CHỨNG VÀ ĐẮC THIỀN
chú ý!đọc xong xin đừng dùng ngu si thông và vô minh thông mà bàn luận!
vì quả của việc tranh luận là SÂN HẬN và có thể bị ...điên!
có ngon thì tập thử!đừng ngồi dưới đất rung đùi mà bàn chuyện trên mây!

Tưởng tượng một ngọn LỬA xuất hiện đằng trước mặt:
1. Khi ngọn lửa CHƯA xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA…LỬA…chậm chậm thôi.
2. Khi ngọn lửa ĐÃ xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA 1…LỬA 2…cách nhau 1 giây.
3. Khi ngọn lửa xuất hiện lần đầu tiên, tu sĩ bị MẤT cảm giác thân thể.
4. Cố gắng THƯ GIÃN, đừng nôn, đừng thi đua với nhau.
5. Nếu thấy trở ngại: SÁM HỐI, cố gắng GIỮ GIỚI càng kỹ, càng tốt.
6. Khi chánh định tới TAM THIỀN thì mới thấy ĐÚNG một cái gì đó.
7. Nếu không, tu sĩ sẽ BỊ MA NHẬP, hay MA CHO THẤY, và sẽ bị CHI PHỐI!
8. Nếu có SỢ thì đừng có SỢ: CÁI SỢ của mình.
9. Dùng câu: NHÂN LÀNH THÌ QUẢ PHẢI LÀNH để trấn áp cơn SỢ HẢI.

CHỨNG: Mới nhập chánh định một vài lần đầu tiên: Chưa được TƯ TẠI.

ĐẮC: Muốn xuất và nhập định bao lâu, lúc nào, ở đâu cũng được: Gọi là TỰ TẠI.

SƠ THIỀN: Giữ đề mục 12 giây

Ở đây tu sĩ mất SÂN HẬN, LO, SỢ, hết nghi ngờ về phương pháp, ít ngủ.

Tâm tư lăng xăng vô cùng, nay chỉ còn 5 vấn đề:
1. TẦM (tìm kiếm đề mục)
2. TỨ (giữ đề mục càng lâu càng tốt) khỏang từ 1 đến 12 lần đếm.
3. HỶ ( vui ở ý, miệng mĩm cười do ly dục sanh ra).
4. LẠC (nhẹ nhàng ở thân).
5. NHẤT TÂM (xác định dựa vô thời gian, độ rõ, độ trong suốt của đề mục).

Nếu tinh tấn: Không gian sẽ có màu ĐEN và XA thăm thẳm.

NHỊ THIỀN: Từ 12 đến 40 giây

Những kết quả do bỏ THAM, SÂN, SI ở trên càng mạnh mẽ.
Tâm còn 4 vấn đề:
1. TỨ từ 12 đến 40 lần đếm.
2. HỶ
3. LẠC
4. NHẤT TÂM (đề mục đã phát ra ánh sáng xung quanh).

Tâm lý: SỢ MẤT ĐỀ MỤC xuất hiện
Nếu tinh tấn, đề mục nhỏ lại và đứng im.

TAM THIỀN: Từ 40 đến 70 giây

Những kết quả trên lại càng mạnh và lâu hơn.

Tâm có 3 vấn đề:
1. HỶ.
2. LẠC
3. NHẤT TÂM (đề mục xuất hiện dễ dàng, có hào quang bắn về CÁI THẤY).

Bị tức ngực (do không HỘ THÂN KỸ) vì XUẤT HỒN, dừng lại: TẬP HỘ THÂN ĐÃ!
Nếu tinh tấn: giữ đề mục CHO LÂU và thực hiện CÔNG ĐOẠN đổi đề mục. Được nói rất kỹ ở phần TỨ THIỀN. Đề mục xuất hiện từ 40 đến 70 lần đếm.
Lúc này sự THANH TỊNH đã lấn xuống luồng BHAVANGA rồi, nên tu sĩ cảm nhận có một sự RUNG ĐỘNG tuy rất NHẸ, nhưng nó cũng làm cho tu sĩ rất KHÓ CHỊU và có cảm giác như BỊ TUỘT ĐỊNH. Ngay lúc này mới đổi đề mục.

