Phật Tỳ Lô Giá Na

Ngài Tỳ Lô là một pháp thân. Trên đảnh của các Đức Phật khác thì chỉ có một cái cục thịt gọi là đảnh nhưng chỉ riêng Ngài thì lại có tới... ba cái cục thịt lận, cái này chồng lên cái kia. Ngài bắt ấn Trí Quyền. Toàn thân màu xanh và cũng phát hào quang màu xanh da trời. Hào quang tỏa sáng rất là mãnh liệt và khi đối diện với Ngài thì mọi người đều có nhận xét rằng: “Không hề có cái bóng tối” do vậy mà Ngài còn được gọi là Đại Nhật (cái mặt trời lớn, mặt trời của mình là nhỏ vì còn có bóng tối).
Ngài coi cái Liên Hoa Tạng, ở đây các vi trần thế giới tạo thành từng đám y như đám mây vậy. Những đám mây này có hình dáng to lớn như những hòn núi và được đặt tên là núi Tu Di. Những sinh vật ở đây đều có tầm cỡ rất là lớn.
Một ví dụ về cái tầm cỡ xa và rộng của nó: Những vị Bồ Tát, tuy là rất là xa với nhau, nhưng trong cái tầm nhìn của người vào được Liên Hoa Tạng thì lại thấy rằng các Ngài lại rất gần với nhau và tạo thành một cái biển, cái biển này được đề cập đến trong công thức tụng niệm hằng ngày:
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Và trong cảnh mênh mông bát ngát này thì nếu nhìn kỹ thì sẽ nhận thấy rằng trong những cái núi này lại có một núi cao hơn những núi khác. Đây là trung tâm của Liên Hoa Tạng. Trong đây là nơi cư ngụ của Pháp Thân. Trong đảnh của Ngài lại có kinh Kim Cang Đảnh là một bộ kinh bàn về các thần lực của các Chư Phật và Bồ Tát.
Vào tới đây và dùng công thức: “Phản Bổn Hoàn Nguyên” có nghĩa là thực chứng cái chuyện: “Phật ở trong ta, ta ở trong Phật” qua tiếng nổ kinh hồn “SuBham” của năm chày kim cang đụng nhau và cùng lúc ấy năm pháp thân (A Di Đà, Quan Thế Âm, Hộ Pháp Kim Cang Vương và chính hành giả cùng với Ngài Tỳ Lô) đại diện cho ngũ uẩn đều hoà tan với nhau trong ánh sáng của sự Tịch và Chiếu. Như vậy, Ngài có cái điểm rất là đặc biệt là khuyến khích chuyện dùng “Tướng để thấy Tánh” và đặc điểm này sẽ chấm dứt trong công thức vừa nói ở trên.
Mến.
Tâm chú của Ngài lại là tâm chú của Đức Đại Trí Văn Thù Sư Lợi đó là “Ah” và có hình dáng như là số 31 ở trên vài cái nóc chùa.

Ngài phát Hào Quang màu trắng xanh y như tia hồ quang. Và khi nhìn kỹ thì thấy cái Đảnh của Ngài gồm ba cái chồng lên nhau, trong khi đó các Đức Phật khác thì chỉ có một cục mà thôi. Vì nhận ra cái khác biệt này, nên mình cũng muốn vào đó (cái đảnh của Ngài) để coi có gì lạ. Thế là Ngài cầm mình và trong một cái duỗi tay, mình vào trong đó thì cũng là những cảnh tiếp độ của những Đức Phật và Bồ Tát sống lẫn lộn với nhau. Và trong cái trung tâm của cái biển người này có một cuốn kinh đó là Vi Diệu Kinh.
Cuốn Kinh này dạy mình cách nhận dạng các Đức Phật và các vị Bồ Tát. Đệ nhận thấy rằng ở đây cái sự yên lặng nó có trọng lượng hơn khi đệ chưa vào Liên Hoa Tạng. Bộ kinh được Ngài Tỳ Lô Giá Na... mã hoá bằng ánh sáng và nhét vô đảnh của đệ. Sau khi xuất định, đệ nặng đầu cả mấy ngày lận. Đi tới cõi Tịnh Độ nào thì đệ cũng đọc lại lời Đại Nguyện. Thì ở đây khi đọc lời Đại Nguyện thì một linh ảnh bỗng nhiên xuất hiện: Tọa độ gốc của cái Thấy là từ dưới nhìn lên và ở ngay trung tâm một cái khoảng trống như một xa lộ khổng lồ: trên cùng và ở cuối cái xa lộ là Ngài Tỳ Lô Giá Na với ấn Tỳ Lô (hay Trí Quyền Ấn) đó là tay phải chồng lên bàn tay trái và nắm ngón tay trỏ của bàn này.
Bên Trái của Ngài là những Bồ Tát được xếp hàng như là ghế trong rạp xi nê vậy đó. Các Ngài đều ngồi trên hoa sen năm cánh màu vàng. Vì là bên trái và theo Vi Diệu Kinh thì đây là những Bồ Tát nghiêng về "Trí Tuệ". Ở giữa là một phần trống trải và rộng lớn như là một xa lộ khổng lồ như đã trình bày ở trên. Khi cái "Thấy" chú ý về phía bên phải của Ngài Tỳ Lô Giá Na thì cũng thấy cảnh như vậy: Các vị Bồ Tát cũng ngồi trên các hoa sen, năm cánh màu vàng. Và theo kinh Vi Diệu thì đây là tập đoàn Bồ Tát nghiêng về "Thực Hành". Và như vậy các Ngài ngồi thành từng hàng và hàng gần nhất của cái "Thấy" là các vị Bồ Tát ở cõi Sơ Thiền (cõi này gồm ba từng, ở đây là hàng) rồi tới các vị ở Nhị Thiền (cũng gồm ba tầng/hàng) và Tam... rồi Tứ... Và cái "Thấy" cũng nhận ra một Bồ Tát trên đầu lại phát ra những hào quang có đủ bảy màu, ông ta ngồi ngoài bìa của từng Tiểu Quang Thiên, (từng chót bẹt của Nhị Thiền) và khi nhìn kỹ thì đây là... đệ.
Khi nhận dạng ra được như vậy thì một tư tưởng phát từ Ngài Tỳ Lô Giá Na vào cái "Thấy" như sau: Đây là tư thế tối ưu của ông khi độ. Vì ảnh hưởng của Đàn Pháp sáu mặt của Om Mani Padme Hùm mình cũng thấy Ngài Tỳ Lô cũng gồm sáu mặt: Mặt thứ nhất là... Tỳ Lô với Trí Quyền Ấn, mặt đằng sau là Con Người: Vào đây thì mình hiểu rằng, chỉ khi là tu sĩ ở Con Người thì cơ hội vào Liên Hoa Tạng là cao nhất. Hình bên Trái của Ngài là: pháp hội bàn về Trí. Hình bên Phải của Ngài là pháp hội bàn về Hành. Ở dưới là các cõi Tịnh Độ. Và cuối cùng ở phía trên đầu Ngài là A Tỳ Địa Ngục. Và nguyên tắc chung để di chuyển từ hình ảnh này qua hình ảnh khác mà không bị trở ngại là phải tạo nhiều phước báu trong các công việc "quên mình cứu người" khi sinh hoạt bình thường.
trich:hoasentrenda.com