kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: HẠT BỤI VÀ MINH CHÂU

  1. #1

    Mặc định HẠT BỤI VÀ MINH CHÂU

    Nam Mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni
    Đã lâu không vào diễn đàn, các vị vẫn khỏe mạnh chứ, Vẫn ít phiền ít não phải không! Thấy các vị vẫn vọng ngữ khi nói pháp như xưa cứ ghi những chữ như không chấp ngã, được niết bàn, thường thấy an lạc, đầy đủ thần thông...vvv Thật sự nếu các vị mà đạt được những đều như trên chắc không ngồi trước máy vi tính mà ghi linh tinh trên diễn đàn này mà đang tọa thiền tĩnh tâm hưởng pháp hỷ.

    Thường người nào ăn món nào mới có thể nói vị món đó, riêng Phật pháp thì không như vậy, ví như người không chấp ngã mà nói mình không chấp ngã tức là còn chấp ngã. Phật pháp là như thế đấy, chư vị nên "Cẩn ngôn xuất tự". Khuyên răn chút vậy thôi giờ chúng ta tìm hiểu về HẠT BỤI VÀ MINH CHÂU trong Phật Giáo.

    Thường phàm phu ví mình như hạt bui,vì khi sống hưởng bao nhiêu thì khi chết lại trở về cát bụi vì thế nên cứ lo hưởng thụ chạy theo dục lạc và hưởng bao nhiêu dục lạc thì thọ bấy nhiêu khổ đau thế gian do nhân đó mà cứ mãi luân hồi không dứt. Với người tu hành tự thấy thân này rồi sẽ hoại và sẽ trở thành cát bụi nên không kẹt nơi thân rời bỏ dục lạc, xuất gia, tinh tấn tu hành và được thành Phật. Vì lẽ như thế hạt bụi của phàm phu là hạt bụi nhơ nhớp, bẩn thỉu, đầy cấu uế , tham, sân, si trải qua muôn ngàn kiếp bụi dày thành đất vẫn không sáng bóng được. Còn hạt bụi của người tu hành khi rớt xuống biển sáng bóng như ngọc minh châu lấn át ánh sáng mặt trời, khi bay giữa không gian tự do tự tại không gì cản trở, trải qua muôn ngàn kiếp vẫn như thế.

    Người tu hành như con trai dưỡng 1 hạt cát để thành ngọc, kẻ phàm phu như ốc,nghêu,sò chỉ lùa cát để kiếm cái ăn luân hồi mãi "trong nồi" mà không tỉnh ngộ.

    Thân người cũng thế, thân này rồi sẽ hoại rồi sẽ thành cát bụi, nhưng nếu cho rằng tâm cũng như thân cũng trở về cát bụi thì sẽ luân hồi và trở lại thân này trong hình hài khác của lục đạo. Nhưng nếu ta biết tâm ta không kẹt nơi thân, thân chỉ là do duyên hợp thành của tứ đại và theo đó mà tu hành ta sẽ không rơi vào luân hồi nữa, khi khởi niệm tu hành và xuất gia là khi đó ta đang mài, đục, lau đống cát chai sạn tích tụ lâu ngày trong tâm để thấy viên ngọc Minh Châu nơi tâm, Nhưng mài, đục, lau là như thế nào :

    lau là trì giới
    mài là tinh tấn
    đục là thiền định

    Có như vậy qua thời gian ta mới biết được ta có một viên ngọc minh châu và khi làm chủ nó thì ta là bậc xuất thế gian, đó là kết tinh của trí tuệ và từ bi sao bao tháng ngày trì giới, tinh tấn tu học và thiền định. Phật là tài sản xuất thế gian, người học Phật là tìm kho báu vô tận này, cớ sao lại cứ mong ước làm hạt bụi vu vơ.

    Đàm đạo đến đây thôi xin được dừng phím và tạm biệt các vị. Các vị hãy Thường Tinh Tấn tu hành, đừng lãng phí thời gian của mình, vì mạng sống phàm phu là vô thường , sống chết lúc nào không hay.

    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành Phật đạo

    Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni
    Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni
    Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni

  2. #2

    Mặc định

    lời mở đầu hay quá !!! Ai củng là viên ngọc sáng cả có điều chúng ta không chịu mài hoặc muốnm mài mà không có dụng cụ lẫn kỹ thuật!!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những mẫu truyện linh ứng về Đức Phật Dược Sư
    By Chieuthanhnghia in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 04-06-2019, 10:35 PM
  2. Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 29-06-2013, 08:25 AM
  3. Xin các bác tu Mật chỉ giáo?
    By bienvasong in forum Mật Tông
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 23-12-2010, 11:06 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •