Trong thời gian gần đây, Hai Lúa đệ có nhận được những câu hỏi thuộc về tính cách sáng tác của những nghệ nhân trong nhiều lảnh vực như là: Độn Giáp, Tử Vi, Thuyết Pháp, Châm Cứu. Những nghệ nhân này có những lúc xuất thần và đã có những bước gọi là "đột khởi" trong lãnh vực của mình và dĩ nhiên họ cũng không ít ngạc nhiên về hiện tượng lạ lùng này! Và cũng rất là bình thường họ lại hỏi:


- - "Ủa, vừa rồi là ai nói đó chớ không phải là mình"


Hay là nhậy cảm hơn, họ có thể nhận xét là:


- - "Cái này là do Tổ nói chớ không phải là tui nói đâu, vì nó...không có trong sách vở!"


Và từ đó, những nghệ nhân này mới thắc mắc:


"Những cái này do đâu mà có?"


"Nguyên tắc vận hành của nó ra làm sao?"


Đây là những câu hỏi thật sự là hóc búa. Không phải dễ mà có được một câu trả lời đầy đủ và thỏa đáng về lãnh vực này. Nếu không có những đồ nghề của Phật Giáo.

Đồ nghề đó gồm những thứ sau đây:


- Tứ Thiền Hữu Sắc: Để cho tâm trở nên "thanh tịnh", thật là "thanh tịnh, càng "thanh tịnh" bao nhiêu thì câu trả lời lại càng rõ ràng và đầy đủ chi tiết bấy nhiêu.


- Thần Nhãn: Để nhìn được Hào Quang (Về lãnh vực này: Thiên Nhãn cũng có thể nhìn ra được qua màn ti vi).


- Thiên Nhãn Thông: Để nhìn được những biến động của những cõi giới vô hình.


- Pháp Nhãn: Để nhìn được trình độ tu chứng của "Nghệ Nhân" và những người đến hổ trợ từ các "Cõi Vô Hình".


- Tha Tâm Thông: Để theo dõi những suy nghĩ của "Nghệ Nhân" từ đó, có thể đánh giá và phân loại chính xác:


a. Những suy nghĩ nào có lực lôi kéo những chúng hữu tình từ những cõi khác đến đây trợ lực.


b. Những suy nghĩ nào do chính tự lực "Nghệ Nhân" sáng tác.

Những trường hợp điển hình:

1. Sửa chữa điện tử: (Đại diện cho nghề không có gì là ảnh hưởng đến sinh mạng con người).


Hai Lúa đệ ngồi một đống cách anh T. chừng 5 thước và cố gắng nhập chánh định, nhưng vì cả ngày làm việc quá ồn ào nên không thể nào lên được Sơ Thiền, mà chỉ lẩn quẩn ở "Cận Định" mà thôi. Vì anh T. cần gấp, nên đệ đã dùng chú Chuẩn Đề để gôm tâm. Chú Chuẩn Đề mà đọc ở "Cận Định" thì hay cộng hưởng đến cõi Đao Lợi. Tuy nhiên, khi đọc trong tâm như vậy thì cõi Tha Hoá Tự Tại lại xuất hiện:


Một ông tiên bận đồ rất là giống một quan văn Việt Nam vào thời vua chúa xa xưa, cũng với mũ hai cái cánh như trong hình sau:








Và ông tiên này tiến tới từ đằng sau ót của anh T. khi còn cách cái đầu của anh T. khoảng nửa thước thì lại biến mất và ngay sau đó là anh T. đã có thể chuyển hệ được cái ti vi hiệu Sony (chuyện xảy ra vào năm 1990). Vì anh T. đã bí khá lâu về cái chuyện này nên ngay sau khi chuyển hệ được thì anh ấy la lên:


- - Đúng là tổ của điện tử làm, chớ không phải tui làm!


Nhận xét:


Nghề sửa chữa điện tử là một nghề có tính cách bất chợt, (vấn đề này lại không liên quan gì đến vấn dề trước đó) và không báo trước (vì người sử dụng cũng không rành nên chỉ có thể nói rất sơ sài là máy nó hư ra làm sao mà thôi) và không có gì nguy hiểm đến tánh mạng (Sửa được thì lấy tiền, không sửa được thì...thôi, thậm chí có bị hư thêm thì chỉ có đền tiền mà thôi! Chớ chẳng có ai bị chết cả!).


Do những lý do đó mà trình độ tập trung tư tưởng chỉ là ở "Cận Định" là nhiều.


Do vậy, mà cõi vô hình hay ảnh hưởng đến là Tha Hóa Tự Tại.


Trong trường hợp đặc biệt của anh T:


Hình ảnh người quan văn tiến tới từ đằng sau ót:


Đây là hiện tượng phát "Huệ Âm": Có nghĩa là kết quả đột khởi này không do trí thông minh của anh T. mà là do sự hổ trợ của 1 ông Tha Hóa Tự Tại nào đó.


Hình ảnh tan biến cách cái đầu khoảng nửa thước:


Đây chỉ là một hiện tượng "chiết linh" của ông tiên đó, chớ không phải là chính bản thân ông ấy. Do vậy mà anh T. ý thức được hành động của mình từ đầu chí cuối, chớ không hề bị như là hiện tượng "lên đồng" (trong khi bị "lên đồng" thì ngưòi bị nhập mất hẳn ý thức).


Thể hiện qua câu nói cuối cùng: Thì đây là hiện tượng tỉnh trí của một người có tánh tình hiền lành, hay giúp người bất vụ lợi.


Vài nghề có tính cách tương tự: Hội Họa; Thiết Kế; Sáng Tác Nhạc, Thơ... tất nhiên không phải hầu hết những nghệ nhân này đều bị! Mà họ chỉ bị khi làm những tác phẩm lớn và trong đó có những lúc họ lại "xuất thần" mà làm ra. Thì ngay những lúc này thì những nghệ nhân này lại bị.

2. Hội họa hình sự (Đại diện cho những nghề liên quan đến mạng sống con người, nhưng không có gì là quan trọng cho lắm: Làm được thì tốt, không làm được thì... thôi, chẳng ai chê trách).


Anh P. ở đường Phan Bội Châu tâm sự:


- - Anh thì có một biệt tài là vẽ được y chang một cái mặt của người già vừa mới mất từ một cái hình lúc người này...còn trẻ.



Người này anh chưa một lần gặp mặt và cũng chưa có quen bao giờ!


Nghe là nổi da gà rồi chớ đừng có nói là giải thích!


Người gì mà tài giỏi dữ vậy cà!


Hai Lúa đệ hỏi một câu:


- - Thế thì sau khi anh làm xong thì anh có nghĩ là chính anh làm ra hay là có một cái gì đó làm...thay cho anh?


- - Không! Chính anh làm ra đó!


Nhận xét:


Ngay thời điểm này là thời kỳ vừa mới dứt chiến tranh, nên mức sống xã hội đi xuống trầm trọng:


Người dân từ đầy đủ nay đang bị thiếu hụt đủ điều! Ngay cả chuyện chụp hình cũng không còn có ai mà làm được. Anh P. thao thức với cái chuyện này, anh chỉ là một nghệ sĩ thuộc loại nghiệp dư, nên anh cũng có những suy nghĩ về cảnh thương tâm là từ nay những người quá cố sẽ không còn có được cái hình để thờ. Từ cái thương tâm này mà anh có một mức độ tập trung tư tưởng rất là cao! Cao đến độ không ngờ! Đó là mức độ nhập chánh định một cách tự phát và tương đương với Tam Thiền! Chắc chắn là với sự căn thẳng thần kinh này thì anh P. phải trải qua vài lần gần ói khi suy nghĩ về thảm trạng này của gia đình của người quá cố!

Và phép lạ đã xảy ra!


Khi nhìn vào cái hình được chụp lúc... còn trẻ của người vừa mới mất, anh P. đã khởi ý như sau:


Anh không chấp nhận là cái khuôn mặt của người mới chết lại là y như cái hình này mà là phải hơi khác đi!


Sau khi tác ý như vậy thì anh P. lại thấy được trong một sát na cái chi tiết mà anh đang cần để truyền thần lại trên tờ giấy!
Sát na trời cho này là do kết quả của sự tập trung tư tưởng một cách mãnh liệt của anh P. Hình ảnh chỉ có thể xuất hiện trong một sát na là vì anh P. hay uống rượu, nên thần kinh không được mạnh cho lắm! Tuy nhiên, chỉ cần có như vậy thôi, anh P. đã có thể truyền thần được rồi!

3. Sáng Tác Tâm Linh: Đại diện cho những nghề không ảnh hưởng đến tính mạng của con người, nhưng nếu trật là...hình ảnh tâm linh này sẽ nhảy qua tà đạo và như vậy là... chết cả những thế hệ sau!).


Sáng tác đột biến:


Trước khi Hai Lúa đệ đi qua Mỹ thì có quen anh Q., người Trung Hoa. Khi đệ xuống Sài Gòn thì anh chàng có đi theo, và có dẫn đệ đến một người Trung Hoa khác ở Chợ Lớn. Người này chuyên khắc tượng Phật Di Lặc trên...ngọc!


Nét khắc không chê vào đâu được, nụ cười thoát tục và giống nhau y như đúc (nếu so sánh với những cái tượng khác).

Anh này không bao giờ nói chuyện tiền bạc về tác phẩm nghệ thuật của mình! Và cũng chẳng bao giờ hứa với khách hàng là anh chàng có làm được hay không khi được đặt hàng!


Điều kỳ lạ này, sở dĩ xảy ra, là vì...anh chàng không có tài khắc tượng! Mà anh chàng phải cầu tổ nhập vào mình để có thể khắc được trên viên ngọc!


Tổ của anh chàng là một ông thần với một hoài bảo là tạo ra những bức tượng để đời về một vị Phật tương lai: Phật Di Lặc! Theo hình tượng Trung Quốc tức là: Đầu trọc, bụng phệ, rún sâu, chống gậy, vác bị với nụ cười ồn ào và hiền lành!


Vì vậy:


Do không phải chính bản thân anh ấy làm ra, nên anh mới có những đặc điểm trên.


Tất nhiên, người tính tiền và lấy tiền là người vợ của anh ấy.

Nhận xét:


Khi mua những bức tượng này về thì người mua chỉ được cái nét đẹp của bức tượng và không được cái phương pháp tu! Tại sao? Là vì đây là nội công của một nghệ nhân, khi còn làm người chỉ làm 1 việc duy nhất là: Khắc tượng Đức Di Lặc theo cái nhìn đầy địa phương tính của nơi mình đang ở. Do vậy mà đẹp thì có đẹp nhưng không có chiều sâu tâm linh!


Tất nhiên, nếu những bức tượng này mà lọt vào những tu sĩ có nghề thì những vị này sẽ... chiết linh cái lực sám hối của Ngài Di Lặc trên cõi Đâu Xuất xuống (đây là phương pháp mà Ngài Di Lặc đang tu trên Đâu Xuất) và như thế thì người nào mà sở hữu bức tượng này mới có chánh pháp để mà tu hành.

Sáng tác trình tự:


Những nghệ nhân này rất hiếm nên không thể so sánh từ người này với người khác được. Nghệ nhân này phải có một quá trình phát triển tay nghề theo tính cách tự phát. Rồi cũng tự nhiên như... hơi thở, nghệ nhân quen với một nhóm tu sĩ và dần dần nghệ nhân thành người "đắp tượng" vì mến mộ tài năng của những tu sĩ này mà...cũng rất là tự nhiên, nghệ nhân đã...truyền thần vào được những bức tượng rất là có hồn. Do yêu nghề, nên khi đắp tượng thì nghệ nhân hay vào được Tam Thiền mà không hề biết (làm quên nghĩ và quên...ăn thì chỉ có Tam Thiền). Những thành quả tâm linh này đã lôi kéo không những chỉ là con người, mà còn lôi kéo cả Chư Thiên (từ Sơ đến Tam, một đôi khi có cả Tứ Thiền) đến ngắm, nhìn và cùng thắc mắc:


- - Không biết tu sĩ này ở trình độ nào mà lại có thể... làm lại y chang một cảnh...có thật ở Tịnh Độ! Hay là một trong những nhân vật như là... Kim Cang Hộ Pháp.

Và sau đây là "cái hay" và cũng lại là "cái dở"

Dĩ nhiên, những vị khách không mời mà đến này cũng có thể đọc được luôn những tình cảm của nghệ nhân này. Nếu họ cảm nhận được rằng: Trong lúc truyền thần, nghệ nhân này rất là thích thú và vui vẽ thì họ sẽ mời nhiều "người" đến coi và chiêm ngưỡng, do đó mà có khi, tượng nằm ở trong...rừng mà cũng vẫn có người tới nhìn ngắm.


Còn nếu mà những Chư Thiên này cảm nhận được sự buồn phiền của nghệ nhân thì họ sẽ... phong tỏa nơi đó.


Cho dù nó là cái gì đi nữa thì... cũng vắng hoe.


