kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: Buồn cho văn hóa lễ hội đền Trần

  1. #1

    Mặc định Buồn cho văn hóa lễ hội đền Trần

    VN Net: Cập nhật lúc 17/02/2011 08:08:00 AM (GMT+7)
    - Lượng người tham gia cực lớn cộng với sự thiếu ý thức đã tiếp tục trở thành nỗi kinh hoàng của những người tham dự lễ hội đền Trần.
    Đổ về đền Trần trước giờ khai ấn
    2.000 người bảo vệ Lễ khai ấn đền Trần
    Kinh hoàng cảnh giẫm đạp lên nhau
    Bất chấp sự chuẩn bị của BTC, đến lúc chính thức phát ấn mọi công tác an ninh đã không còn hiệu quả. Sức mạnh của đám đông đã bẻ gãy từng hàng rào thép dầy cả chục cm, nhiều người đã lọt được vào khu vực trong đền bằng các đường không qua hàng rào và đường bộ. Giờ phát ấn đến, cảnh sát bảo vệ đành phải mở rào để tránh thảm kịch xảy ra.

    Lượng người tham dự khổng lồ thách thức công tác an ninh
    Số lượng người bị ngất ngoài cổng đền khá nhiều, đa phần là phụ nữ và cả trẻ em. Và tới khi đoàn người ùa vào trong đền thì nhiều nam giới cũng đã không thể đứng vững. Bộ phận y tế được chuẩn bị trước cũng bất lực vì đám đông chen lấn kinh hoàng khiến những người muốn quay đầu trở ra cũng không thể.

    Con mương sâu 1m chưa cản được bước người dân
    Không chỉ phía ngoài nơi có đông người dân tham dự lễ hội, ngay trong sân chính với hàng nghìn đại biểu có thẻ ưu tiên cũng không khá hơn. Khi đoàn rước kiệu thực hiện nghi lễ rước quanh hồ, cảnh chen lấn thi nhau “phi tiền” vào kiệu rước diễn ra không thể kiểm soát. Với hủ tục cho rằng đưa được tiền của mình vào kiệu sẽ có lộc cả năm, đoàn rước kiệu đã phải chao đảo khi đến gần khu vực có đại biểu trước sự bảo vệ dầy đặc của bộ phận an ninh.

    Tấn công bằng cả "đường không" lẫn đường bộ
    Tình trạng trèo lên hàng rào, chen lấn ngay trong khu vực đền để mong đến gần hơn với nơi diễn ra các nghi thức khiến BTC đã phải kêu gọi trên loa phát thanh nhắc nhở các vị khách dự lễ. Cảnh lộn xộn đã nhanh chóng biến thành nỗi sợ hãi khi giờ phát ấn chính thức đến. Từng đoàn người sôi sục ở phía ngoài lao vào bên trong đền, những đại biểu được ưu tiên ở bên trong chỉ còn biết hi vọng lấy cho mình được ấn lộc thật nhanh hoặc tìm chỗ an toàn cách xa nơi phát ấn để tránh cảnh giẫm đạp.

    Rất nhiều phụ nữ và trẻ em ngất xỉu
    Chứng kiến cảnh người người trèo, đu thậm chí giẫm cả lên vai nhau ở nơi xin ấn khiến nhiều người đã đặt câu hỏi cho mục đích đến tham dự lễ hội đền Trần của đại đa số người tham dự. BTC năm nay công bố sẽ phát ấn miễn phí và không giới hạn số lượng ấn tại 15 điểm phát ấn cho người dân, nhưng tận dụng cơ hội này nhiều người rao bán ấn lộc vừa xin được công khai ngay giữa sân đền và ngoài cổng.

    Hàng rào bằng sắt dầy cả chục cm vẫn không thể chống được sức mạnh của đám đông.
    Xin hay bỏ tiền mua ấn?
    Cảnh tượng xin ấn ở điểm phát ấn diễn ra cũng không lấy gì làm đẹp mắt, khi người xin ấn đều đưa tiền ra trước khi nhận được ấn lộc. Tất nhiên, khi trả lời chúng tôi, đa phần người đã nhận được ấn cho rằng đấy là tiền họ bỏ ra để công đức cho nhà đền chứ không phải mua ấn!

    Không có một cánh tay nào xin ấn lại không có tiền công đức.
    Đáng ghi nhận là BTC lễ hội đền Trần năm nay đã có nhiều biện pháp cố gắng trong công tác tổ chức và đảm bảo an toàn cho lễ hội. Tuy nhiên với lượng người tham gia quá đông, ý thức kém, nên mọi cố gắng từ một phía đều không thể có được kết quả như mong đợi.

    Chiếu bạc diễn ra công khai suốt dọc đường vào đền
    Lễ hội đền Trần từ lâu đã trở thành một hoạt động tín ngưỡng văn hóa linh thiêng của dân tộc. Nghi lễ khai ấn thông qua hình ảnh đích thân nhà vua đóng Ấn để công bố sự trở lại quốc sự sau khi nghỉ Tết âm lịch đã được người dân coi là một biểu tượng đẹp cho tình vua dân.

    Cảnh tượng phi tiền vào kiệu phá hỏng tính nghiêm trang của lễ rước
    Ý nghĩa của việc khai ấn đó là để mở đầu cho một năm mới với mong muốn may mắn, cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, cầu quốc thái dân an trên dưới một lòng. Việc đến với lễ hội đền Trần mà linh hồn là lễ khai ấn để cầu cho cá nhân được thăng chức, nhiều tiền, nhiều lộc là một hành vi hiểu sai về ý nghĩa làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh rất độc đáo của dân tộc ta.
    Last edited by dienthoai; 17-02-2011 at 12:11 PM.

  2. #2

    Mặc định

    "Chợ ấn" nóng, dân buôn ấn đền Trần hoành hành
    VN Plus: 16/02/2011

    Rất nhiều ấn ngoài luồng đã được cò chào bán trước giờ thiêng. (Ảnh: Hùng Bách/Vietnam+)
    CÁC TIN LIÊN QUAN
    Không vượt qua biển người, khách bái vọng từ xa
    Không đủ sức chen chân với hàng vạn người háo hức lao về phía đền chính cướp ấn, đêm qua, rất nhiều du khách đã bái vọng từ xa.

    Dịch vụ xung quanh đền Trần “thổi” giá phát lộc
    Đền Trần vào hội, những tiểu thương người địa phương cũng được dịp thả sức "chặt chém" du khách với mức giá trên trời, không tưởng.

    Thức trắng đêm chen mình để giành ấn đền Trần
    Loay hoay tìm đường vào lấy ấn đền Trần đầu năm
    Càng đến sát giờ khai ấn, chợ ấn giả càng nóng hơn bao giờ hết. Du khách, nếu ngại chen lấn, có thể mua ngay cho mình những loại ấn được in sẵn với số lượng không hạn chế.

    Trước đó, theo tin từ ban tổ chức, để hạn chế tình trạng tranh cướp ấn như các năm trước đó, ban tổ chức đã bố trí 75 điểm phát ấn thay vì 4 điểm như năm Canh Dần.

    Mặc dù vậy, nhiều người vẫn lo ngại mình không đủ sức để “vượt qua” cả một biển người để đến nơi khai ấn. Lợi dụng tâm lý này, cánh buôn ấn chợ đen được dịp hoành hành.

    Phóng viên Vietnam+ đã có buổi làm việc nhanh với thủ từ chính Trần Huy Chiến và được ông Chiến cho biết: “Ban tổ chức và nhà đền chủ yếu căn cứ vào số lượng khách thập phương đăng ký nhận ấn đến hết ngày mùng 5 âm lịch để phát hành, đồng thời cũng chuẩn bị thêm một số lượng nữa để phát cho khách thập phương. Nhưng nhìn chung, ai đã đăng ký mới có ấn vải được!”

    Ông Chiến cũng cho biết thêm rằng tổ in ấn đã phải làm việc 24/24 giờ trong những ngày đầu năm mới để có thể phát ấn cho du khách.

    Chị Lê Thị Hoa, Thanh Hóa nhăn nhó: “Do không nắm được lịch nên tôi đã không thể nhận ấn đền phát ra.”

    Ông Chiến khẳng định nhà đền đã rất linh động khi để thời gian đăng ký kéo dài từ tháng 8 âm năm trước đến ra Giêng năm sau. Vì thế đến cận giờ, ngay cả người quen gọi về nhờ lấy hộ, ông cũng chịu. "Tất cả đã được lên danh sách cả rồi!"

    Trái ngược với tình trạng khan hiếm ấn trong đền, ngay tại dãy hàng nước ngoài cổng và trước cổng đền Bảo Lộc, ấn đền Trần vẫn được chào bán với số lượng không hạn chế một cách bí mật.

    Vào vai người mua ấn để… ngoại giao, chúng tôi được cung cấp số của K., một trong những đầu nậu lớn ở đền Trần. Trong cuộc trao đổi đầu tiên, K. quả quyết: “Ấn chỉ có xịn, đưa thẳng từ trong ra, muốn lấy số lượng bao nhiêu cũng được nhưng phải báo để tôi chuẩn bị trước.” Giá của bộ ấn vải “lậu” được K. treo ở mức 50.000 đồng.

    Tùy thuộc vào giờ giấc có cận hay không mà giá ấn dao động tiếp. Chị Hồng, người dẫn mối chúng tôi với K. cho biết nếu đúng đêm 14, 1 bộ như thế có thể leo lên tới 150.000 đồng (ấn giấy trong giờ đẹp cũng từ 30.000-50.000 đồng/bộ).

    Ấn vải là loại ấn được đóng trên vuông lụa lớn màu vàng, có mác giấy kèm theo của ban tổ chức. Những người buôn ấn đều khẳng định: Sở dĩ họ có trong tay với số lượng lớn là do họ có người làm trong đền, hoặc thông qua cách đăng ký ấn với nhiều tên. Dịch vụ này thu hút được rất nhiều khách thập phương không kịp đăng ký.

    Để tận mắt được thấy một chiếc ấn “lậu” trước giờ thiêng, chúng tôi đã mua từ K. “loại ấn vua xịn.” Theo quan sát, hình thức của những chiếc ấn này không khác gì ấn đền Trần năm trước: kích thước, chất liệu, vẫn kiểu chữ in trên nền vải lụa vàng.

    Thậm chí, những tay buôn ấn năm nay không đưa ra ấn giả mà có thủ đoạn khác kín hơn.

    Theo một thủ đền trong điện Trùng Hoa thì ấn ở Nam Định có 2 loại. Ấn Thánh là loại ấn được đóng ở đền Bảo Lộc (thờ Đức Thánh Trần, Trần Hưng Đạo). Loại ấn này vẫn thường được gọi tên nôm na là ấn quan, rất dễ mua. “Ấn xịn” hay ấn vua là ấn được đóng trong đền Trần.

    Đa số những người xin ấn không biết mặt mũi tấm vải mình mua thế nào, vì vậy thay vì bán ấn vua (tức ấn được phát ra tại đền Trần), họ lại cho khách xem ấn quan, ấn trấn trạch... Giá của 2 loại ấn này chênh lệch từ 10.000-20.000 đồng theo giá gốc.

    Chủ từ Trần Văn Vinh, người gắn bó với đền Trần hơn chục năm cũng lắc đầu ngao ngán vì hành vi mua thần bán thánh đang diễn ra. Cụ bảo: “Tất cả các ấn nếu phát trước giờ thiêng thì đều là ấn ngoài luồng. Mua ấn là hoạt động rất phản tâm linh. Bởi theo truyền thống, ấn muốn linh nhất thiết phải được dâng sớ và có chủ lễ khấn kèm. Nếu không thế, đó chỉ là một mảnh vải vô giá trị”./.

  3. #3

    Mặc định

    Không vượt qua biển người, khách bái vọng từ xa
    17/02/2011

    Bái vọng từ xa cũng là cách thể hiện lòng thành của nhiều du khách (Ảnh: Mạnh Hùng/Vietnam+)

    Đền Trần vào hội, những tiểu thương người địa phương cũng được dịp thả sức "chặt chém" du khách với mức giá trên trời, không tưởng.

    Thức trắng đêm chen mình để giành ấn đền Trần
    Nhiều người xin ấn đã có một đêm căng mình, toát mồ hôi để có thể cầm trên tay chiếc ấn vẫn được người dân coi như “báu vật.”
    Loay hoay tìm đường vào lấy ấn đền Trần đầu năm
    Không đủ sức chen chân với hàng vạn người đang háo hức lao về phía đền chính cướp ấn, đêm qua, rất nhiều du khách đã chọn cho mình cách bái vọng từ xa để tỏ lòng thành kính.

    Lặn lội từ tận Việt Trì, Phú Thọ về Nam Định, chị Lê Bích Ngọc đã háo hức sắm sửa lễ lạt với hy vọng xin được ấn thiêng, lấy may cho năm mới. Thế nhưng, loay hoay mãi trong biển người hơn 1 tiếng đồng hồ mà chẳng thể tiến lên nửa mét, chị mướt mát mồ hôi kéo chồng quay ra phía quốc lộ 10. Hổn hển thở, chị bảo: “Đông như thế này, có vào được lễ cũng hỏng hết, còn đâu là lòng thành nữa.”

    Nói đoạn, chị lật đật thắp hương và quyết định... hành lễ từ ngay quốc lộ, phía đối diện đền.

    “Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là lòng thành. Mình tới được với đền là đã quý, chúng tôi cũng chỉ xin cho gia đình được mạnh khỏe, công việc hanh thông trong năm tới,” chị Ngọc tâm sự.

    Cũng giống như chị Ngọc, năm nào vợ chồng ông Phùng Bá Nam, Hải Dương cũng về đền Trần xin ấn, cầu may đầu năm. Dù đã về từ lúc 9 giờ tối nhưng không thể "xí" chỗ thuận lợi cho việc xin ấn nên gia đình ông đành đợi ở cổng vào.

    Ngồi bệt trên khoảng đất trống hướng tầm mắt xa xa về đền Trần, bác Nam buồn bã nói: “Tôi đến muộn, không thể chen được do có tuổi và người đồng quá. Vợ chồng tôi quen đi xin ấn nên thời gian đầu năm mới nào tôi cũng về đây.”

    Biết chờ đợi mất công mà chưa chắc đến sáng có vào được đền để xin ấn được hay không nên vợ chồng bác quyết định cúng vọng vào trong đền Trần.

    Chắp tay thành kính khấn vái các vị thánh thần đền Trần, bác Nam tin rằng dù không vào được bên trong nhưng được đặt chân đến mảnh đất của 14 vị vua và miền đất tâm linh vái lạy cũng là một điều may mắn đối với mình.

    Cùng với ông Nam, tất cả các thành viên trong đoàn không ai nói ai cùng xếp thành hàng ngang đứng thành trục thẳng đứng hướng thẳng đền Trần mà lạy. Miệng ai đều mấp môi lí nhí khấn phật, khom lưng hành lễ cúi lạỵ.

    Nhiều người may mắn hơn khi đưa cả lễ lạt vào đến sát hàng barie để đợi giờ Thiêng nhưng vì lo không đủ sức đưa “lòng thành” vào được sâu hơn nữa cũng quyết định bái vọng cách cổng đền chừng 500m.

    Ngồi cạnh rào chắn, chị Lê Xuân Lan, Hà Nam đang sắp xếp đồ đạc mang theo là bộ quần áo và tiền vàng mã để làm lễ tạ ơn trong một năm làm việc vừa qua.

    “Điều mong mỏi nhất của tôi là dù có xin được ấn hay không, không quan trọng bằng việc vào đến cổng đền thắp nén hương thành kính và cầu xin may mắn trong năm mới,” chị Lan chia sẻ.

    Thậm chí có người khi tiến vào được đền Trần còn cố gắng chen chân ra mang theo cả tiền vàng mã để về nhà hóa vàng với hy vọng gặp may cả năm.

    Tay cầm chiếc túi bóng có bọc bên trong bộ quần áo vàng mã và tờ tiền giấy, giơ cao quá mặt, anh Hoàn chồng chị Lan đang đẩy mọi người rẽ sang hai bên đường để anh có thể thoát chân nhanh nhất ra khỏi rừng người vốn đã đông nay lại càng đông hơn.

    “Ở đền đông quá nên gia đình mình sẽ mang lộc về nhà để thụ và hóa vàng tạ ơn,” anh Hoàn nói bằng giọng vui vẻ.

    Điều đặc biệt nhất, năm nay, khi đến với đêm khai ấn đền Trần, du khách bất ngờ gặp lại một chợ Viềng thu nhỏ ngay trong khuôn viên của quảng trường Đông A. Dọc lối đi từ quốc lộ 10 dẫn vào khu di tích, hàng chục “lều cây, vườn cây” nho nhỏ đã được người dân từ các làng hoa trứ danh như Nam Điền, Cổ Lễ, Vụ Bản... mang lên dựng thành. Họ, cũng đèn dầu, đèn pin. Và khách, cũng tù mù chọn cây, mua cây đầu năm với hy vọng gặp nhiều may mắn.

    Trần Văn Thưởng, một nông dân quen mặt tại các phiên chợ Viềng trước mừng như bắt được vàng khi lại gặp chúng tôi tại đêm cướp ấn. Anh hồ hởi: “Năm nay là năm đầu tiên anh em rủ nhau ra đây bán cây. Đầu năm nên cũng khá.”

    Thưởng bảo, điều không ngờ nhất là về đền Trần mà người mua cũng đông chẳng khác gì những phiên chợ âm dương Nam Trực, Vụ Bản. Khách ngại chen vào lĩnh ấn, muốn có chút lộc đền đều ghé qua dãy cây ngay lối đi “mua lộc”.

    Trong ánh đèn tù mù từ dãy đèn sạc điện, đèn dầu hắt ra, anh Đinh Văn Chiến (Nho Quan, Ninh Bình) đang cố căng mắt chọn cho mình một “cụ tùng” bonsai về lấy phúc. Chỉ tay về phía biển người đang ùn ùn kéo về đền chính, anh thành thực: “Đã đến được đây, không xin ấn được thì cũng đành xin lộc. Như thế, với tôi cũng đã may mắn rồi."/.

  4. #4

    Mặc định

    Phú quý sinh lễ nghĩa - Giàu lại có chức nên luôn có chỗ ở mọi nơi; người thường đố sánh. Chán - Nhưng những việc này đời nào chả có.

  5. #5

    Mặc định

    k phải là Quan thì đi xina án làm gì cho mệt, mất hết ý nghĩa đẹp của 1 phong tục đẹp và ý nghĩa, chính con ng làm hỏng nó. mua 1 chiếc ấn giả thì có tác dụng gì chứ mà phải chen , nhảy lên nhau trông phát sợ.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  6. #6

    Mặc định Xin ấn Trần Triều làm gì?

    Chào các bác,
    Đầu xuân xin chúc cả nhà mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!
    Tôi thấy việc này hơi nóng nên cũng có ý muốn tìm hiểu và thảo luận về việc xin ấn này.
    Có bác nào am hiểu về tục lệ này xin cho vài lời nhé:
    1. Tục xin và cấp ấn này có từ bao giờ?
    2. Ấn này dùng cấp cho ai?
    3. Ấn này cấp để làm gì?
    4. Ấn này xin và thờ phụng phải làm những nghi thức gì?
    Xin cảm ơn các bác nhé.
    Linh Tại Ngã- Bất Linh Tại Ngã!

  7. #7

    Mặc định

    Các bạn có để ý thấy không.Đa phần người đến xin ấn là cán bộ và thương gia.!!!???.
    Lễ hội khai ấn năm nay không còn là nét đẹp văn hóa nữa mà đã trở thành " khu buôn bán Ấn nhà Trần ".Thật đáng buồn.Lỗi này không chỉ riêng ai...

  8. #8
    Lục Đẳng Avatar của batquantrai
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    6,518

    Mặc định

    Đọc rồi mới thấy buồn cho cái ấn , chỉ vì một cái ấn mà mọi người chen chúc xô đẩy , híc , thôi đi , một người về nhà nhờ thợ chạm khắc đi một cái cho mình là xong chuyện
    Như tảng đá kiên cố
    Không gió nào lay động
    Cũng vậy , giữa khen chê
    Người trí không giao động .
    :big_grin: :big_grin:

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dieungoc2552 Xem Bài Gởi
    k phải là Quan thì đi xina án làm gì cho mệt, mất hết ý nghĩa đẹp của 1 phong tục đẹp và ý nghĩa, chính con ng làm hỏng nó. mua 1 chiếc ấn giả thì có tác dụng gì chứ mà phải chen , nhảy lên nhau trông phát sợ.
    Ấn nào là thật hở dieungoc2552 ơi ???
    Người có tâm thật sự (mưu cầu cái tốt lành đến cho cuộc sống bản thân, gia đình...) có cần phải "xin" một cái ân kiểu như thế này không ?
    Chúng ta làm sao kiếm một sự an ỗn tinh thần ở những nơi coi vấn đề vật chất hoành tráng của lễ hội hơn là khía cạnh tâm linh, nơi mà đáng lẽ ra dù người biết hay không có thể đến để học hỏi và nâng cao hiểu biết tâm linh về ý nghĩa của lễ hội và nó mới chính là cái tâm ấn đáng nên ban phát cho mọi người, còn đàng này ...
    Nghĩ đến hai chữ ấn giả và ấn thật sao nghe nó chua chát và bi hài làm sao :cow:
    Last edited by dienthoai; 24-02-2011 at 11:59 AM.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dienthoai Xem Bài Gởi
    Ấn nào là thật hở dieungoc2552 ơi ???
    Người có tâm thật sự (mưu cầu cái tốt lành đến cho cuộc sống bản thân, gia đình...) có cần phải "xin" một cái ân kiểu như thế này không ?
    Chúng ta làm sao kiếm một sự an ỗn tinh thần ở những nơi coi vấn đề vật chất hoành tráng của lễ hội hơn là khía cạnh tâm linh, nơi mà đáng lẽ ra dù người biết hay không có thể đến để học hỏi và nâng cao hiểu biết tâm linh về ý nghĩa của lễ hội và nó mới chính là cái tâm ấn đáng nên ban phát cho mọi người, còn đàng này ...
    Nghĩ đến hai chữ ấn giả và ấn thật sao nghe nó chua chát và bi hài làm sao :cow:
    Tôi xin được ủng hộ chữ "Tâm Ấn" bạn đã dùng.
    Linh Tại Ngã- Bất Linh Tại Ngã!

  11. #11

    Mặc định

    biết bao giờ người Việt mình mới học được văn hóa xếp hàng...
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhoc_salad Xem Bài Gởi
    biết bao giờ người Việt mình mới học được văn hóa xếp hàng...
    Dạy ở đâu, ở đâu dạy mà nói không học ?! còn nhiều lắm; văn hóa vỗ tay tán thưởng, văn hóa cám ơn-xin lỗi, văn hóa Bày ra-Dọn dẹp, văn hóa có chơi-có chịu, văn hóa Hứa-Làm, văn hóa Hỏi-Trả lời, văn hóa Nghe-Nói...túm lại là dạy Ăn - Nói - Gói - Mở ông bà xưa hay nói đó Nhocsalad ới ời ơi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  2. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  3. Hội tam điểm
    By dc_bac in forum Nét Văn hóa, Văn Minh của các nước khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-02-2011, 08:50 AM
  4. Lễ khai ấn đền Trần năm nay sẽ có nhiều nét mới
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-01-2011, 11:31 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •