Hình như: Thu khí từ huyệt Hội Âm (luân xa 1) và dẫn dòng khí đi lên huyệt Khúc Cốt (luân xa 11), đến huyệt Đan Điền (luân xa 10), lên huyệt Đản Trung (luân xa 9), lên huyệt Thiên Đột (luân xa 8), qua nơi tiếp giáp đầu lưỡi và nướu hàm răng trên đến huyệt Ấn Đường (luân xa 6) rồi lên huyệt Bách Hội (luân xa 7), sau đó xuống huyệt Đại Chùy (luân xa 5), xuống huyệt Tâm Du (luân xa 4), xuống huyệt Mạch Môn (luân xa 3), xuống đến huyệt Trường Cường (luân xa 2) rồi về lại huyệt Hội Âm (luân xa 1). Đó là vận khí theo vòng Tiểu Chu Thiên.
Theo khí công Trung Hoa thì có hạ đan điền (luân xa 10), trung đan điền (luân xa 9), thượng đan điền (huyệt Ấn đường). Tùy từng phái khí công mà bắt đầu từ thượng, trung, hay hạ đan điền. Thường các phái hay bắt đầu từ hạ đan điền (luân xa 10) vì huyệt đan điền còn được gọi là huyệt khí hải (bể khí) là nơi có thể tụ được rất nhiều khí và khí tụ hạ đan điền nhiều rồi sẽ tự lưu chuyển đánh thông khí các huyệt trên 2 mạch nhâm đốc. Mặt khác tập tụ khí hạ đan điền cũng như trữ nước ở hồ thủy điện để khi luân xa 1 mở thì khí vào cơ thể như mưa bão sẽ tụ vào đan điền và lưu chuyển từ từ chứ không càn quét mạnh qua các kinh lạc và tắc ở các huyệt.
Cách vận khí của bạn sylilave là vận khí ngược theo yoga để đề phòng luân xa 1 mở thì sẽ vận khí từ đỉnh đầu xuống để dìm dòng khí từ luân xa 1 theo sống lưng không cho bốc lên đầu công phá đại não, và để cho khí thoát ra luân xa 2, sau đó là 3, 4 ,5 nhằm mục đích thích ứng dần với luồng hỏa xà.
Với yoga thường tránh quán tưởng đến luân xa 1 vì dễ kích luân xa 1 mở sớm khi các luân xa trên kinh nhâm đốc chưa thông và cũng tùy phái cũng bắt đầu từ các thượng, trung, hạ đan điền. Có điều thượng đan điền luân xa 6 trong yoga là huyệt Ngạnh trung ở trán chứ không là huyệt Ấn đường như khí công Trung Hoa. Mặt khác vận khí theo ý bạn sylilave là vận khí ngược theo vòng dương làm cho cơ có vẻ khỏe nhưng có thể gây căng thẳng mất ngủ nên sau khi vận vòng dương thì phải vận ngược lại theo vòng âm để cân bằng.
Nói chung trong khí công và yoga cần có thầy hướng dẫn và điều chỉnh các phản ứng phụ xảy ra khi tập luyện nếu không sẽ dễ gặp những tác hại không lường trước được.
mát xa vùng chân, lưng , cổ trước khi thiền cũng như vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng 1 chút thì khi thiền sẽ bớt cảm giác uể oải và đau mỏi hơn. Khi thiền xong cũng lên làm vậy 1 lần nữa cho khí huyết lưu thông. hi. Nếu không bạn chưa tới chỗ cần tới đã phải dừng lạ rùi đó !
Lời nói chân thật vốn vô ngôn
Có bài Phương pháp tọa thiền của hòa thượng Thích Thanh Từ rất cụ thể, có ảnh minh họa và hướng dẫn cụ thể các động tác xả thiền.
Tiểu đệ ngồi thiền l1uc 11h khuya . cũng ko ngồi được lâu. chừng 15 phút là người nóng bừng. cực kỳ khó chịu. ko ngồi im được. Tìm mãi cũng ko ra cách nào ngồi im được 60 phút.
Huynh Đệ nào chỉ giáo dùm.
Thanks
sao gióng minh vậy .................ma thôi cứ nghĩ mình đang trã nghiệp nên ngòi vậy thôi .......nhe bớt thì tụ đông no im thôi mà...............nghe các huynh bao phải có pháp bổ trợ nữa................như giữ giới............bố thí ...........phống sinh.................suy tư ..........quán tưỡng.............niệm phật..............niêm chú ................và niềm tin mạnh mẽ nữa...............hihi dũ cã
:hee_hee:........... thanh phần bất hảo...................:hee_hee:
Vạn pháp đồng nguyên .Tâm thiện ắt thành.Loại bỏ vọng tưởng.Muôn kiếp yên vui.
Chào huynh Thanhptvn90 không biết là huynh có tập qua thiền hay khí công không. Nếu có thì có thể giúp vài bạn đang theo luyện tập giải đáp thắc mắc không
Mình đang tập thiền nhưng các anh em có thắc mắc gì mà mình biết mình sẽ hồi đáp.Cùng học tập cùng tiến lên.
Cốt yếu thiền là tâm thiện .Thiền theo mình là luyện tâm.Mình chủ yếu hành thiền vào giờ tý lúc đó thiên khí mạnh nhất.
Ngày đó mình cũng được dạy là thiền quán vào hơi thở, thở ra biết thở ra hít vào biết hơi thở vào và khi thực hành cũng chỉ vài lần do lười biếng đau chân và còn mỏi người.
Rồi mình cũng xây dựng gia đình, khi vợ sinh nhỏ thứ 2 năm 2021 cũng đúng lúc dịch bệnh ở HCM căng thẳng, vợ về nhà ngoại nên rảnh rỗi có thời gian thực hành thêm.
Khi thực hành có lẽ mình gọi là yoga đi vì mình chỉ ngồi lại 1 chỗ với tư thế bắt chéo hai chân, để tâm vào hơi thở hơn 1 cái là trước lúc thực hành có chắp tay và cầu nguyện, cầu nguyện cho cha mẹ vớ con anh em bạn bè và chúng sinh hữu tình được khỏi bệnh về thân và tâm.
Lần đầu mình có hiện tượng lạ là cơ thể cứ lâng lâng và cảm giác thoải mái khắp người. Nhưng mình nghĩ do cơ thể ngồi 1 chỗ các cơ căng cứng nên toát mồ hôi, gió điều hoà thổi vào thì sinh ra cảm giác như vậy.
Và mình nhận ra rằng nếu mình quán vào hơi thở như vậy thì trong đầu mình vẫn thơi thở vào, hơi thở ra, 1 hít vào, 2 hít ra. Và mình dừng lại không đếm nữa mà để suy nghĩ trong đầu dừng lại ko đếm nữa và chỉ trống không như vậy.
Lần thứ 2 và thứ 3, Cảm giác đau nhưng mình tưởng rằng đau như vậy với người dân ở tâm dịch có là gì ... có lẽ có 1 nguồn lực ở cõi vô hình kéo đến giúp mình điều chỉnh được lưng thẳng lên ko còn thấy đau, đầu cúi nhẹ xuống ko còn nhìn gang cứ như có 1 vị thầy bên cạnh đang điều chỉnh tư thế của mình vậy và sau đó có lần mình cảm giác cơ thể lúc thì bé lại bé xíu bé xíu, lần thì thấy cơ thể cứ to ra to ra...
Và tới bây giờ vợ lại trở về, lại lười, lại gác lại :D
Quý Thầy, Quý Anh Chị đã có kình nghiệm xin chia sẻ cho đệ tử biết được cần phải làm gì tiếp theo trong khi thực hành.
Nhiều lời khó nói hết.
Đệ tử xin Kính tạ.
Đệ tự xin sám hối, để tử cảm ơn thầy đã chỉ dạy.
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)
Bookmarks