Phần chính ở dưới,vài dòng trên cùng bài viết này chỉ nhằm làm mục đich sáng rõ cái ngu của bạn và tui khi nghe về pháp môn tịnh độ
Đây là bài viết tôi copy từ web hoasentrenda.com:
PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn chuyên dùng câu A-DiĐà
Phật để vào chánh niệm, rồi dựa vào niềm tin mạnh mẽ, tu sĩ
có thể đạt được từ Sơ phẩm đến Cửu phẩm sau đó phát đại nguyện
để vào Nhất sanh bổ xứ và đi độ sanh cũng bằng câu niệm Phật bất
hủ đó.
Nhưng với màn vô minh dày đặc không biết có bao nhiêu
người đã cho rằng:

- Tịnh độ tông chỉ dành riêng cho những ai hết xí quách hay
gần chết tu thôi. Một pháp môn chỉ dành cho những người đã hết
nhựa sống tu, thực tế chả hấp dẫn tý nào! Vì vậy, người niệm Phật chiếm đa số là già. Còn đám trẻ mà nói tu Tịnh độ lại có mặc cảm nặng nề vì người đối diện thế nào cũng an ủi họ rằng: Pháp môn nào cũng tốt hết, tôi thì theo Thiền tông nó có vẻ trí tuệ hơn (ý muốn nói: Thiền tông ngon hơn Tịnh độ nhiều!) và sau câu nói xã giao, người bạn Thiền tông bỏ mặc anh chàng Tịnh độ rồi quay sang những người khác nói công án này công án nọ.
Đó là chuyện thường tình trong những nhóm theo đạo Phật.
Mặt khác những buổi giảng đạo thường lấy đề tài là công án này
công án nọ có vẻ hấp dẫn hơn và thu hút một số khá đông người
mộ đạo trẻ tuổi. Ai cũng thích nói về các bộ kinh lớn như Kim cang,
Pháp hoa, Hoa nghiêm. Còn nói về Tịnh độ, giảng sư hình như kẹt
đề tài.
Thật vậy, chỉ có chúng ta ở Nam Thiệm Bộ Châu với đầy chất
vô minh mới có ý nghĩ kỳ quái đó. Có lẽ chuyện này xảy ra vì cái
đám học giả vốn là cái đám ăn không ngồi rồi. Tự cho mình thông
minh, học giỏi lại là con nhà giầu, nên có quyền ấn loát, cắt xén
nguyên bản và viết lại theo ý nghĩ của mình... Với hai thần thông:
Ngu si thông và Vô minh thông, họ đã cắt xén nguyên bản của
Pháp môn Tịnh độ, biến chế theo ý riêng của mình. Họ vô tình tiếp
tay với Thiên ma, hóa phép từ một pháp môn cực kỳ khó khăn
thành một pháp môn chỉ dành cho những ai gần đất xa trời tu mà
thôi.
Thật vậy, họ có biết đâu: Cách đây hơn hai ngàn năm trăm
năm, vào một hôm, Sariputa, với sự nhạy cảm cực kỳ của mình,
phát hiện ra sự đăm chiêu của đức Phật.
Ông nghĩ rằng: Đây là lần độc nhất mình thấy Thầy có vẻ
trầm tư một cái gì đó. Hay là mình hỏi thử xem sao? Nghĩ tới đó,
ông liền hỏi và Phật im lặng không nói... Ông lại hỏi lần thứ hai,
Phật vẫn im lặng... Đến lần thứ năm, Phật mới nói: Khó lắm! Rồi im
lặng... Sau khi hỏi thêm bốn lần nữa, Phật đều trả lời: Khó lắm
đừng hỏi thêm chi cho mất công.
Và như vậy, đây cũng là lần độc nhất Phật nói Khó tới năm (5)
lần trước khi trình bày một pháp môn! Một pháp môn mà khởi đầu
bằng tới năm cái khó của một đức Phật thì đủ hiểu nó khó đến
chừng nào... Ấy vậy mà vẫn có người cứ cho rằng:
Tịnh độ là dễ tu. Thật là vô minh hết biết luôn!!!
B. Chào các Bạn mê Tịnh Độ
Nguyên tắc hoạt động của Tha Lực trong Tịnh Độ.
Khi đệ chết lần thứ nhất và qua được bên đó thì đệ mới biết
được nguyên tắc của cái gọi là Tha Lực.
XUẤT PHÁT CỦA PHẬT LỰC:
Ngài A Di Đà Phật Phát ra một luồng hào quang rất là mạnh từ
đảnh (Phần thịt màu đỏ trên đầu của Ngài) của Ngài.
Phân tích luồn năng lực này:
Trong nhiều kinh Đại Thừa có diễn tả về cung cách phóng
quang của chư Phật: Trích từ “KINH ÐẠI ÐÀ RA NI MẠT PHÁP
TRUNG NHẤT TỰ TÂM CHÚ”
Ngài nhập nơi đảnh Tam muội của tất cả Như Lai tối thượng
đại Chuyển Luân Vương, liền ở giữa chặng mày phóng một đại hào
quang, hào quang kia chiếu khắp mười phương thế giới hết thảy
các Phật sát, trong ấy chúng sanh nào gặp được ánh hào quang
thảy đều vui mừng. Hào quang kia chiếu khắp rồi, trở về đến chỗ
Phật nhiễu quanh ba vòng rồi nhập vào đảnh của đức Như Lai.
Đại khái là như vậy, có nghiã là luồng hào quang xuất phát từ
trung tâm năng lực Ajna (từ điểm giữa của chân mày kéo thẳng lên
một khoảng cách dài bằng đốt giữa của ngón giữa). Và bay ra, rồi
vòng về lại và nhập vào đảnh.
Như vậy, có thể nói là năng lực (hay hào quang) này có hai
phần:
PHẦN 1: Xuất phát từ trung tâm năng lực Ajna và phóng
thẳng ra.
Người có thần nhãn (thấy được hào quang bằng mắt thịt) có
thể thấy được rất là rõ cái phần này khi nhìn một tu sĩ Tứ Thiền
Hữu Sắc đang sử dụng Thiên Nhãn (danh từ của bọn lu bu: Màn ti
vi) để quán xét này nọ. Người này thấy ngay từ trung tâm năng lực
của tu sĩ này phóng ra một tia laser màu vàng rực, đồng thời người này cũng hiểu là tu sĩ đang sử dụng tinh khí của chính họ để làm chuyện này, do vậy mà sau khi quán này nọ xong thì tinh khí cũng bị mất đi phần nào: Người mà dùng màn ti vi nhiều quá thì cũng
xanh xao vàng vọt như những tay ăn chơi hạng nặng.
Cái lợi:
Cái gì đồng dạng là tự động cộng hưởng đó là định luật tự
nhiên của vũ trụ. Do vậy mà khi quán thì năng lực này cũng cộng
hưởng với nhau! Ví dụ như, ngay lúc này thì có 40 tu sĩ đang quán này nọ thì khi chính mình vào cách quán thì 40 người kia cùng cộng hưởng với mình để mà tự động trợ lực với nhau, mình vẫn bị mệt nhưng hiệu xuất rất là cao. Lần hồi, do tâm mình nó càng nhạy cảm nên khi quán mình cũng cảm nhận được sự cộng hưởng này tạm gọi là “năng lực gia trì” của Thập Phương Chư Phật. Một khi đã
gia nhập vào đây rồi thì hành giả lúc nào cũng ở trong tư thế quán, và có thể gọi là khi họ nhìn bằng mắt thịt thì cũng là lúc họ nhìn qua Thiên Nhãn. Thiên nhãn là mắt thịt, mắt thịt là thiên nhãn.
Chú ý quan trọng:
Chỉ khi lên đến Tứ Thiền hành giả tác ý về hiện tượng “năng
lực gia trì”, thì mới được an toàn. Còn mới tập quán mà đã để ý tới năng lực gia trì thì rất là dể bị Tha Hoá Tự Tại chi phối
Đặc biệt trong Tịnh Độ:
Khi tu sĩ độ tử thì động tác dễ làm nhất là: Quán Tam Tôn
(tính từ bên trái qua bên phải là: Ngài Quan Thế Âm, Ngài A Di Đà
và Ngài Đại Thế Chí). Khi linh ảnh đã xuất hiện thì các Ngài tự động
độ người này. Tu sĩ chỉ cần theo dõi coi người này ở vào phẩm nào
vậy thôi.
Lời bàn:
Khi tu sĩ tập trung tư tưởng và quán cho ra Tam Tôn thì có thể
nói là tu sĩ chính là cái kinh hội tụ để hội tụ lại cái tha lực mà Ngài
A Di Đà đã phóng ra từ đảnh của Ngài vào đối tượng hữu duyên.
Khi đã hội tụ lại được rồi thì cái tha lực tự động làm việc.
Và dĩ nhiên đó cũng là sự sử dụng của cái phần “phóng đi” của
Ngài A Di Đà.
Nay bàn tiếp vê phần năng lực quay về.
PHẦN 2 Sau khi lực phóng quang này đi hết đà, thì hào
quang tự quay về với cái đảnh của Ngài A Di Đà.
Phần quay trở về này, được lợi dụng tối đa để cho những tu sĩ
chưa được thấy Ngài A Di Đà. Thật vậy, khi mà tu sĩ làm một cách
nào đó để biến mình thành ra được một tư tưởng thì tu sĩ này có
thể nương vào cái lực quay trở về kia mà có thể về lại ngay cái
đảnh của Ngài và do đó mà có thể thấy được Ngài một cách lẹ
nhất.
chỉ mới hết phần miêu tả tha lực của phật di đà
còn tiếp phần khác …