Mặt Trời Chánh Niệm...

NQ:
KỆ THỨ 45
Như ánh sáng mặt trời
Chiếu soi loài cây cảnh
Chánh niệm khi thắp lên
Chuyển hóa mọi tâm hành....
(Trích từ: "Duy Biểu Học Giảng Luận", Nhất Hạnh)
HL: Chào Huynh NQ.
Đọc nguyên bài, thì thấy cũng đường được, nhưng khi xăn tay áo lên để làm thử thì lại đụng phải chuyện lớn. Tâm thức có ba phần:
Thô tâm, vi tế tâm và sau cùng là cái bản ngã.
Trong bài giảng này chỉ đề cập đến những cảm nhận thô thiển của mình mà thôi, có nghĩa là những giận hờn, những lo sợ, những lỗi lầm mà mình đang làm hay, thuộc về hiện tại, hay đã làm trước đây (hồi còn nhỏ) thuộc về quá khứ.
Phương pháp này cũng như một người dùng cây kim và ngồi đợi bọt bong bóng nổi lên trên mặt nước và dùng cây kim này đâm bể bọt nước đó. Khỏi nói thì cây kim chính là cái "Chánh Niệm" và bọt nước là những thô tâm.
Nhìn qua thì được lắm. Nhưng khi làm một hồi thì mới biết rằng: cái nguồn cung cấp năng lượng để cho những bọt nước này nổi lên lại là cái bản ngã, thể hiện qua "cái ý chí muốn sống". Cái ý chí muốn sống này hay là cái "tham dục" nó nằm... ở ngoài cái đáy của tâm thức! Y như ngọn lửa cứ nung nóng cái nồi nước vậy. Nếu mà mình không tắt ngọn lửa này thì cho đến bao giờ những bọt nước này nó mới hết nổi lên?
Do vậy mà phải hiểu rằng:
Có ba trình độ để làm cái chuyện "chiếu soi bằng cái Chánh Niệm" này:
1. Trình độ vọng tâm (như đã được trình bày trong bài giảng).
2. Trình độ chứng các từng Thiền Hữu Sắc (từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền) ở trình độ này hành giả đã qua được những "Thô Tâm" và đang chánh niệm trên những "vi tế tâm" bằng cách thực hiện nhưng cách quán chiếu này nọ như sử dụng các thần thông và kiểm tra cái độ chính xác của nó. Để từ đó mới biết rằng cái vi tế tâm còn giao động hay không. Vi tế tâm càng giao động thì độ chính xác rất là ít (trên 70%, lúc này sự quán chiếu còn rất là khó khăn) còn nếu nó càng yên lặng thì độ chính xác sẽ là từ 90% đến 95% là hết mức (sự quán chiếu nhanh hơn nhiều nhưng vẫn chưa được bén nhạy cho lắm).
3. Trình độ chứng các cõi Vô Sắc: Ở trình độ này, tuy rằng vi tế tâm đã im lặng, nhưng cái ngọn lửa của bản ngã chưa được đụng tới.
Khi kiểm tra lại thực tế qua những quán chiếu này nọ, hành giả chỉ có thể đi về quá khứ một cách chính xác trong vòng 40 kiếp sống mà thôi. Còn nếu ở vị thế này (trình độ Vô Sắc) mà muốn chiếu soi kiếp thứ 41 thì hành giả biết rằng sự chiếu soi này lại có sai số, có nghĩa là không đúng. Để cho đúng thì phải đối diện với bản ngã và tìm cách tiêu diệt nó.
39555
Apr 26, 2006
NQ: Huynh có thể nêu ra vài thí dụ hay tên gọi của vi tế tâm không?
HL: Cái Tôi là... nó nằm tiềm ẩn trong mọi sinh hoạt. Cái cá tính khó hiểu của mình cũng là hai ví dụ rất là rõ về vi tế tâm. Nhưng thực tế, khi lên Tam Thiền thì mới cảm nhận được sự sôi động của vi tế tâm. Và khi tới Tứ Thiền, với cái nhìn thật là thanh tịnh, hành giả thấy được luôn cái luồng Bhavanga của mọi chúng hữu tình. Nghiên cứu cái luồng này thì hành giả sẽ thấy được luôn cả những khả năng đang ngủ ngầm và sẽ bất chợt bùng phát lên vào lúc nào và như thế nào luôn.
