kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Bùa ngải , Kiêng Kỵ và Ma Quỉ trên đất Lào

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Bùa ngải , Kiêng Kỵ và Ma Quỉ trên đất Lào

    Bùa ngải , Kiêng Kỵ và Ma Quỉ trên đất Lào

    Tác giả Hàn Lệ Nhân


    Phần 1 : Bùa Ngãi



    Chưa một chính thể nào hợp pháp hóa Khoóng-đì (bùa ngải) và khoóng-hặc-sá (vật phòng thân), nhưng không vì thế mà hai môn nầy bị giảm giá trị đối với dân Lào - tất cả, bất luận bộ tộc và giai tầng xã hội. Hầu như không người Lào nào không giữ một vài món bửu bối phòng thân tục gọi Khoóng-hặc-sá cũng như không ai ở Lào mà không từng nghe nói tới Khoóng-đì, còn được gọi là Vicha Akhom (vi-sa a-khôm).

    Khoóng-hặc-sá là gì ?

    - Khoóng-hặc-sá hay Vật Phòng Thân là tên gọi chung cho các lọai Kà-thá (bửu bối) do các sư Lào làm ra với mục đích duy nhất và đầy thiện ý là giúp các tín hữu trong việc phòng thân, tự vệ ; hòan tòan không thể dùng Khoóng-hặc-sá để tấn công hay làm hại người khác.

    Kà-thá có nhiều hình dạng khác nhau:

    A. Một miếng vải màu vàng nghệ có ghi vài bí ngữ và ẩn số hay vẽ hình kỷ hà khó hiểu.

    B. Một miếng đồng vuông vắn độ 5 x 5 phân tây có khắc vài bí ngữ và ẩn số được cuốn tròn lại, dùng một sợi dây xuyên qua để đeo ở cổ.

    C. Một tượng Phật bằng đá đen, rồi tùy hòan cảnh tài chánh của mỗi tín hữu, tượng Phật có thể được viền hay mạ bằng vàng y.

    D. Mạc Phảo Tà Điều (miếng vỏ dừa một mắt).

    E. Khẹo Mú Tành (nanh heo rừng), Kháu Quang Hốt (một khúc sừng nai) hay Phrả Khăm Tằn (tượng Phật đúc bằng vàng ta nguyên khối).

    Dạng A, B và C thường đã được các sư hệ tiểu thừa sụt môn (làm phép) sẵn, tín hữu chỉ việc vô chùa thỉnh. Dạng D và E tín hữu phải mang đền chùa nhờ sư làm lễ sụt đặc biệt.

    Hai loại Kà-thá phổ cập nhất mà người Lào nào cũng có đeo trên người, đó là Ka-thá kằn phí hải (bửu bối ngừa ma dữ, đặc biệt ma Kong-koi, sẽ nói sau), và Kà-thá khắt lượt (bửu bối cầm máu) những vết thương nhỏ ngoài da.

    Điều kiện giữ gìn loại Kà-thá này là phải kh'lăm (kiêng cử) không được chui lòn qua dây hay hàng rào có phơi quần áo ; nếu là đàn ông, trước khi gần đàn bà phải cởi ra đặt lên chỗ cao ; lỡ vô ý phạm giới, Kà-thá chỉ mất hiệu lực chứ không gây '' tẩu hoả nhập ma '' như các Khoóng-đì hay vi-sa a-khôm dưới đây.

    Khoóng-đì là gì ?

    - Khoóng-đì theo nghĩa đen là Đồ Tốt nhưng theo nghĩa bóng và cứu cánh của nó thì không thể hiểu theo nghĩa chính của từ Hán-Việt '' bửu bối '' mà phải tạm dùng từ '' bùa ngải '' vì mục đích của Khoóng-đì chủ yếu là để tấn công, gây hại ; hoạ hoằn mới để phòng thân. Các sư bình thường không bao giờ làm ra Khoóng-đì. Tác giả của Khoóng-đì thường là các Mó-phí (thầy trị tà ma, pháp sư, phù thủy), vì như từ điển Lào đã định nghĩa, Mó-phí là người trừ phí (ma quỉ) (1), người nuôi phí (liểng phí). Nói rõ là bất cứ Mó-phí nào cũng phải nuôi ít nhất một con Phí. Đó là điều hiển nhiên. Nếu không, Mó-phí chỉ còn là Mó, mà Mó bình thường ( chảng hạn Mó dà = thầy lang) thì làm sao trừ được phí ? Tóm lại, khi một Mó-phí đuổi được con phí X ra khỏi thân thể của một thân chủ, chúng ta phải hiểu là chính con Phí CỦA - chứ không phải trong - Mó-phí đã thắng con Phí X trong người nạn nhân.