TỨ THIỀN: Từ 70 giây trở lên

Những kết quả HẾT THAM, SÂN, SI gần như lúc nào cũng có bên ta.

Tâm có 2 vấn đề:
1. LẠC.
2. NHẤT TÂM.

Ở đây, cố gắng chịu đựng độ chói sáng của đề mục và giữ nó càng lâu càng tốt, kế đó ĐỔI ĐỀ MỤC: Quán một khối cầu màu XANH LƠ hay XANH LÁ CÂY NON (màu xanh lá cây non sẽ làm cho tâm tu sĩ ít GIAO ĐỘNG hơn) có đường kính (03cm). Sau khi đề mục xuất hiện dể dàng: Làm cho NHỎ LẠI bắng cách tập trung vô TÂM của nó, đừng để ý gì đến xung quanh đề mục hết: Nó sẽ nhỏ lại.

Sau khi, thực hiện thành công hai (2) giai đọan trên, tu sĩ thực hiện lại công đoạn trên nhưng với đề mục lần lược có những màu khác: ĐỎ, VÀNG, TRẮNG.

GHI CHÚ: Đừng đợi cho đề mục nó TỰ MẤT mà phải làm cho nó NHỎ lại khi nó vừa hiện rõ lâu một chút (có nghĩa là lúc thân hòn bi hơi trong).

Bất ngờ thấy RƠI một cái và một không gian QUAN ĐẢNG, trong suốt và sáng xuất hiện càng ngày càng rõ, lúc đó tu sĩ đã CHỨNG: QUAN-quả-thiên (từng trời đầu tiên của TỨ THIỀN).

Lúc bây giờ công việc tu tập trở nên đơn giản hơn. Công việc kế tiếp là phải: NGĂN không cho tình trạng AN CHỈ, vừa mới có, chìm xuống luồng BHAVANGA:
Quán một MÀN TIVI màu trắng như hột gà bóc, tâm đọc câu: Chuẩn bị, thuận thứ, Cận hành, Chuyển tánh, AN CHỈ… AN CHỈ… cho tới khi thấy HƠI NGỘP NGỘP thì giảm cường độ tập trung. TẬP ĐI TẬP LẠI cho thật nhuyển rồi mới buớc sang con đường MINH SÁT TUỆ. Ở đây tu sĩ thường mắc phải sai lầm là hấp tấp trong khi tu tập, lần này đừng để phạm sai lầm đó nữa, tu sĩ phải từ tốn, đừng vội vã.

VÔ SẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP
Đó là 5 trạng thái tâm lý khác nhau hoàn toàn: Không thể giải thích cho cặn kẽ được... trừ khi Anh tới đó vì: Lời nói viết chỉ là một phần thôi còn khi Anh đạt được nó rồi lúc đó Anh mới hiểu rõ nó trong cái toàn diện.
1. Không vô biên Xứ: Hư không là vô biên có cái cảm giác là mình “trải rộng ra” vô biên.
2. Thức Vô biên Xứ: Tâm thức không còn gì hết. và có rõ ràng cái cảm giác là nó rộng và to lớn, vô biên.
3. Vô sở hữu xứ: Không có cái gì thuộc về mình cả. Và vẫn có cái cảm giác là nó rộng lớn vô biên.
4. Phi tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Nói rằng người đó Có Tư Tưởng thì không đúng nhưng nói rằng họ không có tư tưởng thì cũng không đúng luôn. Kèm theo một cảm giác là sâu xa thẳm và rộng lớn vô biên.
5. Tánh Không: Vô Ngã, trong veo và vắng lặng hí hí
Phương Pháp Tu Tập
Không Vô Biên Xứ

