Năm 1964, quân nổi dậy Simba rút khỏi nước Congo mang theo kho báu trị giá 1 tỉ USD. Gần đây người ta đã tìm thấy kho báu này ở Sudan. Nhưng nó không còn nguyên vẹn.

Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 24/11/1964. Lính dù Bỉ đánh chiếm Stanleyville – nay là thành phố Kisangani – giải phóng các con tin châu Âu. Lính Chính phủ Congo được phương Tây ủng hộ hỏa lực cực mạnh thừa cơ đẩy lùi quân nổi dậy trung thành với Thủ tướng Patrice Lumumba nổi tiếng với biệt danh chiến binh Simba (Sư tử, theo tiếng địa phương).
Vàng, kim cương, ngà voi
Lực lượng Simba đa phần là nông dân miền Đông Congo. Dưới sự lãnh đạo của Pierre Mulele, phong trào du kích này được báo chí phương Tây mô tả cực kỳ hung dữ, rất căm ghét người phương Tây cho nên thích bắt cóc họ làm con tin, đôi khi hành quyết và thậm chí ăn thịt (?!) con tin.


Tuy nhiên, quân Simba không rút lui trong hỗn loạn như phương Tây tưởng tượng. Trên đường rút lui có trật tự về mạn Bắc, vượt biên giới sang Sudan tị nạn, họ chở theo bằng xe tải chiến lợi phẩm là một kho báu khổng lồ.


Theo lời các nhân chứng, những thỏi vàng, bạc được chất trong thùng kim loại lớn, kim cương, kim loại quý, ngoại tệ (chủ yếu đồng franc Bỉ) cất giấu trong nhiều thùng nhỏ. Họ lấy ngoại tệ trong các ngân hàng địa phương, còn vàng thỏi chủ yếu lấy tại các mỏ vàng ở Watsa và Kilo Moto. Ngoài ra còn có ngà voi, da báo v.v...

Tướng Nicolas Olenga, "tổng tư lệnh" quân Simba, được tướng Bechir, tổng tư lệnh quân đội Sudan, tiếp đón một cách trịnh trọng tại Juba, thủ đô miền Nam Sudan. Tướng Bechir hiện nay là tổng thống (TT) Sudan. Tướng Bechir, sau đó, cho máy bay chở kho báu Simba về thủ đô Khartoum nhập vào kho Ngân hàng quốc gia Sudan (BNS). Cuộc vận chuyển đặt dưới sự giám sát của luật gia Sudan Anwar Adham và thống đốc BNS là El-Sid El-Fid. Hai nhân vật này xác nhận đợt đầu tiên bao gồm 27 tấn vàng.


Năm 1965, BNS nhận thêm 8 tấn vàng. Tổng cộng các đợt, kho báu Simba lên đến 36,6 tấn vàng thỏi, 37 kg kim cương và 66 cặp ngà voi. Cũng vào thời điểm này, có 9 tấn vàng của quân Simba được ký gửi tại Ai Cập.


Ai chiếm đoạt?


Đạn bắn không thủng?
Vào thập niên 60, tại nước CHDC Congo, dân chúng còn mang nặng tư tưởng mê tín dị đoan. Nhất là chiến binh Simba, vốn là nông dân ít học, tay lấm chân bùn, càng tin vào bùa phép.

Trước khi xuất trận, các chiến binh Simba thường được các thầy bùa ban phép thánh mà họ tin rằng, những viên đạn chì chẳng có nghĩa lý gì đối với họ. Hình thức ban phép là một buổi tắm nước phép do thầy bùa chủ trì truyền phép thuật. Mỗi chiến binh vẽ khắp người những vạch sơn có thoa nước bùa linh thiêng.
Ngoài bùa phép, mỗi tiểu đội Simba còn có một "bác sĩ" riêng. Nhiệm vụ của vị này là cho mỗi chiến binh dùng cần sa. Loại ma túy này khiến các chiến binh Simba không còn biết sợ chết là gì. Họ chiến đấu lăn xả như sư tử vốn là biệt danh của họ. Nhưng bùa phép trên thực tế không giúp họ có mình đồng da sắt đạn bắn không thủng.

Mặc dù có kho báu khổng lồ nói trên (nay được định giá không dưới 1 tỉ USD) 20.000 chiến binh Simba vẫn sống trong sự nghèo khổ với danh nghĩa người tị nạn ở Sudan và Ai Cập, chủ yếu nhờ viện trợ của Cao ủy Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc.


Rất nhiều người cố quên đi kho báu, chỉ muốn hồi hương sống một cuộc sống thanh bình.

Số phận các thủ lĩnh của họ bi thảm hơn nhiều. Pierre Mulele, cha đẻ phong trào Simba, bị ám sát chết năm 1965 tại Kinshasa, thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo.



Tướng Olenga cũng bị ám sát tại Cairo, thủ đô Ai Cập. Thủ lĩnh còn sống sót duy nhất là Gaston Sumaliot. Chính ông này là người nắm chìa khóa kho báu Simba. Bất cứ ai muốn tiếp cận kho báu phải có sự đồng ý và chữ ký của ông.

Hai lần vào năm 1967 và 1995, các nhà lãnh đạo Congo tìm cách thu hồi kho báu nhưng đều thất bại. Năm 1975, TT Laurent-Désiré Kabila cũng thất bại nốt. Mãi đến năm 2002, ông già Sumaliot cho rằng đã đến lúc cần đưa kho báu về nước "phục vụ nhân dân".


Ông ủy quyền cho Martin Hoffmann, một công dân Thụy Sĩ, thành lập một tổ chức ở Thụy Sĩ mang tên Hội Phát triển xã hội và sức khỏe của nước CHDC Congo. Hội này có nhiệm vụ thu hồi kho báu bán đi để lấy tiền hồi hương các chiến binh Simba sống lưu vong và giúp họ tái hội nhập xã hội Congo.

Cùng với một người bạn là luật gia Pierre-André Bonvin, Hoffmann được TT Kabila ủng hộ và tài trợ di chuyển. Cả 2 đến Mascat, thủ đô vương quốc Oman, tìm gặp luật gia Anwar Adham, người tiếp nhận kho báu từ tay tướng Olenga. Ông này cung cấp những giấy tờ xác nhận cuộc chuyển giao.


Với tờ giấy này, phái đoàn ông Hoffmann - lần này có thêm phó thống đốc Ngân hàng trung ương CHDC Congo và Léonard Beleke, cố vấn đặc biệt của TT Kabila, đến Khartoum hội kiến TT Bechir và đương kim thống đốc BNS.


Thoạt đầu, viên thống đốc tỏ vẻ ngạc nhiên rồi quả quyết rằng toàn bộ hồ sơ về kho báu đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy lớn. Nhưng 2 người Thụy Sĩ không phải là tay mơ. Họ đến Ngân hàng trung ương Anh, nơi vẫn còn giữ tài liệu gốc liên quan đến hoạt động ngân hàng BNS hồi thời Olenga ký gửi kho báu ở Sudan.


Từ tài liệu này, họ phát hiện Chính phủ Sudan đã bán một số lượng lớn vàng của kho báu Simba vào cuối năm 1964 trị giá 3 triệu franc Thụy Sĩ. Nói cách khác, chính quyền Sudan lúc bấy giờ đã âm thầm chiếm đoạt kho báu.

Trước những chứng cứ của Hoffmann và nhân chứng Anwar Adham, chính quyền Sudan thừa nhận kho báu Simba là có thật. Nhưng chính quyền Sudan tuyên bố cần phải điều tra thêm. Một hội đồng liên bộ đã được thành lập để nghiên cứu vấn đề tế nhị này, bởi chuyện chiếm đoạt thuộc về chính quyền Sudan cũ.


Hy vọng duy nhất của phái đoàn Hoffmann là, theo Luật Sharia Hồi giáo, Sudan phải trả lại tài sản ký gửi bất kể thời điểm nào hoặc bồi hoàn bằng hiện vật khác có giá trị tương đương.

Năm 1964, quân nổi dậy ở Congo tháo chạy mang theo nhiều xe tải chở đầy vàng ròng, kim cương và ngà voi với tổng trị giá 1 tỷ USD. Kho báu này mới được tìm thấy và đang là tâm điểm của nhiều cuộc tranh giành khốc liệt.

Từ tháng 1 đến tháng 11/1964, đội quân Simba tự xưng là Hội đồng Giải phóng quốc gia dưới sự lãnh đạo của Gaston Soumialot, Christophe Gbenye và Laurent-Désiré Kabila, đã giành quyền kiểm soát được một nửa lãnh thổ Congo, trong đó có 7 thành phố lớn. Trước tình hình đó, phương Tây đã gửi lính dù, máy bay T-28 cùng lính đánh thuê sang để giúp đỡ cho quân đội chính phủ đẩy lùi đội quân Simba. Sau khi thất bại, đội quân Simba vượt biên giới qua Sudan.

Trong khi rút đi, họ đã lấy theo rất nhiều chiến lợi phẩm gồm nhiều vàng thỏi, tiền vàng, kim cương, ngoại tệ (chủ yếu là đồng franc Bỉ), ngà voi, da báo cùng nhiều kim loại quý khác. Số vàng trên được quân Simba lấy từ các ngân hàng địa phương và đặc biệt từ 2 khu mỏ vàng là Watsa và Kilo Moto. Khi đội quân Simba bại trận tới Juba, thủ phủ của miền Nam Sudan, họ đã được tướng Bechir, chỉ huy trưởng miền Nam Sudan và hiện là Tổng thống Sudan, tiếp đón nồng hậu.

Phía chủ nhà sau đó ghi nhận tài sản mang theo của những vị khách, cũng như giúp họ chuyển một số tài sản đó vào Ngân hàng Quốc gia Sudan. Một luật sư người Sudan tên là Anwar Adham đã chứng thực phiên chuyển giao trên. Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Sudan lúc đó là El-Sid El-Fid cũng đã gửi giấy biên nhận tới cho tướng Nicolas Olenga, người dẫn đầu đoàn quân Simba tháo chạy sang Sudan. Tính tổng cộng thì đội quân Simba đã gửi vào Ngân hàng Quốc gia Sudan 36,6 tấn vàng ròng dưới dạng thỏi, 37 kg kim cương và 66 chiếc ngà voi.

Cùng trong thời kỳ này, 9 tấn vàng thỏi khác cũng đã được quân Simba gửi sang Ai Cập.


Những người lãnh đạo của đội quân Simba cũng có những kết cục khác nhau: Pierre Mulele bị ám sát năm 1965 ngay khi ông này tới Kinshasa, thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Congo; tướng Olenga bị ám sát tại Cairo; Laurent-Désiré Kabila, sau một thời gian ngắn lưu tại Cairo, đã thành lập một đội quân du kích gần biên giới Tanzania, rồi bị giết chết hồi tháng 1/2001. Còn Christophe Gbenye, Chủ tịch Hội đồng Giải phóng quốc gia, do lạnh nhạt với các chiến binh thuộc cấp cuối cùng đã bị thất sủng và đành nhường chức lại cho Mobutu, rồi trở về Kinshasa cùng một vị lãnh đạo khác của Simba là Gaston Soumialot.

Trong số những người lãnh đạo còn sống và có quyền quyết định cao nhất đối với kho báu của đội quân Simba là Gaston Soumialot. Đến năm 2002, Soumialot cảm thấy tuổi tác đã cao và cho rằng đã tới lúc lấy lại kho báu kia để đem về phục vụ cho tổ quốc. Do luôn không tin tưởng vào chính quyền nhà nước, Soumialot cho phép Martin Hoffmann, một người tin cẩn của ông, thành lập Tổ chức vì phát triển y tế và xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ Congo đặt trụ sở tại Thụy Sĩ. Bằng cách này, Soumialot sẽ bắt đầu rút tài sản từ Ngân hàng để giúp đưa một số cựu binh Simba hồi hương rồi sau đó triển khai một số chương trình xã hội và giáo dục tại Congo.

Hoffmann cùng người bạn là một luật sư tên Pierre-André Bonvin và Anwar Adham, người chứng kiến việc chuyển giao tài sản trước kia, đến Khartoum, nơi cất giấu kho báu. Tại đây phái đoàn của Hoffmann có thêm Nestor Diambwana, Phó thống đốc Ngân hàng Quốc gia Congo cùng Léonard Beleke, cố vấn đặc biệt của tổng thống Kabila. Phái đoàn đã được Tổng thống Bechir cùng thống đốc hiện nay của Ngân hàng Quốc gia Congo tiếp đón. Trong buổi tiếp xúc, vị thống đốc này nói rằng mọi tài liệu liên quan tới kho báu đã bị mất hoàn toàn trong một vụ cháy. Hoffmann và Pierre-André Bonvin đã sang Ngân hàng Anh quốc, nơi lưu giữ toàn bộ hồ sơ về các vụ giao dịch của tất cả các ngân hàng tại Sudan thời kỳ đó.

Tại đây họ phát hiện rằng Chính phủ Sudan từng bán một số lượng lớn vàng trong kho báu đội quân Simba vào cuối năm 1964 với tổng trị giá 3 triệu franc Thụy Sĩ. Nói cách khác, chính quyền Sudan lúc bấy giờ đã âm thầm chiếm đoạt kho báu. Hiện nay, trước nhiều bằng chứng thuyết phục, chính quyền Sudan đã thừa nhận số tài sản của đội quân Simba là có thực.

Theo Hoffmann, một ủy ban liên bộ đã được thành lập tại Khartoum nhằm nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề tế nhị này. Sudan là nước áp dụng luật đạo Hồi (charia), mà theo luật này người nhận giữ tài sản của người khác buộc phải trả lại tài sản ký gửi bất kể thời điểm nào hoặc bồi hoàn bằng hiện vật khác có giá trị tương đương. Ước tính, số tài sản của những chiến binh Simba có giá trị 1 tỷ USD.