Kỹ Thuật Niệm Phật

Tập Trung Tư Tưởng:

Nhắm mắt 100% nhìn vào một vùng không gian đằng trước mặt là ... tập trung tư tưởng, cái tầm nhìn này nó gần.
Sau khi thấy được vùng không gian này rồi thì lần này mình nhìn vào một vùng nhỏ hơn, rồi sau đó thì có thể gom tầm nhìn vào một điểm. Đến đây mình sẽ thấy cái tầm nhìn nó có vẻ xa hơn. Độ tập trung tư tưởng lại mạnh hơn so với lúc trước. Muốn vào đến đây thì gần như mình phải thư giãn toàn bộ cơ thể, như vậy là cả con mắt luôn.

Niệm Lực
Niệm Phật mà không có lực thì không thành công được.
Ví dụ sau đây sẽ làm rõ câu trên, tụi mình thử quan sát hai cách ném giấy của hai người sau đây:
1. Một lực sĩ cầm một tờ giấy lịch để nguyên như vậy và ném . Cho dù ông ta ném mạnh đến đâu đi nữa, ông cũng không thể ném xa được.
2. Một em bé lấy một cục đá và gói trong miếng giấy đó và ném thì khỏi cần nói: em bé có thể ném xa hơn lực sĩ kia mà không cần dùng sức nhiều cho lắm.
Lực sĩ và tờ lịch để nguyên là hình ảnh của một người đang niệm Phật mà không có lực.
Như vậy hình ảnh thứ hai là hình ảnh của người niệm Phật mà có lực.
Như vậy muốn niệm Phật cho được việc thì nên ... gói cái gì trong câu niệm đó? “Niềm tin”:
Vì tin rằng có một thế giới là Cực Lạc nên người niệm Phật chỉ mượn tạm cuộc đời này để sống tạm qua ngày qua bữa và mong về Tây Phương Cực Lạc để tu tập tiếp.
Như vậy, vì cách sống tạm này mà họ không màng đến những chuyện có thể kích động họ, họ sống ... như cái bóng giữa cuộc đời.

Niệm Phật Thấy Cảnh Tây Phương Cực Lạc

1. Bước đầu tiên: Nhìn vào đâu để niệm Phật:
Khi niệm thì nên nhắm mắt và nhìn về một điểm duy nhất. Điểm duy nhất này lại ngang với tầm nhìn của mình.
Diễn tiến như sau: Đầu tiên, khi nhắm mắt lại thì cái thấy lại thấy nguyên một vùng không gian đằng trước mặt. Khi đã thấy được vùng không gian này rồi thì hướng tầm nhìn vào một điểm ngay khoảng giữa của vùng không gian đó.
Niệm như thế nào?
Cứ nhìn vào điểm trên và niệm hướng về cái điểm đó.
Niệm từng chữ một:
AAAaaaa
Diiiiiii
Đààààà
Phậậậậttt
Thở như thế nào?
Cứ thở tự nhiên hay một chữ một hơi thở cũng được, miễn sao thấy thoải mái là được.

2. Bước thứ hai là:
Sau khi niệm một thời gian cho thuần rồi thì tưởng tượng ngay cái điểm mà mình thường nhìn hằng ngày khi niệm Phật đó nó biến thành một đốm màu đỏ như đốm cây nhan.
Duy trì câu niệm và cái điểm đỏ đó càng lâu càng tốt.

3. Bước thứ ba:
Cái điểm đỏ bỗng dưng càng rõ và càng xa cái tầm nhìn. Câu niệm có vẻ có chiều sâu.

4. Bước thứ tư:
Khi cái điểm đỏ đó xa nhất và câu niệm gần như là tự động niệm thì lúc này đọc câu chià khóa để vào cõi Cực Lạc:
Câu đầu tiên là: Tứ Đại Nguyện
Câu thứ hai là: Nguyện xin thể hiện (Tây Phương Cực Lạc)

Niệm Phật thấy Phật A Di Đà

Niệm làm sao cho thấy cảnh luôn, vì thấy cảnh nên cái niệm này rõ ràng là mạnh hơn (to hơn) những cái vọng niệm của mình thường ngày, phần này làm cho tất cả các tạp niệm biến mất. Tạp niệm rơi rụng (nêm đầu tiên bị văng ra ngoài) vì có cảnh nên nó nhất tâm, vì tình trạng nhất tâm nên không mỏi mệt y như mình đang coi xinê phim hay vậy:
Mình có thể ngồi 4 giờ liền hả miệng mà dòm vào cái màn ảnh.
Nếu không có gì thì ai có thể ngồi hả miệng mà coi cái màn ảnh trắng bệch đó? Hoạ chăng chỉ là *Thiền Đăng*).
Để lấy cái niệm này ra thì có nhiều cách: Cách đơn giản nhất và hữu hiệu nhất là khi mình thấy Pháp Thân ông Phật thì để ổng lo, mình khỏi lo!
Trên là trong cái Pháp Niệm Phật không pha trộn.