    Khoóng-đì thì trăm hình nghìn thứ, sự tò mò của tôi chỉ giới hạn ở một vài loại qua các '' vũ khí '' đã từng được chứng kiến hay nghe nói tới như Sái Nắng (da trâu, da bò), Lệp Mã (móng ngựa) ... và Lục Loọt (thai nhi).

    * Sái Nắng (miếng da trâu hay da bò) là vũ khí mà Khôn Thứ Khoóng-đì ( người giữ bùa hay ngải) dùng để ám hại kẻ thù bằng cách '' thư '' vào bụng đối tượng. Gặp nước trong bụng, miếng da trâu hay da bò sẽ càng ngày chương sình lên và nếu không kíp mời Mó-phí cao tay ấn đến lấy ra, nạn nhân sẽ đau bụng đến chết.

    * Lệp Mã là một miếng móng ngựa được mài nhỏ lại mà người giữ món ngải tên Vạn Mã (ngải ngựa) cất hay đeo trong người. Nghe nói công dụng của Vạn Mã là để tự vệ, phòng thân nhưng theo chỗ tôi biết thì có thêm phần tấn công nữa. Soạn giả có người bạn tên T., bà con đồn chàng có Vạn Mã : T. đang tản bộ giữa đường mà có người đi đến gần sau lưng và làm chàng giật mình thì tức khắc và tự động một trong hai chân của T. sẽ đá ra sau gần gần như ... ngựa ! Dĩ nhiên là bạn tôi chỉ đá một chân thôi, chứ nó mà đá cùng lúc hai chân y chang ngựa thì, trước khi chân nó đụng tới lông chân '' kẻ thù '', bản thân nó đã không dập mặt thì cũng ' ăn trầu '. Thứ vạn nầy thật đúng sách binh pháp Tôn Ngô : Tiên hạ thủ vi cường ( tấn công trước là phương thức tự vệ hữu hiệu nhất) ! Giáng sinh 1995, nhân dịp về Lào lần thứ 2, luôn tiện đón Mẹ già qua Pháp thăm gia đình các anh chị và cháu chắt nội ngoại, tôi có gặp lại bạn T. nhiều lần bên bàn rượu tại Savannakhet. Bạn bè kể cho nghe lắm chuyện ly kỳ sóng gió về cuộc đời của T. sau cuộc đổi đời tại Lào 02/12/1975, trong đó có chuyện T. bị kẻ thù bỏ vô bao bố còn dằn thêm mấy khối đá, cột lại và vất xuống sông, thế mà hắn thoát được. Đặc biệt, chính bạn T. thuật lại cho soạn giả trường hợp hắn đã bị người Khạ trong vùng Parsoong - Attapư, Nam Lào, '' thư ngải '' ra sao ; sau hắn đã được cha nuôi của hắn, cũng là người Khạ, giải cứu như thế nào, nghe ra rùng rợn hơn cả tiểu thuyết kinh dị đường rừng của Lan Khai.

    * Môn Khôông là phép gồng với công dụng gậy đập không đau, dao đâm không vào, đạn bắn không thủng. Muốn luyện Môn Khôông, trước tiên môn sinh phải thuộc hạng liều mạng, lì đặc để có thể kinh qua nhiều thử thách gian nan, đôi khi nguy hiểm đến tánh mạng, hơn nữa phải đặt niềm tin tuyệt đối vào A-chan (sư phụ) trong suốt học trình và giữ nhiều kh'lăm sau khi thành tài. Quyết định luyện Môn Khôông là quyết định của quyết tử quân : Bất thành bất phục hồi, nếu không, môn sinh phải chịu phản ứng ngược, nhẹ thì đâm ra u u mê mê, nặng thì trở thành Phí-pọp (ma lai) !

    Còn một loại ngải gồng có tên là Sa Bou Lượt (xà phòng máu) tức loại ngải dùng máu người đánh thành bánh, thành miếng như miếng xà phòng. Khi hữu sự, chẳng hạn ở chiến trường, người giữ Sa Bou Lượt chỉ việc bẻ một miếng nhỏ, nuốt vô bụng thì sẽ không còn sợ bom đạn nữa !

