Nguồn: http://dobatnhi.wordpress.com/2011/0...-cua-linh-hon/

Các hiện tượng thông linh như ma ám, lên đồng, gọi hồn, luân hồi… và đặc biệt hơn là các trường hợp cận tử, hay phương pháp thực hành hành tâm linh như thiền, yoga… đã ghi nhận rằng, có sự tồn tại điểm trung chuyển linh hồn sau cái chết trong khi chờ đợi kiếp luân hồi. Vì vậy, “cõi âm” – cái tên gọi tồn tại xưa nay và ám ảnh con người từ thế hệ này sang thế hệ khác hiễn nhiên có tồn tại. Và linh hồn khi chu du bên kia cõi vô hình họ khoát lên bên ngoài cái hình dạng ra sao, hay vẫn là khuôn mặt cũ tô điểm bằng đường nét vô minh?


Năm-nguyên-tố và Ba-tính-chất của sự sống

Năm nguyên tố và ba tính chất (Gunas) của sự sống

Các trường phái Yoga xem tất cả chúng sinh hiện hữu trong thế giới này được tạo thành bởi năm-nguyên-tố chính đó là: Đất (Earth), Nước (Water), Lửa (Fire), Khí (Air), Chất-dĩ-thái (Ether). Trong quá trình hiện hữu, tùy theo giai đoạn và kiếp sống của mỗi chúng sinh (người, thú, cây cỏ, đất đá…) mà năm-nguyên-tố lại tạo ra ba-tính-chất của ý chí hay chính là những rung động tin thần trong vũ trụ: Tính-trung (Satva), Tính-động (Raja), Tính-tịnh (Tama).

Tính-tịnh không có nghĩa là yên lặng, mà có nghĩa là sự rung động có liên quan đến năng lượng xấu như Tà-khí, Âm-khí, Năng-lượng-đen…những dòng khí này làm sức khỏe suy nhược, thần kinh yếu ớt… Ví dụ như động vật chết, thịt thối, cá khô…

Tính-động là những rung động làm kích thích thần kinh gây ra các triệu chứng như đứng ngồi không yên (trạo cử), buồn ngủ (trạo cử), kích dục… Nó là các thực phẩm như rượu, hành, tỏi…

Tính-trung là những rung động có lợi cho sức khỏe, tinh thần. Các rung động này làm con người hỉ lạc, từ bi, dũng cảm…Các thực phẩm như trái cây, khoai, đậu…thuộc loại này.

Từ năm-nguyên-tố, ba-tính-chất và tinh thần hợp lại tạo thành bốn thể cơ bản của con người trong đời sồng vũ trụ.


Biểu đồ rung động của Ba-tính-chất

Bốn thể cơ bản của con người

Qua kinh sách Veda và phương pháp thực hành yoga, các vị Đạo sư đã chỉ ra con người có bốn thể cơ bản như sau:

* Thể-vật-lý: Bao gồm 2 thể khác là Thể-xác (Sthula Sharira) và Thể-phách (Linga Sharira).

* Thể-vía hay Thể-dục-vọng

* Thể-trí (A-lại-da-thức)

* Thể-thượng-trí (Đại Ngã/Atma)

Trong đó Thể-phách gắn liền với Thể-xác và tồn tại song song với nhau, khi cái chết xảy ra, Thể-xác phân hủy thì Thể-phách cũng tan rã theo. Thể-phách đóng vai trò là đường dẫn các Kinh mạch vi tế và là nơi tồn tại các trung tâm Luân xa, hay huyệt đạo.

Ba thể còn lại có hình dạng một đốm sáng hình cầu, được bao bọc theo thứ tự từ trong ra ngoài là Đại-ngã, Thể -trí, Thể-vía. Ba thể này được cấu tạo bởi tinh chất được Yoga gọi là Jiva (năng lượng của ý chí).

Trong tiến trình của một cái chết, ban đầu các tinh lực Jiva được thu gom và cấu tạo lại theo thứ tự nhẹ ở bên trong nặng ở bên ngoài. Kế đến, linh hồn bị hút ra khỏi thân xác bởi một năng lượng bí ẩn qua Luân xa số 7 trên đỉnh đầu, đây là thời điểm cuối cùng linh hồn ở bên trong thể xác và khi trình tự này chấm dứt, nó sẽ trở thành một thành viên cũa cõi âm.

Do được cấu tạo bởi những tinh chất và các rung động vật chất khác nhau, mỗi thể của con người sẽ có những rung động phù hợp với thể đó, các rung động này hợp lại tạo ra một con người có tính cách không ai giống ai.

1. Thể xác

Thể xác phát triển khi con người ở giai đoạn từ 1-7 tuổi, trong bảy năm đầu thể vật lý (thể xác) một mình hình thành và phát triển, các thể khác còn đang ở dạng mầm. Lúc này con người giống như một con vật, không có trí tuệ, xúc cảm hay ham muốn.

2. Thể phách

Thể xác phát triển khi con người ở giai đoạn từ 7-14 tuổi, đây là giai đoạn trưởng thành về xúc cảm của cá nhân, và dục tính phát triển. Đôi khi một số người bị mắc kẹt và trì trệ trong giai đoạn này, họ sẽ không phát triển khả năng xúc cảm, dục tính…

Thể phách có đặc tính là sợ hãi, căm ghét, giận dữ và bạo hành. Hoặc ngược lại là tình yêu, từ bi, dũng cảm, thân thiện.

3. Thể vía

Thể-vía phát triển khi con người ở giai đoạn từ 14-21 tuổi, trong thời kỳ này con người có khả năng lập luận, tư duy và trí tuệ được nâng cao. Nó có đặc tính là hoài nghi và suy nghĩ, hay ngược lại là tin cậy và tĩnh lặng (vivek).

4. Thể trí

Thể trí là nơi lưu trữ Nghiệp Quả. Phẩm chất tự nhiên của Thể-trí là tưởng tượng và mơ. Nếu tưởng tượng được phát triển đầy đủ nó sẽ trở thành quyết tâm và ý chí.


5. Thể thượng trí

Thể thượng trí chính là tư duy bất nhị. Nó đã loại bỏ hẳn trạng thái vô ý thức, nghĩa là người này không ngủ, chỉ có xác thân anh ta ngủ, nhưng mọi diễn biến của anh ta hoàn toàn tỉnh giác.