Nghe Pháp thuyết chứ ko phải thuyết pháp đâu nge!
hoaanh: Một nhóm thiền sinh đến thỉnh Sư đăng đàn
thuyết pháp. Sư nói:
- Quý vị nghe thuyết pháp đã nhiều, bây giờ nghe pháp thuyết đi chứ.
Lời góp ý: Thuyết pháp tức là dùng ngôn ngữ để chỉ bày chân lý. Đức Phật thấy chân lý bằng tuệ giác chứ không qua ngôn ngữ của lý trí. Chân lý thuộc về đệ nhất nghĩa đế (paramattha) còn ngôn ngữ thuộc về chế định của tục đế. Nhưng chúng sanh không thấy được chân lý nên Đức Phật phải dùng phương tiện ngôn ngữ để chỉ bày. Người nghe thuyết pháp không nên lệ thuộc vào ngôn ngữ mà chỉ nương ngôn ngữ để thấy chân lý. Người ta thường lắng nghe người thuyết pháp và ngôn ngữ người ấy thuyết để tìm ra một ý nghĩa cao siêu nào đó chứ không chịu lắng nghe chính “cái pháp” mà ngôn ngữ ấy chỉ bày. Chân lý tự nó luôn luôn hiển hiện sự thật mà không cần ngôn ngữ, đó là cách mà chân lý (pháp) tự thuyết minh chính mình. Ai biết lắng nghe sự tự thuyết ấy của chân lý người ấy biết nghe pháp thuyết vậy.
Pháp trong Đạo Thiên Chúa gọi là Đức Chúa Cha.
Còn Đức Chúa con sở dĩ được gọi là Ngôi Lời vì Ngài chỉ bày sự có mặt của Đức Chúa Cha. Đó chính là thuyết pháp.
Đức Chúa Thánh Thần thì có nhiệm vụ mặc khải sự có mặt của Đức Chúa Cha, không bằng ngôn ngữ như Đức Chúa Con mà bằng cách hiện ra hình ảnh để từ đó người ta có thể nhận diện được Đức Chúa Cha. Đó chính là pháp thuyết.
So sánh với Phật Giáo,
- Đức Chúa Cha là Pháp Tánh,
- Đức Chúa Con là người giác ngộ và chỉ bày Pháp tánh.
- Đức Chúa Thánh Thần là hiện tướng của pháp vậy.
KKT: Câu chuyện này hay lắm.
Nếu có mặt KKT ở đó thì khi nghe Sư nói:
-- Quý vị nghe thuyết pháp đã nhiều, bây giờ nghe pháp thuyết đi chứ. KKT sẽ khỏ Sư một gậy và hỏi:
-- Thỉnh Sư hãy “thuyết pháp” cho biết cây gậy vừa “pháp thuyết” cho Sư cái gì? Bà con nào nghe được cây gậy “pháp thuyết” ra sao, xin hãy nói cho mọi người nghe?
HL: Chào Huynh KKT cùng các Bạn.
1. Thầy mới tu thì:
- Ai da! Thằng chó nào dám hỗn mà đập đầu Thầy vậy?
Rồi trổ tài Thiếu Lâm Tự ra vài chiêu, rượt KKT đánh và kiện ra toà, kèm theo khuyến khích đệ tử xuống đường đả đảo!
2. Thầy vừa vừa thì sau khi la:
- Ai da!
Rồi đem chuyện này đi kể lại cho bà con.
3. Thầy đang tu thì la:
- Ai da! Chết tui rồi!
Rồi sau đó đem chuyện đi kể lại cho bà con.
4. Thầy thứ thiệt thì sau khi nói xong câu:
- Quý vị nghe thuyết pháp đã nhiều, bây giờ nghe pháp thuyết đi chứ!
Thì Thầy dọt lẹ liền vì ngay sáng sớm khi Thầy dùng định lực để coi: Sáng nay, mình sẽ gặp những ai và nói những gì thì Thầy đã biết rằng KKT sẽ khỏ Thầy một gậy. Tất nhiên nếu Thầy không né, hay đúng hơn là dọt đi cho kịp thì... Thầy hiểu rằng: Đây là Nghiệp. Trong điều kiện này thì Thầy chỉ la một tiếng:
- Ai da!
KKT: Vậy là vị thầy “thứ thiệt” này của huynh HL vẫn còn “kẹt ngã”. Thầy dùng thần thông nên đã biết trước KKT sẽ khỏ gậy nên vừa nói xong thầy vội “dọt lẹ”. Lo dọt lẹ để né như vậy nên:
1. Thầy vẫn còn ngã (nên mới phải né) Còn thầy dọt không kịp nên bị đập trúng thì thầy lại không dám nhận mà đổ tại “nghiệp”. Không dám nhận như vậy nên:
2. Thầy vẫn còn ngã (nên không dám “assume”)
Kết luận: Thầy vẫn chưa thành A La Hán được.
Giờ phút của “SỰ THẬT” đã điểm. Đã đến lúc “huynh HL” phải trình kiến giải.
HL: Hành động này là “copy” của Ngài Mục Kiền Liên khi Ngài né những anh chàng đi tìm Ngài để mà giết. Ngài né là vì nếu để những vị này làm cái chuyện đó thì những vị này sẽ về A Tỳ. Nhưng sau đó thì Ngài thấy rằng: Cho dù Ngài đã “tàng hình” để tránh nhưng những vị này cứ lẩn quẩn ngay cái chỗ Ngài đứng. Do vậy Ngài mới... quán tiếp và biết rằng đây là ác nghiệp nó đến. Ngài bèn dùng luồng Bhavanga để... xuất hồn và tìm đến Đức Phật để xin phép Thầy cho phép Ngài nhập Niết Bàn.
Mến.
Trích hoasentrenda.com
pthien