    Có một giai thoại về Môn Khôông kể rằng:

    '' Một người Lào tên Khăm kết bạn tâm giao với một người Việt tên Đức. Ngày nọ, Khăm đang ngồi mài và lau chùi con dao săn cưng quí của anh thì Đức tới chơi, ngồi xuống bên cạnh coi bạn làm việc. Vốn tính tinh nghịch, Khăm đưa dao lên chỉa thẳng vào người Đức. Đức hoảng hồn đưa hai tay lên trời, kêu lên:

    - Không ! Không ! Không !

    Khăm lại hiểu thành '' Khôông ! Khôông ! Khôông ! '', mật chú để tác động phép gồng, nên chắc mẩm ông bạn hiền muốn thử, không nói không rằng Khăm lụi nhẹ con dao quí vào ngực Đức, chẳng may con dao bén quá, lọt lút cán ! Đức chết ngay tại chỗ. Khăm rú lên khóc, lẩm bẩm:

    - Rõ ràng nó nói: Khôông, khôông, khôông kia mà ! ''

    * Phít Sa Lịc (bùa tránh đạn) là loại bùa được các tướng lãnh Lào ngoài trận mạc sử dụng nhiều. Phít Sa Lịc có thật sự có hiệu nghiệm hay không, thú thật người viết chỉ được nghe nói tới nhiều chứ chưa từng chứng kiến. Dư luận đồn vài tướng tá người Lào có giữ Phít Sa Lịc như quí ông Nouane D., Luoane D., Kong L. ...

    * Môn Hái Tùa (bùa tàng hình) còn có tên là Lục Loọt, người Việt gọi là Thiên Linh Cái. Đây là loại bùa mà sự tạo tác đòi hỏi nhiều quyết tâm và dã tánh đến mức phi nhân. Lục Loọt có nghĩa là thai nhi. Khi người vợ đang có mang một hai tháng, người chồng có chủ ý muốn luyện Lục Lọot sẽ xin vợ đứa con còn là thai nhi trong bụng vợ. Nếu người vợ đồng ý hoặc vô tình đồng ý, ông ta sẽ dùng mọi cách để lấy thai nhi ra, đôi khi phải hy sinh cả mạng vợ, trường hợp nầy theo truyền thuyết thai nhi phải được lấy ra trước khi người mẹ tắt thở.

    Được thai nhi rồi người cha đem hơ nó trên lửa cho khô và teo lại đủ để bỏ vào trong một cái lọt (ống) và đeo vào người, khi hữu sự thai nhi sẽ bảo vệ cha bằng cách làm cho cha tàng hình được !

    Dĩ nhiên khi dùng con ruột của mình để làm bùa tàng hình người cha phải giữ nhiều giới cấm, chẳng hạn trong mọi trường hợp không được cưới vợ khác và vĩnh viễn ưu tiên thương quí, cưng chiều thai nhi nhất trong gia đình, vì hồn thai nhi luôn luôn ở bên cạnh cha.

    Ở Lào hẳn ai cũng từng nghe qua giai thoại về ông hoàng Boun Oum Nachampassak, vua vương triều Champassak, Nam Lào, trước 02/12/1975. Giai thoại kể rằng, dưới thời Pháp thuộc, ông Boun Oum liên minh với Pháp chống Phát Xít Nhật và trong một cuộc bố ráp, hiến binh Nhật bao vây và muốn bắt sống ông Boun Oum, thế nhưng bỗng dưng ông biến mất, an toàn trở về bản doanh kháng chiến. Người ta bảo ông Boun Oum có bùa Lục Loọt.

    * Môn Suột Nảm là bùa lặn dưới nước mà không cần thở. Có hai giai thoại về loại bùa ầy:

    1. Ông Conti là một thú y người Pháp, thời thực dân ông có mở phòng thí nghiệm chế thuốc trị bệnh dịch tả bò tại bản Chinamô, cách thủ đô Vientiane độ 6 cây số miệt thượng lưu sông Cửu Long. Một sáng nọ, ông Conti đã lặn từ bản Kao Liểu, cách Vientiane 9 cây số hướng hạ lưu sông Cửu Long, và chỉ trồi lên khi đến Chinamô !

