kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Tùy Duyên Cuộc Sống

  1. #1

    Mặc định Tùy Duyên Cuộc Sống

    Ngày tam phục - mùa mà cái nóng oi bức nhất trong năm, cả vườn cỏ của thiền viện đã trở thành một thảm cỏ khô vàng.
    "Phát dọn cho sạch sẽ đám cỏ này đi, thế này thì thật là khó coi quá!" Chú tiểu nói.
    "Đợi trời mát đã." Sư phụ vẫy vẫy tay, "Tùy thời".
    Trung thu, Sư phụ lại mua về một bao hạt cỏ giống, gọi chú tiểu đem bao hạt giống này đi gieo. Gió mùa thu trỗi lên và cuốn đi những hạt giống vừa gieo. "Không xong rồi! Các hạt giống bị gió thổi bay đi cả rồi", chú tiểu kêu la.
    “Thôi đi con, không sao đâu, hạt giống vẫn còn rất nhiều, gió cuốn đi cũng không mọc được.” Sư phụ nói, "Tùy tính".
    Sau khi cơn gió đã lấy đi những hạt giống, tiếp theo lại có mấy chú chim đáp xuống mổ ăn. "Chết rồi! Hạt cỏ giống lại bị chim ăn hết rồi!" chú tiểu vừa nhảy vừa la.
    "Không sao! Hạt giống còn nhiều, ăn không hết đâu!" Sư phụ nói, "Tùy ngộ".
    Nữa đêm lại bị một trận mưa dữ dội. Vừa mờ sáng chú tiểu vội vã chạy vào phòng thầy: "Sư phụ, lần này thì xong thật rồi! Những hạt giống bị mưa cuốn trôi hết rồi"
    "Trôi đến đâu, thì nó sẽ mọc ở đó." Sư phụ nói, "Tùy duyên".
    Hơn nữa tháng sau, một vùng đất trơ trụi lúc trước giờ lại mọc lên những mầm cỏ non xanh biên biết, có một số ngốc ngách không hề gieo trồng nhưng vẫn mọc lên xanh rờn. Chú tiểu vỗ tay và vô cùng vui sướng.
    Sư phụ gật gật đầu: "Tùy hỷ".
    (lược dịch)
    Cảm nhận cuộc sống:
    Tùy duyên trong cuộc sống không có nghĩa là phó thác cuộc đời mình cho tự nhiên, cho xã hội quyết định. Không phải như những cành cây khô mặc tình cho dòng nước cuốn trôi, vùi dập để rồi một lúc nào đó dòng nước lại dạt chúng vào bờ, đây là sự biểu hiện vô ý thức, không định hướng. Mà tùy duyên là sự hòa mình vào tự nhiên để cải thiện tự nhiên, là sự dấn thân vào xã hội để góp phần điều chỉnh những hành vi xấu, bất thiện đang tồn tại trong xã hội.
    Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệ và chấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống. Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta đều là những bài học làm tăng thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay thất bại. Với những kinh nhiệm ấy chúng ta sẽ vận dụng trong cuộc sống hiện tại và tương lai, sử dụng chúng để tiếp nhận và ứng đối với những gì đang và sẽ diễn ra. Những hiện tượng của cuộc sống, của xã hội đều là vô định tính. Con người, xã hội và điều kiện cuộc sống luôn thay đổi và vận động, đây là sự tồn tại hoàn toàn hiện thực và khách quan. Bởi lẽ, mọi việc trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sắp đặt được, có những sự việc do mình thiết lập, nhưng cũng có những việc do điều kiện tự nhiên và nhân duyên kết hợp tạo nên. Vì thế, chúng ta không thể trốn tránh những gì đang diễn ra trong cuộc sống, ngược lại chúng ta phải đối diện, phải có bản lĩnh tiếp nhận và giải quyết trên cơ sở những điều kiện vốn có và đang diễn ra đó. Cần hòa mình vào quy trình cuộc sống để rồi từ đó phát huy và cống hiến cho cuộc sống những gì tốt đẹp mà mình đang có và xã hội đang cần. Cuộc sống là mãnh đất để chúng ta sống với chính mình và thực lý tưởng của chính mình. Đây chính là giá trị thực tiễn của sự "Tùy duyên".
    Sự biểu hiện của nước là hình ảnh, là tấm gương của lối sống tùy duyên. Nước dù ở điều kiện nào, môi trường nào chúng vẫn thích ứng "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", dù thay đổi hình thức, tướng dạng nhưng không hề thay đổi bản chất của nó. Đây là tinh thần "Tùy duyên bất biến", tùy duyên là để thuận theo nguyên lý cuộc sống, bản chất cuộc sống; sống Đời mà không mất Đạo, với tinh thần này chúng ta có thể hiện hữu khắp nơi cùng chốn, hiện hữu trong từ ý niệm, hiện hữu trong từng cử chỉ hành vi. Nếu chúng ta có thể sống và vận dụng được tinh thần "Tùy duyên bất biến" thìchúng ta sẽ luôn luôn duy trì được ánh sáng của tự tâm, sẽ không bị những cám dỗ lôi kéo, không bị bất cứ hiện tượng sự vật nào làm cản trở hoặc đánh mất giá trị cuộc sống, con đường lý tưởng của chúng ta.
    Bhikkhu Phương Nam
    "Đừng cố sử dụng kiến thức Phật học để thành tín đồ; hãy sử dụng nó để bạn trở nên tốt hơn"

  2. #2

    Mặc định

    cuộc sống tùy duyên đời phù du
    Người đạo sĩ cuối cùng

  3. #3

    Mặc định

    Tâm tùy duyên
    Hai tiểu sư đệ Giới Trần và Giới Si rất ham chơi. Mấy chú hay đến Bình Hồ vui đùa, có khi còn kéo cả tiểu Giới Sân đi cùng, nhưng Giới Sân chỉ ngồi nhìn hai chú chơi chứ không tham dự.

    Bên bờ Bình Hồ, hai chú đùa rất vui, lúc thì lội xuống chỗ nước cạn để té nước, lúc thì lượm đá trên bờ để ném lia thia, xem viên đá của ai lượn trên mặt nước bao nhiêu lần để tranh hơn thua, (người xuất gia mà còn tâm hơn thua thật là không nên chút nào!).

    Nước hồ rất trong. Hồ có nhiều cá, nên có người còn thích ngồi trên bờ câu cá. Hai tiểu thấy họ câu cá, liền hướng mấy viên đá về phía đó, khiến cá sợ không dám cắn câu. Họ thấy vậy liền thở dài, vác cần câu về nhà.

    Gần đây, ông Vương dọn nhà đến ở bên bờ Bình Hồ; gia đình ông gồm có ba thành viên, hai vợ chồng và một đứa con trai nhỏ. Chỗ chúng tôi chơi đùa tính ra cũng gần nhà ông, nên họ thường mở cửa sổ ra xem.

    Cái kiểu vui vẻ của hai tiểu đã thu hút họ, khiến họ từ trong biệt thự đi ra. Người chồng nhìn chúng tôi rất lâu; vì ông nhìn thấy hai tiểu đùa giỡn nhiều ngày vẫn vui mà không biết chán, lấy làm lạ lùng, nên hỏi Giới Sân: Trò chơi đó có thật là vui hay không? Giới Sân gật đầu bảo, Bình Hồ thật là vui!

    Không lâu sau, cạnh chỗ hai chú tiểu chơi đùa, chúng tôi nhìn thấy đứa nhỏ cũng bắt chước chơi trò ném đá, nhưng ném được vài viên, nó liền chán, không muốn ném nữa. Hai vợ chồng tìm đủ mọi cách để kiếm ra trò chơi mới cho đứa con trai nhỏ, nhưng cũng chỉ được vài lần, nó liền không thích. Vài ngày sau, gia đình đó không ra Bình Hồ chơi nữa.

    Giới Sân hỏi sư phụ: Tại sao gia đình đó không tìm ra niềm vui bên Bình Hồ?

    Sư phụ nói: Cách tìm niềm vui và tìm vật chất vốn không giống nhau. Nếu không có cái tâm tùy duyên, tùy hỷ mà bằng nhiều cách để đạt được niềm vui, thì niềm vui cũng không bền được. Người cố ý tìm kiếm lại cách niềm vui xa hơn. Người vô ý, thuận theo tự nhiên, ngược lại càng tiếp cận được nhiều niềm vui!

    Giới Si, Giới Trần không ngừng chạy nhảy tứ tung, trò chơi nào cũng có thể cười vui sảng khoái, vì trong tâm hai chú đã có tâm tùy hỷ, tùy duyên.

    Giới Sân ngồi bất động bên bờ hồ, xem mặt hồ nước dợn, đơn giản vậy thôi nhưng vẫn cứ cảm nhận được niềm vui, vì bên trong tiểu đã tiềm tàng tâm thanh tịnh.

    Nhiều và ít, giàu và nghèo, động và tịnh… không có liên hệ gì với hạnh phúc, niềm vui. Nếu có được tâm tùy duyên, hài lòng, bất luận chúng ta ở đâu cũng đều có thể tìm được niềm vui, hạnh phúc.

    Thánh Tâm dịch

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cõi Vô Hình
    By Bin571 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 55
    Bài mới gởi: 25-03-2015, 02:01 AM
  2. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM
  3. Cắt tiền duyên và xin bùa hộ mệnh
    By maika9890 in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 24-01-2011, 11:13 AM
  4. Nguồn gốc loài người
    By compassion in forum Đạo Phật
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 05-01-2011, 01:37 PM
  5. chứng thoái hóa đốt sống cổ và gai đốt sống cổ
    By annhang in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 29-12-2010, 11:36 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •