kết quả từ 1 tới 16 trên 16

Ðề tài: điều căn bản về thần chú

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #16

    Mặc định

    Trong hệ thống truyền dạy phật học chủ yếu có 2 cấp "tiểu thừa" và "đại thừa". Đại thừa là chương trình giảng dạy phật học phổ thông ví như cấp tiểu học đến trung học phổ thông vậy. Cũng vì vậy mà có đông đệ tử nhất. Ai mới chập chửng bước chân vào đạo phật đều cần phải đi qua đại thừa phật học rồi mới đi tiếp đến tiểu thừa (ví như cấp bậc đại học vậy). Càng lên cao thì càng có ít người theo, nhưng cả 2 loại truyền thừa đều vô cùng trọng yếu trong hệ thống giáo dục phật học.

    Vì người ta thiếu hiểu biết mà cứ nghe cái gì "đại" là ngon, là cao siêu, to lớn nên có sự diễn giải lệch lạc gây nhiều tranh cãi, gây chia rẽ giữa các nhánh phái phật giáo. Những vị thầy truyền dạy "đại thừa" kinh ví như những người giáo viên ở bậc tiểu học và trung học vậy. Họ có chuyên môn của họ và tất cả chúng phật tử nên biết ơn họ vì ai cũng cần phải đi qua những bước đi đầu đời này trên đường tu. Tiếc thay nhiều vị sư thầy đại thừa cứ khư khư muốn giữ lấy đệ tử lại bên mình càng nhiều càng tốt (để cung phụng cho họ) như một thành quả do họ thu lượm được, chứ chẳng muốn đệ tử mình tiếp tục đi lên cấp bậc cao hơn (giống như thầy cô mà cứ thích học trò mình mãi ở lại lớp để lớp học ngày càng đông vui vậy). Tất cả mọi sự so sánh giữa đại thừa và tiểu thừa đều là khập khiễng vì mỗi cấp bậc có nhiệm vụ và tầm quan trọng của nó. Một cái cây dù là cành lá hay gốc rễ thì đều mang tính chất sống còn cả.

    Bất hạnh thay vẫn có 1 số vị sư thầy phật giáo đại thừa vì thiếu hiểu biết, vì lợi ích nhóm, tham vọng thống nhất phật giáo theo hướng có lợi cho địa vị của họ mà dùng những phép so sánh khập khiễng để diễn giải sai lệch ý nghĩa đại thừa và tiểu thừa gây chia rẻ sâu sắc trong giáo hội. Giống như 1 giáo viên cấp 1 cứ ngồi chê bai ông giáo sư tiến sĩ dẫn dắt chương trình hậu đại học là dở tệ vì ông giáo sư chỉ có vài nghiên cứu sinh theo học.

    Chúng ta luôn nhớ ơn thầy cô những người đã dìu dắt ta qua những năm tháng ấu thơ. Nhờ những người thầy, người cô này mà ta mới có ngày thành đạt. Cũng giống như vậy các vị sư thầy đại thừa có tầm quan trọng và chuyên môn của họ. Không cái nào quan trọng hơn cái nào. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

    Trở lại với mật tông, nó gần như 1 phần, 1 phân nhánh của phật giáo tiểu thừa vậy, có thể ví như 1 chương trình hậu đại học. Những ai thiếu nền tảng kiến thức phật giáo đại thừa vững chắc khi bước chân vào mật tông (kim cang thừa) thường rẽ nhánh sang tu luyện "huyền thuật" vì vốn dĩ họ tìm đến nhánh truyền thừa này là để truy cầu quyền năng chứ chẳng phải tìm kiếm con đường đến chân lý. Tiếc thay loại người này do nền tảng phật học còn nhiều thiếu sót, mê tín mà tu luyện thần thông cũng chẳng đến đâu, cuối cùng rẽ nhánh trở thành phù thuật sư nhập thế xưng hùng xưng bá. Tôi xin miễn đi sâu vào vấn đề "phù thuật" vì ở đây là forum mật tông.

    Tóm lại là trong 1 hệ thống giáo dục mà các cấp bậc rối loạn, cấp bậc nào cũng tự ý đề cao quá mức cấp bậc đó thì chỉ có khổ cho người tu học, làm sao mà tồn tại bền vững được.
    Last edited by lavender87; 29-10-2020 at 05:57 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  2. [B]BẠCH Y THẦN CHÚ và NHỮNG ĐIỀU LINH ỨNG [/B]
    By dieu22 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 07-03-2012, 06:30 AM
  3. Những điều căn bản về Mật Tông.
    By phuocthien in forum Mật Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 03-02-2011, 12:48 AM
  4. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:12 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •