ĐÔI LỌ CỔ TRONG LÒNG HUYỆT
Anne Nguyễn có sưu tập được tài liệu trong báo cũ về môn Khoa học huyền bí số báo 527 ngày 10.9.1962 là tập tài liệu về Phong thủy, sưu tầm của Châu Lang,

Theo phước ấm tổ tiên họ Đặng Trần độ trì, lão đã thành công trong bước đầu, và như vậy có thể tin chắc là bởi sự kết phát hài cốt, cũng sẽ gặp được may mắn. Thầy Địa lý chừng như sợ mẹ con Đặng Mẫu không hiểu rõ lẽ huyền bí của sự kết phát, nên lại vui vẽ giải thích thêm:

- Sở dĩ lão phải chịu tốn công chiêu hồn thâu phách ông tổ thất đại giòng Đặng Trần vào hình nhân để chôn theo cùng với hài cốt khi cải táng, chỉ là vì lão nghĩ rằng: theo thừơng tình thiên hạ, mỗi khi những thiếu nhi bi yểu tử, các bậc làm Cha Mẹ, hoặc thân nhân không mấy khi khâm liệm cẩn thận, chọn lựa quan tài đóng bằng gỗ tốt như người lớn bị mệnh chung, mà trái lại chỉ gói ghém qua loa, rồi dùng cây xấu đóng hòm, hoặc lấy chiếu hay vát giừong bó lại, đoạn đem chôn cất cho sớm xong xuôi viện cớ : đó là nghịch cảnh, con cái chết trước Cha Mẹ! Với sự an táng cẩu thả ấy trải qua hàng trăm năm, lẽ tất nhiên hài cốt phải bị tiêu hao, có khi tan biến mất hết, chỉ còn trơ lại trong áo quan, một mớ xương tàn vụn vặt, trông không khác gì một thứ đất bị nghiền nhỏ vậy !

Sự liên hệ huyền bí, giữa người qúa vãng với bộ hài cốt nằm dưới huyệt sâu, chẳng cần nói ai cũng biết là vô cùng quan hệ !

Nó còn ảnh hưởng cả tới những thân nhân còn sống ở dương thế, nên mỗi khi hài cốt bị xâm phạm, tức khắc con cháu phải gánh chịu những sự ốm đau, tật bệnh hay làm ăn lủng củng, thua thiệt đủ đường.

Trong trường hợp hài cốt tan biến thành đất vụn , linh hồn người đã khuất hẳn cũng giảm bớt một phần nào sự linh ứng, chứ không còn có thể hiển hiện, biến hóa dễ dàng đuợc như khi hài cốt còn nguyên vẹn.

Do đó muốn cho ngôi mả sớm quán khí, để có thể kết phát trước thời gian của Ngọc Hòang ấn định, lão mới phải tốn công chiêu hòn, thâu phách ông tổ bảy đời trong giòng họ Đặng Trần, lấy hình nhân có hồn phách quy tụ đầy đủ thay thế cho người qúa vảng, để hài cốt có sinh khí tiếp nhận tinh hoa của long mạch, hầu hết chóng đem đến cho con cháu trong họ sự kết phát, như phần số thiên đình đã ấn định, mà lão từng rõ được trong cuốn sổ luân hồi chuyển kiếp khi nằm chiêm bao, tiếp xúc với Thổ Thần.

Đôi lọ cổ trong lòng huyêt.

Với sự thâu hồi hồn phách giờ đây và nạn yểu tữ của người có hài cốt nằm sâu dưới huyệt, lão tin chắc thế nào cũng đạt được kết quả mong muốn, vì theo sự hiểu biết của lão, những người chết non bao giờ cũng khôn ngoan, linh thiên hơn người thường, nên một khi được ám trợ thêm bằng bùa chú, phù phép, chắc sao cũng phải giúp đở đắc lực cho ngôi mả mau quán khí, để linh hồn được sớm phiêu diêu nơi non Bồng nước Nhược, hay chốn cực lạc tây phương.

Đó là sợi dây liên hệ giữa hai thế giới âm dương : người có hài cốt an táng đúng chỗ qúy địa. có long mạch dồn tới sẽ được mát mẻ vong linh, cũng như con cháu trên trần gian được huởng vinh hoa phú qúy !

ĐÔI LỌ CỔ TRONG LÒNG HUYỆT

Đúng ngày 16 tháng chạp năm ấy, lễ cải táng sẽ được cử hành vào giờ Mùi, do sự lựa chọn ngày giờ rất cẩn thận của thầy địa lý.

Ngay tại chánh huyệt, nhà phong thủy đã bắt đầu dựng tạm một căn lều chung quanh che vải đỏ bịt bùng, mà theo lời thầy địa lý, mục đích để tráng sự xung sát giữa linh khí của hài cốt với ánh thái dương, rất có thể xãy ra khi cần phải mở tiểu sành để, để xếp lại xương cốt, với các thứ bùa chú và đồ trấn yểm trước khi hạ huyệt. Chẳng những cần phải giử gìn cho mớ hài cốt mà lu6n cả đến huyệt đào, thầy địa lý cũng không muốn cho huyệt bị để lộ thiên một giờ khắc nào vì làm như thế, khí thiêng liêng của long mạch ít nhiều cũng sẽ bị thương tổn, gây ảnh hưởng không hay cho sự quán khí của mộ phần.

Với tất cả sự thận trọng chu đáo ấy, từ mờ sáng hôm 16. Thầy địa lý đã gọi Trung trở giậy, thúc giục chàng phải đi gọi mấy người anh em trong họ cường tráng, khoẻ mạnh để nhờ họ đi cất lều ở tại chánh huyệt, rồi sau đấy mới đào huyệt theo đúng kích thước và sự chỉ dẩn vô cùng cặn kẻ của nhà phong thuỷ.

Cứ mỗi lần đào sâu chừng một thép mai, thầy địa lý lại bảo mọi người tạm nghỉ tay, để lão đích thân đem la kinh đến đặt thử trên mặt đất, đo lường lại cẩn thận từng phân tấc tính toán rất kỹ lưỡng, rồi mới yên tâm ra lệnh cho đám trai tráng đào tiếp .

Mới bắt đầu đào, lớp đất bên trên không có chi lạ hết.

Nó giống in như những khu ruộng khác, đất đào lên chỉ là một thứ đất thịt, xẻo quánh, nên những chàng thanh niện lực lưỡng phải khó nhọc lắm mới đào được sâu tới 2 gang tay.

Đến đây, màu đất bổng đổi khác, đang từ đen sẩm, đổi thành sắc đỏ chói, tươi như có pha trộn với chất son tàu. Một chàng trai, em họ Trung, tinh nghịch, lượm một cục lên xem, đoạn, vạch thẳng một nét dài trên trên chiếc áo bông của người đứng bên cạnh dệt bằng thứ vải hồng dày nhuôm võ già, thì lạ lùng thay, nét vạch dài bằng thứ đất lấy trong huyệt, trông đỏ chót, tươi thắm lóng lánh như có lẫn cả chất kim loại nhỏ, không làm sao mà giặt giũ cho sạch được nữa!

Đồng thời một luồng ôn khí, thoang thoảng có hương vị như chất trầm hương đốt cháy, bốc ra, làm cho mát dịu cả khu chánh huyệt, khiến cho mấy chàng thanh niên cường tráng, đang suýt soa trước những trận gió cuối đông tê buốt thịt da chợt cảm thấy nóng bừng cả thân thể, ngứa ngáy cả tay chân, đến nỗi phải cởi bỏ bớt những chiếc áo bông giày cộm ra dắt tạm trên cột lều.

Mặt người nào cũng đỏ ửng như lúc quá chén say sưa, mặc dầu thực sự, họ thấy khỏe mạnh, vui vẻ hơn bao giờ hết, hăng say làm việc một cách vô cùng thích thú, như có một mảnh lực huyền bí, thiêng liêng nào ám trợ vậy!

Trước những hiện tượng kỳ dị ấy, thầy địa lý đắc chí, nở một nụ cười khoái trá, vuốt râu sung sướng, mừng thầm cho sự thành công của lão: đã tìm được đúng chánh huyệt !

Đám thanh niên lực điền vẫn hì hục, gắng sức làm việc luôn tay, và chỉ chịu tạm nghỉ mỗi khi có lệnh của thầy địa lý, để lão dùng la kinh đo lường, khảo nghiệm lại phương hướng .

Đào sâu độ chừng thêm ba thép mai nữa thì sắc đất lại càng đỏ tươi, ẩm ướt hơn nhiều, đồng thời mùi trầm cũng tăng gia hương vị ngạt ngào gấp bội, như đâu đây đang có đặt sãn một chiếc lư hương khổng lồ bí mật nào vậy !

Chợt em họ Trung reo lên :

- Ồ lạ chưa ! Có cái chai, cái bát gì đây này, anh em ơi ! Hãy ngừng tay lại đã nào ...

Cả bọn lập tức nghỉ việc, đứng ngơ ngác nhìn quanh.

Nhà phong thủy cũng kinh nghi không kém vội vén áo nhảy luôn xuống đáy huyệt, vừa đúng lúc em họ Trung đang cúi rạp người sát mặt đất dùng những ngón tay nhẹ nhàng, thận trọng bới nhanh từng hòn đất một, ở góc huyệt về phía Đông Nam.

Cả bao nhieu cặp mắt cùng đổ dồn theo một chiều hướng cả về phía chàng thanh niên đang bới đất, chăm chú theo dõi sự chuyển động của mấy ngón tay đen sạm của người em họ Trung, hồi hộp đợi chờ ...

Tiếng chàng trai này bỗng vang lên, mừng rỡ

- A ! Đây rồi ! Một cái lọ.. à mà hai cái lọ sành anh em ạ!



Đám thanh niên đổ xô cả lại, bao quanh người em họ Trung, nhưng họ chưa kịp trông thấy gì, thì nhà Phong thủy đã tiến vội đến, nói mau:

- Đâu, lọ đâu ? Lấy lên đưa cho lão coi nào.

Em họ Trung lần lượt bới đất, lấy ra được 2 chiếc lọ, chiều cao được chừng hơn một gang tay, như kiểu chiếc nậm đụng rượu ở các đình miếu ngày xưa.

Cầm cả 2 chiếc lọ dơ cao trước mặt cho mọi người cùng coi, thày địa lý với cặp mắt lão luyện của một khách giang hồ giày rạn phong sương, đã nhận thấy ngay được tính cách của đôi lọ cổ, qua lớp men da rạn và một hàng chữ triện khắc chìm sâu vào lớp sứ, nổi hằn những đường vân chằng chịt vô cùng tinh xảo .

Bề ngoài không có gì đáng gọi là qúy báu hết ! Mới trông qua ai cũng tưởng nó giống in như những chiếc nậm đựng rượu, mà có khi giá trị còn kém hẵn những chiếc nậm tầm thường ấy nữa la khác, vì chất da rạn, màu nâu nhạt, bị đất bùn bám khắp chung quanh, trông nham nhở, bẩn thỉu vô cùng.

Như trên đã nói, thầy địa lý không nhìn cổ vật bằng cặp mắt nông nổi, mà trái lại, còn thận trọng xem xét kỷ lưỡng, từng ly từng tý, có lúc giốc ngược hẵn lên, để đọc những chữ triện dưới đít lọ, có lúc dơ ngang tầm mắt, để soi men lọ qua ánh mặt trời, hy vọng khám phá được cái gì mới lạ.