SUY TƯ VỀ PHẬT GIÁO VÀ PHẬT ĐẠO

1. PHẬT GIÁO (giáo lý của sự giác ngộ) là nhưng lời giáo huấn bằng văn tự, âm thanh, hình ảnh...được ví như cái bè đưa người đến PHẬT ĐẠO (con đường của sự giác ngộ). Phật Giáo ví như cái bè qua sông.

2. PHẬT GIÁO có 3 đối tượng chính là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thời Thế Tôn tại thế thì PHẬT GIÁO cũng là PHẬT ĐẠO, vì lời giáo huấn và con đường giác ngộ, sự giác ngộ là một. Vì lời dạy cũng là hành động của Thế Tôn, ai cũng được đến để thấy. Bằng THỰC TÁNH PHÁP sống động. Vì thế các bậc đắc A la hán rất nhiều vào thời Thế Tôn tại thế.

Sau khi Thế Tôn nhập diệt thì Đức Phật trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) liền trở thành khái niệm, trở thành chế định pháp. Sự chia chẻ khái niệm về Đức Phật ngày càng nhiều, không còn ai chứng THỰC TÍNH PHÁP sống động ấy nữa. Đức Phật trong Tam Bảo trở thành Pháp (giáo lý hình tượng, âm thanh, văn tự). PHẬT ĐẠO và PHẬT GIÁO tách rời, xa dần nhau ra. Hầu hết chi lo phần GIÁO (giáo lý, giáo điều, tôn giáo) chứ ít lo phần ĐẠO (sự giác ngộ).

3. Ngày nay vô số thuyền, bè (PHẬT GIÁO, môn phái, kinh sách, ảnh tượng, phương tiện) được đóng nhưng ai cũng thích ở trên bè, không chịu qua cập bờ giác ngộ vì không thể sống mà không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.( Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời- quả vị A la hán, Bồ tát, Phật )