    2. Ông hoàng Phetsarath là anh cùng cha khác mẹ của hai hoàng thân nổi tiếng trên thế giới một thời là ông Souvanna Phouma, cựu thủ tướng Vương Quốc Lào trước 02/12/1975 và ông Souphanouvong, cựu chủ tịch nhà nước CHDCND Lào sau 02/12/1975. Thời làm phó vương triều Vientiane, dinh thự của ông hoàng Phetsarath tọa lạc ven sông Cửu Long. Mỗi sáng tinh sương ông có thú ra tắm sông, dưới sự bảo vệ của đội hộ vệ. Sáng nào ông muốn hoàn toàn tự do, ông lặn hàng nửa ngày dưới nước mà không cần trồi lên lầy hơi. Có lẽ đã quen gặp trường hợp nầy và hơn nữa hẳn đã được dặn trước nên đội hộ vệ cứ '' xừ xừ '' (thản nhiên) ngồi ... đánh bài chờ !

    * Đã đọc truyện Thủy Hử của Thi Nại Am hẳn bạn chưa quên Thiên Hành Thái Bảo Đái Tôn, nhân vật có tài đi một ngày ngàn dặm nhờ vào đôi giáp mã đeo hai bên đùi và mấy câu thần chú ? Nhớ hay quên, tích nầy cũng đã trải qua hơn ngàn năm, từ thời Nam Tống bên Tàu.

    Bên Lào có giai thoại '' thiên hành '' tương tự nhưng cận đại và nhân vật chính bằng xương bằng thịt là đại sư Lắc Khăm. Giai thoại kể:

    Bấy giờ thế giới chưa có máy bay phản lực và Lào chưa có phi trường. Một sáng nọ, lúc bảy giờ, từ Vientiane đại sư Lắc Khăm đi dự một buổi Bin-tha-bạt (khất thực) tận Bangkok rồi quay trở lại Vientiane để kịp dự một buổi Chẹc-hán (bữa cơm sáng giữa các chư tăng) vào lúc chín (9) giờ sáng cùng hôm đó. Vị chi đại sư đã khứ-hồi trên 1.300 cây số trong 2 giờ đồng hồ. Đại sư chạy hay bay ? Bí mật quốc gia !



    Bùa Yêu




    Lạm bàn về chuyện bùa ngải trên xứ Vạn Voi mà không nhắc tới Sà-nế (bùa yêu) thì quả vô cùng thiếu sót. Có điều, bùa yêu có hình dạng ra sao, được chế biến thế nào, thú thật bản thân tác giả xin chịu dốt không biết. Tôi lay quay mãi trong bế tắc, chẳng lẽ bài nầy lại chấm hết ngang xương thế nầy ? Lục lọi hết tủ sách khá đồ sộ, mong sao tìm ra được một cái gì đó hầu giảm thiểu cái dốt về loại bùa yêu. Chịu. Sách vở tiền nhân đã không giúp tôi, thôi đành nặn óc tưởng tượng ra mẫu chuyện dưới đây, với một câu hỏi ở cuối bài dành cho bạn đọc :


    « Nhân vật nam: Gốc người Hà Đông, Bắc Việt, vô Sàigòn làm ăn song thất bại mới đưa bồ đoàn thê tử qua Lào kiếm sống trong thập niên 50, thế kỷ trước, bỏ hai người con trai lớn lại cho bà nội tại Hà Nội. Trước khi tị nạn qua Pháp tháng 5 năm 1975, nhân vật nam tạm gọi là ông Tân Kim, đã có 12 người con, 8 trai 4 gái, chia cho 3 bà nuôi dưỡng. Nay, tất cả đều đã trưởng thành và có gia đình riêng. 9 cô cậu lớn là do bà cả, cô thứ 10 là do bà hai hiện ở bên Mỹ, hai cậu sau do bà ba, vai chính trong câu chuyện bùa yêu (Sà-nế).»

    « Nhân vật nữ tức bà ba: Đẹp người hay chữ lại khéo xã giao. Ngán cảnh một mái hai thuyền, bà bèn đem hai người con còn nhỏ dại, một trai một gái, lánh duyên qua Lào ở với gia đình bà mẹ rất giàu có. Bà nhập tịch Lào, tạm đặt tên là Mệc-Khiếu.»

    « Bà Mệc-Khiếu dính vào ông Tân Kim năm 1965, trong khi bấy giờ ông Tân Kim đã chính thức có thêm bà hai là bà Kảo-Nạ, được một mụn gái tức cô thứ 10. Dĩ nhiên khi chuyện nổ ra, gia đình quyến thuộc bà Mệc-Khiếu kịch liệt ngăn chống, nhất là cụ bà thân mẫu vì, hơn ai hết, cụ quá rõ mảnh bằng kỹ sư đào mõ của ông Tân Kim. Đấy là chưa kể tới thái độ dấm chua của bà cả Sa-Nga và bà hai Kảo-Nạ. Thế nhưng, bà Mệc-Khiếu vẫn " xừ xừ " tiến từng bước một theo tiếng gọi của con tim : 1/ Viết thư xin ông chồng ở VN vui lòng cho bà được làm vợ ba của ông Tân Kim. 2/ Bỏ tiền và vàng ra mua sự ra đi của bà hai Kảo-Nạ.»

    « Cứ trông dáng cách lù khù, mặt mày bệ rạc với cặp mắt cá ươn và tánh khí bần tiện của ông Tân Kim, thành thật mà nói, chẳng ai có thể hiểu được sự say đắm của bà Mệc-Khiếu.»

    « Kẻ khôn ranh ăn chùng trong bếp thường khéo lau mép. Người ăn vụng tình, trái lại thường bị cái kết quả nó chửi cha sự kín đáo ! Đó là trường hợp của ông Tân Kim. Cô con gái thứ 10 của ông với bà hai Kảo-Nạ, cậu con trai thứ 11 với bà ba Mệc-Khiếu : Sao chúng nó giống đau, giống đớn ông Tân Kim đến thế ! Thật là con " tố cha " ! »

    « Trò đời thường khắt khe với kẻ bị lừa hơn là đối với kẻ lừa đảo. Người đàn bà hảo ngọt trong một phút nhẹ dạ nghe lời đường mật của phường họ Sở thường gánh chịu hậu quả một mình. Họ đáng thương hơn đáng bỉ. Người đàn ông họ Sở, ta cứ xem như một con chó đái bậy ! »

    « Tháng 5/1975, ông Tân Kim đem hết bồ đoàn thê tử 12 người qua Pháp và vẫn tiếp tục lối sống " một thuyền hai bến ". Vì vấn đề nhập Pháp tịch ông Tân Kim phải bỏ bà cả trên mặt pháp lý Tây. Ở bến bà cả, ông Tân Kim chẳng khác gì thằng phụ lái thuyền nan. Qua bến bà ba, nay là bà hai, ông Tân Kim là ngài đô đốc chiến hạm. Do đó mỗi tuần ông chỉ về bến bà cả một lần. Xảo thuật phụ của ông là rù rì chuyện bà cả cho bà nhỏ nghe và ngược lại, đương nhiên. Còn món quà nào thích thú, ý vị hơn cho cả hai kẻ bị lừa ! »

    « Qua Pháp được hơn một năm ông Tân Kim manh tâm gạ cô con gái riêng của bà Mệc-Khiếu, 19 tuổi, cho ông bóp vú để ngực nó to hơn ! Cô con gái không chịu, cự lại nhưng " vì thương mẹ ", giữ kín ý đồ thương luân bại lý của ông bố ghẻ suốt 18 năm trời. »

    « Bà Mệc-Khiếu có cô cháu nội 11 tuổi, bị ông Tân Kim ( năm đó đã ngoài 70 ) táng tận lương tâm dụ dỗ... ròng rả non 3 năm trời mà không ai hay. Cho đến khi nó khai thật với cha mẹ nó, mọi người mới ngả ngữa ra. Và bấy giờ cô con gái 19 tuổi của 18 năm xưa mới kể lại trường hợp của cô ! »

    « Thế nghĩa là thế nào ? Nghĩa là ông Tân Kim muốn " gồm thâu thiên hạ ": Vừa làm chồng bà Mệc-Khiếu, vừa muốn làm rể và làm cháu rể của vợ lẻ mình ! »

    « Chưa hết, dụ dỗ cháu nội riêng của vợ nhỏ xong, ông Tân Kim manh tâm khiêu khích đến cô con dâu trưởng của bà Mệc-Khiếu, tức là mẹ ruột đứa bé gái nói trên, bằng cách khi có dịp, mở phim con heo trước mặt cô nầy. Ông đi nước cờ : Biết đâu cá chẳng cắn câu ! »

    « Cả cái đất P. ai không biết ông Tân Kim là nhà vô địch coi phim XXX và là tín đồ cực đoan của thuốc cường dương. Coi phim và dùng thuốc là chuyện của ông, nhưng để rồi phát cuồng, phát uế lên đạo nghĩa gia đình lại là chuyện khác. Cứ tưởng tượng hoạt cảnh một ông già ngoài 70, chăm chú, mằn mò lui cui hàng giờ hóa trang cuộn phim con heo trong hộp phó-mát La Vache Qui Rit ( Con Bò Cười ) rồi nhờ cậu con trai nhỏ đưa lậu về Sàigòn cho người con trai thứ hai, để tự bồi dưỡng hay hầu khai thác thị trường ? Cậu con trai nhỏ không ngờ ruột hộp phó-mát lại là ruột heo. Rõ ràng là ông Tân Kim bán đứng thằng con nhỏ để nuôi thằng con lớn. Hoạt cảnh nầy, con bò có cười nỗi không ? »

    « Cuộc đời ông chỉ băn khoăn có ba chuyện : Ăn ngon, mặc đẹp và đàn bà. Hơn một lần giữa bàn họp, ông Tân Kim đã thẳng thừng tuyên bố : Đối với ông, cứ giống cái là đàn bà tất, kể cả ba cô con gái lớn của ông với bà cả và cô thứ 10 với bà Kảo-Nạ. Ở bên Tây, thời buổi văn minh, ông không cần luân thường đạo lý, ông bảo vậy ( dù rằng ông thường xuyên lên chùa lạy hương linh bà vãi đẻ ra ông ) ! A Di Đà Phật ! »

    « Chuyện đã đến nước nầy mà bà Mệc-Khiếu vẫn một mực tìm mọi cách để bao che cho đấng ông chồng " yêu ". Hơn nữa, không hiểu bà nghĩ gì trong thời gian đoạn lòng hạ bút viết nguyên một cuốn vở học trò 96 trang để hài tội ông chồng trước, đã qua đời tại VN từ năm 1972, ý hẵn ông Tân Kim vẫn chưa đến nỗi nào chăng ? Ôi mĩa mai là mỗi năm đến ngày giỗ kỵ của ông, lễ bộ vẫn đầy đủ. Ôi oái ăm là đừa bé gái kia, nay đã trưởng thành, khi giáp mặt ông Tân Kim, vẫn phải gọi kẻ hại nó bằng ( thằng ) ông ... nội ! Có người giải thích chữ " ông " dùng gọi ông Tân Kim là dịch từ chữ Monsieur, tiếng Pháp. Thế còn chữ " Bác " mà người dịch chữ " ông " dành gọi ông Tân Kim, ta dịch ra sao ? Ngụy biện đến thế là cùng. »

    « Đực mặt làm thinh là vũ khí ruột của ông Tân Kim, cụ thể nhất là khi ông bị vạch bộ mặt bất Nghĩa, bất Trung, bất Hiếu, bất Thảo, bất Hiền, bất Lương... Ông Tân Kim chống chế cho có lệ, khoán trắng cho bà Mệc-Khiếu tả xông, hữu đột giữa đám con cái mà bà cho là đang xử án đấng chồng " yêu " của bà. »

    « Sự múa may quay cuồng quái lạ của bà Mệc-Khiếu, cũng như sự im lặng cam chịu của các con cái bà, dù muốn dù không, đã đưa suy tưởng của những ai biết chuyện đến vực thẳm không tưởng. »

    « Toà án nào gay gắt hơn toà án của chính lương tâm mình ? Oan trái nào bằng oán trái trong tâm linh ? Từ là nạn nhân bị phản bội đau khổ nhất, bà Mệc-Khiếu múa may quay cuồng để trở thành đồng loã khi tiếp tục dung dưỡng tội phạm. Hy sinh tất cả cho " tình yêu ", hy sinh tất cả cho con ... tim là quyền tự do tuyệt đối của mỗi người. Song, nhẫn tâm nhìn con cháu của riêng mình phải gánh chịu sự hy sinh trớ trêu, oan trái là điều phải xét lại bằng lương tri, nếu còn. Không ai, ngoài cá nhân bà, có thể giải quyết nghịch cảnh nẩy. »

    Bà Mệc-Khiếu bị Sà-Nế ( bùa yêu ) của ông Tân Kim, giả hay thật, điều nầy không ai biết trừ ông ta. Bí ẩn nào đã đưa họ đến nông nỗi nầy ? Ông Tân Kim đã dựa vào bí thuật nào để có thể an nhiên dày xéo lên cả ba đời nhà người ta ?

    Hàn Lệ Nhân
    Last edited by Bin571; 23-04-2009 at 07:07 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •