Tịnh Độ Là Gì?

Có ba kiểu tin, hiểu, đoán về Tịnh độ.
Người có học thức và có căn bản về Thiền: Họ cho rằng Tịnh độ trong Tâm.
Người ưa chuyện Huyền bí, Họ cho rằng có một Ông Phật và có câu chú của Ổng là như vậy:
Om, Amitabha Hrih Svaha.
Người bình dân học vụ: tin rằng có một ông Phật với 48 đại nguyện và nếu mình làm một điều kiện là niệm danh hiệu của Ổng thì Ổng sẽ dẫn mình về xứ của Ông với 9 phẩm, sau đó học với ổng trở thành Nhất sanh bổ xứ rồi Thành Bất thối chuyển Bồ Tát rồi đi giúp các chúng hữu tình.

Pháp Môn Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn chuyên dùng câu A-Di-Đà Phật để vào chánh niệm, rồi dựa vào niềm tin mạnh mẽ, tu sĩ có thể đạt được từ Sơ phẩm đến Cửu phẩm sau đó phát đại nguyện để vào Nhất sanh bổ xứ và đi độ sanh cũng bằng câu niệm Phật bất hủ đó.

Chuẩn Bị Niệm Phật

Bước thứ nhất – Chuẩn bị tâm lý:

Đời thì chẳng ra gì
Đạo thì cũng chẳng đi tới đâu, vì khó tu qúa.
Thế nên chuẩn bị... vượt biên đi tìm một chỗ khác để tu cho dể hơn.
Do tâm lý sẽ vượt biên nên mình chỉ tạm sống ở đây mà thôi.
Cũng vì sẽ vượt biên, nên chỉ cần đủ no và đủ ấm mà thôi, cuộc sống đơn giản chừng nào thì tốt chừng đó. Trang bị nhẹ chừng nào thì dễ đi chừng đó.

Vì tình trạng mong cầu về xứ Phật để tu tiếp nên cứ vào buổi chiều khi mặt trời lặn thì tự nhủ rằng:
- - Một ngày lại trôi qua mà mình chưa về được quê (rồi thở dài, rồi suy nghĩ tiếp) không biết mình ở đây mình làm được cái gì cà. Đó là chuẩn bị phần tâm lý.

Bước thứ nhì là: Trạng thái cảm phục khi đọc qua những Đại Nguyện của Ngài.

Những Đại Nguyện ngoài sức tưởng tượg của Ngài để làm cho mình có cảm hứng... bảo trợ và giúp đở những người thân thiết của mình theo cái cách làm được cái gì cho họ đỡ khổ chừng nào thì mình vui chừng đó.

Trong nhóm lu bu xuất hiện những tay vừa miệm Phật, vừa làm việc thiện một cách bất vụ lợi. Trạng thái của họ là cố gắng trải cái tâm linh của họ ra qua những việc thiện và bất vụ lợi, thế nào cho nó (cái tâm) càng ... đồng dạng với Ngài (Đức Phật A Di Đà) chừng nào thì càng tốt chừng đó.

Tha Lực trong Tịnh Độ.

Xuất phát của Phật Lực:
Ngài A Di Đà Phật phát ra một luồng hào quang rất là mạnh từ đảnh (Phần thịt màu đỏ trên đầu của Ngài) của Ngài.

Phân tích luồn năng lực này:
Trong nhiều kinh Đại Thừa có diễn tả về cung cách phóng quang của chư Phật:
Trích từ “KINH ÐẠI ÐÀ RA NI MẠT PHÁP TRUNG NHẤT TỰ TÂM CHÚ”
Ngài nhập nơi đảnh Tam muội của tất cả Như Lai tối thượng đại Chuyển Luân Vương, liền ở giữa chặng mày phóng một đại hào quang, hào quang kia chiếu khắp mười phương thế giới hết thảy các Phật sát, trong ấy chúng sanh nào gặp được ánh hào quang thảy đều vui mừng. Hào quang kia chiếu khắp rồi, trở về đến chỗ Phật nhiễu quanh ba vòng rồi nhập vào đảnh của đức Như Lai.
Đại khái là như vậy, có nghiã là luồng hào quang xuất phát từ trung tâm năng lực Ajna (từ điểm giữa của chân mày kéo thẳng lên một khoảng cách dài bằng đốt giữa của ngón giữa). Và bay ra, rồi vòng về lại và nhập vào đảnh.

Như vậy, có thể nói là năng lực (hay hào quang) này có hai phần:

Phần 1:
Xuất phát từ trung tâm năng lực Ajna và phóng thẳng ra.
Người có thần nhãn (thấy được hào quang bằng mắt thịt) có thể thấy được rất là rõ cái phần này khi nhìn một tu sĩ Tứ Thiền Hữu Sắc đang sử dụng Thiên Nhãn (danh từ của bọn lu bu: Màn ti vi) để quán xét này nọ. Người này thấy ngay từ trung tâm năng lực của tu sĩ này phóng ra một tia laser màu vàng rực, đồng thời người này cũng hiểu là tu sĩ đang sử dụng tinh khí của chính họ để làm chuyện này, do vậy mà sau khi quán này nọ xong thì tinh khí cũng bị mất đi phần nào: Người mà dùng màn ti vi nhiều quá thì cũng xanh xao vàng vọt như những tay ăn chơi hạng nặng.

Cái lợi:
Cái gì đồng dạng là tự động cộng hưởng đó là định luật tự nhiên của vũ trụ. Do vậy mà khi quán thì năng lực này cũng cộng hưởng với nhau! Ví dụ như, ngay lúc này thì có 40 tu sĩ đang quán này nọ thì khi chính mình vào cách quán thì 40 người kia cùng cộng hưởng với mình để mà tự động trợ lực với nhau, mình vẫn bị mệt nhưng hiệu xuất rất là cao. Lần hồi, do tâm mình nó càng nhạy cảm nên khi quán mình cũng cảm nhận được sự cộng hưởng này tạm gọi là “năng lực gia trì” của Thập Phương Chư Phật. Một khi đã gia nhập vào đây rồi thì hành giả lúc nào cũng ở trong tư thế quán, và có thể gọi là khi họ nhìn bằng mắt thịt thì cũng là lúc họ nhìn qua Thiên Nhãn. Thiên nhãn là mắt thịt, mắt thịt là thiên nhãn.

Chú ý quan trọng:
Từ khi lên đến Tứ Thiền thì hành giả mới tác ý về hiện tượng “năng lực gia trì”, thì mới được an toàn. Còn mới tập quán mà đã để ý tới năng lực gia trì thì rất là dễ bị Tha Hoá Tự Tại chi phối.

Đặc biệt trong Tịnh Độ:
Khi tu sĩ độ tử thì động tác dể làm nhất là: Quán Tam Tôn (tính từ bên trái qua bên phải là: Ngài Quan Thế Âm, Ngài A Di Đà, Và Ngài Đại Thế Chí). Khi linh ảnh đã xuất hiện thì các Ngài tự động độ người này. Tu sĩ chỉ cần theo dõi coi người này ở vào phẩm nào vậy thôi.

Lời bàn:
Khi tu sĩ tập trung tư tưởng và quán cho ra Tam Tôn thì có thể nói là tu sĩ chính là cái kinh hội tụ để hội tụ lại cái tha lực mà Ngài A Di Đà đã phóng ra từ đảnh của Ngài vào đối tượng hữu duyên. Khi đã hội tụ lại được rồi thì cái tha lực tự động làm việc.
Và dĩ nhiên đó cũng là sự sử dụng của cái phần “phóng đi” của Ngài A Di Đà.

Nay bàn tiếp vê phần năng lực quay về.

Phần 2
Sau khi lực phóng quang này đi hết đà, thì hào quang tự quay về với cái đảnh của Ngài A Di Đà.
Phần quay trở về này, được lợi dụng tối đa để cho những tu sĩ chưa được thấy Ngài A Di Đà. Thật vậy, khi mà tu sĩ làm một cách nào đó để biến mình thành ra được một tư tưởng thì tu sĩ này có thể nương vào cái lực quay trở về kia mà có thể về lại ngay cái đảnh của Ngài và do đó mà có thể thấy được Ngài một cách lẹ nhất.

Kỹ thuật niệm Phật:
Lật sách tu của Tiểu Thừa thì có nói đến cách nhập vào cõi Vô Sắc. Kỹ thuật là quán một ngôi sao nhỏ như dấu chấm ở trong cái ngoặc này (.). Như đã biết, Vô Sắc là cõi của tư tưởng. Và dĩ nhiên là nếu hành giả vào được cách nhập định này thì đương nhiên hành giả đã biến thành “tư tưởng”. Nắm đuợc bí quyết này thì Tịnh Độ nằm trong tầm tay.

Nay lại bàn tiếp về “âm thanh” của năng lực quay về này của Ngài A Di Đà Phật.
Vì năng lực này là tư tưởng nên nó cũng có âm thanh là “A Di Đà Phật”.
Nhưng vì đây là Ngài nói cho tất cả các Thế Giới của Uế Độ nghe nên Ngài không thể nói là A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! được! mà phải là:
AAAAaaaaaaaa....
DIIIIiiiiiiiiiiiiiiiiiii....
ĐÀÀÀÀÀààààààa.....
PHẬẬẬậậậật.....
Do vậy mà khi hành giả niệm như trên (từng tiếng một và kếo dài) và đồng thời quán cho ra cái chấm đỏ là vô tình được cộng hưởng với tiếng kêu gọi của Ngài và thoả điều kiện (biến mình thành một tư tưởng) để có thể xuôi bườm thuận gió mà về lại đảnh của Ngài và do đó mà có thể gặp Ngài một cách dễ dàng.

Đặc biệt: Cách này rất là khó làm nên tâm hành giả tạm ngưng những cuộc “nội chiến” về Tham Sân Si để chỉ lo chú ý vào công cuộc biến chính mình ra cho được thành một tư tưởng để có thể trở về với Ngài A Di Đà.

Do vậy mà danh từ bọn lubu có nói không ngoa rằng:
Chơi Tịnh Độ y như là em bé nắm chéo áo của ba để đi coi hát bóng (xinê). Em bé này không cần biết luật đi đường, không cần đọc bản đồ, không cần có tiền, không cần gì hết. Chân thì cứ nhảy chân xáo, tay thì cầm cà rem, nhưng khi tới nơi thì cà rem vẫn ăn và xi nê vẫn cứ được coi!

Vì hành giả đi về để thăm một vị Phật thì đâu có ai dành đường, hay khen chê, hay chen lấn gì đâu? Nên phần hộ thân trong công phu cũng không cần thiết.
trích từ trang hoasentrenda.com