Võ sinh Thiếu Lâm khổ luyện
(Cái này không phải là của em mà là từ nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-thao/anh...lam-kho-luyen/)

Để nắm vững triết lý, các đòn chiêu của võ Thiếu Lâm, các võ sinh phải trải qua quá trình khổ luyện, bất kể điều kiện thời gian, thời tiết trong cả bốn mùa.
Với hàng nghìn năm lịch sử, môn phái Thiếu Lâm được xem như một tinh hoa của nền võ học Trung Quốc.

Danh tiếng của Thiếu Lâm vang xa và kéo theo rất nhiều người theo học, bất chấp phải khổ luyện dưới mọi hình thức như mình trần đi xuống bằng tay không trên những bậc tam cấp dài của Thiếu Lâm Tự ...

... hoặc luyện võ ngoài trời giữa mùa đông có băng tuyết.

... dùng chân treo người trên những thanh xà.

Lúc bắt đầu bài học trồng cây chuối bằng đầu, các võ sĩ được phép dựa vào tường...

.. khi đã quen với cảm giác lộn ngược, họ bắt đầu rời các bức tường và dùng hai tay để hỗ trợ.

Một võ sinh chỉ được coi là hoàn thành nội dung này khi chỉ dùng đầu trồng cây chuối giữ thăng bằng.

Khi đã trồng cây chuối bằng đầu thành thạo, họ sẽ chuyển sang phần khó hơn - vận công để đi bằng hai đầu ngón tay.

Một võ sinh Thiếu Lâm luyện bài đi trên tường.

Bài tập nhảy ra khỏi vại nước đòi hỏi cả sự khéo léo và sức bật phi thường.

Một bài tập khác thử thách độ kiên nhẫn, khả năng tập trung và sức bền của các võ sinh.

Treo mình ngồi thiền nhiều giờ liền giữa trời đông là một thách thức thật sự với nhiều võ sinh.

Các võ sinh luyện kỹ năng giữ thăng bằng bằng một số bài quyền trên cây trước để làm quen ...

... trước khi tập đi trên những sợi dây thép mong manh.

Hoặc đứng chơi vơi bằng một chân trong các bài quyền được thực hiện trên những chiếc trụ có độ cao thấp khác nhau.

Khi đã thuần thục những động tác cơ bản, võ sinh bắt đầu được các sư phụ cho luyện tập các chiêu thức.

Họ tập đấu đối kháng bằng chân tay trước...

... rồi cuối cùng mới làm quen với binh khí.
Minh Kha