KINH DI LẶC ĐỘ THẾ

Nam mô Vô cực Giao Trì Vương Mẫu vô nguyên cổ phật tiêu kiếp cứu thế Đại từ tôn
Nam mô nhị thập tứ vị Kim tiên cổ Phật liệt thiên tôn
Nam mô tam thanh cảnh vô lượng độ nhân Nguyên Thuỷ linh bảo giáng sinh liệt thiên tôn
Nam mô thập phương vô lượng thường trụ tam bảo chư Phật, Bồ tát
Nam mô vô vi thiên cung huyền khung cao Thượng đế Thái Hoàng Đại thiên tôn
Nam mô lăng tiêu ngọc điện huyền linh Thượng đế Ngọc hoàng phả độ Đại thiên tôn
Nam mô cửu tiêu tứ ngự thượng thánh cao chân liệt thiên tôn
Nam mô Nho, Thích, Đạo tam giáo giác thế Đại thiên tôn
Nam mô đương lai hạ sinh độ nhân cứu kiếp Thế Tôn Như Lai Di Lặc tôn phật
Nam mô tam thập lục thiên tận hư không biến pháp giới chư thiên, thiên chúa
Nam mô thất thập nhị địa, tam thiên thế giới vạn địa chi mẫu thổ hoàng địa kỳ
Nam mô tam tào tam giới, tứ phủ vạn linh long thiên thánh chúng liệt thiên tôn
Nam mô đạo kinh bảo ngọc quang hội chung nhất thiết phả độ thiện nhân thánh chúng
Nam mô đương lai hạ sinh độ thế cứu kiếp Ngọc Phật chư tôn Bồ tát
Nam mô nam thiên đạo tràng giáo chúa cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát
Nam mô đại Nho, Thích, Đạo chư vị phật thánh, Tổ sư tiên hiền
Nam mô nam bang l ịch triều thánh chúa Minh vương hà hải nhạc độc nhất thiết thần tiênchính khí
Nam mô đương niên đang cảnh tư mệnh Táo quân lục phủ ngũ tự trự trạch thổ thần liệt vị mãn thiên chân tể


Bài tựa Kinh Đức Phật Di Lặc hạ sinh xuống đời

Kể từ người ta khi mới đầu sinh xuống đời đến giờ. Chả ai là chẳng có đủ một phật tính. Thời ai là cũng có một bản kinh không chữ ở trong lòng. Những bực biết tu đạo chân chính đời xưa, vị nào cũng nhớ chân kinh cốt tỉ vô tự ấy cả. Cho nên các ngài lúc nào cũng trông thấy Đức Di Lặc cổ phật kia. Thử xem, ngày trước Đức Phật linh cảm Quan thế âm nước ta, trên đỉnh đầu Ngài bao giờ cũng thường đội tượng Đức phật Di Lặc, miệng Ngài lúc nào cũng thường niệm Đạo Bồ đề ba la mật, nghĩa là vượt sang hẳn bờ giác bên kia. Ngài ngồi thường trông thấy bóng Đức Phật Di Lặc nhởn nhơ trên không. Khi nhàn Ngài thường tưởng thấy Phật ở trên đỉnh mũ Tì Lư, nên hết thấy phép Bồ đề vô thượng chính đẳng chính giác của chư Phật xưa nay cũng tự kinh này mà ra cả. Thế mà cớ sao những người đời sau này, không khi nào được trông thấy Phật ấy, là vì miệng, ý mình các chúng sinh, không bỏ đứt được thói tập tục, vẫn còn kết mãi các nghiệp tội phiền não đời mình, bởi cái nghiệp chướng ấy che lấp đi. Cho nên không khi nào được thấy từ nhan Đức cổ Phật được. Vả lại nhân từ bao kiếp đến giờ, cứ buông tính vô minh mờ tối mãi. Tạo nên những người ác nghiệp, mình ba miệng, bốn lòng, ba tội lây nhiễm, sáu duyên trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Quẩn quanh ba tội nghiệp: nghiệp ý, nghiệp miệng, nghiệp thân là ba nghiệp chướng, biết bao là tội lỗi âm dương, tháng ngày chất chứa, hoá gây nên kiếp nhỏ kiếp nhớn đổi bớt loài người đi, rất là thảm kịch.Vì thế Đức Di Lặc cổ Phật, sẵnlòng từ bi thương xót, phải sai Đức Ngọc Phật thay Ngài giáng sinh xuống trần, để cứu hồi mạt kiếp, độ cho loài người, cốt là dạy cho chúng sinh dốc một lòng, trông một đạo, tưởng nghĩ đến Phật vẫn thường trọn bổn phận của mình, trung hiếu với vua cha, thời đều độ cho thành Phật cả, phỏng nữa có gặp phải hồi mạt kiếp nạn đao binh. Thời đã nhờ có Đức Ngọc Phật hộ trì cho thoát khỏi. Chờ tới khi Đức Cổ Phật Di Lặc giáng sinh xuống đời. Bấy giờ Giời mưa vàng bạc thóc gạo và hết thẩy các đồ quý báu xuống đầy cõi nhân gian. Thời ai ai cũng tu hành, người người đều niệm Phật, khiến cho người đời sống lâu vô chừng, cùng với ba cõi trên giời, cùng một nhời thụ ký là lời Phật truyền chính giác, thế thời ta há chẳng được cùng Đức Ngọc Phật đều lên từng giời vô cực, để thân chầu trực bên Đức cổ Phật Di Lặc vậy dư.


Kinh Quý Trọng của Đức Di Lặc

Đức Phật, Ngài dậy bản kinh này, hiện ra tại thôn trại nhà họ Vương, thuộc huyện Nhạc Dương, phủ Bình Dương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Bỗng một hôm có tiếng nổ vang như là sấm sét, trái núi đá tự vỡ tung ra, thấy một quyển kinh Đức Phật Di Lặc này. Người ở đấy sao viết ra thành nhiều bản cúng dàng truyền rộng cho nhân dân thiên hạ, chứ không dám dấu diếm ở nhà. Nếu có ai không truyền, thời tội chẳng vừa giời giáng tai nạn cũng như người bị kiếp.

Chính quyển chân kinh của Di Lặc này, thực ra ở vừng đá dưới gốc dâu, hiển hiện ra cõi diêm phù để cứu cho chúng sinh. Nữa khi gặp hồi mạt kiếp, đã có vị tiên ở từng giời Đại La xuống đời, nếu có người thiện nam, tín nữ nào phát tâm thành kính, sao chép rộng truyền, thời người ấy được cái lợi lớn. Ai sao tả được một bản, thời khỏi tai kiếp một thân.

Nếu người nào không tin, tất phải thổ huyết, phát sũng mà chết. Còn có bậc thượng sĩ nào trí tuệ, đã lòng thành sao viết, lại giảng tụng kinh này, có thể khỏi mười nạn mạt kiếp và thoát khổ dịch lệ yêú đau. Vậy nên, dám khuyên người đời chăm niệm Phật, thời tốt lắm, tốt lắm. Còn ai bất tin, ấy rồi tai nạn tới mình. Hãy xem cữ tháng năm, tháng một sau này. Có khi cơm không có người ăn, đường không có người đi, nơi thời sinh ra giặc cướp, nơi thời đầy núi hổ lang, khi thời mưa to, gió dữ, người phải âu sầu. Những người thiện tín phải nên thiết đàn, thắp hương lễ bái, tụng đọc kinh này, mới khỏi tai kiếp. Có khi tháng ba bị tai nước lửa tàn hại khó qua. Nếu ai không có hồi lòng hướng thiện, thời khó tránh khỏi. Đức Phật Di Lặc dạy người thiện tín nào chăm đọc kinh này, lại khuyên cả nhà tín thụ, thời khoỉ kiếp tai. Mồng một tháng tám năm nay, có mười vua Diêm vương ra đời, tra xét các nhà thiện ác, hễ nhà nào có kinh, thời không những khỏi tai nạn, lại được cái lợi phúc lành. Chân kinh của Đức Di Lặc tôn phật này, hễ ai chăm trụ trì, đọc tụng cúng dàng, thời Ngài bảo hộ cho nhà được an lành. Nhưng phải biết báo ơn Ngài, rộng khuyên cho chúng sinh thiên hạ:

Dám khuyên đại chúng nghe cho kỹ
Ăn chay niệm phật khỏi tai nạn
Gái trai chẳng tin lời Phật dạy
Ấy rồi nguy hiểm thấy vua Diêm
Một sầu nước lửa đao binh chết
Hai sầu hết tuyệt lửa nhân gian
Ba sầu đau ốm, ôn hoàng chết
Bốn sầu giai gái chẳng đoàn viên
Năm sầu thiên hạ nhân dân loạn
Sáu sầu có đường không ai đi
Bẩy sầu đầy núi beo hùm chạy
Tám sầu ngày đêm chẳng yên lành
Chín sầu cõi đất còn ai tuốt
Mười sầu chẳng gặp đời thái bình
Nhà nào chẳng tin thời ôn dịch
Những người tin kinh được phúc nhiều
Đường xá chẳng còn ai đi lại
Chỉ nhà tích thiện được an toàn
Ai nghĩ tháng ba này rồi biết
Nhiều nhà tai nạn khóc kêu trời
Muốn qua tai nạn sao kinh đọc
Trẻ già trai gái chẳng phiền lo
Những kẻ sao kinh thêm phúc thọ
Thoát qua kiếp nạn cả một nhà .


Bài tán dâng hương

Hương lòng, vạc báu thắp lên
Ngát ngao thơm thấu đại thiên ba nghìn
Đàn đàn trầm nhũ dâng lên
Khói hương nghi ngút hoa sen phật đài
Mười phương phật, chín phương giời
Ruổi phăng loạn hạc, giáng nơi đàn tràng
Bầu giời cảnh Phật thanh lương
Phật tiên chứng thụ, cúng dàng nhân gian
Nam mô hương cúng dàng bồ tát ma ha tát. (đọc ba lần)


Kệ khai kinh

Sau muôn năm tới hội Long Hoa
Kinh hiện trong vừng đá nảy ra
Vi diệu rất sâu kinh phật dậy
Thụ trì rạng tỏ tấm lòng ta
Nam mô khai bảo tạng bồ tát ma ha tát (đọc 3 lần)


Phẩm thứ nhất
Chép lời Phật Thế Tôn truyền cho đệ tử là Ngọc Phật


Trong khi Đức Di Lặc Tôn Phật cùng với Phật Thích Ca trải ba đời kết nghĩa anh em, cùng tu đạo cao vô thượng chính giác, mười hiệu Phật đều đủ, muôn đức mình tu trọn, cả ba kiếp đều tu lên Đại Đạo. Nhưng đời nào, Đức Di Lặc cũng là anh, Đức Thích Ca chỉ là em, quả chính giác Bồ đề anh em đều trọn cả, nhưng công qủa Phật Di Lặc có thể đẫy đà hơn. Nên cùng nhau thương nghị, xem ai xuống đời trước để độ cả chúng sinh, mới cùng minh thệ rằng: Ta đều vào đại định, nghĩa là đều ngồi nhắm mắt thiền định mấy đêm ngày, dựng gậy báu ra trước phật đài, để bói thuỵ hoa. Hễ gậy ai nảy hoa sen ra trước, thời người ấy xuống đời trước, gậy ai sinh hoa sau, thời phải xuống đời sau. Hai vị thề xong, đều ra cắm gậy tích thượng ở trước sân, rồi đều vào ngồi định, để chờ điềm nở hoa. Khi Đức Thích Ca đương ngồi phòng thiền định. Một hôm, hé mắt ra nom trộm các gậy, thời thấy cái gậy của ngài chỉ rực rỡ lắm vẻ hào quang, chớ không nảy hoa, mà gậy long trượng của Đức Di Lặc trên nở hoa sen đỏ tươi tốt đẹp, chính giữa miệng rồng đỏ rực như mặt trời mới mọc, hào quang soi sáng quắc thiên hạ, cả ba cõi trên dưới đều hay. Khi bấy giờ, Đức Thích Ca đoán hẳn rằng: nay Đức Di Lặc còn đương nhắm mắt đại định. Ngài liền ra khe khẽ bẻ lấy bông hoa ở trên long trượng, đem cắm vào đầu gậy của mình, rồi lại vào phòng nhập định, có ý để thử Đức Di Lặc có biết chăng. Cách ba hôm nữa, hai Đức Phật cùng mở chính nhãn ra phòng định xem hoa, thời trên đầu gậy tích trượng có nở hoa sen,nhưng màu đỏ phai nhạt. Khi ấy Đức Phật Di Lặc mỉm miệng cười thầm mà rằng:” Ừ, tuy ta ngồi nhập định, nhưng ta có thiên nhãn, đã coi thấy em ta hái trộm Long hoa gậy ta, đem cắm sang gậy mình rồi, bởi vậy vẻ hoa không được tươi thắm mà ánh sắc kém màu. Nhưng thôi, sự chót nghiệp kinh rồi, thời nay ta giao phó thế giới cho em xuống quản trị. Nhưng chỉ tiếc thay cho thế gian sau này, không được tốt đẹp vẹn toàn. Khoảng ba nghìn năm, thiên hạ muôn dân: sang, hèn, giàu, khó, kẻ vui, người khổ chẳng đều nhau, lúa thóc cầy cấy ít khi phong nẫm. Đất nước thường sinh tranh cạnh, đánh cướp lẫn của nhau, bốn phương chẳng an ninh, trộm cướp nổi quấy rối, trăm loài tà thần rắc rối, ma quỷ quấy rầy, nhân dân cõi trần, lầm than khốn khổ. Sau ba nghìn năm nữa, bấy giờ ta sẽ xuống đời, dạy bảo phép chính. Lúc ấy vô lượng haò quang trong ngoài sáng rực, hiện ra những tường thụy rất lạ, xưa nay chưa từng có bao giờ ”. Khi ấy Ngài liền hội họp các thánh chúng, các vị Thiên chúa, Đế thích, các tiên thánh ba mươi sáu t ầng trời, hết thảy các Lôi thần, cùng Kim Cương, Hộ pháp, tức thời đều tới hội. Đâu đấy an toạ xong. Bấy giờ Đức phật Di Lặc mới phán truyền cho đại chúng rằng: Ta nay lên chính ngự trên tầng trời ba mươi ba, tới sau ba nghìn năm nữa, ta mới xuống đời, sẽ truyền chính pháp Long hoa, để độ cho tuốt cả giời người các cõi. Khi ấy cả toà thánh chúng cố kêu van lạy mãi không thôi, chỉ mong Thế Tôn mở từ bi đại xá, mau chóng giáng sinh cõi thế, mà cứu khổ cho chúng sinh. Chứ nếu chờ tới sau ba nghìn năm nữa, thời triệu dân chịu khốn nạn, biết chừng nào. Tới khi năm trăm năm một lần kiếp nhỏ, một nghìn năm một lần kiếp lớn, để rút bớt quân dữ đi. Đến khoảng cuối hội, năm trăm năm mạt kiếp đổi đời, giữa khoảng sau khi hạ nguyên, người đời khó thoát qua được. Chỉ mong Đức Phật Như Lai mau sớm hạ sinh, độ chúng sinh tránh qua khổ nạn, thời quý hoá bao chừng. Nhưng khi ấy, Đức Tôn Phật Di Lặc lặng im không đáp. Bỗng trong hội có một vị đầu hàng tôn giả, chính là đồ đệ trội nhất của Đức Thế Tôn, thần thông công đức có một không hai, mười tôn hiệu sắp thành, các đức hạnh viên mãn, mình có hào quang vô lượng, sáng vặc mỗi bên, ở trong đạo tiền đứng ra, chắp tay lạy Phật, bạch rằng:” Lạy Thế Tôn, sau khi hai nghìn năm trăm năm, chính đang ngồi mạt thế, người đời nanh ác, trái cả luân thường, không mấy kẻ tin theo đạo chính. Cho nên giời mới sai lũ ma vương xuống đời nhiễu loạn, để trừ bớt phường gian ác đi, nào tật ách ốm đau,nào kiếm đao, chém giết, nào hoả tai, thuỷ nạn, nào ôn dịch hung hoang, mười kiếp chu tai hết thảy đều giáng. Nếu Tôn Phật không thương đại chúng, chẳng sớm đầu phàm, thời bây giờ đệ tử con xin thay Như Lai, giáng sinh xu ống trước để đỡ Phật, mà cứu độ chúng sinh. Cho đời thoát năm trăm năm mạt kiếp. Người nào có duyên xin giữ lại cả, để đợi khi Tôn Phật giáng sinh, mở hội thái bình thế giới, triệu dân vui thoả, vua tôi vui mừng, cha con thân nhau, lòng người hướng thiện. Bấy giờ hãy xin thỉnh Đức Thế Tôn giáng sinh cõi đời, đầu thai vào nhà Đế Vương, thân làm Thái Tử, tu thành chính qủa Bồ đề, rộng truyền chính pháp Long Hoa, để độ cho cả giời người hết thảy bao kẻ có tình cũng đều thành tựu. Khi ấy Đức Thế Tôn hỏi lại: Người đệ tử ấy tên gì, mà lại phát được lời thiện thế, sẵn có lòng thương chúng sinh muốn thay Phật xuống đời, mở dạy lũ sinh linh, cứu nạn cho thiên hạ ư ? Nào ra đó để đại chúng xem. Thời hoá ra, Đức tôn giả Bồ tát đầu nhất. Bấy giờ Ngài thụ ký ngay đạo Chính Giác cho, liền phán rằng: “Người ở đời này, chính tên Ngọc Phật, hiện nay quả tu của ngươi, mười hiệu đã sắp tròn, mọi đức thật là to lớn, chả khen ngợi sao cho xiết, nay lại sẵn lòng thay Phật cứu đời, thế thời ta cũng cho cùng danh, cùng hiệu với ta, để cùng độ chúng sinh, cho trọn được thề nguyện tốt ấy. Rồi bấy giờ ta cũng hoá khí cho ngươi cùng đi làm các việc công duyên, để viên thành nguyện lớn, rồi công đức của ngươi, có thể thấu tới ba cõi giời, vạn phát chủ và Ngọc tương từ tôn, muôn vạn ức kiếp hoá thân, Đức thượng đế Cửu Hoàng, chắc cũng ứng cho ngươi trụ thế ’’. Trong khi Tôn Phật Di Lặc cùng thụ ký các lời cho Đức Ngọc Phật, hết thẩy các thánh chúng dự nghe, đều mừng rỡ vô cùng, một lúc cùng ra lễ bái Thế Tôn và bạch rằng :’’ Chúng con được nghe những lời Ngài đã thụ ký cho Đức Ngọc Phật mới rồi, thời lũ ức vạn Bồ tát, đệ tử chúng con, xin cầu Ngài thương cứu cho, chúng con xin hết lòng tu trì chờ đợi ’’.Lúc ấy Đức Thế Tôn mới phán bảo cho các Bồ tát, các bậc long thiên, thiện thần cùng hết thẩy thánh chúng rằng: “ Ngày sau khi Ngọc Phật xuống đời, giữa hồi thượng nguyên cuối triều đương nguyên vào khoảng năm dần, mão đó, lũ đại chúng các ngươi, có muốn điền viên thành chính giác, thời phải chờ khi ta hạ sinh, sẽ lần lượt truyền thụ ký Đại hội Long hoa cho cả. Rồi hết, khiến các chúng lần lượt đầu sinh, từng thứ thành phật để tuyên pháp chính ta, làm đạo chính ta, khắp đều chứng viên minh chính quả”.Lúc ấy đại chúng đều nghe Phật phán truyền đều quỳ lạy, ca ngợi công đức Như Lai mà trông cậy mừng rỡ vô cùng.