Chương đầu của Kinh Hiếu : “Thân thể phát nhu , thụ chi phụ mẫu , bất cảm hủy chương, hiếu chi thủy dã . Lập thân hành đạo , dương danh ư hậu thế , dĩ hiển phụ mẫu , hiếu chi chung dã “

Hiếu là căn bản của đạo đức , giáo hóa từ chữ hiếu mà ra . Bước đầu của đạo hiếu là phải giữ mình , vì thân thể , tóc , da của ta có từ cha mẹ , nên không dám tổn thương đến . Lập thân hành đạo , để lại được tiếng thơm muôn thuở làm rạng rỡ đức hạnh của cha mẹ , đó là cái tích đích của đạo hiếu

• Đạo hiếu , trước tiên phải thờ cha mẹ , sau đó thờ vua giúp nước , cuối cùng là lập thân .
• Người con hiếu thảo , ngày thường ở với cha mẹ phải hết long cung kính ; phụng dưỡng thì phải làm cho cha mẹ vui ; lúc cha mẹ có bệnh phải tỏ long quan tâm lo lắng , Trong thường hợp không may , khi cha mẹ mất thì phải buồn rầu thương khóc . Lúc tế lễ thì phải tỏ vẻ trang nghiêm . Làm trọn năm điều trên – mới gọi là thờ phụng cha mẹ vậy .
• Mạnh Tôn hỏi về Hiếu , Đức Khổng Tử bảo : “Vô vi “ (Không nên trái ) Đức Khổng Tử nói với một học trò khác đang đánh xe là Phàn Trì thưa lại : Mạnh Tôn hỏi ta về đạo Hiếu , Ta bảo là ( Không nên trái ) . Phàn Trì thưa lại : Ý nghĩa của thầy như thế nào ? Đức Khổng Tử đáp : “Lúc cha mẹ sống thì thờ bằng lễ , khi chết chon cất bằng lễ , khi cúng tế cũng bằng lễ “ .
• Mạnh Võ Bá hỏi về Hiếu , Đức Khổng Tử đáp : “ Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu “ (Bổn phận làm con điều lo lắng nhất là bệnh tật của cha mẹ )
• Tử Du hỏi về Hiếu , Đức Khổng Tử đáp : “Trong thời đại này nhiều người cho rằng nuôi dưỡng cha mẹ chỉ cần ăn lo mặc ấm là Hiếu . Nếu không có long kính , thì có khác gì nuôi chó nuôi ngựa , làm sao gọi là Hiếu được ? “
• Tử Hạ hỏi về Hiếu Đức Khổng Tử đáp : “Sắc nan ‘’ . Thờ phụng song thân , nếu để vẽ không vui thể hiện trên khuôn mặt , trong trường hợp này , sắc mặt của cha mẹ cũng không được vui , như thế làm sao gọi là Hiếu được ! ( muốn làm vui lòng cha mẹ , bất cứ ở trong trường hợp này , hoàn cảnh nào , đều phải giữ được một sắc mặt vui vẻ . Đó là một điều làm khó nhất . Nếu cho rằng cha mẹ có việc , bổn phận làm con phải gánh vác , có rượu thịt mời cha mẹ dung … như thế cũng chưa phải là Hiếu )
• Đức Khổng Tử dạy : { Phụ tại kỳ quan chí , phị mạt quan kỳ hành , tam niên bất cải phu chi đạo , khả vi Hiếu dĩ } “Lúc cha còn sống , hãy xem cái chí của cha . Khi cha mất , thì xem hành vi và việc làm của cha trong thời sinh tiền , trong vòng ba năm mà không thay đổi chí hướng của cha , như thế có thể gọi là Hiếu ”
• [ Đó là lời của đức Khổng Thánh nói với môn đệ mà thân phụ là một người mô phạm nên dạy phải theo chí hướng của cha . Cũng như học trò hỏi về đức nhân , Đức Khổng Tử tùy căn của mỗi người mà trả lời khác nhau . Phật nói : “Pháp vô định pháp” là vậy . Người sau không hiểu Thánh Nhân vì người thí pháp , hiểu lầm ý nghĩa của Đức Khổng T ử , đó là một điều sai lầm ]
• Bổn phận làm con phải biết rõ tuổi tác của cha mẹ , một mặt là mừng , vì song thân tuổi cao mà vẫn còn mạnh khỏe , mặt khắc lại lo , vì tuổi cao chồng chất , e rằng thời gian song thân ở với ta sẽ không được bao lâu
• Cha mẹ còn tại thế không nên đi chơi xa . Nếu cần đi xa , phải báo cho cha mẹ hay nơi đi chỗ ở