NQ: Vì sao có sự cho rằng... cái bản ngã là một phần của... tâm thức? Huynh có thể nói rõ thêm một tí không?
HL: Cái ý chí muốn sống, hay bản năng sinh tồn chắc chắn là từ tâm thức. Mà hai cái đó là cái bản ngã. Trong bài giảng này chỉ đề cập đến những cảm nhận thô thiển của mình mà thôi, có nghĩa là những giận hờn, những lo sợ, những lỗi lầm mà mình đang làm hay, thuộc về hiện tại, hay đã làm trước đây (hồi còn nhỏ) thuộc về quá khứ.
NQ: Tuy là... thô thiển nhưng sức công phá của nó có thể làm cho nhà tan cửa nát, bom nguyên tử nổ như chơi đó Huynh wơi.
HL: Phương pháp này cũng như một người dùng cây kim và ngồi đợi bọt bong bóng nổi lên trên mặt nước và dùng cây kim này đâm bể bọt nước đó. Khỏi nói thì cây kim chính là cái "Chánh Niệm" và bọt nước là những thô tâm.
NQ: Thế nhưng... nếu Chánh niệm không có mặt thì... làm sao biết được, thấy được... bọt nước dù nó nổi đầy ra đó?
HL: Nhìn qua thì được lắm. Nhưng khi làm một hồi thì mới biết rằng: Cái nguồn cung cấp năng lượng để cho những bọt nước này nổi lên lại là cái bản ngã, thể hiện qua "cái ý chí muốn sống". Cái ý chí muốn sống này hay là cái "tham dục" nó nằm... ở ngoài cái đáy của tâm thức! Y như ngọn lửa cứ nung nóng cái nồi nước vậy. Nếu mà mình không tắt ngọn lửa này thì cho đến bao giờ những bọt nước này nó mới hết nổi lên?
NQ: 1. Làm sao có thể có sự… “thì mới biết rằng” nếu không có chánh niệm, chánh định lúc đó?
HL: Huynh chưa chơi tới bến và hay vuốt ve nó nên chưa đụng trận lớn, vì vậy nên Huynh chưa thấy cái sự mất thời giờ khi chỉ chiếu rọi những cái thô tâm. Có thể nói Huynh sẽ không đi đâu được xa khi chưa truy ra nguyên nhân của các Thô tâm.
NQ: Để ý hai câu:
Khi Chánh niệm thắp lên
Chuyển hóa mọi tâm hành
Đem hai câu này áp dụng vào thí dụ nêu trên thì nhờ vào ánh sáng của chánh niệm mà hành giả biết được rằng cái bản ngã kia là đồ dổm, không thật có; cũng như cái tham dục kia sẽ từ từ biến mất khi bị nhận diện (bị chuyển hóa).
HL: Cái này là Huynh nói theo ai đó hay là đã làm được rồi?
NQ: Ngoài ra, cũng nên để ý rằng... cái năng lượng của chánh niệm nó không constant, càng tu tập công phu nó càng mạnh, càng nhanh, càng có khả năng nhìn sâu, thấy rõ, và dần dần nó giúp/đưa đẩy hành giả đến trình độ... rùi thì tất cả được đưa ra ánh sáng… vậy.
HL: Không đúng lắm đâu.
Ví dụ như khi Huynh khuấy nước đựng trong ống nghiệm dài cỡ vài cây số. Trong tay huynh chỉ có cái muỗng cà phê, thì thử hỏi khi Huynh Khuấy đến chừng nào thì nước ở cái đáy mới bị khuấy động? Muốn làm được chuyện trên, Huynh phải có cái cây khuấy dài cỡ vài cây số thì mới tác động được. Trở lại vấn đề:
Tất nhiên, là "dùng muỗng ca phê" là chiếu rọi vào những Thô Tâm. Còn khi "dùng cây khuấy dài cỡ vài cây số" là sự chiếu rọi vào vi tế tâm. Thực tế vi tế tâm nó nằm còn sâu hơn vậy nữa và rất là khó dò dẫm. Nếu chỉ ngồi nhìn những thô tâm bị tan biến và tưởng tượng rằng vi tế tâm cũng theo đó mà tan biến luôn là một động tác mất thời giờ và thiếu thực tế.
NQ: Sự cho rằng “cái ý chí muốn sống hay là cái "tham dục" nó nằm “ở ngoài cái đáy của tâm thức” là hỏng ổn rùi. Vì sao vậy? Vì cái tham dục là một trong những tâm sở, nó thường ẩn tàng trong tâm thức và khi có điều kiện, nhất là khi hành giả bị thất niệm, thiếu tỉnh giác là nó hiển hiện ra. Ngay khi nó lộ diện, nếu hành giả có được chánh niệm và nhờ có chánh niệm ngay thời điểm này hành giả thấy nó đang trồi lên, hiển hiện càng lúc càng rõ. Và thực là kỳ lạ, khi nó bị thấy thì... nó từ từ lặn xuống và trở về ẩn tàng lại trong tâm thức... có thể nói ví giống như con chó đang sủa bậy thấy bị ông bà chủ nhìn thấy thì.. nó từ từ ngưng ngừng sủa vậy.
HL: Cái ý chí muốn sống là cái khó khăn nhất, nên nhớ chỉ khi nào lên A La Hán thì cái này mới bị triệt tiêu. Còn chưa lên tới đó thì chuyện bàn luận y như là ký ngân phiếu mà không có tiền bảo chưng vậy. Đệ còn ba lần nữa. Và dĩ nhiên, đệ đã đối diện với cái ý chí muốn sống này đã là bốn lần rồi!
Do vậy mà phải hiểu rằng:
Có ba trình độ để làm cái chuyện "chiếu soi bằng cái Chánh Niệm" này:
1. Trình độ vọng tâm (như đã được trình bày trong bài giảng).
2. Trình độ chứng các từng Thiền Hữu Sắc (từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền) ở trình độ này hành giả đã qua được những "Thô Tâm" và đang chánh niệm trên những "vi tế tâm". bằng cách thực hiện nhưng cách quán chiếu này nọ như sử dụng các thần thông và kiểm tra cái độ chính xác của nó. Để từ đó mới biết rằng cái vi tế tâm còn giao động hay không. Vi tế tâm càng giao động thì độ chính xác rất là ít (trên 70%, lúc này sự quán chiếu còn rất là khó khăn) còn nếu nó càng yên lặng thì độ chính xác sẽ là từ 90% đến 95% là hết mức (sự quán chiếu nhanh hơn nhiều nhưng vẫn chưa được bén nhạy cho lắm).
3. Trình độ chứng các cõi Vô Sắc: Ở trình độ này, tuy rằng vi tế tâm đã im lặng, nhưng cái ngọn lửa của bản ngã chưa được đụng tới. Khi kiểm tra lại thực tế qua những quán chiếu này nọ, hành giả chỉ có thể đi về quá khứ một cách chính xác trong vòng 40 kiếp sống mà thôi. Còn nếu ở vị thế này (trình độ Vô Sắc) mà muốn chiếu soi kiếp thứ 41 thì hành giả biết rằng sự chiếu soi này lại có sai số, có nghĩa là không đúng. Để cho đúng thì phải đối diện với bản ngã và tìm cách tiêu diệt nó.
NQ: Như đã trình bày ở trên, nhờ vào ánh sáng chánh niệm chiếu soi đến một lúc nào đó... hành giả sẽ nhận ra cái bản ngã đó là đồ dổm, không thật có (vô thường, vô ngã)... thì tự nhiên là cái bản ngã đó sẽ tự biến mất mà hành giả không cần tiêu diệt nó. Đã không?
HL: Một lần nữa, Huynh nói theo ai đó hay là Huynh đã tự làm được rồi.
hoasentrenda