kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Em cần giúp đỡ !!!!!!

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Em cần giúp đỡ !!!!!!

    EM cần xin tài liệu nào dạy khí công giúp cho tinh thần thư thái, tính tình bình tĩnh nuôi được trí lớn ... chứ như bây giờ tính khí nóng nảy bộc phát , nhụt chí thì chẳng làm gì được . Ai có tài liệu gì chia sẻ cho em
    Cho em hỏi luyện tập khí công của GShang Thanh có tác dụng gì
    Em là người chưa biết gì về khí công

  2. #2
    Đai Trắng Avatar của kukukaka
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    Phố Núi
    Bài gởi
    32

    Mặc định

    Vậy thì bạn hãy luyện Nội công thiếu lâm tự nhá,cuốn này của GS Hàng Thanh.Bạn có tải cuốn sách này tại : http://www.mediafire.com/?2zfziid4gxw

  3. #3

    Mặc định

    Cái này mình chỉ nghe nói, nhưng thầy Đoàn Tâm Ảnh từng nói: thằng PC Thanh (Gs Hàng Thanh đó) tập DCK nên chậm tiến bộ. Chỉ nghe người khác nói lại thôi nha.
    Bạn nghĩ được thế này là tốt lắm. Khuyên bạn nên đi tập Vịnh Xuân, hoặc tìm thầy khí công tử tế. Còn muốn tự túc thì nên làm mấy món đơn giản như Bát Đoạn Cẩm hay Trạm Trang Công thôi.

  4. #4
    Đai Trắng Avatar của kukukaka
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    Phố Núi
    Bài gởi
    32

    Mặc định

    Bạn hãy cuốn tự luyện Nội Công Thiếu Lâm của GS Hàng Thanh xem.

    bạn có thể tải cuốn sách này tại :

  5. #5

    Mặc định

    Niệm A... Di... Đà... Phật... và chánh niệm 1 điểm (màu đỏ) đằng trước mặt mình...
    Ngài là Phật thì cầu gì, xin gì chẳng được... miễn là chân chính và thành tâm...
    tham khảo: http://www.hoasentrenda.com/ThuVienHSTD/HD_Tinhdo14.pdf
    Aaa.... DiDiiiii.... Đà.aaaa... Phật...phậtttttttt

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bienvasong Xem Bài Gởi
    Niệm A... Di... Đà... Phật... và chánh niệm 1 điểm (màu đỏ) đằng trước mặt mình...
    Ngài là Phật thì cầu gì, xin gì chẳng được... miễn là chân chính và thành tâm...
    tham khảo: http://www.hoasentrenda.com/ThuVienHSTD/HD_Tinhdo14.pdf
    Ai muốn học gì thì hãy tự mình tìm hiểu về cái đó chứ đừng ngồi ngoài rồi nghe người ta nói . Đạo phật không có chủ trương cầu xin và quán tưởng lung tung. Đạo phật là sống hòa hợp với tự nhiên, là sống tỉnh giác.

  7. #7

    Mặc định

    Xin đa tạ các bác nhiều lắm ! ! ! !
    有 缘 千 里 能 相 遇
    无 缘 对 面 不 相 逢。
    Chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng !!! :thumbs_up:

  8. #8

    Mặc định

    liên lạc mình nick yahoo namairport
    nếu ở sg thì gặp trực tiếp hay hơn

  9. #9
    Nhị Đẳng Avatar của Kairi
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Vịnh Ngân Sa
    Bài gởi
    2,907

    Mặc định

    Luyện Tiên Thiên Công đi, lúc trước mình bên PTHN có post 1 bài, xem thử nhá ^^

    http://www.phongthuyhoingo.vn/dienda...ead.php?t=7639
    ♥♥♥....Là Song ngư nên ta hơi nhạy cảm một tí, suy nghĩ sâu.Và vì là mệnh cá nên ta yêu biển....♥♥♥

  10. #10

    Mặc định

    mình nghĩ là tốt nhất bạn nên điều chỉnh dc suy nghĩ thì se dc!chứ bạn cứ học mấy cái này rồi tính của bạn cũng vậy!nếu ai thấy hợp lý thì thank cho mình 1 cái nha!
    www.tamlinhhuyenbi.com
    www.vpsangel.com

  11. #11
    Nhị Đẳng Avatar của Kairi
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Vịnh Ngân Sa
    Bài gởi
    2,907

    Mặc định

    hay tức thằng nào cứ đục vào mặt nó, thế là xong, đấu tranh nội tâm chi cho nhọc thân
    ♥♥♥....Là Song ngư nên ta hơi nhạy cảm một tí, suy nghĩ sâu.Và vì là mệnh cá nên ta yêu biển....♥♥♥

  12. #12
    Nhị Đẳng Avatar của duonghoanghai
    Gia nhập
    Dec 2011
    Nơi cư ngụ
    KINH ĐÔ THĂNG LONG
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    BẠN HÃY HỌC KHÍ CÔNG CỦA PHÁP LUÂN CÔNG LÀ TỐT NHẤT http://phapluan.org/home.html

  13. #13
    Nhị Đẳng Avatar của Kairi
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Vịnh Ngân Sa
    Bài gởi
    2,907

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thanhphucbl Xem Bài Gởi
    nhảm nhí, tập cái này có ngày thân tàn ma dại, chết 1 mình đi, đừng rủ rê người ta đi vào đường chết
    Có cách thì bày, đừng đứng ngoài dạy khôn
    ♥♥♥....Là Song ngư nên ta hơi nhạy cảm một tí, suy nghĩ sâu.Và vì là mệnh cá nên ta yêu biển....♥♥♥

  14. #14
    Nhị Đẳng Avatar của Kairi
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Vịnh Ngân Sa
    Bài gởi
    2,907

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thanhphucbl Xem Bài Gởi
    bé cà ri nè, anh nói thật 1 câu với em nha, em là con gái, và lại là đứa nhỏ hơn bọn anh nữa, em nói chuyện cho nó đàng hoàng tí đi em
    cái nào em biết, thì em nói, còn cái nào em ko biết thì em đừng spam lung tung nữa, người ta cần 1 sự giúp đỡ, chứ ko phải là để em vào đây dạy bậy bạ em à
    anh nói thật em đừng bùn, cái kiến thức của em với võ thuật nó bé tẻo như hạt đậu ấy, em cứ cái kiểu này đừng nói là cao thủ, mấy thằng lưu manh đường phố củng đủ chết rồi, em chỉ tăng tiến một khi em sửa dc cái tính ương bướng của em thôi
    giỏi sao ko bày, đứng nói xỏ xiên làm gì
    ♥♥♥....Là Song ngư nên ta hơi nhạy cảm một tí, suy nghĩ sâu.Và vì là mệnh cá nên ta yêu biển....♥♥♥

  15. #15
    Nhị Đẳng Avatar của Kairi
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Vịnh Ngân Sa
    Bài gởi
    2,907

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thanhphucbl Xem Bài Gởi
    nếu muốn, cứ xuống bạc liêu 1 lần, đấu với anh 1 trận thì rõ trắng đen là mình tệ đến chừng nào thôi
    mở miệng là biết con người, y chang DVL
    ♥♥♥....Là Song ngư nên ta hơi nhạy cảm một tí, suy nghĩ sâu.Và vì là mệnh cá nên ta yêu biển....♥♥♥

  16. #16
    Nhị Đẳng Avatar của duonghoanghai
    Gia nhập
    Dec 2011
    Nơi cư ngụ
    KINH ĐÔ THĂNG LONG
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thanhphucbl Xem Bài Gởi
    nhảm nhí, tập cái này có ngày thân tàn ma dại, chết 1 mình đi, đừng rủ rê người ta đi vào đường chết
    KO BIẾT GIÚP NGƯỜI CHỈ BÍT ĐỨNG NGOÀI SỎ SIÊN violent105violent105violent105violent105violent105 violent105violent105violent105violent105violent105 violent105violent105violent105

  17. #17

    Mặc định

    EM cần xin tài liệu nào dạy khí công giúp cho tinh thần thư thái, tính tình bình tĩnh nuôi được trí lớn ... chứ như bây giờ tính khí nóng nảy bộc phát , nhụt chí thì chẳng làm gì được . Ai có tài liệu gì chia sẻ cho em
    Cho em hỏi luyện tập khí công của GShang Thanh có tác dụng gì
    Em là người chưa biết gì về khí công
    tìm đọc sách học làm người của Hoàng Xuân Việt hay của Nguyễn Duy Cần có dạy để rèn ý chí đó.

  18. #18

    Mặc định

    hay tức thằng nào cứ đục vào mặt nó, thế là xong, đấu tranh nội tâm chi cho nhọc thân
    tức ai thì rủ nó ra chỗ vắng rồi cho 1 dao, đẩy xuống cống luôn cho xong chuyện, mình đục nó rồi hôm sau nó đục lại mệt lắm!

  19. #19
    Đai Đen Avatar của Sweetiecute97
    Gia nhập
    Jun 2011
    Nơi cư ngụ
    Trong Tù
    Bài gởi
    571

    Mặc định

    Với những người không hiểu thì nói mãi cũng thế thôi
    Tôi là ai ?

  20. #20

    Mặc định

    thiện tai thiện tai ...ai có nói gì về mình cũng kệ,mình chỉ muốn giúp người
    gửi bạn bài "Khí Công Dưỡng Sinh"

    1. HƯ TĨNH CÔNG
    Hư tĩnh công là phương pháp tự chữa bệnh bằng tĩnh công.
    Không cần chú ý và suy nghĩ,chỉ cần yên tĩnh,làm cho thần khí thu vào trong gây tác dụng phòng và chữa bệnh,kéo dài tuổi thọ
    *Phương pháp: Ngồi hay nằm cũng được,tư thế tùy ý,hít thở tự nhiên,ngậm mồm,nhắm mắt,gạt bỏ tất cả suy nghĩ,thân thể và tinh thần ở trạng thái yên tĩnh và thoải mái.Mỗi lần tập vài phút ...(càng lâu càng tốt).Lúc đầu hơi khó yên tĩnh và thả lỏng ...Nhưng đừng sốt ruột,kiên trì tập luyện ...dần dần sẽ đạt được độ yên tĩnh rất sâu.
    Bài tập này thích hợp cho người tinh thần không yên,tư tưởng bị ức chế,đau đầu,huyết áp cao mãn tính

    2.THỦ NHẤT CÔNG
    Thủ nhất công là một phương pháp tự chữa bệnh bằng tĩnh công.Lấy việc tập trung chú ý vào một bộ phận trong cơ thể là chính,để đạt được mục đích bổ ích nguyên khí,khử tà phòng bệnh ...
    *Phương pháp như sau: Tư thế tùy ý,chân tay để thế nào cũng được,chỉ cần thả lỏng cơ thể và tinh thần thoải mái,sau đó tập trung ý niệm vào bộ phận đan điền (bộ phận dưới rốn 2 phân) thời gian nhiều ít không quy định ( nhiều thì tốt hơn) ...có thời gian thì nên tập trung lâu .Đợi tập một thời gian dài,sau khi nguyên khí ở vùng đan điền đã mạnh,chỗ nào có bệnh sẽ thấy rõ rệt,và lúc đó sẽ tập trung ý niệm vào chỗ ở bệnh đó để đạt cho được hiệu quả là bảo hộ tạng khí,trừ khử bệnh tật.Có thể căn cứ vào phương pháp chữa bệnh của Đông y là "Thượng bệnh hạ trị,hạ bệnh thượng trị" để chữa một số bệnh bằng cách tập trung ý niệm vào một bộ phận nhất đính.Thí dụ: Huyết áp cao thì tập trung ý niệm vào huyệt Dũng Tuyền (dưới gan bàn chân).Trung khí hư tổn,nội tạng sa xuống thì tập trung ý niệm ở huyệt Bách Hội (trên đỉnh đầu)
    Gọi là tập trung ý niệm có nghĩa là chú ý đến bộ phận nào đó một cách lơ mơ,như có như không,không nên tập trung quá nhiều ...