Điều kiện:
Xuất và nhập Tứ Thiền Hữu Sắc dể dàng như ... cao bồi rút súng vậy.
Đề mục:
Nhắm mắt 100% và quán tưởng về một cái chấm trắng nhỏ như vầy đây: (.)
Diễn tiến:
Chấm trắng nhỏ xíu (càng nhỏ càng tốt) sau một thời gian được hành giả khéo léo an trú thì đã có thể phát ra những tia sáng. Những tia sáng này càng lúc càng sáng và càng lúc càng lan rộng ra, và chiếm dần khoảng không gian (màu đen) bao la và rộng lớn. Sau khi lan rộng một mức độ nào đó thì những tia sáng này ngừng lại, không thể lan rộng thêm nữa. Và bước kế tiếp là những tia sáng này biến thành những màu sắc của cái cầu vòng. Diễn tả thêm về những màu sắc này. Những màu sắc này không có giới hạn riêng biệt của nó mà chúng lại nhoà dần và đồng thời chuyển dần sang từ màu này qua màu kia (y như sự chuyển biến các màu sắc trong cái cầu vồng vậy).
Vì đôi lúc, trong quá trình tu chứng ở cõi Hữu Sắc, hành giả cũng có lúc lại có cái cảnh Không gian đầy màu sắc. Nhưng những màu này nó không như là màu sắc trong cái cầu vòng mà nó lại có ranh giới hẳn hoi. Cảnh này là cái tâm sân hận.
Khả năng:
Cõi đầu tiên của Vô Sắc là: Không Vô Biên Xứ, đạt được cảnh giới này thì hành giả có khả năng cảm nhận được những cảm giác của một chúng hữu tình nào đó. Một ví dụ: NP (thằng nhóc của Cô Bé Hàng Xóm) mới có 13 tuổi, khi nó vào được cái cảnh giới này thì khi nó tập trung vô cây ớt thì nó biết là cây nó đang khát nước! Và khi nó ngắt trái ớt thì nó biết là cây ớt nó bị đau. DP (em của nó) cũng vào được lớp định này và nó hay để ý tới đệ và khi đệ đau cái dây thần kinh toạ thì nó nói nó cũng đau chỗ đó!
Như vậy cái cảm giác của thân thể hành giả nó không còn giới hạn trong cái thân thể của mình nữa mà nó lại có thể lan ra đến độ ... không còn biên giới nữa. Do đặc tính này mà cõi này mới có tên là: Không Vô Biên Xứ.
Thức Vô Biên Xứ

Nhập vào từng lớp định này là cả một vấn đề, vì cái màu sắc trong không gian làm hành giả chia trí và khó tập trung cho được vào cái chỗ của ngôi sao đã biến đâu mất tiêu rồi. Tuy vậy với cố gắng và sự tinh tấn, hành giả rồi cũng làm được. Lần này hành giả sẽ thấy được nguyên cả cái không gian đã được nhuộm bởi màu sắc (y như cầu vồng).
Kết quả là hành giả có thể đọc tư tưởng một cách dễ dàng. Ví dụ:
Cô Bé Hàng Xóm lại báo cáo với đệ là hai đứa nhỏ , sau khi vào được Thức Vô Biên Xứ thì:
“Tụi nó nói chuyện với nhau bằng ... Thần Giao Cách Cảm. Người ngoài sẽ không nghe gì hết và cũng không hiểu gì hết luôn. Chỉ thấy tụi nó lắc đầu và gật đầu mà thôi. Y như là mình coi phim câm.

Vô Sở Hữu Xứ

Hành giả cũng ngay vào chỗ cái ngôi sao mà chú tâm thì, bỗng nhiên không gian từ từ đen ngòm lại và tuy rằng đen ngòm nhưng hành giả có thể cảm nhận được sự to lớn của nó. Kết quả hành giả có thể cùng một lúc cảm nhận được người khác đang đau ở chỗ nào và cũng đồng thời đọc được tư tưởng của họ luôn.
Con Người thì gồm có hai cái: Thể xác và tư tưởng, nay do lớp định này mà hành giả đã có thể phá tan cái giới hạn của hai cái thể này! Cả hai đều trải rộng ra vô tận, nên cả hai không còn thuộc về mình nữa do vậy mà nó có tên là: Vô Sở Hữu Xứ.
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng

Cũng cái chỗ đó mà hành giả tập trung tư tưởng vào không gian càng bao la và càng đen ngòm.
Kết quả: sự im lặng tư tưởng nó có thể kéo dài lâu cỡ nào cũng được. Thô tâm và vi tế tâm đã bị định lực khuất phục. Đến độ, hành giả có cảm giác là mình đã thanh tịnh thật sự rồi. Nếu và chỉ nếu ... khi hành giả thật sự chú tâm vào cái sự thanh tịnh này thì bất chợt hành giả tự hiểu rằng:
Thứ nhất, đây là một sự thanh tịnh rất là cao cấp. Từ hơi thở đã chấm dứt từ lâu (nếu hành giả vào lớp định này cho thật là sâu)
Thứ hai: Nhưng ... não bộ vẫn còn hoạt động. Do vậy mà bản ngã vẫn còn mạnh như tự thủa nào.

Trạng Thái Tâm Lý ở Vô Sắc

Đó là 5 trạng thái tâm lý khác nhau hoàn toàn: Không thể giải thích cho cặn kẽ được... trừ khi Anh tới đó vì: Lời nói viết chỉ là một phần thôi còn khi Anh đạt được nó rồi lúc đó Anh mới hiểu rõ nó trong cái toàn diện.
1. Không vô biên Xứ: Hư không là vô biên có cái cảm giác là mình “trải rộng ra” vô biên.
2. Thức Vô biên Xứ: Tâm thức không còn gì hết. và có rõ ràng cái cảm giác là nó rộng và to lớn, vô biên.
3. Vô sở hữu xứ: Không có cái gì thuộc về mình cả. Và vẫn có cái cảm giác là nó rộng lớn vô biên.
4. Phi tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Nói rằng người đó Có Tư Tưởng thì không đúng nhưng nói rằng họ không có tư tưởng thì cũng không đúng luôn. Kèm theo một cảm giác là sâu xa thẳm và rộng lớn vô biên.
5. Tánh Không: Vô Ngã, trong veo và vắng lặng hí hí

DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

Muốn nhập vào trạng thái đầu tiên của quy trình Diệt Thọ Tưởng Định thì hành giả dùng cái niệm "Thanh Tịnh" ở vào trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc:
Khi trạng thái "Thanh Tịnh" tác động ngược vào chính ngay thân thể của hành giả thì hành giả sẽ cảm thấy như mình đang bị ... ngợp thở vậy .
Lời bàn: Hiện tượng này thật ra cũng là bình thường hết sức là vì: các Ngài đã từng nói rằng: "Tâm Thanh Tịnh thì Cảnh Thanh Tịnh". Do cái xì xụp của hơi thở nó còn hoạt động nên theo đúng nghiã của chữ "Thanh Tịnh" thì thực tế rằng mình đang còn ... giao động :-). :-). :-). do vậy mà khi nhập vào Tứ Thiền Hữu Sắc thì tâm lực lúc này rất là mạnh nên khi niệm "thanh tịnh" thì việc đầu tiên nó sẽ tác động vào hơi thở của mình.
Với cái đặc tính "Dũng" của một người đã từng thề rằng: Một là sanh cỏ, hai là đỏ ngực: nay con đã quyết chí đi theo con đường của Ngài thì nhằm nhò gì ba cái chuyện ngợp thở này. Đọc xong thì hành giả tự chiến đấu với cơn ngợp thở và cố gắng niệm cho được cái niệm "Thanh Tịnh" cuối cùng trong lúc nhập chánh định cao độ này:
Do trạng thái nhập chánh định cao độ này cộng với cái niệm "Thanh Tịnh" kia: Hành giả đã có thể quên được cái bản thân và ... lọt vào "Chân Như" qua
***Cái "Thấy***
Hiện tượng kế tiếp là:
Hành giả nay đã là *** Cái Thấy*** thấy hình ảnh của một anh chàng đang ngồi kiết già ở trong một cái khung hình dựng đứng. Đối trước cái hình ảnh của anh chàng này, ***Cái Thấy*** lại có cảm giác rằng đã có thấy ông này ở đâu đó nhưng lại không biết ở đâu, cảm giác quen quen và ngờ ngợ này rất là lạ kỳ :-). khi nhìn vào cái hình ảnh này ***Cái Thấy*** lại ... hiểu rằng cái anh chàng này sao mà ngu ngu và khờ khờ và không được ... bình thường lắm :-). :-):-).
Khi tác ý vào Trái Đất thì một tư tưởng lại xuyên qua đầu mình từ bán cầu Phải sang bán cầu Trái của cái não bộ của mình như sau:- - Tui chưa từng sanh ra ở đó một lần nào cả !!!
Thập phương Chư Phật không chấp nhận bất cứ một trường hợp “Bất Kỳ” nào cả. Do vậy, chuyện vào Diệt Thọ Tưởng Định phải hội đủ những điều kiện tối thiểu sau đây:
1. Tâm lực phải đủ mạnh, có nghĩa là trình độ Nhập Định phải là Tứ Thiền Hữu Sắc. Tâm lực này biểu hiện qua ngũ thông. Mà mình có thể tập được.
2. Ý đồ Giải Thoát phải là cái đích để đến, Không nuôi dưỡng và tìm cách thực hiện cái ý đồ này thì “Không có chuyện Giải Thoát” cho dù có tu theo... Đạo Phật.
3. Bí quyết vào Diệt Thọ Tưởng Định phải được học thuộc nằm lòng.
4. Hành giả phải hiểu rằng khi vào đó xong thì hơi thở sẽ ngừng hoạt động. Do vậy, phải một mất một còn với cái... hột cát hơi thở này.
5. Họ cũng là người và đã làm được thì mình phải làm được. Chỉ hơn thua phương pháp mà thôi, nay mình đã được biết phương pháp rồi thì chỉ có làm mà thôi, không thèm nói nữa.
Cũng như là biết bơi rồi vậy, kể từ giây phút này thì có quăng xuống nước thì bì bõm lội được thôi. Không quên được. Tất cả những từng lớp thiền đều còn đó, một khi đã tập qua. Chỉ có cái đặc biệt là khi giải thoát xong thì cái tư tưởng lại xẹt qua xẹt lại trong đầu của mình như sau: “Tu đã thành, học đã xong, tui làm việc tui làm”.
Mục đích của những tu sĩ PHẬT GIÁO. Ở đây tu sĩ đã lọt vô được CHÁNH ĐẠO. Còn phần trước là TIÊN ĐẠO hay còn gọi là TÀ ĐẠO hay con đường chưa tu được hết.

Nếu vô được: 1 lần (TU ĐÀ HƯỜN).
2 lần (TU ĐÀ HÀM).
4 lần (A NA HÀM).
7 lần (A LA HÁN).

Tương tự như MINH SÁT TUỆ, nhưng cho tới khi bị NGỘP thật sự, cố gắng niệm 1 trong 3 PHÁP ẤN:

1. ĐỜI: VÔ THƯỜNG
2. PHÁP: VÔ NGÃ
3. THỌ: THÌ KHỔ.

Hay: KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Là lọt vô.

Ở đó nếu tu sĩ có ý niệm về một vật hay một nhân vật nào đó thì: tu sĩ sẽ LÀ NÓ, bằng cách: Tu sĩ MANG HÌNH DẠNG nó và có những RUNG ĐỘNG đặc biệt của nó. Nếu không muốn tập nữa thì thôi. Khi ra khỏi tình trạng đó, tu sĩ sẽ nhận thấy rằng: TIM và PHỔI đều ngưng hoạt động trong lúc CHỨNG QUẢ.
trich hoasentrenda