Niệm Phật Quán Chấm Đỏ

1. Tư thế:
Hành giả nhắm mắt 100%.
Trong khi nhắm mắt lại như vậy thì lại nhìn vào một điểm. Điểm này nằm ngang với tầm nhìn và khoảng cách bằng một với tay của mình.
2. Cách niệm:
Niệm với một giọng cao nhất bằng cái tâm, có nghiã là niệm trong cái đầu, và tất nhiên là không cho phát ra thành tiếng. Cách niệm này dân Mật Tông gọi là Kim Cang Trì. Niệm từng chữ một và kéo dài ra như sau:
AAAaaaa ...
Diiiiiiiiiii......
Đààààà.....
Phậậâ.tttttt.
3. Khi niệm, mắt chăm chăm nhìn vào một điểm ngay đằng trước mặt và ngang với tầm nhìn của chính mình. Đệ nói chăm chăm có nghiã là nhìn cố định vào một điểm, không nhìn về bên phải hay nhìn về phía trái. Có nghiã là không cho cái nhìn của mình nó chạy qua, chạy lại mà chỉ nhìn có vào một điểm duy nhất mà thôi
4. Sau khi niệm một thời gian cho thuần rồi thì tưởng tượng ngay cái điểm mà mình thường nhìn hằng ngày khi niệm Phật đó nó biến thành một đốm màu đỏ như đốm cây nhang (hay to bằng cái đèn LED của máy vi tính).
Duy trì câu niệm và cái điểm đỏ đó càng lâu càng tốt.
Cái điểm đỏ bỗng dưng càng rõ và càng xa cái tầm nhìn. Câu niệm có vẻ có chiều sâu.

Kỹ Thuật:

Nói là nói như vậy! Nhưng trong thực tế, khi hành giả nhìn chăm chăm vào một điểm thì vào những lần đầu tiên, cái điểm màu đỏ đó nó không chịu nằm yên. Mà nó cứ chạy đi chỗ khác. Kinh nghiệm của đệ là khi nó chạy đi xa cở 5 cm (2") thì hành giả nên bỏ nó đi và dùng tâm lực của mình mà tạo ra một cục màu đỏ khác ở vào ngay cái vị trí cũ. Chớ đừng có tốn sức mà kéo cái cục màu đỏ đó lại về vị trí cũ của nó.

Tâm lực của A Di Đà Phật
Làm đúng bốn động tác trên, thì hành giả rơi vào cái tâm lực của Ngài A Di Đà Phật. Tại sao ? Vì ở cõi Tây Phương Cực Lạc: Chính Ngài A Di Đà Phật cũng lại phóng cái câu niệm này bằng cái đãnh màu đỏ của Ngài. Câu niệm này, theo cái tâm lực của Ngài, đi xuyên vào các cõi uế độ và lại quay trở về lại chính nơi cái đãnh của Ngài tạo thành một luồng tâm lực cứu độ, cứ xoay vòng như vậy.

Nhất Tâm Bất Loạn
Mặt khác, khi nhìn chăm chăm vào một điểm ở ngay đằng trước mặt và đồng thời phóng mạnh cái niệm vào cái điểm màu đỏ đó thì hành giả "rất dễ quên mình" khi niệm Phật. Do tình trạng "quên mình này" mà hành giả rất là dễ rơi vào tình trạng "Nhất Tâm Bất Loạn". Mà đã "Nhất Tâm Bất Loạn" thì cảm giác đầu tiên là tình trạng An Lạc liền xảy ra. Càng An Lạc thì chấm đỏ lại càng hiện ra càng rõ ràng hơn nữa! Cho đến khi cái chấm đỏ lại phát ra hào quang thì phải hiểu rằng hành giả đã gần như đi được nữa đoạn đường rồi!

Trạng Thái An Lạc
Đến giai đoạn này thì sự An Lạc "gần như" hiện tiền. Đem cái An Lạc này mà hồi hướng cho ai đó thì ... Nếu "Không phải là Từ thì nó cũng là Bi" và ngược lại.

TB: Khi hồi hướng cho ai đó thì nên hồi hướng 100%, đừng có giữ lại cái gì cho mình hết. Làm như vậy thì cái tâm của mình nó ... đồng dạng với cái tâm của Ngài A Di Đà Phật.

Niệm Phật – Quán Chấm Đỏ và Hrih

1. Tâm niệm A-Di-Đà-Phật với tần số cao, mạnh, vang ra xa nhất và đẩy mạnh niệm đó ra xa ngang với tầm nhìn của mình.
2. Quán một cục đỏ nhỏ như đốm nhan cho tới khi nó xuất hiện đằng truớc tầm nhìn.
3. Sau khi nó xuất hiện ra cho thật rõ (như thật) với một màu đỏ rực.
4. Quán một chử HRIH (hỏi người biết chử cổ phạn viết lại dùm) hay lấy chử giữa trên bìa "Đaị thừa trang nghiêm bảo vươnh kinh" của Thích Viên Đức. Chử HRIH xuất hiện trong một mặt trời nhỏ bằng móng tay cái của mình.
5. Giử hình đó cho lâu, và làm cho rõ lên. Khi chử đó đã rõ, thì thấy mình phải hơi ngước lên để nhìn chử đó: Y như mình đang ngồi dưới chử đó vậy ( vấn đề trên chỉ còn thời gian thôi, đừng nôn nóng, nên giử tín tâm thanh tịnh).
6. Tâm đọc câu: Nguyên xin thể hiện. Nó sẽ hiện ra một cái gì đó. Nhớ tìm người giỏi hơn mình để kiểm tra hình ảnh đó có đúng không?
7. Hình ảnh xuất hiện ở đây không được tính ở mức độ định mà nó chỉ là kết quả của niềm tin thôi.
8. Niệm cho tới lúc hết niệm nổi mà hình ảnh vẩn xuất hiện đó mới thật là niệm: Vô niệm.
Ôm, Amitabha hrih, svaha. (Dành cho người để được vảng sanh).
Ôm, krêkara krêkara hrih hrih hrih, svaha. (Để vảng sanh cho súc vật).
HRIH chữ đỏ, viền đỏ, nền vàng tất cả đều phát hào quang.
trích trang hoasentrenda.com