kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Nghi thức quán đảnh và trì chú Mật tông

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Thumbs up Nghi thức quán đảnh và trì chú Mật tông

    Bài viết này được sưu tầm từ diễn đàn hoasentrenda.com. Và thể hiện dưới dạng Message vấn đáp bình dân, nên kính mong quý vị chiếu cố hoan hỉ không chấp trước vào ngôn ngữ...
    A Di Đà Phật.

    Trì chú


    Kim Liên: Hôm Chủ nhật tôi tham dự lễ Vu Lan tại một ngôi chùa nọ. Tôi được gặp lại một người bạn cũ, sau một hồi vui mừng chào nhau, chị bạn hỏi thăm tôi dạo này tu hành thế nào, được an lạc không? Tôi tình thật trả lời là bận rộn quá vì lo cho mấy đứa con và cháu, cho nên cũng không được an lạc lắm, hàng ngày tôi chỉ tụng chú Đại Bi 21 biến mà thôi được phân chia làm ba thời mỗi thời bảy biến vì không có thì giờ. Chị bạn tôi nghe thế vội nói: “Trời ơi chị đã già rồi, chú đại bi dài lắm đọc mệt chừ. Chị nghe tôi đổi qua trì chú Lục Đại Thần Chú: Án Ma Ni Bát Mê Hùm” vừa ngắn vừa dễ nhớ, bất cứ lúc nào đi đứng nằm ngồi đều trì được rất khỏe. Tôi còn nghe nói chú này linh lắm. Nếu tụng suốt đời thì kiếp sau ít nhất cũng được lên cõi trời, tha hồ sung sướng, bên Tây Tạng người ta chuyên trì chú này đó.” Đã ba hôm nay tôi cứ bị ám ảnh câu nói của chị bạn không biết có nên thay đổi không. Xin các đạo hữu có nhiều kinh nghiệm tu tập góp ý cho tôi.

    Tuệ Chiếu: Tuechieu@a...Thưa đạo hữu Kim Liên và quý đạo hữu, theo ý mọn của tôi, thì các bài Chú đều có giá trị ngang nhau, bởi vì lòng từ bi của chư Phật và chư Đại Bồ Tát rải xuống chúng sinh là bình đẳng. Nếu quả có bài Chú có “công năng hơn” bài Chú khác, thì các Ngài đã tự ý dẹp bỏ bài Chú “có công năng kém”, đâu có nỡ nhẫn tâm để cho chúng sinh uổng phí thời giờ tụng niệm bài Chú “dở hơn” làm chi. Chẳng lẽ tuy biết bài Chú của mình đã ban hành dở hơn bài khác, nhưng vì tự ái, cứ để mặc kệ chúng sinh phí uổng thời gian tụng niệm trong kiếp người ngắn ngủi hay sao? Chuyện đó chỉ có thể xẩy ra trong cái thế giới Tham Sân Si này, không thuộc cảnh giới của những bậc giác ngộ. Tôi thiết nghĩ, các bài Chú đều là những phương tiện để TỊNH TÂM, cũng như các môn thuốc đều để trị bệnh THÂN.

    Nếu có người tụng bài Chú này thấy an lạc hơn tụng bài Chú kia, có thể là họ có duyên từ nhiều kiếp với bài Chú này. Hoặc nếu có người này tụng bài Chú này thấy an lạc hơn người kia cũng tụng bài Chú đó, thì có thể là bệnh TÂM của người này đã gặp đúng thuốc là bài Chú này, trong khi bệnh TÂM của người kia thì lại cần tụng bài Chú khác. Có lẽ đó là lý do chư Phật và chư Đại Bồ Tát dậy chúng ta nhiều bài Chú, cũng như cho nhiều toa thuốc để tìm toa phù hợp với bệnh mà dùng. Đại sư Ấn Quang thì lại chỉ ức niệm có 4 tiếng A Di Đà Phật cho cả cuộc đời hành trì mà thôi. Thầy tôi khi xưa có dạy rằng:" Chú là TÂM CHÚ, điều kiện tối cần thiết là người tụng phải hoàn toàn LẮNG TÂM duyên theo lời Chú". Lời dạy này có thể là chìa khóa để giải bài toán "Sao bài Chú này LINH, bài kia KHÔNG LINH, và người này tụng LINH, người kia tụng KHÔNG LINH chăng? Có lẽ đầu mối vấn đề nằm tại chữ CHÚ TÂM chăng?

    Trân trọng,

    HL: Như là học sinh học võ thuật với đủ thứ binh khí:

    Đoản côn (khúc gậy ngắn), trường côn (khúc gậy dài), nhị khúc (roi của Lý Tiểu Long) Tam Khúc (dài gấp bốn lần cái nhị khúc… Cái nào cũng... chết người hết. Nhưng có người thì thích vũ khí dài, có người lại thích cái ngắn. Như vậy Chú cũng cùng một ý như trên. Nay bàn về trình độ cao thấp khi trì chú và những triệu chứng của nó. Trì niệm chú thuật thì có rất là nhiều trình độ:

    1. Tự Vệ Nhập Môn:

    Công dụng là dùng ngôn ngữ. "Có_Vô_Lượng_Nghĩa" của Thần Chú để thô tâm bớt vọng. Cao hơn một tý thì chư quỷ thần theo hộ chú vì ưa thích tính tình của mình như: sự cố gắng tu tập tuy rằng không có thời giờ. Từ đây tu sĩ tài tử đã có người hộ vệ nên linh tính khá bén nhậy.

    2. Cận Định Trì Chú:

    Vì thô tâm thanh tịnh nên tình trạng Cận Định (gần nhập được chánh định) xuất hiện: Tình trạng này làm cho hành giả cảm nhận có những người theo mình hay ở phía sau lưng mình. Mình có thể cảm nhận sự xuất hiện của họ qua cảm giác mát lạnh sau gáy hay nằng nặng sau cổ ở vùng bả vai. Trình độ này nếu phước báu nhiều thì có thể chữa bệnh Ma Nhập hay giải bùa ngải và đôi khi chữa được một số thân bệnh nhưng kết quả không rõ ràng cho lắm. Bạn bè vô hình thường là cõi Tha Hóa Tự Tại là nhiều.

    3. Chánh Định Trì Chú:

    Tới đây thì mới có thể gọi là tu tập Mật Tông được rồi đây. Vì hầu như các khai triển Đàn Pháp đề đòi hỏi Hành Giả phải có trình độ nhập chánh định tối thiểu là Tứ Thiền Hữu Sắc. Còn các từng thiền khác như Tam hay Nhị và Sơ Thiền thì tâm lực đều còn yếu và như vậy: chưa đủ lực để chuyển câu Chú và học hỏi ở câu chú đó. Tóm lại trình độ của KL chỉ là Tự Vệ Nhập Môn nên tụng câu nào mình thấy quen là được rồi.

    TN: Có thắc mắc này muốn hỏi anh HL. Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng TN để ý thấy trước khi thực hành một pháp tu gì người hành giả phải tham dự một lễ quán đảnh. Qua lễ quán đảnh, người hành giả mật tông được cho phép và hướng dẫn thực hành pháp tu từ vị đạo sư truyền pháp; Còn bằng không, nếu tự ý thực hành thì mọi nỗ lực tu hành chỉ như là đem cát nấu cơm, tệ hơn nữa đó còn là cái nhân để đọa địa ngục. Tại sao lễ quán đảnh lại quá quan trọng như vậy hen?

    HL: Nghi lễ quán đảnh là giới thiệu tu sĩ với dòng pháp.
    Một ví dụ (kèm theo chuyện xảy ra đằng sau hậu trường): Khi trao truyền một hình ảnh để quán thì thiền sư phải vừa nói và vừa làm. Trong khi ấy thiền sinh thì chú ý lắng nghe và cảm nhận được một nỗi vui mừng như sắp đón người thân, lâu ngày không gặp, tới chơi vậy. Một cách khác: Khi nghe hay đọc một câu chuyện gãi đúng chỗ ngứa của mình thì mình thấy đã đã và vui vui. Chuyện đằng sau hậu trường. Lúc này do pháp khí (tình trạng tâm lý được gãi đúng chỗ ngứa) trên nên sự chuyển biến của thiền sinh được thiền sư thấy rất rõ ở cái hào quang. Khi nhận thấy rằng Thiền Sinh bỗng nhiên chuyển hoá hào quang khi nghe thuyết pháp thì tuỳ vào màu sắc của hào quang đó mà thiền sư hiểu rằng:

    1. Thiền Sinh này chỉ hỏi vì tò mò: Hào quang màu vàng ngà ngà (vàng kem). Thiền sư biết ngay rằng: mình không phải là Thầy của vị này và vị này chưa có duyên với

    phương pháp này.

    2. Thiền Sinh này hỏi vì thật sự đang cầu học và đang bí lối: Hào quang bỗng chuyển ra màu vàng hoa quỳ (vàng khè) và sáng bóng. Tất nhiên, thiền sư hiểu ngay rằng: mình là "Người Hướng Dẫn" của vị này. Và vị này nếu về *nhà_mà_tập_liền_ngay_lập_tức* cách thức vừa mới được trình bày ở trong bài thuyết pháp, thì: vị này sẽ tiến triển nhanh như chớp.

    Lúc này, Thiền Sư "mới_đọc_trong_tâm" câu: Các chư Tổ, Thầy kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước đã hộ trì cho con tu tập cho đến nay an toàn và tinh tấn như thế nào thì xin các Ngài cũng hộ trì cho (họ và tên của thiền sinh) cũng được như thế. Nguyện xin cho vị này khi tu tập được bình an: đêm bình an, ngày bình an, đêm và ngày đều bình an.
    Đọc xong thì thiền sư lại thấy ngay trong màn tivi của mình nguyên cả hệ thống quán đảnh của ngay trên đảnh của thiền sư được "photocopy" sang đảnh của thiền sinh. Làm được như vậy thì nghi thức quán đảnh mới thật sự là quan trọng.

    Kết quả:

    Chỉ cần sau lần tập đầu tiên (theo kiểu: về_nhà_tập_ngay) thì thiền sinh sẽ tiến triển vượt bực liền. Và có 2 trường hợp lại hay xảy ra:

    1. Một thời gian sau (thông thường một, hai năm gì đó): Thiền Sinh mới có thể tự thấy hệ thống hộ trì của mình nằm ngay trên chính cái đảnh của mình, ở tầm nhìn lên với độ dóc khoảng 60 độ. Thiền sinh sẽ thấy rằng có một chuỗi những người ngồi (hay đứng) trên hoa sen năm cánh, theo kiểu người này lại ngồi trên đảnh của người kia. Và tất nhiên, người thấp nhất là người hướng dẫn mình tu tập (một cách khác là Thầy của mình), còn người cao hơn tất nhiên là Thầy của Thầy mình và cứ thế mà tính lên.

    2. Có thiền sinh, rất là đặc biệt và hiếm, lại thấy rằng người gần kề cái đảnh của mình nhất lại... không phải là người hướng dẫn mà lại là một vị khác. Một thời gian sau thì họ mới vở lẽ ra rằng: người hướng dẫn cho mình lại là một... hoá thân của một Bồ Tát nào đó. Tuy vậy bài tập tự nhìn vào đảnh của mình lại là một bài pháp rất là khó làm và rất là thú vị. Còn gì ngon lành hơn là từ nay mình đã biết được Thầy của mình là ai, tổ của mình là ai và nhất là phương pháp này từ đâu mà ra.

    Mến.

    TB: Tuy vậy, khi khởi tập thì đệ lại không có được ai quán đảnh cho cả. Đệ cứ một mặt làm việc bất vụ lợi (châm cứu) rồi... tu đại. Thì Các Ngài bỗng nhiên xuất hiện và chỉ cho đệ, Các Ngài thường nhập đề là: "tui không phải là Thầy của ông"... và sau đó là một câu chìa khóa cho vấn đề đang bị bí lối. Do vậy, nói rằng chưa quán đảnh mà tập bừa rồi đi xuống Địa Ngục thì chắc đây là một câu của học giả nào đó viết kèm vào để hù thiên hạ chăng và cũng như để tăng uy tín của vị Thầy nào đó chăng?

    Vì đệ biết rằng: Nếu mình tác pháp sai thì tu tập lại không có kết quả. Chỉ có vậy thôi. Như vậy, ở đây câu: "đem cát nấu cơm" lại đúng hơn là câu: "bị đoạ Địa Ngục". Và nếu mình là một người... tốt, mà cứ lì lợm húc bừa thì Các Ngài sẽ tự động xuất hiện ra chỉ bày vì... đó là bổn nguyện của Các Ngài.

    Từ đó, dòng Karyu ngồi trên đảnh của đệ Trên đảnh của đệ có 6 Ngài (Mà Anh Sơn gọi là 6 ông Phật): Ngài gần nhất là Milarepa, kế đến là Gampopa, Marpa, Naropa, Tilopa, rồi Hắc Bì Phật.

    KKT: Gampopa là đệ tử của Milarepa, tại sao lại ngồi trên Milarepa?
    BY: Tất cả những vị Anh HL kể trên là Phật? Sao Anh KKT cũng biết tên mấy vị nầy vậy? Anh đọc sách?

    KKT: Các vị này theo thứ tự thầy trò như sau:

    Tipola à Naropa à Marpa à Milarepa à Gampopa. Thứ tự trên bị “trục trặc” ở vị trí Gampopa nên KKT mới thắc mắc Hơn nữa huynh HL cũng là đệ tử của Ngài Milarepa nên trên nguyên tắc là ngang hàng với Ngài Gampopa.

    HL: Chào Huynh KKT cùng Các Bạn.

    Gampopa đã là một guru lâu rồi và tái sanh lại và được Thầy Milarepa hướng dẫn theo kiểu nhắc lại mà thôi.

    Gampopa được ghi nhận là đệ tử ưng ý nhất của Milarepa. Trên nguyên tắc thì thứ tự là y như Huynh KKT đã ghi lại còn thực tế thì Gampopa lại là... cao hơn Milerapa.

    Chuyện này cũng giống như là: Đệ Tử của Ngài Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát lại là... chính Đức Phật Thích Ca của mình vậy.

    TN: Cám ơn anh HL chia sẻ ý kiến. Khi nghe giảng về Mantra và Tantra, TN nghe một vị đạo sư Tây tạng đã nhắc nhở như vậy. Trước khi tu tập một pháp gì, thì người hành giả ít ra phải thỏa mãn một số điều kiện nào đó. Nói về chữ "HUM" thì vị đạo ấy giảng nghĩa như vầy: HUM là sự kết hợp giữa phương pháp thực hành, trí huệ về tánh không và bồ đề tâm. Sự ứng dụng thực hành pháp phải luôn luôn đi đôi song song với trí huệ tánh không và bồ đề tâm thì sự thực hành pháp ấy mới có kết quả.

    HL: Chữ Hùm lớn có hết thẩy là năm nét với năm màu sắc khác nhau và tượng trưng cho năm Vị Phật. Khi nhập định vào chữ đó thì bị lọt vào một hệ thống âm thanh cực kỳ mãnh liệt đó là giao động của năm tâm chú của Năm Vị Phật. Vì sức chuyển biến quá đột ngột, nên: nếu không "Hâm nóng" trước bằng cách quán những cách hộ thân thì sẽ bị hất văng ra khỏi tình trạng nhập định một cách đột ngột nên rất dễ bị bịnh (xây xẩm mặt mày). Chịu đựng nỗi các chấn động và âm thanh đó thì độ yên tịnh của hành giả phải rất là mạnh và vững nên nó cũng có tên là Đàn Pháp Ngũ Phật Trí.

    Mến.
    Last edited by bienvasong; 21-12-2010 at 04:36 PM.
    Aaa.... DiDiiiii.... Đà.aaaa... Phật...phậtttttttt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những bài nhạc trì chú, niệm Phật hay...
    By bienvasong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 24-06-2011, 07:59 PM
  2. NGUYÊN LÝ MẬT TÔNG
    By delightdhamma in forum Mật Tông
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 26-01-2011, 03:08 PM
  3. Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông
    By lemiels in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 26-01-2011, 02:49 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •