LUẬN VỀ PHẬT ĐẠO, PHẬT GIÁO, TAM BẢO

1. PHẬT GIÁO (giáo lý của sự giác ngộ) là nhưng lời giáo huấn bằng văn tự, âm thanh, hình ảnh...được ví như cái bè đưa người đến PHẬT ĐẠO (con đường của sự giác ngộ). Phật Giáo ví như cái bè qua sông.

2. PHẬT GIÁO có 3 đối tượng chính là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thời Thế Tôn tại thế thì PHẬT GIÁO cũng là PHẬT ĐẠO, vì lời giáo huấn và con đường giác ngộ, sự giác ngộ là một. Vì lời dạy cũng là hành động của Thế Tôn, ai cũng được đến để thấy. Bằng THỰC TÁNH PHÁP sống động. Vì thế các bậc đắc A la hán rất nhiều vào thời Thế Tôn tại thế.

Sau khi Thế Tôn nhập diệt thì Đức Phật trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) liền trở thành khái niệm, trở thành chế định pháp. Sự chia chẻ khái niệm về Đức Phật ngày càng nhiều, không còn ai chứng THỰC TÍNH PHÁP sống động ấy nữa. Đức Phật trong Tam Bảo trở thành Pháp (giáo lý hình tượng, âm thanh, văn tự). PHẬT ĐẠO và PHẬT GIÁO tách rời, xa dần nhau ra. Hầu hết chi lo phần GIÁO (giáo lý, giáo điều, tôn giáo) chứ ít lo phần ĐẠO (sự giác ngộ).

3. Ngày nay vô số thuyền, bè (PHẬT GIÁO, môn phái, kinh sách, ảnh tượng, phương tiện) được đóng nhưng ai cũng thích ở trên bè, không chịu qua cập bờ giác ngộ vì không thể sống mà không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.( Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời- quả vị A la hán, Bồ tát, Phật )

4. Phật Giáo chỉ có thể là Phật Đạo khi Phật - Pháp - Tăng trở thành Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Bảo là quý báo. Theo ý nghĩa đạo Phật, thì Phật chỉ trở nên quý báú, Pháp chỉ trở nên quý báu, Tăng chỉ trở nên quý báu, trở thành ba thứ quý báu (Tam Bảo) khi trở thành Trợ Duyên đưa con người đến giác ngộ. Nếu không trở thành trợ duyên đưa con người đến giác ngộ thì lập tứcc trở thành Chướng Duyên, Phật Giáo trở thành Tà Giáo mà thôi.

5. Tôn giáo nào đưa đến giác ngộ, giải thoát thì đó là Phật Đạo. Không đưa đến giác ngộ giải thoát thì nó chỉ là …Giáo (tôn giáo). Ai cũng có thể ghép từ phái trước ra để gọi tên ví như ABC Giáo, CDE Giáo,… Bài viết này sẽ đưa đến 3 bài luận minh sát chi tiết về Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo
----------------------------------------------------------------

LUẬN VỀ PHẬT BẢO

Nói đến PHẬT BẢO là nói đến Đức Phật bằng xương bằng thịt, sống và thuyết pháp độ sinh trong suốt 45 năm tại thế. Một người chỉ có thể gọi là Phật Bảo khi tự mình giác ngộ và dẫn dắt người khác giác ngộ. Trong Tam Bảo thì Phật Bảo là thù thắng và vi diệu nhất. Khi tiếp xúc với Phật Bảo, bằng sự liễu tri của bậc Thánh, Thế Tôn có thể thuyết pháp theo đúng căn cơ của đối tượng trước mặt như vị bác sĩ giỏi nhìn thấu suố nguyên nhân của bệnh, chữa bệnh bằng cách gì và khi bệnh khỏi thì bệnh nhân đó ra sao. Bằng sự tiếp xúc với Phật Bảo nên hàng nghìn người đã đắc quả vị A Lan Hán, mà bây giờ trong Phật Giáo Đại Thừa gọi là Thanh Văn. Văn là văn tự. Thanh là âm thanh. Nhờ tiếp xúc trực tiếp với âm thanh thuyết pháp của Thế Tôn (Phật Bảo) mà người có duyên với Thế Tôn đã giác ngộ giải thoát. Ngày nay nếu nói rằng ai đó đắc Thanh Văn A La Hán là sự sai lầm. Điều này chỉ xảy ra duy nhất trong quá khứ khi Phật Bảo (Thế Tôn) còn tại thế. Điều này không thể có sau khi Thế Tôn nhập diệt. Ngay nay không có Phật Bảo đúng đúng nghĩ NHƯ THỰC, như nó ĐANG LÀ nữa. Phật Bảo đã trở thành khái niệm trong hình tương, trong văn tự, trong âm thanh. Phật Bảo này nay trở thành Pháp Bảo (chế định pháp)

Trong sự phát triển của Phật giáo, người ta chia chẻ khái niệm Phật Bảo thành ba phần là : Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân. Pháp Thân là sự trống vắng tĩnh tịch, thường trú mà ở đó sinh ra vạn pháp. Một hình tượng, một khái niệm minh họa cho điều này là Phật Tỳ Nô Giá Na (Đại Nhật Như Lai) để biểu tượng cho khái niệm này. Tiếp theo, khái niêm Báo Thân được đưa ra trên cơ sở của Pháp Thân. Tức là từ Pháp Thân sinh ra vô số các Báo Thân. Đây là khái niệm được lấy từ kinh nghiệm của Ấn Độ giáo, các nam thần và nữ Devi, Kali, Skati, Parvati, Lakshmi, Durga, Sarasvati, Ganesh, Hanuman, Yama, Kartikeyya, Rama, Krishna. Hình tượng các Bồ tát trong Phật giáo được xây dựng lên từ đây cả Hiển Giáo và Mật Giáo. Hình ảnh gẫn gũi của Bồ tát Quán Thế Âm 4 tay trong Mật Tông giống như ảnh thần Vishnu trong Ấn Độ Giáo. Các câu thần chú của thần Vishnu là ''Om Namo Bhagavate Vasudevaya'', thì câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát là ''Om Mani Padme Hum''. Tương tự các thần chú trong Mật Tông của Phật giáo đều lấy âm đầu OM của Ấn Độ Giáo. Từ một Báo Thân có thể hiện hóa thành vô số các Hóa Thân (Ứng Thân) của chúng sinh có đầy đủ Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức).

Sự cải cách Phật Giáo và chế định khái niệm Phật Bảo làm cho Phật Giáo không dễ dàng chở thành cái cái bè đưa người đến giác ngộ giải thoát. Sự cải cách này giúp cho Phật Giáo được phổ biến rộng rãi hơn, tới nhiều tầng lớp dân cứ hơn, giúp cho Phật Giáo kéo dài hơn sự tồn tại của nó, nhưng có bao nhiêu phần trăm trong nó có thể đưa người đến giác ngộ giải thoát. Vì sao vậy vì chính Phật Bảo các khái niệm đa không còn là Phật Bảo nữa. Các hình tượng, âm thanh, màu sắc của nó cho dù có làm bằng vàng, bằng đá quý, bằng kim cương thì nó chỉ có giá trị trong thế gian , trong vòng luân hồi, nó không giúp gì cho giác ngộ giải thoát.

Thâm chí khái niệm hóa Phật Bảo còn thêm rắc rối hơn nữa khi đưa ra khái niệm Pháp Thân tĩnh tịch thường trú, không sinh không diệt. Điều này đi ngược lại với điều Phật nói trong kinh Phạm Võng, tức là con đường nào, tôn giáo nào cho rằng ''có một bản ngã, một thế giới là thường trú'' đó là Tà Kiến. Đã là Tà Kiến thì không giải thoát được.

Như vậy với khái niệm Phật Bảo của chúng ta hiện này thì không thể có Phật Bảo theo đúng nghĩa NHƯ THẬT, như nó ĐANG LÀ. Mà chúng ta chỉ có ông Phật theo khái niệm, theo chế định pháp, là một khái niệm của Pháp mà thôi.

(còn tiếp phần sau)