    3. TAM TUYẾN PHÓNG TÙNG CÔNG
    Phương pháp này là phương pháp tự điều trị bằng tĩnh công.Thông qua việc dẫn dắt ý niệm làm cho cơ thể và tinh thần đạt được độ yên tĩnh cao nhất để điều trị các loại bệnh tật trong cơ thể
    * Phương pháp như sau: Đứng,nằm,ngồi tùy ý ...hít thở bình thường ...Bộ phận thả lõng gồm 3 tuyến.
    + Hai bên đầu - hai bên cổ - hai bên vai - hay khủy tay - hai cánh tay - hai cổ tay - hai tay - mười ngón tay,tập trung ý niệm vào đầu ngón tay trên 1 phút
    + Mặt - Trước cổ - Trước ngực - Trước bụng - Trước hai đùi - Trước hai ống chân - Hai mu bàn chân - ngón chân,Tập trung ý niệm vào ngón chân cái một phút trở lên
    + Sau gáy - Sau cổ - Lưng - Hông - Sau hai chân - Gót chân - Bàn chân tập trung ý niệm vào huyệt Dũng Tuyền (giữa lòng bàn chân) một phút trở lên
    Ý niệm tập trung ở bộ phận nào,Thì theo nhịp thở đọc thầm "Thả lỏng" theo thứ tự thả lỏng ba tuyến.Mỗi lần tập khoảng 30 phút,có thể tập đi tập lại nhiều lần,Công lực càng gia tăng thời gian luyện tập càng nhiều.
    Nếu xác định được bộ phận nào có bệnh thì có thể thả lỏng toàn thân
    Phương pháp này có tác dụng phòng bệnh và điều trị các loại bệnh mãn tính rất có hiệu quả như: Huyết áp cao,bệnh glôcôm,bệnh suyễn,bệnh dạ dày,mất ngủ và tim đập quá nhanh

    4. HỒI XUÂN CÔNG

    Đây là một phương pháp trị chữa bệnh kết hợp giữa động và tĩnh.
    Thông qua việc tập luyện có thể làm cho khí huyết lưu thông,tăng cường sức khỏe.Căn cứ vào kết quả nghiên cứu gần đây cho biết.Phương pháp luyện tập này có thể điều chỉnh được cơ năng nội tiết,giúp cho việc khôi phục và nâng cao khả năng sinh dục,cải thiện công năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày ...có tác dụng duy trì hoạt động của bộ phận bài tiết nước tiểu
    Phương pháp như sau:
    * Chuẩn bị: Đứng thẳng người,hai chân bằng vai,hai tay buông thõng xuống đùi,toàn thân thả lỏng,mắt hơi nhắm lại,tư tưởng yên tĩnh.thời gian này nhiều ít đều được,có thể thêm chi tiết của công pháp khác,hô hấp bình thường và thả lỏng toàn cơ thể
    * Động tác thở: Thở sâu,khi hít vào thì bằng mũi,gót chân hơi nhún lên,ngực ưỡn ra,bụng dưới phồng lên
    - Khi thở ra bằng miệng,bụng dưới hơi co lại,hai đầu gối hơi khuỵa xuống,gót chân chạm đất
    Hít thở liên tục 16 lần.Toàn thân rung động,toàn thân thả lỏng,nữa thân trên thẳng đứng,hai tay thả xuống hai bên.Sau đó làm cho cả thân thể chuyển động lên xuống theo sự đàn hồi của đầu gối,ngực,các khớp vai,cơ bắp.hòn dái cũng chuyển động theo ...Thời gian từ một phút trở lên,mỗi lần tập khoảng 14 lần,trước khi kết thúc giảm dần tốc độ,kết thúc nhẹ nhàng
    Xoay vai sang bên phải,bên trái: hai chân ở vị trí phía trước,Trọng lượng thân thể rơi vào hai bàn chân,đầu gối hơi khuỵa,thân thể thả lỏng.Sau đó bắt đầu chuyển động vai,xoay vai ra phía trước,hai vai thay nhau chuyển động tất cả 16 lần.Khi chuyển vai làm động tác hô hấp theo.Khi xoay vai không xoay quá mạnh,nên nhẹ nhàng,chậm rãi thoải mái mới tập xoay vòng nhỏ,dần dần mở rộng,quay nhiều vòng là tốt ...

    5. THẬP NHỊ ĐOẠN CẨM
    Phương pháp này được tạo thành bằng 12 động tác.Luyện tập phương pháp này lâu sẽ làm cho huyết mạch lưu thông,trừ khử bệnh tật,kéo dài tuổi thọ
    * Phương pháp như sau:
    + Cắn răng: hai hàm răng nhè nhẹ cắn vào nhau 36 lần.
    + Nuốt nước bọt: Lòng dạ thanh thản,lấy đầu lưỡi ngoáy trong mồm để nước bọt ra đầy mồm,rồi xúc miệng 36 lần,nuốt nước bọt làm 3 lần và dùng ý niệm đưa nước bọt về phía đàn điền (vùng dưới rốn).
    + Rửa mặt: hai tay xoa vào nhau cho nóng lên,rồi xoa lên mặt,từ hai khóe miệng lên cánh mãi ra hai bên má,lên hai bên thái dương,lại kéo xuống cằm,làm đi làm lại nhiều lần,xoa đến khi nóng là được.
    + Gõ trống trời: Hai tay bịt tai,ngón tay trỏ đặt lên trên ngón tay giữa rồi bật mạnh xuống đầu 24 lần.
    + Động huyệt cao manh: Hai vai quay đi quay lại 36 lần.
    + Đỡ trời: nắm hai tay,sau khi hít đầy khí,nín thở,đồng thời một tay xòa ra hướng lên trời,sau đó từ từ bỏ xuống (sao cho cảm giác nặng để hạ xuống).Mỗi tay làm 3 lần.
    + Bắn cung phải trái: Nín thở,tay trái đưa thẳng ra phía trước,tay phải làm động tác kéo dây cung...Tay phải tay trái đổi động tác cho nhau.làm 3 lần
    + Xoa đàn điền: Tay trái để vào chỗ Thận,tay phải thay đổi nhau 36 lần.
    + Xoa huyệt nội thận: Nín thở,hai tay xoa cho nóng,xoa huyệt mệnh môn ở chỗ Thận 36 lần.
    + Xoa huyệt dũng tuyền: Tay trái cầm bàn chân trái lên,tay phải xoa bàn chân trái 36 lần,lại đổi sang chân Phải
    + Xoa huyệt hiệp tích: xoa khe xương ngực số 3 và số 4,36 lần.
    + Vẩy chân: Chân trái đứng yên,chân phải nhấc lên vảy 7 lần,lại đổi sang chân trái vảy 7 lần.

    6. NỘI DƯỠNG CÔNG
    Đây là một phương pháp tự chữa bệnh bằng tĩnh công,Phương pháp này áp dụng cách thở bằng bụng,Tập trung ý niệm ở đan điền(huyệt dưới rốn).Đọc nhầm các câu chữ để đạt được mục đích điều dưỡng tinh thần,Hồi dưỡng sức khỏe,điều hòa lục phủ ngũ trạng
    * Phương pháp như sau
    + Tư thế tập luyện: Ngồi hay nằm đều được,HÍt không khí bằng mũi,ý niệm đưa khí xuống Đàn Điền,nghĩ một lát,lại từ từ thở ra bằng mồm.Trong quá trình hít thở,đọc thầm khẩu quyết "Thân tùng tâm tĩnh".Thời gian luyện tập không hạn chế,nhưng nhất định phải nhẹ nhàng,thoải mái,luyện nhiều tĩnh tâm thì lòng dạ thanh thản
    * Lưu ý: cấm không nên luyện tập lúc đói
    Phương pháp này thích hợp với người bị bệnh đường ruột và dạ dày như: Loét dạ dày và hành tá tràng,xa dạ dày,táo bón,viên gan,viêm dạ dày mãn tính

    *** THÁI CỰC QUYỀN ***
    + Vì sao khí công dưỡng sinh,có tác dụng phòng bệnh.Xin giới thiệu thế cơ bản nhất khi tập Thái Cực Quyền

    Nói đến Thái Cực Quyền(TCQ) là nói đến dưỡng sinh trường sinh bất bệnh,TCQ ra đời ở Trung Quốc từ hàng trăm năm nay và đã chứng nghiệm được tác dụng bảo vệ sức khỏe,phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.Xin giới thiệu thế đầu tiên của TCQ,đó là thế khởi thức đơn giản nhất mà khi luyện TCQ ai cũng đều biết
    Mới nhìn qua,thế khởi thức có vẻ bình thường và không mấy ai hiểu rõ sự diệu ký của nó.Thật ra nếu phân tích kỹ theo vận khí luận thuyết kinh mạch Trung Quốc,thế khởi thức là một thế vận khí thực sự theo vòng Đại Chu Thiên,điều hòa Âm Dương,hấp thụ tinh hoa thiên khí và địa khí của Đại Vũ Trụ vào cơ thể chúng ta một cách mãnh liệt nhất: từ đó hiệu quả dưỡng sinh sẽ được phát huy trọn vẹn
    + Nguyên lý:
    - Động tác nhẹ nhàng như kéo tơ,đầu óc thanh thản không có tạp niệm,tập trung ý vào động tác và hơi thở,vỏ não được yên nghĩ,được bảo vệ
    - Thả lỏng cơ bắp tối đa để tâm ý,khí hình hợp nhất,tức là tâm tới thì ý tới,ý tới thì khí huyết tới,khí huyết tới thì bệnh tật sẽ tiêu tan.
    - Yêu cầu cao nhất là phải nhập tĩnh,an định thân tâm để có được ý tới đâu thì khí tới đó,sẽ có sự chuyển động không ngừng bên trong,chân khí bên trong cơ thể được thông suốt không bị tắc nghẽn,ứ đọng
    - TCQ sẽ làm cho sự ứ động trở nên thông suốt,ách tắc bị tan rã,chỗ bị trì trệ hoặc tê liệt sẽ dần dần hoạt động trở lại,sự co cứng sẽ trở nên mềm mại.Tư tưởng tán loạn trở nên yên tĩnh,mọi Stress đwwocj đẩy lùi và sự thanh thản,thoải mái,khoan thai sẽ đến
    -----------
    + Sự vận khí:
    Thật vô ích nến ta cứ đi tìm sự vận khí chuyên biệt của mỗi thức trong TCQ như các bài khí công khác,vì toàn bộ các thức trong TCQ đều được vận khí theo tính chất toàn thể,có nghĩa là dù bất cứ thức nào thì khí cũng được vận hành không chuyên biệt cho một kinh,một huyệt nào - mà là khai mở tất cả kỳ kinh mạch khắp cơ thể theo vòng Tiểu Chu Thiên(Nhâm đốc) và Đại Chu Thiên(12 kinh và 8 mạch).Chỗ nào tắc thì sẽ được khai mở và kết quả là làm lành bệnh ở đó;Đây là điểm khác biệt của TCQ so với các bài khí công khác.Luyện TCQ là luyện tổng thể,thức này đến thức khác xuyên suốt,tạo nên một vòng khép kín nên có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả
    Trở lại sự vận khí của thế khởi thức TCQ,ta thấy nó cũng theo nguyên tắc toàn thể như bao thức khác trong bài TCQ,có nghĩa là vẫn theo vòng Đại Chu Thiên và Tiểu Chu Thiên rõ rệt nhất.Dưới đây là phần phân tích từng động tác của thể thức này
    + Hô hấp:
    - Thở thuận sổ tức bằng mũi chậm rãi,nhẹ nhàng,sâu dài,trầm khí đan điền(là điểm cách rốn khoảng 3m); thời gian hít vào bằng thời gian thở ra,tất cả đều thở bằng mũi:Hít vào bụng phìng,lưỡi đặt trên vòm họng - Thở ra bụng thóp lại,lưỡi trở về vị trí bình thường
    - Không suy nghĩ một điều gì khác,chỉ cần thả lỏng tối đa,không tạp niệm chỉ chú ý đến hơi thở ra vào theo ý đang dẫn động tác thì khí sẽ tự động vận hành
    + Kỹ thuật:
    - Đứng nghiêm,2 tay buông thõng xuôi theo hai bên đùi,lòng bàn tay úp vào 2 đùi
    - Nhấc bàn chân trái lên ngang mắt cá chân phải,bước chân trái qua bên trái một khoảng bằng 1 vai rưỡi thì hít vào,chân trái hạ xuống đất.trọng tâm cân bằng ở giữa 2 chân,thở ra,2 tay buông xuôi 2 bên đùi
    - 2 tay không gồng,thư giãn tối đa,2 bàn tay rũ xuống,đưa lên trước mặt ngang với tầm vai,khoảng cách 2 tay bằng khoảng cách 2 vai,hít vào
    - Bắt đầu chùn 2 chân xuống vừa phải,hai tay hạ xuống 2 bên hông ở thắt lưng,2 bàn tay úp xong xong với mặt đất,cánh tay và cẳng tay hơi cong khoảng 10 độ,2 tay đưa xuống cùng lúc với chân chùn,thở ra thật thong thả và chậm rãi.Chú ý khi hạ 2 tay xuống thì hạ theo đường vòng cung theo nguyên lý vòng tròn của TCQ.Tức là hạ 2 tay từ từ đưa vào người rồi từ từ hạ xuống
    Sau đó tiếp tục đứng lên,cùng lúc đưa 2 tay lên rồi chùn xuống,hạ 2 tay xuống như trên,tất cả đều chậm rãi,thư thái theo sự hít thở ra vào
    + Phân tích con đường vận khí
    * Vòng Đại Chu Thiên:
    - Động tác đưa 2 tay lên cùng với hít vào: Dẫn khí theo vòng kinh âm là 3 túc âm kinh(Tỳ , Thân,Can) từ những huyệt đạo đầu các ngón chân chạy qua gót chân và mắt cá trong,theo mặt trong chân lên đến bẹn và theo 2 đường giữa bụng lên đến ngực,từ đây tỏa ra 2 nách theo 3 tủ âm kinh (Phế,tâm,tâm bào lạc) dọc theo mặt trong của 2 tay ra đến tận huyệt đầu các ngón tay
    - Động tác hạ 2 tay xuống cùng với thở ra: Dẫn khí theo vòng kinh dương là 3 thủ dương kinh(Tiểu trường,đại trường,tam tiêu) từ các huyệt đầu các ngón tay theo mặt ngoài của tay lên mặt.Từ đây theo vòng kinh dương là 3 túc dương kinh (Bàng quang,vị,đởm) lên đầu,vòng ra sau lưng theo hướng đốc mạch đi xuống dọc theo sống lưng và tỏa ra 2 mặt bên ngoài 2 chân,đến gót chân và ra 2 bàn chân ở các huyệt của ngón chân
    - Động tác chùn xuống của 2 chân: Có tác dụng dương giáng,tức là giúp khí đi lên theo vòng kinh dương ở tay và chân ở mặt sau thân
    - Động tác đứng thẳng lên của 2 chân: Có tác dụng âm thăng,tức là giúp cho khí đi lên theo vòng kinh âm ở chân và tay
    + Vòng Tiểu Chu Thiên
    - Động tác đưa 2 tay lên và trầm khí đan điền: Khí sẽ từ huyệt thừa tương ở cằm theo mạch nhâm đi xuống hậu môn
    - Động tác hạ 2 tay xuống: Khí sẽ từ hậu môn qua trường cường(Xương cùng của đốt sống) và đi lên theo mạch đốc sau lưng lên huyệt bách hội giữa đỉnh đầu và xuống huyệt ngân gia của vòm họng trên

    + Công Dụng:
    - Khai thông kinh mạch,phục hồi và tạo nguyên khí cho cơ thể
    - Trị các bệnh mãn tính nếu có,trên các kinh mà khí được vận hành đi qua
    - Cân bằng Âm Dương nhâm đốc: Các bệnh do mất cân bằng âm dương như rồi loạn thần kinh,phòng chống cao huyết áp ...vv
    Tóm lại chỉ một thế khởi thức đầu tiên của Thái Cực Quyền,mà đã khai thông được vòng tiểu chu thiên và đại chu thiên theo một vòng kín tuyệt vời,Khí tới đâu là khai thông kinh mạch tới đó: Trên đường đi nơi nào bế tắc sẽ được mở ra,triệt tiêu bệnh tật nơi đó hoặc lấy khai thông và thông và thông suốt làm tiền đề cho sự phòng bệnh sau này
    Thật vậy,mỗi buổi sáng ở công viên,các cụ cao tuổi thường tập luyện nhiều lần thể thức nhẹ nhàng này,cứ tưởng là vô bổ nhưng thật ra lợi hại vô cùng,có tác dụng khai thông kinh mạch,thông kinh tiếp khí cho cơ thể rất mãnh liệt
    -----------
    Thế khởi thức này còn dùng để phá tan sự tắc khí thường xảy ra sau khi ta tập một bài khí công nào đó thuộc cương (có vận gân,gồng tay chân).Sau khi luyện một bài khí công thuộc cương,ta dùng khí này tựa để súc ống cho thông.Nếu không sẽ bị tắc khí nguy hiểm.Nên dùng thế này để kết thúc sau một buổi luyện khí công là hay nhất

    * Số lần tập
    - Nếu tập luyện một thế thôi thì nên luyện càng nhiều lần càng tốt.Trung bình từ 30 đến 40 lần hoặc hơn
    - Vì thế khởi thức đầu của TCQ đơn giản và ít mất thời gian nếu quá bận rộn.mỗi buổi sáng chỉ luyện thế này cũng có thể giúp cơ thể có đủ năng lực làm việc suốt ngày

    sau khi tập xong bạn hãy kết hợp bài "Âm Dương Khí Công" của GS Bùi Quốc Châu
    ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG (FULL)
    MỘT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM TRÍ -KHÍ-LỰC CỦA VIỆT NAM.
    Bùi Quốc Châu
    ************
    KHÍ BÌNH => TÂM BÌNH
    TÂM BÌNH => SÁNG SUỐT.

    ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG LÀ GÌ ?

    Âm Dương Khí Công là công phu luyện thở, nhằm điều chỉnh hai khí Âm và Dương trong hai mạch Nhâm và Đốc.

    ĐẠI CƯƠNG:
    1/. Đây là phép thở được điều khiển bằng "Ý", chứ không phải thở bình thường bằng phổi. Do đó không nên và không cần phải quan tâm đến lượng oxy vào phổi nhiều hay ít, mà chỉ nên quan tâm đến làn hơi tưởng tượng chạy trên hai mạch Nhâm Đốc vào lúc tập thở mà thôi.

    2/Đây là lối thở "Yếm Khí" nên khác với một số lối thở khác, thay vì là thở ÊM, NHẸ, DÀI, SÂU như ở các phương pháp khí công khác, thì ở đây là ÊM, NHẸ, NGẮN, CẠN. Do đó ta không cần cố gắng hít vào cho thật nhiều oxy, hay thở ra cho thật hết khí cacbonic như một số phương pháp thở hiện nay, mà trái lại, nên thở ra hít vào một cách kín đáo vừa phải, nhẹ nhàng như con rùa thở (Qui tức). Tất cả động tác đều buông lỏng tự nhiên, không được gắng sức thái quá, mà phải làm vừa sức mình. Tuyệt đối tránh mọi cố gắng nào đưa đến mệt nhọc cho cơ thể trong khi thở. Nói khác đi, trong lúc thở hay sau khi tập thở một thời gian (Tối đa là một tuần) nếu thấy khoẻ là đúng. Nếu thấy mệt hoặc không có chuyển biến là đã tập sai phương pháp. Tóm lại, chủ yếu của phương pháp này là luyện ý để điều tức, chứ không phải luyện hơi, nên thở nhiều oxy vào là không cần thiết, thậm chí còn sai với phương pháp Âm Dương Khí Công.
    Hãy thở như thế nào để người ngoài nhìn vào thấy như không thở (Dụng ý bất dụng lực). Có thể nói thở như không thở mới gọi là thở Âm Dương Khí Công.

    3/. Nắm vững nguyên lý: Tâm- Ý- Khí- Lực. Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Huyết dẫn Lực.

    4/. Tuân thủ nguyên tắc: Vừa phải, thoải mái, tự nhiên, linh động, sáng tạo.

    5/. Biện chứng Đông Y: Âm Dương mất quân bình sinh bệnh. Chữa bệnh là điều chỉnh, lập lại quân bình Âm Dương. Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương. Vật cực tắc phản, vật động tắc biến . Nhân thân tiểu thiên địa, thiên nhân hợp nhất, vạn vật đồng nhất thể. Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông.
    Đây là phương pháp thở mà chủ đích của nó là luyện thần kinh cho thật vững chắc, nói một cách khác là luyện ý lực, nôm na là luyện cái đầu chứ không phải là luyện cơ bắp hay buồng phổi. Cơ sở của nó là thông qua việc tập trung tư tưởng tạo thành thói quen theo dõi làn hơi chạy trên hai mạch Nhâm Đốc mỗi ngày, các bạn sẽ dần dần có ý lực mạnh. Chính điều này sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh (Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Khí Huyết lưu thông làm cơ thể khoẻ mạnh) và cũng làm hệ thần kinh vững chắc, sáng suốt và nhiều ý chí hơn. Chính thông qua việc luyện ý này, tự ta sẽ điều chỉnh được hai khí Âm Dương trong cơ thể khi cần thiết và làm cho nó được quân bình, mà Âm Dương quân bình thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh. Đây cũng là điểm độc đáo của phương pháp Âm Dương Khí Công, vì nó cho phép người tập có thể tăng hay giảm khí Âm hoặc Dương trong cơ thể thông qua việc luyện thở đúng qui tắc, và như thế cũng có nghĩa là cho phép người tập không những tự phòng bệnh mà có thể tự chữa được một số bệnh do mất quân bình Âm Dương gây ra , cũng như tăng cường thể lực , giúp cơ thể khoẻ mạnh , tươi trẻ, vui vẻ, sống lâu. Ngoài ra, nó còn có thể hỗ trợ cho người tập trong rất nhiều lĩnh vực khác như Thiền (có thể coi nó là phương pháp trợ Thiền rất tốt. Nhiều người tập Thiền đã cho biết nếu thở Âm Dương Khí Công lúc sắp Thiền định, hoặc trong khi Thiền thì sẽ tránh được tình trạng mõi mệt hoặc hôn trầm khi phải ngồi Thiền lâu, mà lại còn dễ định tâm hơn, khi xả Thiền thấy rất sáng suốt, thoải mái), chơi cờ vua, chơi thể thao (như đánh tennis, bơi lội, đá banh, chạy đua...), tập võ thuật, học hành (học chữ hay học nghề tay chân), thai giáo (giáo dục con cái từ lúc còn trong bào thai), ca nhạc..vv... Cho nên, nếu biết khai thác, vận dụng khéo léo và sáng tạo phương pháp thở này, nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều về mặt thể xác lẫn tinh thần.

    HƯỚNG DẪN CÁCH THỞ: Có hai cách thở
    A. CÁCH THỞ MỘT:
    1/. Thở đường Dương còn được gọi là thở theo Nhâm Mạch.
    Giai đoạn 1: Xoa mặt mũi chân tay cho thật tỉnh táo.
    Giai đoạn 2: Hít vào thở ra khá sâu vài lượt để tạo trớn (thở tự do).
    Giai đoạn 3: Bắt đầu hít vào bằng mũi, hít rất nhẹ và chậm, một cách tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ tưởng tượng có một làn hơi như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn, chạy dưới da vài mm từ đầu mũi xuống bụng qua rốn khoảng 3-4 cm nơi Đan Điền_ Khí Hải thì dừng lại. Ngay lúc ấy liền nín thở chứ không nén hơi tại đây. LƯU Ý: Chỉ nên để ý đến làn hơi tưởng tượng chứ không cần để ý đến hơi thở thật.
    Giai đoạn 4: Nín hơi ở Đan Điền độ 5-10 tiếng đếm (đếm thầm) tùy sức của mình. Đồng thời, tập trung tư tưởng ở đó.
    Giai đoạn 5: Sau khi nín hơi xong. Bắt đầu tưởng tượng làn hơi khi nãy chạy ngược lên theo đường cũ đến mũi.
    Giai đoạn 6 : Đến đây bắt đầu thở ra bằng mũi nhẹ nhàng và thoải mái vừa phải (lưu ý không được thở hết hơi cacbonic trong phổi ra. Mà trái lại , nên thở nhẹ và ít thôi ). Tóm lại , hít vô và thở ra cũng ít mới là đúng. LƯU Ý : Nếu khó tưởng tượng thì có thể DÙNG ĐẦU NGÓN TAY KÉO TRÊN DA ( từ đầu mũi xuống Khí Hải và sau đó ngược trở lên mũi ) để Ý TƯỞNG nương theo đó mà đi sẽ dễ hơn.

    2/. Thở đường Âm còn gọi là thở theo Đốc Mạch)
    Cách thở đường Âm giống cách thở đường Dương ở phần đầu (các giai đoạn 1, 2, 3 và 4) tức là phần hít vào. Nó chỉ khác ở phần thở ra như sau:
    Giai đoạn 5: Sau khi xong giai đoạn 4, hãy bắt đầu tưởng tượng cho làn hơi từ Đan Điền chạy xuống bộ phận sinh dục, vòng xuống luôn qua hậu môn (sẽ cảm giác hậu môn nhíu một cái bắt buộc mới đúng), vòng qua chót xương khu, theo cột sống chạy lên (cũng chạy dưới da vài mm, không được cho hơi chạy trong ống cột sống), qua ót, lên đỉnh đầu rồi chạy xuống đầu mũi.
    Giai đoạn 6: Đến đây, thở ra nhẹ nhàng, vừa phải bằng mũi (cũng thở ra nhẹ và ít như lúc thở đường Dương).
    LƯU Ý: Ta cần chú ý mấy điểm sau đây rất quan trọng:
    _ Không được phình bụng, phình ngực cố sức hít vào cho thật nhiều oxy như một số lối thở khác đã có, trái lại hít vào ít và thật êm, thật thoải mái, tránh nén hơi hay gồng cứng cơ bắp ở ngực bụng hay tay chân, vì điều này sẽ đem lại hiệu quả xấu, cũng như có nghĩa là sai phương pháp Âm Dương Khí Công. Tóm lại, phương pháp này tránh sự cố gắng quá sức.
    _ Lúc mới tập, chưa quen nín thở lâu tại Đan Điền, ta nên hít hơi ít, chậm và tưởng tượng làn hơi chạy nhanh, vì nếu ta cố tưởng tượng cho nó đi chậm thì sẽ bị ngộp thở do nín hơi quá lâu, nhất là khi thở đường Âm. Vì vậy phải tưởng tượng cho làn hơi chạy nhanh hơn trên Mạch Đốc, nếu không ta phải thở ra nửa chừng, và như thế là không có kết quả mà còn có hại. Nên nhớ không nhất thiết làn hơi tưởng tượng phải cùng tốc độ với hơi thở thật, mà thường phải nhanh hơn hơi thở thật. Thông thường, tưởng tượng từ mũi đến Đan Điền, cũng như từ Đan Điền lên đến mũi (đường Dương) khoảng 1- 2 giây, còn từ Đan Điền xuống hậu môn vòng ra sau lưng lên đầu rồi ra mũi (đường Âm) khoảng 3- 4 giây. Nhiều người vì không để ý điều này nên tưởng tượng làn hơi đi xuống Đan Điền rất chậm, cho nên có hiện tượng thiếu oxy và rất mệt. Do đó tập hoài không thấy kết quả và tất nhiên sẽ bỏ cuộc.
    _ Trong cả hai đường thở Âm Dương, sau lúc nghĩ ở Đan Điền, tuyệt đối tránh hít hơi vào một lần nữa hay thở ra cùng lúc với làn hơi đang tưởng tượng đi ra (phải đưa ý tưởng tượng lên đến mũi, lúc bấy giờ mới được thở ra). Tóm lại trước sau gì cũng có một lần hít vào, một lần thở ra thôi. Và cả hai lần này: một hít, một thở gọi là một đường thở hay một lượt thở.
    _ Lúc thở không được tự ám thị mình, tưởng tượng hơi thở này nóng hơi thở kia lạnh, hoặc nghĩ rằng thở vào sẽ khoẻ mạnh, mà chỉ nên quán tưởng làn hơi đi mà thôi. Nên nhớ: Tưởng tượng cho làn hơi chạy dưới da vài mm chứ không phải chạy trong cổ họng hay vào phổi, sẽ không có kết quả.
    _ NHÂM Mạch theo châm cứu học là thuộc Âm, nhưng đó là THỂ (bản thể) còn sở dĩ ta gọi ở đây là Dương là vì căn cứ vào DỤNG (tác dụng) của nó. Vả chăng, theo nguyên tắc Động (thì) biến, thì NHÂM Mạch thuộc Âm, khi động nó sẽ biến thành Dương. ĐỐC Mạch thuộc Dương sẽ biến thành Âm khi được tác động bằng ý tưởng. Điều này sẽ lý giải tại sao thở đường trước ngực (trên NHÂM Mạch) lại cho phản ứng Dương tính và khí thở đường phía sau lưng (trên ĐỐC Mạch ) cho lại phản ứng Âm tính. Nếu không thông điều này, người tập sẽ hoang mang không dám tập, nhất là khi có người không hiểu lý lẽ mà tác giả vừa trình bày ở trên cố tình tác động vào, xuyên tạc sự thật làm cho người khác sợ mà không dám tập.
    B .CÁCH THỞ 2: (Thở trên da hay ngoài da)
    Cách thở này dễ cho người mới tập hơn là cách thở một. Do đó mau đạt kết quả hơn cho người tập. Cũng dẫn ý theo lộ trình đã trình bày ở cách một, chỉ khác là ý tưởng tượng (dẫn ý) ở trên da, thay vì dưới da vài mm như cách thở một. Do đó không cần phải tưởng tượng làn khí chạy bám theo đường cong của cơ thể (Ví dụ từ mũi xuống Đan Điền không cần phải tưởng tượng làn hơi đi sát đường cong của cằm rồi xuống cổ, xuống ngực đến Đan Điền, mà chỉ tưởng tượng làn Khí đi thẳng từ đấu mũi đến Đan Điền cũng có kết quả). Cũng như cách một, kết quả sẽ đến ngay với người tập trong vài buổi đầu nếu tập đúng.

    TƯ THẾ, THỜI GIAN, KHÔNG GIAN LÚC TẬP THỞ:

    _ Không nên thở lúc bụng no hay sau khi vừa ăn cơm xong (Trừ trường hợp cần thiết như cần phải thở để giải quyết một triệu chứng bệnh, một cơn đau đang xảy ra).
    _ Đi, đứng, nằm, ngồi đều tập thở được. Nhưng lúc đầu nên tập ngồi thở, không cần ngồi Kiết già, chỉ cần ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên giường hai chân thả xuống đất, bàn chân phải đi giầy hay để trên thảm và thẳng lưng là được. Hai bàn tay đan vào nhau hay là để úp trên hai đầu gối đều được cả.
    _ Tránh gồng cứng, và phải để lỏng thắt lưng, mắt nên mở không nên nhắm sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu mở mắt khó tập trung tư tưởng, thì cứ theo thói quen hé mắt hay nhắm mắt cũng được, nhưng sẽ khó tập thở trong lúc đi, đứng, làm việc sau này.
    LƯU Ý: Khi tập thở tránh ngồi sát mặt đất (phải ngồi cách mặt đất), trên di-văng là tốt. Tránh ngồi trên nệm, có độ đàn hồi cao.
    _ Nên tập nơi cao ráo, thoáng mát, không khí trong sạch, rất cần tránh nơi bị ô nhiễm, nhất là hóa chất hay mùi hôi thối, bụi bặm.
    _ Tối, nên tập lúc 23- 1 giờ đêm. Sáng, nên tập lúc 5- 7 giờ sáng, mỗi ngày tập thường xuyên hai lần. Trường hợp đặc biệt mới tập bốn lần chia theo bốn thời Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Ngoài ra, khi cần thiết cứ thở theo nhu cầu lúc bấy giờ.
    _ Tránh nơi ồn ào, có người qua lại quấy phá mình.

    VỀ TỶ LỆ THỞ:
    _ Mỗi lần thở: trung bình từ 4- 5 hơi cho mỗi đường Âm hay Dương (Trừ giai đoạn đầu tập thở có thể tập đến 10 đường Âm hay Dương cho mỗi lần tập).
    _ Tự định và điều chỉnh hơi thở của mình giửa hai đường Âm, Dương sao cho phù hợp với sức khoẻ và cơ thể của mình. Đó gọi là TỶ LỆ VÀNG. Thí dụ đối với người tạng Âm, hay bị Âm bệnh (bệnh hư hàn), hay sợ lạnh, lười biếng, mệt mõi thì tỷ lệ 5 Dương- 1 Âm có thể là TỶ LỆ VÀNG.
    Tóm lại: TỶ LỆ VÀNG là tỷ lệ giửa số lượt thở Âm và Dương thích hợp nhất đối với cơ thể một người trong một giai đoạn nào đó.
    LƯU Ý: Để đạt TỶ LỆ VÀNG, người tập phải TỰ TÌM RA bằng cách theo dõi sát tình trạng cơ thể mình sau mỗi ngày tập thở (sẽ tìm được sau một thời gian tập).

    KINH NGHIỆM THỞ:
    _ Lúc tâm trí bối rối, không ổn định tư tưởng hay có kẻ quấy rầy thì không nên tập thở. Chỉ nên tập thở lúc bình tâm thoải mái.
    _ Giai đoạn đầu nên tập thở thuần Dương trong vòng một tuần (mỗi lần 10 hơi).
    Khi tập đường Dương có kết quả rồi, hãy tập sang đường Âm mới dễ có kết quả (cũng tập một tuần), mỗi lần tập thở 10 đường.
    Nếu sau một tuần vẫn chưa đạt kết quả, thì phải tiếp tục tập cho đến khi có kết quả mới đổi sang tập đường Âm.
    Tuy nhiên, trong thực tế lại có người hạp đường Âm hơn. Trường hợp này có thể tập đường Âm trước cũng được.
    LƯU Ý: Nếu thở đường Dương mà thấy cơ thể nóng quá thì có thể bớt số lượt thở lại cho bớt nóng. Thở đường Âm cũng vậy, nếu thấy ngủ quá nhiều thì bớt lại. Tóm lại, phải nhớ linh động, gia giảm sao cho đạt kết quả tốt là được.
    _ Khi tập có kết quả ở cả hai đường thở, lúc bấy giờ hãy tự định cho mình một tỷ lệ thở tùy theo tình trạng sức khoẻ của mình, căn cứ vào tiêu chuẩn Âm- Dương- Hàn- Nhiệt.
    Ví dụ: Thấy trời nóng, ta cũng cảm thấy nóng trong người, ta phải thở đường Âm nhiều hơn, như một Dương 3 Âm chẳng hạn, thở xong, theo dõi sát cơ thể (phải tập lắng nghe cơ thể mình) xem có dễ chịu không, có khoẻ không, nếu vẫn còn nóng thì tăng thêm lần Âm lên nữa, nếu lạnh thì bớt lại... vv.. Hãy tự mình kiểm tra cơ thể của mình và gia giảm làm sao cho hài hòa tốt đẹp nhất cho cơ thể, đó gọi là TỶ LỆ VÀNG .
    LƯU Ý: Các tỷ lệ trên chỉ là gợi ý. Trên thực tế phải tùy cơ thể mà định tỷ lệ thích hợp cho mình.
    Tóm lại, phải chịu khó theo dõi sát sao cơ thể mình, để từ đó điều chỉnh tỷ lệ thở Âm- Dương thích hợp. Thở đường Âm là ức chế thần kinh, là làm mát người. Thở đường Dương là làm hưng phấn thần kinh, làm ấm cơ thể. Nhưng phải đề phòng, thở nhiều quá có thể bị phản phục: Vật cực tất phản (nguyên lý của Dịch mà)
    Có thể xen kẽ đường Âm- đường Dương, hay thở một loạt đường này rồi một loạt đường kia. Có thể thở thuần Dương, hay thuần Âm cho mỗi lần tập hay mỗi giai đoạn tập, hoặc theo nhu cầu. Có thể thở làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1- 2 đường thở. Trong mỗi lần tập không nhất thiết phải thở liên tục theo phép thở Âm Dương vì dễ bị mệt khi mới tập (thiếu oxy vì hít vô rất ít). Do đó có thể xen kẽ thở tự do (hít vô đầy phổi nhiều oxy và thở ra cho cạn phổi) giửa các đường thở theo Âm Dương Khí Công.
    Tránh thở đường Âm khi bị cảm lạnh hay đường Dương khi bị cảm nóng (vì sẽ làm bị cảm nặng hơn và kéo dài). Trái lại, hãy thở một loạt 5- 10 đường Dương nếu chớm cảm lạnh, hay thở một loạt đường Âm nếu chớm cảm nóng. Tuy nhiên nếu bệnh cảm đã hình thành thì ngưng tập thở, chữa cho hết hẳn bệnh rồi mới tập tiếp.

    DẤU HIỆU THỞ ĐÚNG :
    _ Đường Dương: Nếu thở đúng sẽ cho cảm giác hưng phấn, lạc quan, hăng hái, yêu đời, nóng tính, tăng cường trí nhớ và thông minh, khoẻ trong người, ăn ngon, mau đói, tăng trọng lượng (mập, lên ký), ham làm việc, dai sức, mạnh hơn, khoẻ hơn, phản xạ nhạnh hơn, tự tin, can đảm hơn, ấm áp hay nóng nhiệt trong người, táo bón (tuy nhiên có người lại xổ độc hay đại tiện được dễ dàng chứ không táo bón vì đó là bón Âm), trung tiện nhiều, giảm tiết dịch, tiểu ít. Nếu thở nhiều sẽ làm nhức răng, sưng nướu răng, nặng đầu, nổi mụn nhọt, tiểu gắt, tiểu đỏ, đau lưng, mất ngủ (tuy nhiên sẽ có người ngủ ngon và dễ hơn, vì cơ thể bị Âm hàn, thở đường Dương cơ thể ấm áp hơn và quân bình Âm Dương. Do đó dễ ngủ chứ không có gì lạ), tăng huyết áp, lâu lành vết thương, hưng phấn tình dục, cầm máu, ghẻ lỡ.... Đặc biệt sau khi thở có kết quả thì khi vận động nhiều như đánh tennis chẳng hạn, cơ thể sẽ ra ít mồ hôi hơn trước khi tập thở. Sở dĩ có hiện tượng này là vì cơ thể dồi dào Khí Dương hơn trước. Mà đặc tính của Khí Dương là giàm tiết dịch, giảm xuất tiết (do đó làm giảm mồ hôi, giảm đi tiểu dù uống nước nhiều hơn, vì khát nước hơn khi thở đường Dương. Đây là điểm rất đặc biệt khác với quan điểm thông thường của Tây Y là hễ uống nước nhiều thì phải đi tiểu nhiều).
    _Đường Âm: Nếu thở đúng sẽ có hiện tượng ức chế thần kinh, buồn ngủ (nhưng đối với những người cơ thể hư hàn hoặc Âm tạng thì lại khó ngủ hơn), lười biếng, nguội tánh, mau mệt, không cảm thấy đói bụng, giảm cân, mát người, nhuận trường xổ độc, mau lành vết thương..vv... Nếu thở nhiều sẽ bị tiêu chảy, tiểu nhiều, tiểu trong, đau lưng, ngủ nhiều, hạ huyết áp, dễ bị cảm lạnh, sổ mũi, tăng tiết dịch, dễ bị xuất huyết, mỏi và mềm cơ bắp, phản xạ chậm, bi quan, thiếu tự tin, thiếu can đảm, ức chế tình dục.... Đặc biệt thở nhiều đường Âm sẽ rất ít khi khát nước (do đó uống ít nước nhưng lại đi tiểu nhiều. Nghe ra rất nghịch lý nhưng lại là sự thật).

    KẾT QUẢ:
    Nếu tập đúng phương pháp thì chỉ sau một đến ba ngày hoặc một tuần là đạt được các kết quả như trên. Nếu tiếp tục tập thường xuyên và lâu ngày người tập có thể PHÁT KHÍ (PHÓNG KHÍ) qua hai bàn tay được, ngũ quan trở nên linh mẫn, đầu óc sáng suốt, thân thể nhẹ nhàng. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng Âm Dương Khí Công để tự chữa cho mình một số bệnh như tiểu nóng gắt (thở đường Âm), suyễn (đa số thở đường Dương), đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, mệt mõi thì nên thở đường Dương; đau bao tử, đau răng nên thở đường Âm, mệt tim, mất ngủ, táo bón, viêm họng, huyết áp cao..vv ... Sau khi tập lâu ngày có thể dùng Khí Công để chữa một số bệnh cho người khác. Phải cẩn thận không dụng công chữa bệnh cho người khác khi sức (Nội lực) còn yếu hay khi trong mình không được khoẻ...

    DẤU HIỆU THỞ SAI:
    Tức ngực, bụng; mệt hoặc tức một chỗ nào đó trên cơ thể, chóng mặt, đổ mồ hôi dầm dề và mệt, tê dại tay chân, mệt tim.... hoặc không có những kết quả đã trình bày ở phần thở đúng.

    LỜI DẶN CẦN THIẾT:
    Người có bệnh huyết áp cao tránh thở nhiều đường Dương, người bị huyết áp thấp tránh thở nhiều đường Âm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt như Huyết Áp Cao Âm chứng thì thở Dương lại làm Huyết áp hạ xuống, và thở Âm lại làm Huyết áp tăng lên (Huyết Áp Cao Âm Chứng là Huyết áp không kèm theo xơ mỡ động mạch, cũng như lượng cholesterol và calci trong máu thấp; hay bình thường là bị xơ mỡ động mạch và có lượng cholesterol trong máu cao). Hạn chế càng nhiều càng tốt việc uống nước đá lạnh, thức uống có nước đá, nhất là ngay sau khi tập thở sẽ làm giảm kết quả của việc tập thở rất nhiều.
    Vì đây là phương pháp nhanh, mạnh, toàn diện cho nên tránh ham thở nhiều (không quá 10 lần thở trong một buổi tập). Trừ trường hợp cá biệt như chơi thể thao, đánh võ....


    BẢNG KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

    Xin các anh chị, các bạn kẽ ra thành hai bảng với các ô nhỏ, để tiện theo dõi những triệu chứng mà mình có trong hai tuần tập đầu (NCD muốn vẽ rõ ra lắm nhưng....không biết vẽ vi tính nên đành diễn tả vậy nhé!)
    Ở hàng ngang trên cùng là một hàng ghi rõ 14 ngày (hai tuần).
    Ở hàng dọc bên trái là các triệu chứng, tùy theo bảng Âm hay Dương mà kê ra hết .
    Tương ứng với mỗi triệu chứng là một ô, nếu có thì đánh dấu vào, để ta xem kết quả việc tập của mình thế nào, nhằm dễ tìm ra TỶ LỆ VÀNG cho cơ thể mình. Dưới đây là các triệu chứng theo thuộc tính Âm Dương:
    1/. Các triệu chứng thuộc Dương:
    Lạc quan- yêu đời, Tự tin- can đảm, Nhanh nhạy, Hăng hái- nóng tính, Siêng năng, Khoẻ mạnh- Dai sức, Nóng- Bức rức, Nóng đầu- mặt- mắt, Nóng ngực, Nóng lưng- Đổ mồ hôi, Nóng bụng, Nóng tay, Nóng chân, Nổi mụn, Lỡ lưỡi- môi, Nhức răng, Táo bón, Xổ độc, Nổi ghẻ- nhọt, Đổ ghèn- sáng mắt, trung tiện nhiều, Tiểu nóng- ít, Tình Dục tăng, Bền tinh- Mộng tinh, Chịu lạnh giỏi, Ăn ngon- nhiều, Mau đói, Khát nước, Nhức đầu- căng đầu, Chóng mặt.

    2/. Các triệu chứng thuộc Âm:
    Bi quan- Chán đời, Thiếu tự tin- nhút nhát, Chậm chạp, Không hăng hái- nguội tính, Lười biếng, Yếu sức- mau mệt, Mát- ớn lạnh, Mát đầu- mặt- mắt, Mát ngực, Mát lưng- ráo mồ hôi, Mát bụng, Mát tay, Mát chân, Xẹp mụn nhọt, Làm liền vết lỡ loét, Làm chắc nướu răng, Nhuận tràng- Tiêu chảy, Xổ độc, Làm lành ghẻ, Làm hết ghèn, Trung tiện ít, Tiểu trong- nhiều, Tình Dục yếu, Xuất tinh sớm, Dỡ chịu lạnh, Ăn kém- ít, Chậm đói- Biếng ăn, Ít khát nước, Dễ chảy máu, Nặng đầu, Chóng mặt.

    ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG CHẨN ĐOÁN BIỂU.

    1/. Âm chứng:
    _ Thường càm thấy lạnh, hay ớn lạnh, sợ gió, sợ nước, sợ lạnh.
    _ Thường ít khát nước (hay uống nóng).
    _ Thường ngủ sớm (dỡ thức khuya).
    _ Thường ngủ nhiều (dễ ngủ ).
    _ Thường ăn ít, kém ăn.
    _ Thường chậm tiêu.
    _ Thường tiêu chảy, phân mềm; tiểu trong, nhiều.
    _ Thường yếu kém về Tình dục.
    _ Hay nằm, ngồi, lười biếng.
    _ Da mềm, lạnh (mát), xanh.
    _ Mạch chìm, yếu, chìm, nhỏ.
    _ Huyết áp thường thấp.

    2/. Dương chứng:
    _ Thường cảm thấy nóng, hay bức rức trong người, không sợ gió, không sợ lạnh, thích nước, thích gió.
    _ Thường khát nước (hay uống lạnh).
    _ Thường thức khuya (giỏi thức khuya).
    _ Thường ngủ ít (mất ngủ).
    _ Thường ăn nhiều, ngon miệng.
    _ Thường mau tiêu.
    _ Thường táo bón, kiết, tiểu vàng- đỏ- gắt (đái láo).
    _ Mạnh về Tình dục.
    _ Hay đi, đứng, siêng năng.
    _ Da cứng, ấm hồng.
    _ Mạch nhanh, nổi, to.
    _ Huyết áp thường cao.

    3/. Dấu hiệu Âm tạng:
    _ Da tái xanh, nhợt nhạt, mịn màng, bủng, mỏng.
    _ Mình mát, tay chân lạnh.
    _ Da thịt mềm nhão, ít lông, lỗ chân lông nhỏ.
    _ Xương cốt thường nhỏ nhắn, yếu mềm.
    _ Tóc mềm, nhỏ sợi_ đôi khi quăn_ mày lợt.
    _ Ánh mắt nhu hòa, êm dịu, kín đáo.
    _ Tiếng nói êm ái, chậm chạp, nhỏ nhẹ.
    _ Cử điệu chậm, đi đứng chậm, phản ứng chậm, ăn uống chậm.
    _ Lãnh đạm, tiêu cực, thụ động, kém hăng hái, nhiệt tình.
    _ Ít ăn các thức cay, mặn, hăng, nồng, sống.
    TỔNG SỐ ĐIỂM ÂM..........

    4/. Dấu hiệu Dương tạng:
    _ Da hồng hào, sậm màu, sần sùi, săn chắc, dầy.
    _ Mình ấm nóng, tay chân ấm áp.
    _ Da thịt chai cứng, nhiều lông, lỗ chân lông lớn.
    _ Xương cốt thường to lớn, cứng chắc.
    _ Tóc cứng, to sợi, thường thẳng, mày đậm.
    _ Ánh mắt mạnh mẽ, sỗ sàng, lộ liễu.
    _ Tiếng nói rổn rảng, nhanh, mạnh.
    _ Cử điệu lanh lẹ, đi đứng & phản ứng nhanh, ăn uống nhanh.
    _ Nhiệt tình, tích cực, năng động, hăng hái.
    _ Hay ăn các thức cay, mặn, nồng, sống.
    TỔNG SỐ ĐIỂM DƯƠNG...........

    --------------------------------------------------------------------------------
    TÍNH ÂM DƯƠNG LIÊN HỆ QUA CÁC DẠNG ĐỐI LẬP
    ********

    Đất- trời; tĩnh- động; lạnh- nóng; hàn- nhiệt; mềm, bở- cứng, chắc; Chua, đắng, lạt- cay, ngọt, mặn; sinh tố C, E- sinh tố A, B, D; lỏng- đặc; Chậm, chậm chạp- nhanh, lanh lẹ; Nhẵn, láng, mịn, mịn màng_ nhám, sần sùi; lõm- lồi; nhớt- rít; nặng nề (cảm giác)- nhẹ nhàng (cảm giác); nhẹ (trọng lượng)- nặng (trọng lượng); tối, đục- sáng, trong; xanh, tím, đen- đỏ, cam, vàng; nổi- chìm; trong- ngoài; trái- phải; dưới, sau- trên, trước; xuống- lên; sâu- cạn; vô hình- hữu hình; mê say- tỉnh táo; dãn, duỗi, phình ra, tán (sinh lý)- co súc, thu liễm, tụ (sinh lý); tinh thần, tư tưởng- vật chất, thể xác; nội dung- hình thức; dài- ngắn; nước- lửa; huyết, dịch, bạch huyết- khí, thần kinh; ẩm ướt- ráo khô;
    ngang- dọc; mỏng- dầy; nhỏ, hẹp (diện tích )- lớn, rộng (diện tích); thấp- cao; chùng, cong- thẳng; mệt mõi- khoẻ khoắn; đông- tây; nam- bắc; tiêu cực, thụ động, lười biếng- tích cực, hăng hái, siêng năng; thưa, hở- dầy đặc, khít khao; lạt- đậm; tĩnh mạch- động mạch; dịu dàng, hiền lành- thô bạo, dữ dằn.
    TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP:

    1/.CÁCH SỬ DỤNG:
    _ Mỗi ngày tập hai lần, sáng sớm ngay sau khi vừa thức dậy, và tối trước khi đi ngủ. Nếu bận việc có thể tập mỗi ngày một lần cũng có kết quả.
    _ Chỗ ngồi: nếu có được nơi cao ráo, sạch sẽ, yên tịnh, thoáng khí thì tốt nhất. Bằng không thì cũng phải lựa chỗ tương đối yên tịnh, sạch sẽ mà tập.
    _ Cách ngồi: Ngồi xếp bằng, hai bàn tay để ngữa chồng lên nhau, hai ngón cái giao nhau. Lưng thẳng, đầu cổ thẳng, mắt mở tự nhiên (Không nên nhắm mắt) nhìn ra phía trước nhưng trong óc dừng nghĩ vẩn vơ, lung tung (tức đừng có tạp niệm) mà chỉ tập trung về làn hơi tưởng tượng chạy trên Mạch Nhâm hoặc Mạch Đốc. Tư thế thật vững vàng, thoải mái, tự nhiên. Tránh ưỡn ngực hay gồng cứng ngắc thân mình, vì như thế sẽ khiến Khí khó lưu thông trong các Mạch được, và cũng phải để lỏng thắt lưng (Khí Huyết mới dễ lưu thông).

    2/. SỐ LƯỢT THỞ_ TỶ LỆ VÀNG:
    Số lượt thở không nhất định mà tùy thuộc vào các yếu tố sau:
    _ Ý muốn của người tập: Muốn tập nhiều hay ít, muốn thở nhiều đường Dương hay nhiều đường Âm, muốn thức khuya hay muốn ngủ....
    _ Tình trạng lao động: Lao động chân tay hay trí óc, nặng hay nhẹ.
    _ Tình trạng cơ thể: Mạnh hay yếu, có bệnh hay không có bệnh.
    _ Tuổi tác_ Nam nữ: Già, trẻ_ Nam, nữ thở khác nhau.
    _ Tạng người: Âm, Dương, Bình tạng đều thở khác nhau.
    _ Thời tiết: Trời nóng hay khô lạnh, ráo hay ẩm ướt đều thở khác nhau.
    _ Thực phẩm dùng hàng ngày: Ăn đồ cay, nóng phải thở nhiều đường Âm; ăn đồ mát, lạnh phải thở nhiều đường Dương....
    _ Bệnh hoạn: Bệnh nặng thở nhiều, nhẹ thở ít. Ngoài ra còn tùy loại bệnh mà ấn định số lượt thở nhiều hay ít đường Âm- Dương cho phù hợp.
    _ Thời gian tập: Mới tập hay đã tập lâu, lúc đầu chưa quen tập nhiều, về sau tập ít hơn.
    _ Không gian: Ở Đà Lạt thở khác ở Sài Gòn, ở Sài Gòn thở khác ở Vĩnh Long, nói chung là do khí hậu mỗi nơi mỗi khác.
    Do tùy thuộc nhiều yếu tố, nên số lượt thở cho mỗi cá nhân không nhất định mà thật sự rất linh động. Có thể coi nó như một hàm số với nhiều biến số vậy.
    Nói thế tuy đầy đủ nhưng chưa được cụ thể, và chắc chắn điều mình muốn biết là phải thở bao nhiêu đường Âm, bao nhiêu đường Dương cho mỗi lần tập. Vậy để cho dễ hiểu, dễ tập, thoạt tiên chúng ta hãy làm như sau:
    _ Thở hai đường bằng nhau: Ví dụ 5 Âm/ 5 Dương hoặc 10 Âm/ 10 Dương
    _ Qua hôm sau, nếu thấy mình nóng mắt, khó ngủ (có khi mất ngủ), siêng năng, hăng hái làm việc hơn mọi ngày...(có khi lại váng đầu, nổi nhọt, nổi hạch) thì điều đó có nghĩa là Khí Dương trong cơ thể chúng ta đang giữ ưu thế so với Khí Âm (hoặc có thể do chúng ta là người có Tạng Dương, nên Khí Dương trong ta đã nhiều sẵn).
    Và như thế là chúng ta phải thở theo một tỷ lệ khác: Bớt một số lượt thở đường Dương xuống, trong khi vẫn giữ nguyên số lượt thở đường Âm; hoặc giữ nguyên số lượt thở đường Dương, nhưng tăng số lượt thở đường Âm lên cũng được.
    Hãy tăng (hay giảm) số lượt thở từ từ, cho đến khi không còn cảm thấy nóng mắt, khó ngủ,... mà trái lại thấy thư thái nhẹ nhàng, dễ chịu, siêng năng... là đúng tỷ lệ rồi vậy.
    _ Làm tương tự nếu thấy tình trạng Khí Âm trong cơ thể đã giữ ưu thế.
    _ Cứ như thế, qua thời gian ta sẽ tìm được Tỷ Lệ thở chính xác, phù hợp với mình. Đó là Tỷ Lệ Vàng, con số của sức khoẻ và an vui. Thật vậy, qua tỷ lệ thở này ta sẽ tìm thấy những biểu hiện của sức khoẻ và hạnh phúc trong thể xác lẫn tâm hồn ta, như sự siêng năng, hăng hái làm việc, dai sức và mau hồi sức, ít khi đau ốm. Thường tươi vui, thoải mái, tự tin, bình tĩnh. (có thể chúng tôi chủ quan và nói quá, nhưng trên thực tế, thì một sự khoẻ mạnh do khí lực sung túc, và quân bình về Âm Dương đưa tới một sự ổn định, thoải mái về mặt tinh thần không phải là điều vô lý và khó hiểu).
    ***LƯU Ý: tỷ lệ này không cố định mà thỉnh thoảng lại thay đổi, do sự biến đổi của một vài yếu tố mà nó phụ thuộc như ở trên đã nói. Ví dụ sau khi tìm ra tỷ lệ thở hàng ngày phù hợp với Tạng người & Điều kiện làm việc của mình, bỗng đến mùa nắng trời nóng quá, ta phải điều chỉnh lại sao cho đường Âm nhiều hơn tỷ lệ cũ mới được, mới khiến ta không cảm thấy bức rức, quạu quọ, hay bị các chứng do cơ thể quá nóng gây ra.
    Tương tự vậy với các trường hợp khác, như trời lạnh thì thở đường Dương tăng lên, lao động chân tay thì tăng cả hai đường lên, bệnh hoạn thì tùy theo bệnh Âm hay Dương mà tăng giảm số lượt Âm- Dương cho phù hợp, cần thức khuya thì tăng đường Dương, muốn ngủ thì giảm đường Dương.....
    TÓM LẠI: về số lượt thở cho mỗi đường Âm- Dương, mỗi người phải tự theo dõi sâu sát tình trạng cơ thể mình (cả phần thể xác lẫn tâm hồn) để xác định đúng và điều chỉnh kịp thời số lượt thở của mình, sao cho thường xuyên đạt tới tình trạng: khoẻ mạnh, siêng năng, thư thái, an vui, ít bệnh hoạn, và càng lúc càng đạt đến những tiêu chuẩn sức khoẻ như phần sau đây qui định.

    3/. BẢNG TIÊU CHUẨN CỦA SỨC KHOẺ:
    ( Do NCD không biết vẽ vi tính, nên ghi thành hai hàng, trên là tiêu chuẩn về Tinh Thần, dưới là tiêu chuẩn về Thể Xác, các anh chị, các bạn nên kẻ ra thành một bảng với hai bên cho tiện theo dõi nhé!)

    _ Thư thái, thoải mái, yên vui.
    Mắt sáng có thần.
    _ Sáng suố , vô tư.
    Tai thính.
    _ Thông minh, mẫn tiệp, nhiều sáng kiến.
    Mũi tinh.
    _ Sâu sắc, dung dị, khiêm tốn.
    Miệng lưỡi tinh tế.
    _ Can đảm, tự tin, giàu nghị lực, tự chủ.
    Ăn uống ngon miệng, mau tiêu hóa.
    _ Bình thản, trầm tĩnh.
    Hết táo bón.
    _ Bớt ham muốn về vật chất (ăn uống- tình dục- xa hoa).
    Ngủ ngon, thức dậy tỉnh táo.
    _ Siêng năng, hăng hái, ham làm việc (trí óc hay chân tay).
    Dai sức (làm việc nhiều, ít mệt), mau hồi sức.
    _ Đầu óc luôn tỉnh táo, dẻo dai, (dù có tập trung tư tưởng làm việc một thời gian dài).
    Thức khuya không biết mệt, sáng dậy vẫn tỉnh táo như thường.
    _ Nhạy bén, tinh tế.
    Chịu đựng được đói khát lâu dài.
    _ Độ chú ý gia tăng.
    Luôn luôn khoẻ khoắn, ít khi mệt.
    _ Giác quan thứ 6 phát triển (linh tính).
    Hết đau (hoặc bớt) các bệnh trong người.
    _ Vị tha, độ lượng, hy sinh, nhân hậu.
    Thường ít khi có bệnh (nếu có cũng chữa được dễ dàng).
    _ Giàu ý chí, nghị lực.
    Vẻ mặt luôn tươi trẻ.
    _ Giỏi tự chủ, chủ động, tích cực.
    Phản ứng lanh lẹ, chính xác, đi đứng gọn gàng, nhanh nhẹn.
    _ Vui với lý tưởng. Luôn hướng đến Chân- Thiện- Mỹ.
    Da thịt mịn màng, hồng hào, ấm áp.
    _ An nhiên, tự tại.
    Năng lượng sinh học gia tăng.

    LƯU Ý: người già yếu, người đau ốm, và người làm việc nặng (như các bác công nhân, các vận dộng viên) thở nhiều hơn những người trẻ và không đau ốm, không làm việc nặng. Theo kinh nghiệm, những người trẻ khoẻ chỉ cần thở 5 lượt cho cả hai đường Âm Dương là đủ. Còn người lớn tuổi, người già yếu phải thở gấp năm lần mới đủ. Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao cần phải thận trọng khi tập. Tập thật ít lúc đầu, sau thấy bớt bệnh hãy tăng lên dần dần. Khi thở dùng ý thay vì dùng sức thì tránh được sự mệt mà các người yếu tim hay bị. Cũng nên nhớ rằng: đường Dương tim đập nhanh, đường Âm làm tim đập chậm. Nếu đã dùng đúng mà vẫn thấy phản ứng bất lợi thì đừng tập nữa.
    Đôi điều với những người đã từng tập các môn khí công- nội công- yoga từ trước:
    Quý vị nào đã từng tập qua các môn Khí công, Nội công như Misogi của Hiệp Khí Đạo, Tĩnh Tọa của Cương Điền, Nội công của Thiếu Lâm tự, Kim Cang Nội công hay Yoga...sẽ thấy mình không thể vận khí qua hai Mạch Nhâm và Đốc, nhất là qua Mạch Đốc, và sẽ có cảm giác như bị nghẹt, tức dội và sau đó sẽ bị nhức từng chỗ như Ấn Đường (giửa hai chân mày), Cự Khuyết (giửa thóp ngực), hay nơi bụng dưới... có khi hơi lại xông ngược lên mặt và làm nóng bừng khó chịu.
    Những sự kiện lạ trên sẽ khiến quý vị sợ hãi và dễ dàng bỏ cuộc, đồng thời cho rằng phương pháp này chỉ đưa đến những hậu quả tai hại. Và biết đâu lại chẳng đưa ta đến cảnh tẩu hỏa nhập ma? Sự thật không có gì đáng cho quý vị lo sợ và khó hiểu cả. Việc đó chẳng qua là vì hai Mạch Nhâm và Đốc chưa được đả thông mà thôi. Mặt khác, vì chiều vận khí của các phương pháp có khác nhau, cho nên có sự chỏi nhau và đưa đến các hậu quả như trên.
    Như thế trong trường hợp này ta phải tập lại như sau:
    _ Thở bình thường, từ từ, nhẹ nhàng (không cố gắng lắm) dùng Ý dẫn Khí qua chỗ nghẹt (tránh dùng lực, tức cố ý dùng sức cho qua)
    _ Nếu qua không được thì đừng cố ráng sức làm mà hãy dừng lại, đợi qua ngày hôm sau sẽ làm tiếp.
    _ Cứ thế khoảng một tuần hay hơn, chỗ bế tắc sẽ thông và khi đó ta có thể tập như mọi người khác.
    _ Và một điều nên nhớ rằng: Không nên tham lam tập nhiều phương pháp cùng một lúc (hoặc trong ngày). Vì có nhiều phương pháp không hợp với nhau và như thế sẽ đưa đến hậu quả xấu cho người tập.
    VẤN ĐỀ CHỈ CÓ THẾ, MONG QUÝ VỊ CHỚ QUÁ LO SỢ MÀ BỎ CUỘC.

    4/. SỐ LƯỢT THỞ_ TỐC ĐỘ THỞ_ THỜI GIAN TỤ KHÍ_ ĐỘ TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG KHÁC NHAU CHO NHỮNG KẾT QUẢ KHÁC NHAU:
    _ Một điều chắc chắn và hợp lý là: thở ít lượt sẽ cho kết quả khác với thở nhiều lượt, đối với một đường Âm và Dương cùng một lúc.
    Ví dụ: thở chừng 5 đường Dương sẽ cho ta ấm áp, trái lại thở chừng 10 hay 20 đường Dương một lúc mà không có đường Âm kèm theo sẽ cho ta sự nóng nhiệt (lượng biến thì chất biến). Cũng vậy đối với đường Âm, chúng ta sẽ đi từ mát (lương) đến lạnh (hàn) do số lượt thở từ ít đến nhiều. Nếu ta thở cả hai đường một lúc, kết quả cũng sẽ khác nhau tùy ở sự thở nhiều hay ít.
    _ Đối với tốc độ thở (Dẫn Khí trên Mạch) hẳn là điều hợp lý khi ta thấy thở chậm dễ làm ta đổ mồ hôi hơn là thở nhanh (đúng hơn là tưởng tượng nhanh).
    _ Về thời gian tụ khí tại Đan Điền, thì chắc không ai ngạc nhiên khi thấy càng nín thở lâu càng thấy mặt đỏ và càng ngộp thở khó chịu. Và chắc chắn những hậu quả tai hại sẽ xảy ra nếu ta cố hết sức để phá kỷ lục nín hơi của ta.
    _ Hẳn nhiên mọi sự phân tán tư tưởng đều không có lợi cho việc tập theo phương pháp Âm Dương Khí Công, và chắc chắn sẽ không đưa đến kết quả tốt được.
    _ Thở đường Âm trước khác với thở đường Dương trước.
    Ví dụ: Thở 5D/ 5A sẽ cho kết quả khác khi ta thở 5A/ 5D.
    Sau độ một tuần áp dụng phương pháp ta sẽ đước số kết quả như: ăn ngon, ngủ ngon, dễ tiêu hóa, hết táo bón, siêng làm việc, bớt nóng tính (nếu có trước đó) và cảm thấy khoẻ khoắn, tươi tỉnh, dẻo dai hơn...
    Nếu tập không đúng thì sẽ: không thấy các kết quả trên, hơn nữa còn khó chịu, chóng mặt, mệt tim.
    Nếu tập quá nhiều đường Dương sẽ có phản ứng khác lạ của cơ thể như nổi nhọt, nổi hạch, nhức đầu, nhức răng; hoặc tập quá nhiều đường Âm sẽ tiểu nhiều, buồn ngủ, yếu sức, làm biếng.
    Nếu tập thường xuyên và lâu dài lần lượt các bạn sẽ đạt được các tiêu chuẩn của sức khoẻ đã nêu ở bảng trên. Ngoài ra khi thở sẽ cảm thấy ấm vùng Đan Điền hoặc khí nóng chạy trên các Mạch và các vùng trên cơ thể, nhất là vùng eo, lưng, gáy...

    5/. TÍNH CHẤT_ CÔNG DỤNG CỦA HAI ĐƯỜNG ÂM DƯƠNG:
    (như ở phần bảng Tiêu chuẩn sức khoẻ, do NCD tôi không vẽ được nên ghi thành hai hàng trên dưới, trên là Âm, dưới là Dương, các anh chị, các bạn hãy vẽ thành một bảng cho dễ theo dõi nhé!)

    _ Làm giảm nhịp đập của tim.
    Làm tăng nhịp đập của tim.
    _ Làm chậm (động tác).
    Làm nhanh (động tác).
    _ Làm yếu (sức), dễ bị dị ứng, dễ dao động.
    Làm mạnh (sức), khó dị ứng, khó dao động.
    _ Làm mát máu (giảm thân nhiệt), làm mát bên trong cơ thể.
    Làm nóng máu (tăng thân nhiệt), làm ấm bên trong cơ thể.
    _ Làm mát tim, gan, phổi, bao tử, thận.
    Làm ấm tim, gan, phổi, bao tử, thận (thở nhiều sẽ nóng)
    _ Làm dễ ngủ.
    Làm khó ngủ.
    _ Làm mịn màng, tươi nhuận da thịt.
    Làm săn chắc da thịt (hồng hào).
    _ Làm bớt nóng tánh (trầm tĩnh).
    Làm nóng tánh, hăng hái.
    _ Làm bớt sự cứng rắn, mạnh bạo, tự tin.
    Làm gia tăng ý chí can đảm, tự tin, bạo dạn.
    _ Làm bớt sưng, đau, lở loét, nhức nhối.
    Làm tăng sưng, đau, lở loét, đau nhức.
    _ Làm mau mệt mõi.
    Làm bớt mỏi mệt, làm khoẻ khoắn.
    _ Sinh da thịt, hàn vá vết thương.
    Làm lỡ loét các vết thương.
    _ Làm hạ huyết áp.
    Làm tăng huyết áp.
    _ Làm ức chế thần kinh.
    Làm hưng phấn thần kinh.
    _ Làm lưu thông huyết dịch, loãng máu, dễ xuất huyết.
    Làm bế huyết, làm đặc máu, mau đông máu.
    _ Làm lớn thể tích (nở lớn ra, phình ra).
    Làm nhỏ thể tích (co lại).
    _ Làm sậm da.
    Làm sáng da.
    _ Làm ức chế tình dục.
    Làm hưng phấn tình dục.
    _ Làm giảm khả năng tập trung tư tưởng, mau quên.
    Làm tăng khả năng tập trung tư tưởng, mau nhớ, nhớ dai.
    _ Làm giảm khả năng sáng tạo, tưởng tượng.
    Làm tăng khả năng sáng tạo, tưởng tượng.

    Đây chỉ là liệt kê phần nào những tính chất công dụng thường thấy, thường dùng. Qua thực tế công phu, chắc chắn quý vị sẽ tìm thấy nhiều điều mới lạ. Khi đó sự đóng góp của quý vị hẳn là điều hân hạnh cho chúng tôi.
    Chúng tôi vừa trình bày bảng tính chất và công dụng của hai đường Âm Dương. Hẳn là còn nhiều điều cần phải được tiếp tục khám phá và trình bày. Tuy nhiên đó là công việc có tính cách lâu dài. Vấn đề ở đây là ta phải làm sao để vận dụng bảng tính chất và công dụng trên một cách có lợi nhất. Ví dụ ở điểm 5 ta thấy tính chất của đường Âm là làm mát bao tử. Như thế đối với những bệnh đau bao tử vì nóng như lỡ bao tử hay đau thượng vị, ta đều có thể tìm thấy kết quả tốt khi thở đường Âm với một lượng lớn, chẳng hạn chừng vài chục đường một lúc cho mỗi buổi tập. Một ngày tập 2- 3 lần và liên tục trong nhiều ngày. Về điều này, chính mỗi cá nhân phải tự tìm số lượt thở thích hợp với mức độ bệnh và tình trạng cơ thể mình, vì không ai có thể biết mình rõ hơn mình. Vì không thể liệt kê nhiều trường hợp áp dụng khác do hoàn cảnh khách quan, tuy nhiên chúng tôi tin tưởng với óc tưởng tượng phong phú và tài vận dụng khéo léo của các bạn, chắc chắn các bạn sẽ tìm thấy nhiều điều lợi ích, đôi khi ngạc nhiên và thú vị qua việc khai thác bảng trên.

    Cũng cần lưu ý là Bảng tính chất và công dụng của hai đường Âm & Dương trên đây, vài điểm cần phải được hiểu với một nghĩa rộng. Ví dụ: tim, gan, bao tử, thận cũng phải được hiểu là tâm, can, tỳ, phế, thận. Tóm lại mọi việc đều phải linh động và sáng tạo.
    TINH THẦN CỦA PHƯƠNG PHÁP

    TINH THẦN CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỈ GỒM TRONG 5 CHỮ : VỪA PHẢI_THOẢI MÁI_TỰ NHIÊN_LINH ĐỘNG_SÁNG TẠO.

    1/. VỪA PHẢI :
    . Không thái quá , không quá độ thì gọi là vừa phải.
    . Mọi sự thái quá đều có hại.
    Ví dụ : Trong giai đoạn tụ khí tại Đan Điền , không nên ráng nín hơi lâu quá , vì việc này có thể gây tổn hại cho cơ thể , đôi khi còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
    _ Trong lúc hít hơi vào không nên phình bụng quá to và cố sức hít cho thật đầy hơi , vì chỉ làm cho tức bụng hoặc có cảm giác không đủ sức để thở , không có lợi gì cả.
    _ Ham thở quá nhiều đường Dương trong khi không có bệnh gì cả , tức là không phải để dùng chữa bệnh , sẽ đưa đến những hậu quả tai hại như nóng mắt , nổi hạch , nhức răng , nhức đầu. Chúng tôi muốn nói trong trường hợp bình thường, không đau ốm gì mà tự nhiên ham thở nhiều đường Dương, mà không phối hợp thở theo đường Âm để quân bình. Điều này sẽ không lợi cho sức khoẻ. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người sợ tập Khí công hay nội công hoặc Yoga rơ6i2 sẽ bị tẩu hỏa nhập ma. Sự việc vừa trình bày rất là dễ hiểu.

    2/. THOẢI MÁI :
    . Không gò bó , không khó chịu , không có vấn đề gì thì gọi là thoải mái
    . Mọi sự khó chịu kéo dài được coi như dấu hiệu của sự áp dụng sai pp.
    Ví dụ : Trong lúc tập ngồi ển người , thân mình gồng cứng ngắc , thắt lưng nịt
    quá chật làm không thoải mái. Sai pp làm kết quả sẽ kém đi.
    _ Trong lúc hít hơi vào không dùng Ý dẫn Khí đi mà cố dùng sức để hít hơi vào cho thật đầy bụng , hay đầy ngực thì thật không thoải mái chút nào , và sẽ có cảm giác là mình không đủ hơi để thở.
    Sau khi tập 1 thời gian mà thấy không thoải mái , dễ chịu , trái lại còn khó chịu thì phải biết là mình đã tập sai phương pháp Âm Dương Khí Công ,. và cần nên xem kỹ lại để tập cho đúng.

    3/. TỰ NHIÊN :
    _ KHông trái với quy luật của vũ trụ , của thiên nhiên thì gọi là tự nhiên.
    _ Những gì trái với tự nhiên đều đưa đến hậu quả không tốt.
    Ví dụ : Đói ăn , khát uống. Làm việc nhiều ăn nhiều , làm việc ít ăn ít...Do đó như các lực sĩ , các vận động viên thể thao phải thở nhiều hơn các em học sinh , các cô thư ký làm việc tại các văn phòng. Các cụ gì phải thở nhiều hơn thanh niên. Các bệnh nhân không những phải thở nhiều mà còn phải thở đúng cách.
    _ Tóm lại tất cả đều phải phù hợp với sự tự nhiên , nếu không sẽ có vần đề ngay. Ví dụ : đói đừng ăn , khát đừng uống , hay làm việc nhiều ăn ít thử xem sao ?...

    4/. LINH ĐỘNG :
    . Không quá lệ thuộc vào nguyên tắc,biết tùy cơ ứng biến để đạt kết quả tốt
    . Mọi sự cứng ngắc là thiếu Sinh khí và sẽ không cho kết quả tốt.
    Ví dụ : Trong phần cách tập có ghi là tập thở phải ngồi xếp bằng , nhưng nếu ta thấy tập nằm hợp với ta hơn và cho kết quả tốt ,thì ta cứ việc nằm tập không sao cả. Vì đó là những cái phụ , và những cái phụ này không làm hại tới cái chính , cho nên ta có thế tùy nghi mà sửa đổi.
    _ Nhưng quan trọng hơn cả là áp dụng tính linh động trong việc trị bệnh.
    Ví dụ : Đang ngồi làm việc ta bỗng nhiên đau bụng. Vì thình lình ta không biết đau bụng do nóng hay lạnh , ta bèn thở đại 1 đường nào đó , theo kinh nghiệm là ta thường thở đường Dương vì dễ dàng và tiện cho ta hơn. Thở chừng vài lượt , chờ 1 chút nếu không thấy bớt là ta biết đã thở sai , và lập tức linh động chuyển sang thở đường Âm , và sẽ thấy hiệu quả 1 cách ngạc nhiên. Đối với các trường hợp khác cũng thế , hễ thấy thở 1 thời gian không bớt là phải biết linh động chuyển sang thở đường khác đối lập với đường đang thở.
    _ Đến đây chắc là nhiều quý vị sẽ thắc mắc là nếu thở như thế mà không hết thì sao ? Xin thưa không có con đường thứ ba , và theo Đông Y thì dù cho vạn bệnh cũng không ra ngoài Âm Dương , và nếu đã thở cả hai đường mà vẫn không có kết quả , thì hoặc là thở sai hoặc là chưa thở đủ số lượt cần thiết ( Ví dụ : đáng lẽ phải thở nhiều lần trong ngày mới đủ sức cho kết quả , ta chỉ thở có 1 lần cho nên không đạt kết quả , mà có khi vừa thở lại vừa lo nghĩ đâu đâu ). Hoặc là tình trạng bệnh nặng vượt ngoài khả năng của phương pháp Âm Dương Khí Công , cần phải phối hợp với các môn khác mới đủ sức ( Ví dụ : cần phải phối hợp với việc sửa đổi cách ăn uống , vần động , châm cứu , bấm huyệt...Nếu vẫn không có kết quả thì có nghĩa là loại bệnh đó không phùi hợp với cách chữa bệnh bằng Khí Công , mà phù hợp với cách trị khác. Ví dụ : uống thuốc , châm cứu , giải phẫu )
    _ Vả chăng ta nên nhớ Âm Dương Khí Công là phương pháp Dưỡng Sinh không phải là phương pháp chủ yếu trị bệnh. Nếu nó có trị được 1 số bệnh , chẳng qua là do người tập biết cách quân bình Âm Dương đó thôi. Tuy nhiên , nó vẫn có giới hạn của nó , không phải bệnh nào cũng có thể trị được bằng phép thở. Bạn đọc cần lưu ý điều này để tránh khỏi thất vọng.

    5/.SÁNG TẠO :
    . Nghĩ ra những điều mới lạ+thêm bớt,chế biến,sửa đổi,cải thiện : Sáng tạo.
    . Vượt ra ngoài khuôn khổ , hệ thống giáo điều.
    . Sáng tạo là mở nẽo tương lai , là phong phú hóa cuộc đời.
    . Sáng tạo cần cho ta như ánh sáng cần cho hoa.
    Ví dụ : Sau khi tập , ta có thể thêm phần chà xát khắp đầu mặt , mình mẩy , tay chân , rồi sau đó uống 1 ly nước lọc để thấy hơi mát chạy ra tận các đầu ngón tay , ngón chân.
    _ Ngoài việc dùng Âm Dương Khí Công để phòng bệnh , trị bệnh và phục hời sức khoẻ , ta còn có thể áp dụng nó trong lãnh vực thể thao , võ thuật , giải phẫu , kế toán , học hành thi cử , chơi cờ , thai giáo..vv...
    _ Tóm lại tùy ở óc tưởng tượng và sáng kiến của ta mà ta có thể tìm thấy lợi ích của pp nhiều hay ít , phiến diện hay đa diện ( cũng đồng thời là thịt bò mà có kẻ chỉ biết xào lăn , người thì làm ra 5-7 món...biết nói sao ? )


    --------------------------------------------------------------------------------
    PHÂN LOẠI BỆNH.

    _ Bệnh tuy có nhiều nhưng không ra ngoài sự thiên lệch về Âm Dương , bất thông về khí huyết. Sự suy kém về 2 yếu tố trên thường là nguyên nhân của 1 số bệnh quan trọng.
    _ Đại khái có 2 loại bệnh thường gặp , đó là : Âm và Dương bệnh . Bên cạnh đó còn có 1 loại bệnh khác. Đó là bệnh suy.
    _ Có 3 tạng người : Âm tạng , Dương tạng và Bình tạng.
    Âm bệnh : Khí Âm trong cơ thể con người giữ địa vị ưu so với Khí Dương thì sẽ dẫn đến 1 số loại bệnh. Cụ thể như các bệnh sau : Tiêu chảy (thường do lạnh) , ăn không tiêu(nôm na là lạnh bụng) , đổ mồ hôi trộm , suyễn , huyết áp thấp , sốt rét , cảm lạnh , thấp khớp , bạch đái , thận suy , viễn thị...
    Dương bệnh : Khí Dương trong cơ thể giữ địa vị ưu so với Khí Âm thì sẽ dẫn đến 1 số loại bệnh. Cụ thể như : kiết lỵ(thường do nóng) , bón , trĩ , lở bao tử , đau thượng vị , tim đập nhanh , mất ngủ , ho lao , ho ra máu , ho khan , viêm họng , nhức răng , nhức đầu , huyết áp cao , cận thị , quáng gà , nóng gan , lẹo mắt , nhọt , ghẻ...
    Bệnh suy : Âm Dương khí huyết đều suy kém cũng dẫn đến 1 số loại bệnh ( suy nhược do kém vận động , không biết cách thở và ăn uống không đầy đủ ). Cụ thể như : ốm yếu , thiếu máu , hay đau yếu , hoặc đau không ra đau , khoẻ không ra khoẻ...
    Âm tạng : Nói chung toàn cơ thể Khí Âm nhiều hơn Khí Dương ( Khí Dương thiếu kém). Cụ thể như : Da tái , thịt lạnh , huyết áp thấp , mạch nhảy chậm , thiếu nhiệt tình , không chịu được các thức ăn mát lạnh , khó tiêu , phổi yếu...
    Dương tạng : Nói chung , KHí Dương trong toàn cơ thể thịnh hơn Khí Âm. Cụ thể như : Da sậm , thịt ấm , sớ to , huyết áp có khuynh hướng cao , mạch nhảy nhanh , nhiều nhiệt tình , siêng năng , chịu đựng được các thúc ăn mát lạnh , rau cỏ....
    Trên thực tế có nhiều người không có những nét rõ rệt hẳn về Âm tạng hay Dương tạng , mà là pha trộn mỗi thứ 1 ít. Những người này gọi là Bình tạng.

    Hẳn sẽ có người trách chúng tôi là cực đoan và phiến diện khi đã quy nạp hầu hết các bệnh của con người vào 3 loại bệnh mà thôi. Điều này cứ cho là chúng tôi có phần chủ quan nhưng chắc các bạn đã hiểu tại sao rồi.
    Trong bản phân loại bệnh trên chắc là có những bệnh chưa ở đúng vị trí của nó. Mong là các bạn sẽ sử dụng tính linh động của pp 1 cách đúng lúc và hợp lý. Sự thiếu sót quả là không tránh khỏi , chúng tôi kính mong các bạn hãy coi bảng phân loại trên có tính cách hướng dẫn và gợi ý hơn là bảng liệt kê đầy đủ tất cả các bệnh cần thiết.
    ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG VÀ 1 SỐ KINH NGHIỆM TRỊ LIỆU.

    1/. VẤN ĐỀ ĂN UỐNG TRONG KHI THỞ ĐỂ TRỊ BỆNH :
    _ Để tránh cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược , chúng ta cần phải cữ ăn uống 1 cách hợp lý và tự nhiên , dựa vào thói quen của cơ thể mình và đặc tính của các món thức ăn uống hàng ngày. Chúng ta đừng nên coi thường việc này vì thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh trạng của mỗi chúng ta. Do đó nếu ăn uống bừa bãi trong khi dùng phép thở để trị bệnh, có khi ta làm công việc " Tháo lỗ lù" ,và hậu quả dĩ nhiên là bệnh còn tồn tại , lây lất hoài. Chẳng hạn : Trong khi ra sức thở vài chục đường Âm để trị bệnh ghẻ ngứa , thì xin các bạn cữ cá biển , thịt gà , tôm , cua , mực dùm cho.

    2/. PHỐI HỢP TRỊ LIỆU :
    _ Mỗi phương pháp có cái hay và cái dỡ riêng. Nói chung không có phương pháp nào ta hoàn toàn hết , huống hồ đây chỉ dùng sự thở để trị bệnh...
    _ Do từ những nhận định trên và trước hết nên coi sức khoẻ của mọi người là chính , sẽ không ngần ngại phối hợp với những phương pháp khác khi sự phối hợp là cần thiết.
    _ Sự phối hợp sẽ theo nguyên tắc tương đồng trị liệu , 1 cách dễ hiểu là nếu ta thở đường Âm thì ta cũng phải dùng 1 thứ thuốc hay dược thảo nào tương đương với đường Âm về tính chất lẫn cường độ. Ví dụ : Để trị kiết ta dùng phương pháp thở đường Âm , thì đồng thời ta cũng phải uống rau má hay rau sam là những dược thảo có tính chất tương đương với đường Âm để phối hợp trị bệnh.
    _ Trong những trường hợp bệnh khó trị thì phối hợp với Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp hoặc các phương pháp khác là cần thiết. Tuy nhiên không phải là việc đơn giản để có thể trình bày nơi đây.

    3/. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRỊ LIỆU BẰNG ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG THUẦN TÚY :
    Sau đây chúng tôi xin trình bày 1 số kinh nghiệm điển hình bằng pp Âm Dương Khí Công chúng tôi đã thực nghiệm , và điều trị trong thời gian qua. Dĩ nhiên đây là những kinh nghiệm chủ quan , cho nên có thể đạt 1 số kết quả đối với chúng tôi , nhưng sẽ không đến với quý vị , hay ngược lại cũng thế , tuy nhiên đó không phải là việc quan trọng. Việc quan trọng và cần thiết ở đây là niềm tin , tin lẫn nhau và tin ở pp. Mọi khiếm khuyết rồi sẽ được bổ khuyết. Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi không tin ở pp của mình. Thật ra thì động cơ quan trọng thúc đẩy chúng tôi phổ biến pp này chính là hiệu quả của nó trên thực tế , phần nào đã vượt ngoài suy nghĩ của chúng tôi.Tuy nhiên " nói giỏi không bằng làm hay",cho nên chúng tôi xin nhường quyền đánh giá phương pháp lại cho quý vị.

    KINH NGHIỆM TRỊ LIỆU CỦA CHÚNG TÔI :
    1/. BỆNH SUY NHƯỢC :
    _ Chỉ chung các người không có bệnh gì rõ rệt nhưng vẻ mặt kém tươi , tinh thần tiều tụy , uể oải không muốn làm việc , ăn không ngon , ngủ không yên , cảm thấy như thiếu sinh lực.
    _ Chỉ qua 2 lần tập thở trong ngày ( thở quân bình Âm Dương ) , ngay tối hôm đó đã thấy ngủ ngon giấc hơn , và sáng hôm sau là kết quả bắt đầu rõ rệt : Tự nhiên thấy siêng năng , hăng hái như có 1 cái gì thúc đẩy bên trong bắt phải làm việc , và làm hết việc này đến việc kia không muốn nghỉ...Đây chỉ là 1 vài nét về kết quả mà chúng tôi muốn trình bày cùng quý vị. Những kết quả trên hẳn là khó tin , không những là đối với quý vị mà kể cả đối với chúng tôi lúc đầu. Cho nên để biết sự thật như thế nào không có gì hơn là quý vị thử tập xem sao. Cũng cần lưu ý là những kết quả trên chỉ có đối với những người nằm trong diện " bệnh suy nhược ". Thật vậy , đối với những người đã siêng năng , làm việc cả ngày thì công việc trên chỉ là " đốt đèn giửa trời nắng" mà thôi.

    2/. BỆNH MẤT NGỦ :
    _ Bệnh này cũng như bệnh nhức răng. Nóng mắt thường được gọi là do Hỏa vọng ( Hỏa vượng) , vốn là bệnh thừa khí Dương ở bên trên cơ thể , vì khí Âm không đủ sức chế ngự để nó bốc lên ( do vô tình ăn nhiều thức ăn cay nóng như tiêu , ớt , cafe , nhất là trong mùa viêm nhiệt ) , đôi khi chỉ là Hư hỏa.
    _ Do đó bệnh này ta có thể chữa dễ dàng bằng cách thở nhiều đường Âm (rất ít đường Dương ) trong mỗi lần tập. kết quả sẽ đến nội trong ngày với trường hợp bình thường (do ăn uống đồ nóng). Với trường hợp mất ngủ kinh niên thì kết quả đến có chậm hơn tùy ở tình trạng nặng hay nhẹ , lâu hay mau. Đôi khi cần phối hợp với Diện Chẩn , nhưng chúng tôi đảm bảo là sẽ hết bệnh mặc dù bệnh này có nhiều nguyên nhân phức tạp , sâu xa không đơn giản . Lưu ý : Trên nguyên tắc thở đường Dương sẽ gây mất ngủ nhưng có người tập thở đường Dương lại ngủ ngon hơn. Đó là vì cơ thể họ thuộc Hư Hàn , do vậy thì họ thở đường Dương sẽ làm cho khí Âm Dương trong cơ thể họ được quân bình , vì vậy mà họ ngủ ngon. Nếu trong người đã quân bình hoặc đã nóng thì thở đường Dương sẽ làm mất ngủ thêm.

    3/. BỆNH BAO TỬ :
    _ Dù là đau Thượng vị hay lở bao tử ta cũng thở thật nhiều đường Âm vì đây là bệnh Dương .
    _ Theo kinh nghiệm chữa trị của chúng tôi , bệnh nhân phải thở cỡ 20 đường Âm cho mỗi lần tập ( mức tối thiểu) mới có kết quả rõ rệt ( trong vòng vài hôm ). Nếu thở thường xuyên , kết hợp với sự cữ ăn đồ nóng , các chất kích thích như rượu , cafe , thuốc lá , và nhất là sự lo nghĩ quá độ , thì chắc chắn kết quả sẽ đảm bảo ( vì trong Nội Kinh có nói : Tư thương Tỳ => Suy nghĩ , tư lự nhiều quá thì hại Tỳ ).

    4/. BỆNH SUYỄN :
    _ Có 2 loại suyễn : Suyễn Âm và suyễn Dương.
    Suyễn Dương thường do khói bụi xe , bụi bặm , khí nóng.
    Suyễn Âm do Khí Âm quá thịnh và thường lên cơn theo con nước. Suyễn Âm thường gặp nhiều hơn. Đây là 1 trong những bệnh nan y.
    _ Thở đường Dương với 1 lượng lớn ( vài chục đường ) trước cơn suyễn thời gian chừng nửa giờ đến 1 giờ sẽ ngăn chận được cơn suyễn. Trên thực tế ít khi ta có được điều kiện để theo dõi tình trạng bệnh của 1 người 1 cách lâu dài và lỹ càng ( trừ khi ta làm trong bệnh viện có tính cách nghiên cứu ) , cho nên vấn đề đánh giá pp đối với 1 số bệnh đặc biệt có phần nào bị giới hạn. Chúng tôi mong được sự thông cảm và mong 1 ngày gần đây sẽ có được điều kiện tốt để thực hiện việc kiểm tra pp 1 cách sâu rộng và đa diện hơn.

    5/. BỆNH THẬN SUY :
    _ Bệnh này có 2 loại , đó là Thận Thủy suy và Thận Hỏa suy.
    Thận Thủy suy : Tâm Hỏa vượng sẽ gây ra các chứng như : Nhức lưng , chân , ù tai , nhức răng , nhức đầu , mất ngủ , mộng tinh , thích tình dục...Vì đây là bệnh Dương nên ta phải thở nhiều đường Âm hơn đường Dương trong 1 thời gian.
    Thận Hỏa suy : Tâm Hỏa không vượng mà sauy hỏa cũng sẽ gây ra các bệnh như : nặng đầu , ve kêu trong tai , mỏi lưng , di tinh....Vì đây là bệnh Âm nên ta phải thở đường Dương nhiều hơn đường Âm ( mỗi người phải tự tìm lấy tỷ lệ hợp với mình ).
    _ Theo kinh nghiệm của chúng tôi , hai loại bệnh trên với các chứng nêu trên ,đều được giải quyết tốt đẹp sau 1 thời gian tập thường xuyên.
    Ngoài 1 số trường hợp điển hình như đã nêu , trong thời gian qua chúng tôi cũng điều trị có kết quả tốt các bệnh như sau :
    _ BẾ KINH : thở nhiều đường Âm vài hôm là có kết quả.
    _ SƯNG VÚ : thở 20 đường Âm 1 lúc kết quả là toát mồ hôi , hạ sốt và giảm đau nhức ngay. Dùng lá tía tô nhai nát , nuốt nước , bả rịt thì hết luôn.
    _ NHỌT SƯNG HÀNH NHỨC : thở chừng vài chục đường Âm 1 lúc là giảm đau ngay và tan nhọt sau đó.
    _ QUÁNG GÀ : thở quân bình theo tỷ lệ 5A/3D 1 thời gian là hết.
    _ TIÊU CHẢY : thở chừng 20 đường Dương 1 lúc và vài giờ lại thở 1 lần tự nhiên sẽ hết.
    _ KIẾT LỴ : thở đường Âm với 1 lượng lớn.
    _ TIỂU NÓNG, BUỐT , NƯỚC TIỂU VÀNG SẬM : thở 5-10 đường Âm ; 15 phút sau tiểu lại hết nóng , nước tiểu trong.
    _ NHỨC RĂNG , SƯNG NƯỚU CÓ MŨ : thở đường Âm 20 đường , ngày vài lần.

    LƯU Ý : Những chỉ số về lần và lượt thở cho từng trường hợp vừa nêu trên không phải là những con số nhất định . Sự trình bày ở đây chỉ có tính cách hướng dẫn ,gợi ý. Chúng ta cần phải biết áp dụng 1 cách linh động cho từng trường hợp của bản thân mình, miễn sao cho kết quả tốt là được ( vấn đề chỉ là sự phân chia hợp lý và đúng sát với thực tế giửa 2 số lượt thở Âm Dương )
    (kết hợp với video này mà tập cho có hiệu quả)
    http://www.youtube.com/watch?v=8wUm0...layer_embedded

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mong các bác giúp đỡ em!
    By bachtham86 in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 28-01-2011, 09:16 AM
  2. Cần các anh chị có kinh nghiệm chỉ giúp em!!!!!!!!!!
    By daigiad2 in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 31-12-2010, 10:05 PM
  3. Xin xem giùm em lá tứ trụ. Mong giúp đỡ ạ .
    By nnguyen510 in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 21-12-2010, 12:40 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •