Thưa Thầy Atoanmt .

Thuận Thiên quá bất tài nên không vào được " Quán bên đường " .
Nếu Thầy không chê xin hãy giúp TT đem toàn bộ bài viết vào chùa " Tứ phương tăng " .
Đa tạ .

HUYỀN MÔN KỲ HIỆP ( ĐƯỜNG VỀ TÂY )

Phần 1 : Pháp sư đằng vân.
T T được sinh ra trong 1 gia đình mà tổ tông thuộc dòng pháp sư: cha truyền con nối. Năm lên 10 tuổi, TT đã say mê huyền thuật qua 2 bộ truyện Phong Thần va Tây du ký. Đến năm 14 tuổi đã trộm pháp Lỗ Ban về tự luyện. Gia đình biết được hết sức lo lắng và can ngăn quyết liệt. Lúc ấy TT rất là bức xúc vì không hiểu được nguyên nhân. Sau đó bà nội TT mới kể: ông nội TT bỏ xứ ra đi , thay tên đổi họ, xếp ấn tiển binh vì không muốn giống như các tiền nhân rơi vào tam tuyệt:

Nhất bần - Nhị yểu - Tam vô tự.

Nội Tổ Lê văn Quy là vị pháp sư cao tay ấn nhất trong dòng tộc TT. Ông nổi tiếng ở vùng biển Tân thành-Gò công với biệt danh Thiên biến vạn hóa. Nhưng cũng vì sự nổi tiếng đó mà ông lọt vào tầm ngắm của thực dân: Đại tá Tây dương - tỉnh trưởng Gò công cho quân bao vây bắt sống ông. Ông bình tỉnh ngồi lên khăn ấn, niệm chú thăng thiên, tấm khăn ấn nâng ông lên tận không trung bay qua kinh nước mặn rồi mất hút trên nền trời chỉ còn lại đám mây ngũ sắc trước sự kinh ngạc của dân làng và binh lính Tây dương.

Ba ngày sau ...... bà đầm tỉnh trưởng phu nhân phát điên. Các bệnh viện lớn và tân tiến nhất của VN thời bấy giờ đều bó tay. Bà đầm được đưa sang Paris chữa trị - cuối cùng nền y học Pháp cũng chào thua. Trở về VN trong buớc đường cùng, ngài Đại tá miển cưỡng nghe lời thuộc hạ cho người cầu thỉnh pháp sư trị bệnh. Pháp sư đồng ý, đốt 1 đạo bùa, đêm hôm ấy ở bên dinh bà đầm khỏi bệnh. Phiên chợ Gò công sớm mai, người ta thấy bà đầm xuất hiện mua sắm nhiều lễ vật cúng dường.

Mặc dù là kẻ ngoại bang ở thế cầm quyền nhưng ngài đại tá cũng tỏ ra là người có văn hóa. Ông cho thuộc hạ mang cặp heo to đến nhà pháp sư tạ lễ, thưởng cho pháp sư 500 đồng tiền Đông dương. Và quan trọng nhất là ngài cấp phép cho pháp sư LVQ hoạt động trong phạm vi tỉnh lỵ Gò công.

Thế là huyền môn đã khuất phục ngoại bang. " Đạo cao - nhân phục - quỹ thần kinh ".

(còn nhiều pháp thuật khác như: cắt hình nộm tát ruộng ngập nước, hái xoài, bưng gà, huýt sáo gọi hổ mây, qua sông bằng nón lá..... sẽ được trình bày trong phần tiếp theo)

Phần 2 : Lên Cấm sơn gặp thần Bạch Hổ.
Giữa thập niên 1800, chàng thanh niên Lê văn Quy cùng người bạn nối khố bỏ xứ Gò công cất bước đăng trình về tận An giang tầm sư học đạo.
Ngày đi, đêm nghỉ, vượt lộ băng sông ròng rã hơn tháng trời mới đến được vùng đất linh thiêng. Tại Thất sơn, 2 người tìm vào núi Cấm và thắp hương quỳ trước 1 hang động thành tâm khấn bái:

" Con tên Lê văn Quy, tuổi ..... , con tên Võ từ Phụng, tuổi ..... từ Gò công đến đây cầu đạo. Nếu việc không thành nguyện bỏ xác tại Cấm sơn"

Bảy ngày đêm trôi qua, tờ mờ sáng hôm sau bỗng có tiếng gầm thét vang rền phá tan bầu không khí hoang vu, tĩnh mịch. Lê, Võ ngẩng đầu lên: ôi cảnh tượng hải hùng - con cọp trắng khổng lồ không biết từ đâu xuất hiện. Theo phản xạ tự nhiên, 2 người cùng nhau lăn vào trong hang động
lần mò từng bước trong hang. Nhưng Bạch Hổ quyết không tha truy đuổi tới cùng, Lê, Võ tháo chạy đến cuối hang thì 1 đạo hào quang xuất hiện. Định thần nhìn kỹ thì đây là 1 đạo tràng, truớc mặt có con mãng xà màu xanh xám, mồng đỏ, 4 chân (Thanh Long), kế bên là Bạch Hổ đang nằm chầu, ở giữa là 1 người mặc áo trắng, râu tóc bạc phơ, phương phi đạo mạo.
Lòng nhiệt thành của Lê, Võ đã cảm ứng điện Linh Tiêu, Quỹ cốc tiên sư cho Bạch Hổ thần ra nghêng đón.

(còn tiếp )