Tại sao? Là vì đây là những điểm giao lưu của nhiều cõi giới được thể hiện qua các cửa ngỏ của những bức tượng đầy chất sống mà chỉ cần một hạt cát của sự khó chịu thì... chỗ đó bị hư, do vậy mà họ liền phong toả một cách tự nhiên. Và cũng rất là thông thường: Khi đắp tượng thì những nghệ nhân này hay có khuynh hướng chay tịnh theo kiểu của họ.

4. Nghệ thuật cứu người:


Thông thường thì những phát minh của con người đều xuất phát từ những "chiết linh" của những cõi giới khác. Vì hầu hết là do những lúc xuất thần. Vì là cứu người nên chuyện trở nên nghiêm chỉnh hơn: Độ tập trung tư tưởng cỡ Tam Thiền.

Trường hợp đặc biệt:

Có những người rất là hiền lành, trong một thời gian nào đó: Người này cũng có chữa cho nhiều người một cách bất vụ lợi. Do vậy mà những ông Tiên hay bà Tiên đều rất là thích người này. Nên họ hay lui tới và âm thầm ngắm nhìn người này làm việc. Do vậy mà cũng rất là tự nhiên, họ lại gặp người này hay cầu nguyện với ý nguyện là: Mong muốn chữa cho lành những cơn bệnh quá khó và ngoài khả năng của mình: Do hai yếu tố này, khi người này gặp khó khăn, thì họ xen vào và giúp đỡ.

Từ đó mới có nguyên những hệ thống mà ông bà mình hay gọi đó là "Thần Quyền".

Chưa kể cái chuyện là do khi bị bệnh nặng và khi bệnh nhân nằm mơ thì lại thấy có người đến đề nghị là nhận họ làm thầy và họ sẽ chữa cho lành bệnh. Và khi bệnh nhân chấp nhận thì bệnh lại hết và từ đó người này thành một giáo chủ về một phương pháp "Thần Quyền".

Những hệ thống này có tính truyền nhiễm và chiêu dụ những người lười biếng hay ưa thích con đường tắt để học hỏi bất cứ một bí quyết nào như: Võ Thuật, Nội Công, Nhân Điện, Bùa Chú, trồng cây ngãi...

Điểm chết của vấn đề là: Những khả năng này đều thuộc về "Huệ Âm". Có nghiã là: Tự một mình thì không thể nào mà làm được! Và để có những phép lạ này: Mình chỉ là một dụng cụ không hơn không kém khi họ mượn thân thể của mình để:


1. Trước nhất là xé nát cái hào quang ở cái vùng đằng sau ót của mình.


2. Kế đó là nhập vào thân thể của mình và để chính họ là kẻ làm những phép lạ.


Nếu để ý thì tính tình lại không ăn khớp với khả năng tâm linh: Mình vẫn là người khó chịu, nóng tính hay giận lẩy và càng ngày càng mất đi sự kiên nhẫn.


Hậu quả tai hại:


Do suốt quá trình sinh hoạt theo cái kiểu "lên đồng" như vậy, nên khi về già thì sức đã tàn, khí lực đã suy:


Những lần nhập và xuất của những ông bà tiên này đã để lại những "lổ hổng" trên hào quang của mình, và do những những lổ hổng này mà tinh khí lại thoát ra từ đó.


Với triệu chứng là: Đầu thì cứ lạnh buốt và mình chết và tái sanh vào những người bị bịnh "thiểu năng trí tuệ" (đây là một trong những nguyên nhân sâu xa của bịnh này). Chưa kể là có người bị điên, hay là tinh khí cứ xuất ra dầm dề cho tới chết.

Kết luận:


Không ai xa lạ gì cái chuyện này là: Chính Đức Bổn Sư cũng bị sự chen vào của những cõi vô hình. Khi Ngài quyết định nhịn đói thì các Chư Thiên đã lén đổ chất bổ xuống thân thể của Ngài. Nhưng hay một cái là Ngài thấy ra được điều này! Nên Ngài đã đánh lừa Chư Thiên bằng cách ngậm vào miệng vài hột ngũ cốc.


Vì Chư Thiên cũng chẳng thông minh gì, nên cứ cho rằng Ngài đang ăn nên họ ngưng việc đổ chất bổ xuống cơ thể của Ngài.

Do cái nhìn rõ ràng như vậy, mà Phật Giáo Đại Thừa thì các Ngài đã đưa ra những công thức Hộ Thân để có thể bảo vệ và bảo đảm là chính tu sĩ là người đã dùng khả năng nhập chánh định trên một đề mục và chỉ là người duy nhất sáng tác ra những phương pháp này nọ.

Hết :D:D:D
(sưu tầm hoasentrenda.com)