kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: HIỂU THỀ NÀO LÀ TU TẬP

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định HIỂU THỀ NÀO LÀ TU TẬP

    THẾ NÀO LÀ TU TẬP?
    Đạo sư Wanko Yeshe Norbu truyền khẩu Giáo pháp về sự tu tập

    Một bài pháp thoại cho các rinpoche và các đệ tử khác

    Ngày hôm nay con, là một rinpoche, đã trân trọng thỉnh cầu một bài giảng pháp liên quan đến câu hỏi “Thế nào là tu tập?” Đây là một bài học rất cơ bản, thực chất là bài học đầu tiên. Tuy vậy, đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều người tu tập, trong đó có những người đã tu tập nhiều năm, thường không hiểu và nhầm lẫn về nó. Thật khó khi được sinh ra là một con người. Còn khó hơn nữa nếu sinh ra là một con người với cơ hội được gặp Phật pháp đích thực. Vì vậy hôm nay ta sẽ làm sáng tỏ cho các con về giáo pháp liên quan đến câu hỏi “Thế nào là tu tập?”

    Điều cốt lõi của học hỏi Phật giáo nằm ở việc thực hiện những gì ta học được trong quá trình tu tập. Chúng ta sử dụng nhân duyên tốt và xấu như là các đối tượng của nhận thức. Vì vậy trước hết ta phải hiểu thế nào là tu tập. Tu tập nghĩa là trau dồi sự tăng trưởng những nghiệp tốt và trau dồi sự xa lánh những nghiệp xấu. Tu tập là trau dồi việc làm tăng lên những duyên nghiệp tốt, trồng những nhân tốt và gặt những quả tốt. Nó có nghĩa là tránh làm tăng lên của những duyên nghiệp xấu, không trồng những nhân xấu và tránh việc gặt hái những quả xấu. Nhưng chữ tu tập còn có ý nghĩa rộng hơn. Trước tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là tu tập.

    Phải có điều gì đó mà người tu tập có thể dựa vào. Nếu không có cái để dựa vào, việc tu tập của các con rất dễ trở thành lối tu tập lầm lạc, ngoài Phật giáo, ví như việc tu tập các tín ngưỡng ma quỉ sẽ trau dồi hành vi của ma quỉ. Sự tu tập các tín ngưỡng Phật giáo sẽ trau dồi hành vi của các vị Phật. Vì vậy, phải có điều gì đó để người tu tập trông cậy vào. Phải có các khuôn mẫu để người tu tập có thể dùng để chiêm nghiệm và dựa vào.

    Mọi tôn giáo khác đều tán thành việc tiêu trừ những điều xấu, phát triển điều tốt, hạn chế ích kỷ và làm lợi ích cho những người khác. Người tu tập không thể chỉ dựa vào những điều này trong quá trình tu tập của mình mà không hiểu mục đích của Phật giáo. Chỉ những điều đó thì không phải sự thực hành của đạo Phật thực sự. Bởi vì, trong sự tu tập của chúng ta, điều chúng ta dựa vào chính là Đức Phật. Sự giác ngộ hoàn hảo của Đức Phật là hình mẫu cho sự tu tập của chúng ta. Chúng ta sử dụng ba nghiệp của thân, khẩu, ý để làm theo tất cả mọi điều giống như Đức Phật. Vì vậy chúng ta giữ mình tránh xa những nghiệp không trong sạch dựa trên ảo tưởng và những hành vi xấu ác. Vì vậy chúng ta liên tục giữ mình tránh xa những gì xấu ác. Nhờ việc không can dự vào những gì xấu ác, ba nghiệp của chúng ta không tạo thêm những nhân xấu. Thêm vào đó, chúng ta phải thực hiện tất cả những nghiệp tốt. Ngay cả một suy nghĩ tử tế cũng là một thứ chúng ta cần làm tăng lên và không bao giờ để giảm đi. Chúng ta cần làm tăng trưởng những mối liên hệ nghiệp tốt, những nhân tốt, và hành động tốt hàng ngày. Nói đơn giản, chúng ta phải luôn luôn tránh xa những gì xấu ác và tích lũy những gì tốt đẹp.

    Tại sao có thể nói chúng ta phải tránh xa những nghiệp xấu ác mà không thể nói chúng ta phải tiêu trừ những nghiệp xấu ác? Trong chân lý của Phật giáo, có nói rằng luật nhân quả không bao giờ có thể chối từ được. Nhân và quả không thể tiêu diệt được. Nếu nói rằng có thể tiêu diệt được thì đó là một cái nhìn hạn hẹp. Vì vậy chúng ta chỉ có thể xây dựng một bức tường của nghiệp tốt, giống như xây dựng một bức tường bảo vệ. Bức tường của nghiệp tốt này có khả năng ngăn chặn chúng ta khỏi những nghiệp xấu.

    Vì vậy, chỉ bằng việc học hỏi từ Đức Phật, trau dồi cách hành xử của Đức Phật và cuối cùng trở thành một vị Phật chúng ta mới có thể thực sự được giải phóng khỏi nghiệp (nhân và quả) đã trói chúng ta vào vòng luân hồi. Nhân quả vẫn tồn tại khi một người trở thành một vị Phật. Tuy nhiên, nhân quả không ảnh hưởng tới một vị Phật. Ví dụ, khi vị Phật thấy những dãy núi gươm và biển lửa ở cõi địa ngục. Núi gươm và biển lửa vẫn tiếp tục tồn tại như một phương tiện tột cùng đau đớn cho những chúng sinh chịu sự trừng phạt của nghiệp báo. Khi vị Phật bỗng nhiên nhảy vào những núi gươm biển lửa này để chịu khổ thay cho những chúng sinh khác, núi gươm và biển lửa ngay lập tức biến thành ao sen đầy nước cam lồ. Chúng chuyển hóa sang một trạng thái tuyệt vời. Đối với một vị Phật, tất cả những duyên nghiệp xấu ác trở thành sự biểu hiện của nghiệp tốt. Không chỉ không còn khổ đau, thay vào đó là một sự biểu hiện của hạnh phúc lớn lao.

    Tu tập là để thoát khỏi vòng luân hồi, giải phóng các con khỏi tất cả những đau khổ, trở thành một bậc thánh và kiên trì cho đến khi các con trở thành một vị Phật. Để thoát khỏi vòng luân hồi, chúng ta cần tạo ra một tâm từ bỏ (một tâm quyết định rời vòng luân hồi), một tâm xác tín, một tâm với những lời nguyện không thể lay chuyển, một tâm tinh tấn và một tâm bồ đề của Đại thừa. Tất cả những trạng thái thực sự xuất phát ra từ những tâm này dựa vào và đặt nền tảng trên chính kiến. Không có chính kiến, tất cả những trạng thái của tâm sẽ bị đảo ngược và bối rối. Nói cách khác, các con sẽ không kinh nghiệm được bất kỳ hiệu quả ích lợi nào từ việc tu tập nếu thiếu chính kiến.

    Ví dụ nếu các con muốn thực hành bồ đề tâm trước, các con sẽ không thành công. Nó sẽ dẫn đến một bồ đề tâm trống rỗng và ảo tưởng, một trạng thái bị lừa dối và sai lầm của tâm. Bởi vì tâm bồ đề phải được đặt nền tảng dựa trên tâm từ bỏ. Nghĩa là các con phải có một tâm thực sự quyết tâm đạt được sự giải thoát, đạt được sự thành tựu về pháp và thoát khỏi mọi đau khổ của luân hồi. Các con phải hiểu sâu sắc rằng vòng luân hồi thực sự đau đớn không thể nào miêu tả hết. Không chỉ các con chịu khổ đau mà tất cả chúng sinh trong sáu cõi luân hồi, mỗi chúng sinh mà chúng ta coi là cha và mẹ, đều chịu khổ đau như vậy trong trạng thái đau đớn của vô thường. Chỉ khi các con muốn giải thoát chính mình ra khỏi đau khổ các con mới thực sự tu tập cho chính các con. Chỉ khi đó các con mới thực hiện những hạnh Bồ tát để làm lợi lạc cho các con và người khác. Chỉ khi đó bồ đề tâm mới được phát khởi.

    Tuy nhiên, sẽ là một lỗi lầm nếu các con bắt đầu từ một tâm từ bỏ. Điều đó không tuân theo trình tự đúng đắn của việc tu tập. Nó sẽ tạo ra một dạng mong muốn lý thuyết, không thiết thực để thoát khỏi vòng luân hồi và một trạng thái tự lừa dối, tự bối rối của tâm. Trong trường hợp này, các con không thể tạo nên một trạng thái đích thực của tâm quyết định thoát khỏi vòng luân hồi.

    Vì vậy, nếu các con muốn trạng thái thực này của tâm quyết định rời luân hồi, đầu tiên các con phải hiểu về vô thường. Bước tiếp theo là có một tâm xác tín. Các con cần tin chắc vào sự đau khổ của luân hồi, vì nó có nguồn gốc từ vô thường. Chỉ khi có một tâm xác tín các con mới sợ sự đau khổ gây ra bởi vô thường và đạt đến một trạng thái tâm thực sự sợ vô thường. Khi đã đạt được trạng thái tâm thực sự sợ vô thường, tâm xác quyết muốn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử sẽ phát triển ngày một mạnh mẽ. Một cách tự nhiên, trạng thái tâm quyết rời bỏ vòng luân hổi sinh tử sẽ đi vào trạng thái thực sự sợ vô thường. Nếu những chúng sinh không hiểu mọi pháp có tính điều kiện trong vũ trụ đều vô thường, nếu họ không hiểu sự đau khổ của vô thường và luân hồi, họ không thể tạo ra một tâm xác quyết để hình thành những suy nghĩ muốn thoát khỏi vòng luân hồi. Nếu như các con không bao giờ nghĩ về việc rời khỏi vòng luân hồi, các con sẽ không trau dồi gì cả, các con cũng không muốn học đạo Phật. Những người không học đạo Phật không hề có mong muốn thoát khỏi luân hồi. Làm sao một người không học đạo Phật có được tâm xác quyết rời luân hồi? Vì vậy, các con không thể trau dồi một tâm xác quyết rời khỏi luân hồi. Cũng như ngay từ bước đầu tiên, các con sẽ không đi vào đạo Phật nếu không có tâm hiểu vô thường (Thực sự khởi lên cảm giác sợ vô thường và thực sự khởi lên trạng thái sợ vô thường). Ngay cả nếu các con trở thành Phật tử, các con sẽ không có được mức độ sâu sắc của việc tu hành đúng đắn.

    *

    Để hiểu được thế nào là tu tập, các con phải hiểu tám cái nhìn đúng đắn cơ bản liên quan đến học đạo Phật và tu tập.

    Đầu tiên là ý thức về vô thường.
    Thứ hai là tâm xác tín.
    Thứ ba là tâm từ bỏ (tâm quyết định rời khỏi vòng luân hồi).
    Thứ tư là tâm với những lời nguyện đúng đắn.
    Thứ năm là tâm tinh tấn.
    Thứ sáu là giới luật.
    Thứ bảy là thiền và chính định.
    Thứ tám là bồ đề tâm.
    Nhận ra tám pháp này và thực hiện chúng với chính kiến là thực tập Phật pháp đúng đắn. Tám cái nhìn đúng đắn cơ bản này, là điều không thể thiếu được với người tu tập, và không được làm sai trình tự.

    Tất cả quả có được từ tâm ý thức về vô thường là nhân của tu tập.

    Tất cả quả có được từ tâm xác tín là nhân của sự kiên định không thay đổi.

    Tất cả quả của tâm từ bỏ là nhân của việc giải thoát.

    Tất cả quả từ tâm của những lời nguyện đúng đắn là nhân của sự tiến bộ bền vững liên tục.

    Tất cả quả từ tâm tinh tấn là nhân của những lợi ích gia tăng.

    Tất cả quả có được từ việc tuân theo giới luật là nhân của việc tu tập đúng hướng.

    Tất cả quả có từ thiền và chính định là nhân của trí huệ.

    Tất cả quả của bồ đề tâm là nhân dẫn đến việc trở thành một vị Bồ tát.

    Tám cái nhìn đúng đắn căn bản này là nền tảng của tu tập, giải thoát và thành tựu trong pháp. Nếu như gốc rễ không đúng, tu tập không thể được thành lập. Vì vậy, tu tập không thể sai trình tự. Do đó tham gia vào tám bước căn bản của tu tập phải được hướng dẫn bởi các chính kiến. Nghĩa là được hướng dẫn bởi cách hiểu đúng và cách nhìn đúng, các con phát triển sự tu tập đúng đắn bằng việc đi qua tám bước cơ bản này theo đúng thứ tự của nó. Đó chính là tu tập. Trong sự tu tập của các con, các con phải liên tục đưa bồ đề tâm vào thực hành. Bởi bồ đề tâm là nền tảng để trở thành một vị Bồ tát.
    .......................



    Bài giảng dưới đây được dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh, sau đó dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bản dịch này chưa được xem lại và xác nhận bởi Văn phòng của đức Wanko Yeshe Norbu.

    Bạn có thể tìm được bản tiếng Anh tại đây:

    http://www.zhaxizhuoma.net/DHARMA/DI...S/DCB-WIC.html

    Bạn có thể download hoặc nghe online tại đây: Thế nào là tu tập (17.96 MB)

    Bạn cũng có thể đọc thêm bài giảng về 128 quan điểm xấu ác và sai lầm


    Tất cả những sai sót do hạn chế về hiểu biết trong bản dịch này, chúng con xin thành tâm sám hối.

    Tất cả công đức có được từ việc dịch và phổ biến bài pháp này, xin hồi hướng cho sự giải thoát và giác ngộ của chúng sinh.
    Last edited by linh_tinh_85; 16-02-2011 at 05:43 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đạo Phật Có 8 Lớp Học
    By phimanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 09:33 PM
  2. thiên sư chưởng trung phù
    By Ken in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 11-11-2011, 03:15 PM
  3. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM
  4. Trả lời: 67
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 05:19 PM
  5. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 11:36 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •