. xem phim cuộc đời đức phật thích ca nè!chẳng cần tivi đầu đĩa đâu nghe
Cuộc đời Phật Thích Ca.
1. Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc.
2. Quán màn tivi. (cái này là tâm kính đàn-đọc phần sau cùng)
3. Giữ tâm “An Chỉ” cho kiên cố và lâu dài.
4. Quán ấn “Liên Hoa” xuất hiện rõ trong màn tivi.
5. Tâm đọc câu: “Om, Muni Muni Maha Muni, Sakya Muni Svaha”
6. Khi ấn mất đi: Sẽ thay vào đó nguyên cuộc đời tu hành của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, phim dài khoảng 4 giờ đồng hồ.
“Không có tâm đi tìm sự Giải Thoát
thì sẽ không bao giờ được Giải Thoát
cho dù có tu Đạo Phật.” HL
Tâm kính đàn là sự phát minh của ông hai lúa(tibu)chỉ có ở việt nam!đã quá chứ còn gì nữa!
Chào các Bạn.
Tâm kính đàn là cái rắc rối nhất của Mật Tông. Hai Lúa đệ cũng mày mò và cũng bí như thường. Câu chuyện cũng ly kỳ y như là... chuyện Tề Thiên.
Số là hồi còn ở Đà Lạt thì đệ có quen với một gia đình nọ (người Công Giáo) có biết về thuật Phong Thủy. Và khi an tán mộ cho gia đình thì họ cho đệ biết là nó bị méo 1 tý xíu khi canh cái hòm nhìn vào cái ấn trong 1 cái Long Mạch ở Đà Lạt. Và họ cũng cho đệ biết là nó ăn vào hàng cháu nhưng không được mạnh cho lắm. Và ba tháng sau thì nhóc tỳ P. nhỏ tự nhiên có khả năng thấu thị, chữa bệnh búa xua. Và dĩ nhiên là đệ làm quen với anh chàng nhóc tỳ này.
Và trong khi bàn về Thiên Văn: đệ có chơi 1 trò chơi là dùng ... tâm kính đàn (tự chế) ra để coi những tinh tú trên trời. Đệ nói với P. Nhỏ:
-- Ê, anh tìm ra cách này để nhìn ngôi sao mà không mỏi cổ nè!
P. Nhỏ hỏi:
-- Cách nào?
Và đệ lấy cái xâu chuỗi 18 hột ra và nói P nhỏ nhìn vào cái vòng của xâu chuỗi. P. Nhỏ nhìn vào và thấy y như là mình nhìn vào cái kiếng phản chiếu cả bầu trời và trong đó có những ngôi sao. P. Nhỏ phê bình, cách của anh cũng hay nhưng nó nhỏ quá vì vậy mà không dùng được gì. Đệ thấy cũng đúng. Và cũng không biết làm sao mà Zoom cái hình nó to và nhỏ theo ý mình muốn được.
Đó là giai đoạn đầu của "Tâm Kính Đàn".
Trong nhóm lu bu (nhón cư sĩ tu hành theo kiểu "tu chết bỏ" ở Đà Lạt) lúc bấy giờ còn lèo tèo những nhân vật tự phát. Trong đó có anh Hoà Lùn cũng đang tìm "Tâm Kính Đàn". Anh này thì làm... y kinh: Có nghĩa là sắm một cái gương "chưa có dùng" và tập coi có được gì hay không. Và tất nhiên là thất bại hoàn toàn: Anh ta tập siêng năng nhưng lại không được gì (Hoà Lùn mà đã tập cái gì là phải coi là 24 trên 24).
Thấy vậy đệ có nói cho anh ấy nghe là:
Gương nào mà họ đã chế ra thì đều có người nhìn vào hết, người nhìn đầu tiên là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm! Do vậy điều kiện mà kinh đưa ra là không thể thỏa được. Phải có 1 cách nào khác để cái gương phải có những tiêu chuẩn sau:
1. Là không bị mất hay bể
2. Ở đâu dùng cũng được
3. Có thể Zoom hình theo ý thích.
4. Ngoài cái Thấy thì lại còn có thể "Nghe" được luôn.
Và dĩ nhiên tu sĩ phải biết: Cơ chế hoạt động của "Tâm Kính Đàn" nó ra làm sao? Thiếu 1 yếu tố là coi như là làm không ra. Thế là đệ coi lại thật là kỹ lưỡng cuốn Đức Phật Và Phật Pháp của Narada do Bác Phạm Kim Khánh dịch (cuốn sách độc nhất của đệ vào lúc bấy giờ). Thì đệ phát hiện ra Đức Phật, khi Ngài chứng các từng thiền, thì Tâm của Ngài lại sạch như "Gương" và tất cả các pháp đều hiện ra "Như Thật". Mừng như vớ được vàng! Đệ biết rằng chỉ có cách này mới có thể tìm và làm được "Tâm Kính Đàn".
"Tâm Kính Đàn" lần đầu tiên hoạt động.
Tất nhiên là muốn cho nó hoạt động thì đệ tu mò muốn tắc thở luôn, vì đâu có ai chỉ cho cái gì đâu. Chỉ dựa vào cái câu trong sách mà thôi. Sau 1 thời gian thì những khả năng tự nhiên phát triển. Thứ nhất là linh tính, cái linh tính nó trúng đến... kỳ lạ.
Chuyện rằng:
Đệ ngồi bật dậy và nói với vợ rằng:
-- Họ đi đến kêu anh đi chữa bệnh, anh đi nghe, nhớ cầu nguyện cho tớ đó!
Vợ cằn nhằn:
-- Ai mà kêu hai ba giờ sáng! Đi ngủ đi!
Nhưng đệ đã leo ra khỏi cửa sổ và đi ra ngoài ngõ và đi xuống đường Hai Bà Trưng. Một chiếc xe honda chạy từ dốc Cẩm Đô lên và đệ ngoắc anh chàng lại và nói:
-- Tui là Phước đây, em anh bệnh ra sao?
Người anh thắng xe lại và... muốn ỉa đùn trong quần:
-- Trời! Danh bất hư truyền, Vậy là em tui hết bệnh rồi!
Tất nhiên đó là hồi đệ còn sung sức, bây giờ thì già rồi và nhất là sau khi chết đi sống lại 4 lần vì tu trật. Nó không còn được như xưa nữa. Kế đó là cái thấy:
Bà xã đi xuống Sài Gòn và khi lên Đà Lạt thì không có nhắn tin hay "đánh dây thép". Đệ làm cho tâm thanh tịnh (thời đó đệ chưa biết đó là "Tứ Thiền Hữu Sắc”) và khi nghĩ về bà xã thì thấy bà xuống xe ngay khách sạn Palace vào ngày mùng 4 Tết hay sao đó lúc 12 giờ 44 phút trưa.
Cách xuất hiện nó như sau: y như là đệ nhìn vào một tấm hình màu: Đệ thấy xe khách ngừng lại và bà xã xuống xe ôm một người đàn ông (người đàn ông đó là đệ) và nói cái gì đó (Lúc này đệ chưa có nghe được).
Tiền cảnh của cái cảnh vợ xuống xe đó là: Một cái đồng hồ điện tử digital có ngày tháng năm cả Âm Lịch và Dương Lịch và giờ thì nó chạy như là đồng hồ bấm giây của các nhà thể thao vậy. Có nghĩa là có giờ (được biểu thi theo dạng 24/24; phút; giây; và sao.
Tất nhiên là đệ đi đón và đúng phóc.
Sau này đệ cố ý đoán sai để bả nhìn đệ ra thằng chồng, chớ không thì bả sẽ không được tự nhiên cho lắm.
Cơ chế hoạt động của "Tâm Kính Đàn"
Nó cũng không có gì là ầm ỷ và siêu nhiên. Chuyện thấy hay nghe đều xảy ra từ cái óc của mình. Do mình nhận kích thích từ bên ngoài qua các giác quan và được chuyển hệ thành giao động thần kinh và từ giai động thần kinh này mình mới thấy, nghe... được. Cũng lợi dụng vào cái đó nên khi tu sĩ có cái tâm thanh tịnh rồi thì khi chú ý đến cái gì thì cái óc nó bị kích thích và nó cho mình thấy, nghe, rờ, cầm... Do vậy chỉ cần vào Tứ Thiền là tâm đã thanh tịnh đủ để kích thích cái óc khi tu sĩ tác ý vào 1 đề tài nào. Tất nhiên, nó đều có mức độ sâu dầy của nó: Để cho dễ hiểu thì các Bạn nên đụng bàn tay lên cái đầu của mình trước và đọc:
Trước nhất là cái linh tính:
Tâm đã tới Tứ Thiền thì bộ óc nó nhạy cảm nhưng chưa thấy gì được. Có nghĩa là bộ óc đã thanh tịnh nhưng chưa đụng con mắt.
Sau đó là Bạn đem bàn tay xuống 1 tý và đụng tới cặp mắt và đọc tiếp:
Kế đó là vì độ thanh tịnh nó sâu hơn nên nó lấn xuống tới cặp mắt. Vì thế lúc này mới có thể thấy được.
Tiếp theo là lấn xuống lỗ tai. Vì thế mà có thể nghe được.
Sâu hơn nữa là tới lỗ mũi. Vì thế mà có thể ngửi được.
Và sau đó là rờ được và có thể xô hay nâng được.
Trên đây là tự phát nên nó lộn xộn và không có phương pháp cho rõ. Sau này đệ chia ra thành từng phần để tu sĩ khác có thể tập được dễ dàng hơn, đệ chia ra như sau:

1. Dùng đề mục để chứng các từng thiền
2. Quán một cái màn ảnh như màn ti vi to cỡ 9cm x 12cm
3. Sơn cho màn ti vi đó nó có màu trắng y như hột gà luộc và bóc vỏ.
4. Giữ cái màn ti vi này 24 trên 24 trong vòng 1 tuần.
5. Sử dụng cho việc đời thì Màn ti vi lại nằm ngang (tự động)
6 Sử dụng cho việc Đạo thì màn ti vi lại dựng đứng (cũng tự động).
Nhiên liệu để chạy màn tivi hay là "Tâm Kính Đàn":
1. Giữ giới luật cho thật là ngon lành.
2. Kiểm tra tư tưởng liên tục (có nghĩa là không có chuyện giải lao)
3. Và Thiền Định.
Tui trích từ hoasentrenda
tui có chỉnh sữa một chút!không thay đổi ý