại lời lão đã từng nói với bà cụ cùng chú em, từ khi lão mới có ý định : tìm giúp cho họ Đặng Trần một ngôi đất quý ! Mà đã gọi là đất quý, có thể kết phát được, thi những hiện tượng kỳ dị xãy ra là thường, không có chi đặc biệt hết !

    Mả vừa cải táng hôm qua, mà sáng nay lại vụt to cao hẳn lên, rồi lại có cỏ mọc kín cả chung quanh, đó là nhờ được linh khí âm dương, nhờ có long mạch trợ lực, nên mới sui khiến cho ngôi mả cao to khác thường ...

    Cứ nhìn cỏ mọc xanh rờn như thế, đố ai dám bảo đây là mả mới vừa táng chưa được một ngày đấy ?

    Còn tiếp...
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  10. #10

    Mặc định

    Trong thời gian rảnh rỗi, DGNH xin post tiếp câu truyện này để các member giải trí.

    ...Thầy địa lý nói tiếp :

    - Chú em không đi đâu xa không biết : có nhiều người, hoặc lúc chết gặp được giờ linh, hoặc tổ tiên tu nhân tích đức, dày âm công làm được nhiều điều từ thiện, cứu thế độ nhân, xả thân giúp đở thiên hạ, khi chết vì tai nạn như bị hổ vồ chết, tha xác vào rừng thẳm, núi cao, ăn hết thịt, còn xương liệng bỏ một nơi, không ngờ lại gặp đất quý, mối đùn lên thành gò đống trong khoảnh khắc, con cháu sẽ làm ăn linh lợi, bán đắt buôn may, học hành tấn tới, phúc chí tâm linh, thi đâu đậu đấy. Có người cùng khốn, khổ sở quá, phải tha phương cầu thực, lê tấm thân túng quẩn đi nhờ bà con, cô bác bố thí cho đồng tiền bát gạo, để sống cho trọn tháng qua ngày, nhưng gặp một ngày nào đấy, bị ốm đau, tật bệnh, cảm mạo gió sương, không có cơm thuốc đầy đủ, thở hơi cuối cùng ở xó chợ, đầu đường, khiến làng xóm phải chôn cất, dùi dập, hoặc bằng chiếc quan tài gỗ xấu, hay bằng manh chiếu rách, hay chiếc vạt giường để gọi là bọc gói thân cho khỏi bọc lộ thi thể.

    Ấy thế mà kẻ xấu số lại được chôn vùi vào huyệt qúy, tạo sự kết phát hiển hách cho dòng họ, mặc dầu khi chôn cất, không có thầy địa lý, án hướng phân kim, không có bùa chú, vàng mả chi hết !

    Gặp những trường hợp như thế, mộ phần, trong đầu hôm, sớm mai, sẽ được mối đùn lên cao ngất, cơ hồ như không có sức người nào làm được, vì ngoài bề ngoài cao ráo, ngôi mả thiên táng, dù mới chôn cất cũng có cỏ mọc xanh um, đất mịn nhẵn lỳ, như có sẵn đã từ bao nhiêu năm tháng. Người tinh tế đến đâu, cũng không sao nhận định được, đó chỉ là một ngôi mả mới !
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  11. #11

    Mặc định

    ....Thày địa lý kể tiếp:
    - Theo lời đồn đãi của thiên hạ quanh vùng này, thì trước kia ở bên Mai Lĩnh, cũng có một người nghèo khổ quá sức đến nỗi quanh năm cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

    Vì vậy lúc nào anh ta cũng ốm yếu vàng vọt xanh xao.

    Một ngày kia, gặp lúc mưa to, gió lớn, trời đất rét cắt thịt, sẽ da, anh ta co ro vào nằm trong xó quán chợ, ở tổng dưới, không ngờ đến nửa đêm, lại có một thiếu phụ, cũng khổ sở, túng thiếu như anh ta, run rẩy vào nằm bên cạnh anh ta ở trong quán chợ.

    Việc phải đến đã xảy đến cho đôi bên, vì tuy ở trong cảnh ngộ bi đát lạ lùng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, hai tâm hồn đau khổ ấy, một khi có dịp được sống gần nhau, cũng không sao giữ cho con tim khỏi rung động, rạo rực ...

    Họ vì thế, đã yêu nhau với tất cả niềm rung cảm của những cặp gái trai trong thiên hạ.

    Nhưng đến gà gáy, thiếu phụ chợt tỉnh giấc thì thấy người bạn gối chăn- dù thật sự họ chỉ nằm trên nền đất--đã tắt thở tự bao giờ.

    Chị này hoảng hốt, bỏ trốn ra nàm ngoài hiên đình nghe ngóng
    Còn tiếp...

  12. #12

    Mặc định

    Bước thêm một bước, lấy chân gạt gạt chút bùn ruộng bám dưới đế dày, thày địa lý tiếp tục dẫn chứng, thằng Trung vẫn bám sát theo sau nghe không bỏ sót một chữ nào:

    " Trời sáng rõ. dân làng thấy có người đàn ông nằm chết co quắp trong quán chợ, vội tri hô lên, đi báo hương chức đến làm biên bản trình quan rồi mai táng.

    Không có áo quan mà cũng chẳng có vải lụa gì khâm liệm, viên lý trưởng trong làng ra lệnh cho hai chú tuần phiên đi lấy một manh chiếu rách, gói ghém qua loa thi hài kẻ xấu số, rồi dùng chiếc giát giường bằng tre bọc ngoài, lồng giây thừng vào khiêng ra đồng mai táng.

    Bọn tuần phiên, anh này nhường cho anh khác, không ai chịu nhận lãnh công việc nặng nề ấy. Sau viên lý trưởng phải hứa cho ai đi chôn xác chết sẽ được thưởng một chai rượu với một quan tiền.

    Hai anh Mùi và Giáp vốn là hai tên sau rượu, nên hăng hái nhận lời.

    Họ đem tiền đi mua đồ nhắm về uống rượu, định nhờ hơi men, để lấy thêm can đảm lo việc mai táng người chết.

    Họ uống mãi, uống ly bì mãi suốt từ đầu giờ Tỵ cho đến khi mặt trời xế bóng, họ vẫn cứ khề khà, chén chú, chén anh, mặc dầu lưỡi anh nào cũng ríu lại, nói chẵng nên lời !

    Viên phó lý ra điếm điểm danh tuần trăng, thấy thế, quát mắng om xòm, họ mới cuống quít, vươn vai đứng dậy, loạn choạng ghé vai vào chiếc đòn ống, nâng bỗng xác chết, gói sơ sài trong mảnh giát giường.

    Lúc đầu, họ tuy say rượu, cũng vẫn cố gượng, nhưng sau mỗi lúc, hơi men một thấm dần vào tạng phủ, lại thêm những luồng gió lồng lộng từ bốn phía đồng trống thổi tới, khiến cả hai anh đều thấy choáng váng mặt máy, chân đang bước bỗng như có ai níu kéo lại.
    Họ hè nhau, mím môi nghiến răng, cùng cố gắng vừa khiêng vừa chạy nhanh ra ngoài đồng

    Còn tiếp...

  13. #13

    Mặc định

    Trời chợt đổ mưa tầm tã, sấm sét nổ vang, chớp giật xanh lè, ngoằn ngoèo như những con mãng xà nhắm thẳng hai người xẹt tới.

    Hai chú tuần hoảng sợ, cuống cuồng, vội vứt phịch bó giát giường xuống vệ ruộng, ôm đầu loạng choạng chạy lộn trở về đường cũ, vào ẩn dưới mái đình, định khi tạnh mưa, sẽ ra đào đất chôn vùi cho người bạc số..

    Trời vẫn mưa như trút nước..

    Gió vi vu lạnh rét kinh hồn. Hơi men trong tạng phủ hai chú tuần phiên càng lúc càng bốc lên đầu, lên mắt, bất giác cả hai cùng ngũ thiếp đi từ lúc nào không biết..

    Khi họ chòang tỉnh giấc, thấy mưa đã tạnh từ bao giờ, vầng đông đang bắt đầu le lói ở chân trời..

    Trong xóm tiếng gà eo óc gáy ran, mấy bác nông dân đang thong thả, dắt trâu ra đồng, họ mới giật mình nhớ tới bổn phận và xác chết liệng ở ven bờ ruộng..

    Họ hớt hải chạy vội ra ngoài cánh đồng thì lạ thay, nơi họ mới đặt thi hài kẻ xấu số đêm qua, lúc ấy đã biến đâu mất. Đồng thời, chỗ bờ ruộng trũng, mấp mô toàn gốc rạ, cũng nhường chỗ cho một gò đất lớn, rộng vừa bằng một chiêc chiếu cao, chừng hơn đầu người, chung quanh, cỏ mọc xanh um, trên gò, dây leo chằng chịt bám chặt vào một bụi khúc tần, tươi tốt..

    Hai anh tuần ngơ ngác tìm kiếm mãi mảnh giát giường..
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  14. #14

    Mặc định

    ....
    Họ hỏi nhau, và nhất định tin rằng chính đấy là nơi họ đặt xác chết, không thể nào sai lầm được..

    Dù cho đêm tối, gió mưa giăng mắc ngập trời, và hơi men ngấm sâu vào gan phổi, họ cũng vẫn nhớ man máng rằng, nơi họ tạm quàn thi hài ở bên một bụi khúc tần, cách một cây gạo lớn mọc chơ vơ ở giữa cánh đồng không xa, mà về mùa hạ, nắng rực, những nông dân thường kéo nhau đến ngồi dưới gốc cây nghỉ mát, để ăn cơm trưa hay uống nước và hút thuốc lào mỗi khi mỏi mệt..

    Vậy mà nhìn kỹ khắp nơi, cây gạo vẫn còn kia mà bó giát giường lại biến đâu mất !.

    Đồng thời bụi khúc tần cũng thay đổi vị trí đang từ dưới ruộng bỗng lại mọc trên gò cao. !.

    Mà cái gò mối lại càng lạ hơn nữa !.

    Từ thượng cổ đến giờ, dân cư ở chung quanh đây, có ai nghe nói ngoài cánh đồng có gò đống gì đâu, vậy mà chỉ có một đêm mưa gió, chiếc gò, mô đất cao ấy không hiểu do mãnh lực huyền bí gì, lại tự nhiên mọc ra, đem theo cả bụi khúc tần với mớ dây leo chằng chịt ?.

    Thật là quái dị ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người

    Còn tiếp...
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  15. #15

    Mặc định

    Thiên hạ đồn vang, hết thảy đều tin chắc rằng, người xấu số chết gặp giờ linh, đã được hai chú tuần đinh, đặt thi hài vào đúng huyệt qúy, nên mối đùn thành gò đống trong có một đêm mưa gió..

    Trong lúc ấy, người thếu phụ trốn tránh dưới mái đình, nghe biết chuyên ấy, tuy hồi hợp, nửa mừng, nửa sợ, nhưng không dám nói ra cho ai biết mối tình ngắn ngủi, đau thương của mình..

    Rồi chị ta thấy thân thể chuyển động, bụng mỗi ngày một lớn dần, trước còn tưởng là bệnh báng chướng, bệnh phù, sau thấy ì ạch,, thèm của chua, chị ta mới biết mình đã thụ thai sau một đêm ân ái với kẻ qua đường bạc phước !

    Sau chín tháng muời ngày, thiếu phụ nở nhụy, khai hoa, cho ra đời được một đứa con trai rất kháu khỉnh, khôi ngô .

    Tuy không biết đích xác họ tên người bạn đường, chỉ có một đêm ân ái ngắn ngũi, thiếu phụ cũng vẫn nhớ mang máng rằng trong những câu chuyện hàn huyên gợi tình trước khi đắm mình vào mộng yêu đương, khách qua đường có nói sơ qua là họ Nguyễn, nguyên quán làng Mai Lĩnh, gia đình hiện thời sa sút, dù khốn quẩn, song ông cha mấy đời trước, cũng đã từng giàu có, phong lưu, giữ những vai trò then chốt trong thôn xóm.


    Một ngày là nghĩa, huống chi cuộc ái ân thầm vụng, còn đem lại một kết quả rõ rệt bằng xương, bằng thịt, nên thiếu phụ căn cứ theo lời tiết lộ của người quá vãng, cũng cho con trai mang họ Nguyễn, gọi la giữ chút kỷ niệm mối tình duyên bẽ bàng, ngắn ngũi, và nhất là để an ủi vong hồn kẻ xấu số..


    Muốn ghi nhớ mãi mãi, sự kỳ ngộ của đôi bạn lòng trong một đêm mưa gió bảo bùng, thiếu phụ còn đặt tên con là Phong Vân !
    Còn tiếp...
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  16. #16

    Mặc định

    ....
    Chú bé Nguyễn Phong Vân hay ăn, chóng lớn lạ lùng..

    Thiếu phụ cũng lần hồi soay sở được chút vốn liếng nhỏ mọn, dựng một quán nước ở bên đường để làm kế mưu sinh nuôi nấng đứa con côi thơ dại.

    Năm Nguyễn Phong Vân lên 5 tuổi, đi theo trẻ con trong xóm đến chơi bời, đùa nghịch ở trước trường ông kép Ban, một vị danh sĩ thuở bây giờ, nhưng vì vô duyên với đèn sách, năm, bảy lần đi thi, đều chỉ đậu tú tài, hết tú tài đơn lại đến tú tài kép, nên buồn tức không thèm mang lều đi tranh tài với sĩ tử bốn phương nữa, nhất định về ở lỳ quê nhà, việc chi tiêu lớn nhỏ đều trông cậy cả vào tài tháo vát của bà Tú !.

    Muốn cho gia đình đỡ hiu quạnh, ông Tú liền nảy ra ý định thiết trường tại gia, thu nạp một số môn sinh để hàng ngày "Tiếng tri đồ dả giã" của những trẻ em đến thụ huấn, làm cho mái nhà tranh của ông Tú thêm rộn ràng, ấm cúng !

    Chú bé Nguyễn Phong Vân đến chơi đùa ở trước căn nhà của ông kép Ban với đám bạn bè đồng trang lứa, nhưng khác hẳn với bọn trẻ đang tuổi ham mê, nghich ngợm, chú bé Vân, mỗi khi thấy ông Kép Ban, cất tiếng sang sảng giảng dạy kinh sách, hay các học trò trong trường ê a đọc bài, bình phú, bình văn, là chú bé vội vàng bỏ dở hết mọi trò đùa giởn, để cố nghiêng tai, nghển cổ lắng nghe, chăm chú theo dõi từng câu, từng chữ của Thầy đồ giảng dạy cũng như của đám đệ tử ở phía trong đồng thanh lập lại
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  17. #17

    Mặc định

    ....

    Tuy không am hiểu nghĩa lý chi hết, nhưng do một sự huyền bí kỳ dị lạ lùng xui khiến chú bé Vân thuộc lòng được tất cả những kinh sách,thi, phú của thầy trò ông Kép Ban, đã đọc ở trong lớp, kể cả những bài khó khăn nhất.

    Mỗi khi về đến nhà, chú bé Vân lại đọc làu làu những bài văn đã học được cho mẹ nghe, làm mọi người trong làng rất đỗi ngạc nhiên, một đồn mười, mười đồn trăm, khắp cả vùng Đào Xá, Mai Lĩnh đều cho Vân là thần đồng xuất thế.

    Ông Kép Ban nghe biết truyện, kinh ngạc vô cùng, từ đấy đặc biệt lưu ý, quan sát tỉ mỷ hành vi, cử chỉ của chú bé, và rất hài lòng khi thấy bé Vân đĩnh ngộ, thông minh tuyệt trần, hai mắt sáng ngời, nét mặt biểu lộ sự trung hậu, mẫn tiệp, hơn hẳn đám trẻ con trong làng một trời một vực..

    Một ngày kia, Ông Kép gọi bé Vân vào lớp học, hỏi thăm về gia cảnh và tên tuổi.

    Bé Vân đối đáp rất trôi chảy, lễ phép, khiến cho ông Kép Ban càng quý mến, muốn tìm cách giúp đỡ cho bé Vân sớm thành tài.

    Hôm sau, Ông Kép đi tìm đến tận quán nước, nói với thân mẫu Vân cho chú bé đi học.
    còn tiếp...
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  18. #18

    Mặc định

    ...
    Ông Kép tha thiết đề nghị với thiếu phụ: xin cho chú bé Vân theo hẳn mình, ăn ở luôn tại trường, cho tiện sự học hành, giảng dạy..

    Thấy thiếu phụ còn ngần ngại, chưa quyết định có nên nghe theo hay không, ông Tú giải thích rõ ràng thêm :

    - Cứ như sự nhận xét của lão, cháu Vân quả thực là đứa trẻ thông minh, đĩnh ngộ, phi thường. Với tài năng thiên phú ấy, mà có được thêm một sự học hỏi chu đáo nữa, thì sự thành đạt sau này ; có thể được coi là chắc chắn và rực rỡ vô bờ bến !

    - Nhưng trái lại, nếu không gặp được thầy hay, bạn tốt, thì với tài năng thiên phú ấy, bé Vân sẽ dùng sự thông minh, quyền biến của mình để làm những điều xằng bậy, bạo thiên nghịch địa, táng tận, vô luờng, thì sự nguy hại, không còn biết thế nào mà ước lượng được nữa ?

    Nhạc Phi về đời nhà Tống, khi ra đời, nổi danh tài, trí, trung, dũng, tín, nghĩa, khoan, hòa, cũng là nhờ lúc nhỏ dại, gặp được thầy hay, bạn tốt..

    Còn Tần Cối, cũng về đời nhà Tống, tuy thông minh xuất chúng, nhưng lại đem dùng tài trí hơn người ấy để dối vua, hại nước, giết hại danh thần, lương tướng, mưu cầu phú quý trên xương máu đồng loại, lưu tiếng xấu đến muôn đời sau..

    Còn tiếp...
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  19. #19

    Mặc định

    ....

    Thiếu phụ nghe Ông Kép Ban nói mãi cũng chuyển lòng, không còn nghi ngại, e dè chi nữa, nhận ngay lời cho bé Vân nhập môn tại trường ông Kép.

    Ông Kép đối đãi với bé Vân thân mến như đối đãi với con cháu trong nhà, chẳng những hết dạ trông nom, dạy dỗ, mà còn săn sóc chu đáo cho Vân cả từ bữa ăn, giấc ngủ đến sách vở, áo quần. Con trai ông Kép được nuôi dạy, sắm sửa thế nào, thì bé Vân cũng được nuôi dạy, sắm sửa như vậy.

    Nhờ thế, bé Vân học hành tấn tới vô cùng..

    Một mãnh lực kỳ bí nào đó đã giúp Vân học một biết mười, chỉ mới chính thức nhập môn chưa đến một năm trời, mà chú bé trên đầu môn để trái đào, đã áp đảo được cả những bạn đồng môn vừ học lâu, vừa nhiều tuổi hơn Vân khá nhiều !

    Cả trường, và luôn cả sĩ tử trong vùng, đều kính phục Vân, coi Vân như một nhân tài xuất chúng.

    Năm 17 tuổi Vân đậu Tú tài, rồi mấy năm sau lại đậu Tiến sĩ, được bổ vào Hàn Lâm. Mẹ Vân cũng được triều đình ân thưởng " Tiết Hạnh Khả Phong".

    Con cháu về sau đều hiển đạt liên tiếp tới 5 đời liền, mới bị suy sụp. Đó là trường hợp mả thiên táng.
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  20. #20

    Mặc định

    ...
    Thi hài kẻ xấu số dù được chôn cất trong lúc rất tình cờ, hay dù bị chết đường, chết chợ, cũng vẫn gặp được cái huyệt, tạo nên sự kết phát lạ lùng, không khác gì những ngôi mả có thầy địa lý chính tông phân kim, án hướng cẩn thận khi cải táng.

    Thầy địa lý, đứng ở phía đầu ngôi mộ, vừa chăm chú quan sát những gò đống, chạy dài đằng trước mặt, vừa say sưa kể cho Trung nghe những giai thoại về môn phong thủy huyền bí, chợt lão bước vội về phía Đông Nam, mặt đang hồng hào bỗng tái mét, hai mắt láo liêng biểu lộ sự kinh hoàng đến tột độ, chân run lập cập, miệng lắp bắp không biết phát ra thứ âm thanh gì nửa như kinh hoàng, nửa như ăn năn sám hối như người đắc tội với đáng bề trên.

    Còn tiếp...
    HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP LỢI LẠC QUẦN SINH
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •