Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 21

Ðề tài: CHÚ SI-VA-LÝ CẦU TÀI (tiếng Pali)

  1. #1

    Mặc định CHÚ SI-VA-LÝ CẦU TÀI (tiếng Pali)

    Câu kệ "CẦU TÀI LỘC"

    1.

    "Sīvali ca mahanamam,
    Sabbalabhaṃ bhavissati
    Therassa anubhavena,
    Sabbe hontu piyam mama"
    Phiên âm:
    "Sivali ca mahana măn,
    Sắp ba la băm ba ví sati
    Tê rát sanubavena,
    Sắp bơ hô tu pi dăm ma ma.
    Nghĩa:
    Ngài Đại Đức Sīvali bậc đại danh
    Cầu xin tất cả tài lộc sẽ phát sanh
    Do nhờ oai lực của Ngài Đại Đức,
    Tất cả chúng sanh, Chư thiên, nhân loại,
    Đều có tâm từ thương mến con.

    2.

    "Sīvali ca mahalabham,
    Sabbalabham bhavissati
    Therassa anubhavena
    Sada hontu piyaṃ mama"
    Phiên âm:
    "Sivali ca mahala băm,
    Sắp ba la băm ba ví sati
    Tê rát sa a nút bavena
    Sada hô tu pi dăm ma ma."
    Nghĩa:
    Ngài Đại Đức Sīvali bậc đại tài lộc
    Cầu xin tất cả tài lộc sẽ phát sanh,
    Do nhờ oai lực của Ngài Đại Đức,
    Cầu xin Chư thiên, nhân loại luôn luôn yêu mến con.

    3.

    "Sīvali ca mahathero,
    mama sise thapetvana,
    Mantitena jāyomantam,
    aham vandami Sabbada"
    Phiên âm:
    "Sivali camaha tê rô,
    Ma ma si sơ ta pơ vana,
    Măn titena da dô man tăm,
    A năn vadami sắp ba đa."
    Nghĩa:
    Ngài Đại Đức Sīvali bậc cao thượng,
    Con tôn kính Ngài ở trên đầu con.
    Con xin tán dương ca tụng ân đức của Ngài
    Con luôn luôn kính đãnh lễ Ngài.

    Các bác đọc đến đó thì xin đọc tiếp phần dưới đây luôn nha!
    *

    Giống nào người đã gieo trồng
    Quả ấy sẽ trỗ cho ông bội phần
    Như người làm thiện ân cần
    Quả lành sẽ trỗ, đặc ân lạ gì
    Còn người hành ác khác chi
    Khổ đau là quả tránh đi đường nào

    Đức Sīvali danh cao
    Cầu xin tài lộc sanh vào cho con
    Do nhờ oai lực vẹn toàn
    Ngài Sīvali mãi còn thế gian
    Cầu mong thiên chúng các hàng
    Cùng chung nhân loại vô vàn mến con

    Đức Sīvali tợ non
    Lộc tài Đại Đức hoàn toàn cao thanh
    Cầu xin tài lộc phát sanh
    Cho con hưởng quả an lành Ngài ban
    Cầu mong thiên chúng các hàng
    Cùng chung nhân loại vô vàn mến con.

    Ân Sīvali mãi còn
    Bậc Thầy cao thượng cho con đội đầu
    Kính Ngài là bậc nhiệm mầu
    Con luôn đảnh lễ, mong cầu lạc an.

    Bài chú Si-va-lý cầu tài đến đây là hết rồi đó các bác.Ở trên là em đã phiên âm cho các bác dễ đọc luôn rồi đó!

  2. #2

    Mặc định

    Bài chú này hay lắm, mình sẽ tụng vào mỗi cuối thời công phu
    "Đừng cố sử dụng kiến thức Phật học để thành tín đồ; hãy sử dụng nó để bạn trở nên tốt hơn"

  3. #3

    Mặc định

    Bạn đi công tác về chưa vậy bạn?Mình đến nhà bạn để thỉnh xá lợi được chưa?

  4. #4

    Mặc định

    Bài chú này dành cho ai
    Người tu còn cầu tài để làm gì
    Bài chú này dành cho doanh nhân, họ rượt chạy không kịp !

    "Giống như tất cả pháp hữu vi, tài sản cũng bị hoại diệt, nhất là khi tài sản đó có được do những sở hành bất chánh. Một thí dụ về tính vô thường của tài sản vật chất là chuyện người Bà-la-môn tên Vedabbha.
    Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, trong một ngôi làng nhỏ, có một Ba-la-môn biết được bùa chú tên là Vedabbha. Bấy giờ người ta nói, bùa chú ấy có giá trị rất lớn. Khi có sự giao hội các hành tinh, nếu ai đọc chú ấy và nhìn lên trời, thì từ trời mưa xuống bảy vật báu (vàng, bạc, san hô, hổ phách, ngọc đỏ và kim cương).
    Lúc bấy giờ, Bồ-tát đi học nghề với Bà-la-môn ấy. Một hôm, vì một vài công việc đi ra khỏi làng của mình để đến nước Ceti, vị Bà-la-môn đem Bồ-tát đi theo. Giữa đường, tại một khu rừng, có năm trăm kẻ cướp, được gọi là kẻ cướp Sứ giả, chúng làm cho con đường không thể đi được, chúng bắt Bồ-tát và Bà-la-môn Vedabbha để đòi tiền chuộc. Trong thời gian Bồ Tát đi lấy tiền chuộc cho thầy, bọn cướp giết Vedabbha và chém giết, thanh toán lẫn nhau. Khi Bồ Tát trở lại chỉ còn thấy những đống tài sản được gói thành từng bọc và xác các tên cướp nằm rải rác đó đây. Bồ-tát suy nghĩ: Ai dùng phương tiện không chánh đáng, vì lý do sai lạc, đem lại sự giàu sang cho chính mình rồi cũng bị diệt vong như thầy chúng ta vậy".
    Một khía cạnh khác của đặc tính vô thường nằm trong của cải là không phải ai cũng có thể hưởng của cải không do nghiệp thiện của mình đem lại như trường hợp của người nông dân Punna. Hai vợ chồng anh cúng dường Đại Đức Xá Lợi Phất bửa cơm trưa của mình mà chỉ sau một giấc nghỉ trưa các nương ruộng đã biến thành vàng ròng. Vị vua cai trị quốc độ đó đem xe đến chở vàng của anh đi thì khi về đến kho, vàng biến trở lại thành đất.

    Vật chất, của cải vô thường, biến đổi là vậy nên Bậc Đạo Sư dạy chúng ta không nên bám víu vào tài sản thế gian mà phải cố gắng phát huy loại tài sản chúng ta có thể đem theo khi lìa bỏ cõi đời và loại tài sản này sẽ không bao giờ bị thối thất. Đó là bảy tài sản: Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài như lời dạy của Đức Thế Tôn trong Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Bảy Pháp:
    Tín tài và giới tài,
    Tàm tài và quý tài,
    Văn tài và thí tài,
    Và tuệ là tài thứ bảy;
    Ai có những tài này,
    Nữ nhân hay nam nhân,
    Ðược gọi không nghèo khổ,
    Mạng sống không trống rỗng,
    Do vậy tín và giới,
    Tịnh tín và thấy pháp,
    Bậc trí chuyên chú tâm,
    Ức niệm lời Phật dạy."
    (Kinh Tăng Chi; Kinh Tiểu Bộ. Trang Web www.budsas.org

  5. #5

    Mặc định

    Tiểu Sử Đại Đức Sivali

    Puññāni Gunī – Lâm Kim Đắ

    Ngài Đại Đức có tên gọi “Sīvali” nghĩa là: dập tắt mọi nóng nảy, lo sợ của những người thân yêu, đem lại sự mát mẻ, an vui cho mọi chúng sanh. Ngài Đại Đức Sīvali là con của bà công chúa Suppavāsā và hoàng tử Mahāli xứ Koliya. Chuyện ghi lại rằng:

    Từ khi thọ thai Ngài Đại Đức Sīvali, mỗi ngày, bà công chúa Suppavāsā thường được mọi người đem lễ vật đến dâng nhiều vô số kể. Để thử biết quả phước thiện của bà công chúa Suppavāsā, người ta đem hạt giống đến nhờ bà đụng tay vào. Những hạt giống đó đem về gieo trồng thì kết quả thu hoạch thật là phi thường; gấp trăm vạn lần! Khi thu hoạch xong, đem đổ vào kho, rồi mời bà công chúa Suppavāsā đụng tay vào kho, thì dù lúa lấy ra bao nhiêu đi nữa, kho lúa vẫn không hề giảm bớt. Khi nấu cơm để phân phát cho mọi người, nếu được bà công chúa Suppavāsā đụng tay vào vành nồi cơm, thì cơm xới ra phân phát cho bao nhiêu người, cũng vẫn đủ, cơm vẫn không vơi trong nồi, cho đến khi bà công chúa Suppavāsā bỏ tay ra khỏi vành nồi cơm.

    Mọi người nhìn thấy quả phước thiện phi thường của bà công chúa Suppavāsā trong thời gian bà mang thai Ngài Đại Đức Sīvali. Thực sự bà công chúa Suppavāsā chỉ là người chịu ảnh hưởng quả phước thiện của thai nhi: Ngài Đại Đức Sīvali đang nằm trong bụng mẹ.

    Ngài Đại Đức Sīvali ở trong bụng mẹ bảy năm lẻ bảy ngày.

    Thông thường sau khi thọ thai khoảng chín hoặc mười tháng thì người mẹ sanh con. Nhưng khi công chúa Suppavāsā mang thai Ngài Đại Đức Sīvali thì đã qua tháng thứ 10, thứ 11, rồi tròn một năm, mà vẫn chưa sanh. Mặc cho mọi người trong hoàng tộc và dân chúng xứ Koliya nóng lòng trông chờ sự ra đời của đứa trẻ phi thường.

    Ngày tháng cứ trôi qua, trong sự mong chờ đến nóng nảy của mọi người. Ngày này qua ngày khác, tháng này đến tháng khác của năm thứ hai đã trôi qua, mà đứa con phi thường trong bụng bà công chúa Suppavāsā vẫn chưa ra đời. Cứ như vậy qua năm thứ ba, rồi … thứ tư, thứ năm, thứ sáu, cho đến năm thứ bảy đã trôi qua, mà người ta vẫn chưa thấy bà công chúa Suppavāsā sanh con. Thật là một điều lạ thường chưa từng nghe, chưa từng thấy bao giờ! Đặc biệt thai nhi nằm trong bụng mẹ lâu như vậy, mà vẫn không làm cho bà công chúa Suppavāsā thấy khó chịu một chút nào, bà công chúa vẫn sống an vui tự nhiên và quả phước thiện mỗi ngày vẫn tăng trưởng phi thường.

    Ngài Sīvali sanh ra đời

    Bà công chúa Suppavāsā mang thai tròn đủ bảy năm vẫn bình an, nhưng bước sang bảy ngày kế tiếp, thì bà phải chịu đựng một sự đau khổ đến cùng cực từ thai nhi. Vốn là người cận sự nữ, có đức tin trong sạch nơi tam bảo, bà công chúa Suppavāsā muốn được chiêm bái Đức Phật trước khi chết. Với mong muốn thiết tha đó, bà bày tỏ với hoàng tử Mahāli:

    Thưa phu quân, xin hãy vì thiếp và đứa con trong bụng thiếp mà đi thỉnh Đức Phật cùng Chư Đại Đức Tăng về đây cho thiếp được chiêm bái và cúng dường.

    Đang nóng lòng vì thời gian mang thai của ái thiếp quá lâu, cùng với những hiện tượng phi thường mà mọi người đều thấy nơi bà công chúa Suppavāsā, nghe lời thỉnh cầu của ái thiếp, hoàng tử Mahāli liền đến bạch với Đức Phật theo nguyện vọng của phu nhân.

    Bằng nhản thông, Đức Thế Tôn thấy rõ quả báo ác nghiệp của thai nhi và người mẹ đã mãn. Ngài truyền dạy lời chúc lành đến bà công chúa Suppavāsā và thai nhi rằng:

    “Sukhinī vata hotu Suppavāsā.
    “Koliyadhitā sukhinī arogā
    Arogam puttam vijāyatu”

    Tạm dịch:

    “Công chúa Suppavāsā xứ Koliya
    Được sự khỏe mạnh và an lành
    Hạ sanh đứa con khỏe mạnh”
    Khi Đức Thế Tôn chúc lành xong, tại cung điện, công chúa Suppavāsā hạ sanh đứa con trai dễ dàng như nước từ trong bình đỗ ra, trước khi hoàng tử Mahāli trở về. Bà công chúa Suppavāsā nhìn thấy đứa con trai mặt mày khôi ngô tuấn tú, quả phước thiện tròn đủ, thì vô cùng vui mừng sung sướng.

    Sự ra đời của hài nhi làm cho hoàng tộc cũng như dân chúng thành Koliya dập tắt được sự nóng lòng lo sợ cho công chúa Suppavāsā và công tử, đem lại sự mát mẻ an vui cho tất cả mọi người, nên đặt tên là “Sīvali” (Mát mẻ an vui).

    Trên đường trở về cung điện, nhìn thấy mọi người đều vui mừng, hoan hỷ, hoàng tử Mahāli biết rằng điều tốt lành đã đến với công chúa Suppavāsā phu nhân và đứa con của mình. Về đến cung điện, ông lập tức vào thăm phu nhân và thuật lại lời chúc phúc của Đức Phật đến công chúa Suppavāsā và đứa con trai. Công chúa Suppavāsā sẵn có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng đồng thời vô cùng hoan hỷ nhìn thấy đứa con trai đại phước mới ra đời, bèn tâu với phu quân:


    Xin cho phép thiếp được thỉnh Đức Phật và 500 chư Tỳ Khưu Tăng, ngày mai đến cung điện để thiếp được làm phước thiện suốt 7 ngày gọi là “Vijayamangala” (hạnh phúc sanh con).




    Công tử Sīvali mới sanh ra đã mau lớn lạ thường, biết đi, đứng, ngồi, nằm …biết ăn uống, nói chuyện và có trí tuệ hiểu biết thật phi thường!

    Đức Phật cùng chư Đại Đức Tăng ngự đến cung điện của công chúa Suppavāsā và hoàng tử Mahāli dự lễ làm phước “Hạnh phúc sanh con”, suốt 7 ngày.

    Đến ngày thứ bảy, Đức Thế Tôn truyền dạy ngài Đại Đức Sāriputta thuyết pháp. Ngài Đại Đức Sāriputta thuyết pháp về sự khổ sanh, sự tái sanh là khổ, công tử Sīvali lắng nghe và thấu hiểu một cách rất sâu sắc về sự khổ sanh, vì chính công tử đã phải chịu khổ nằm trong bụng mẹ suốt 7 năm lẻ 7 ngày: đó là những gì mà công tử đã trãi qua.
    Khi ấy, Ngài Đại Đức Sāriputta bèn hỏi công tử Sīvali rằng:

    * Này con, con nằm trong bụng mẹ lâu đến 7 năm lẻ 7 ngày, con đã cảm thọ sự khổ nhiều phải không?
    * Kính bạch Ngài Đại Đức, con đã cảm thọ khổ nhiều!
    * Như vậy con có muốn xuất gia để giải thoát khổ sanh hay không?
    * Kính bạch Ngài Đại Đức, nếu cha mẹ con cho phép, con sẽ xuất gia.

    Công chúa Suppavāsā nhìn thấy con trai của mình đang nói chuyện với Ngài Đại Đức Sāriputta, trong tâm vô cùng hoan hỷ muốn biết con mình đang nói gì với Ngài Đại Đức Sāriputta. Bà công chúa Suppavāsā đến hầu gần chổ Ngài Đại Đức, rồi bạch rằng:

    * Bạch Ngài Đại Đức, con của đệ tử đang nói chuyện gì với Ngài?

    Ngài Đại Đức Sāriputta thuật lại rằng:

    * Công tử Sīvali nói rằng: “Con đã chịu bao nhiêu nổi khổ khi còn nằm trong bụng mẹ, nếu cha mẹ con cho phép, con sẽ xuất gia để giải thoát khổ sanh”.

    Nghe xong, công chúa Suppavāsā vô cùng hoan hỷ bạch rằng:

    * Kính bạch Ngài Đại Đức, Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Con kính xin Ngài từ bi tế độ đứa con của đệ tử được xuất gia.

    Ngài Đại Đức Sāriputta dẫn công tử Sīvali về chùa. Ngài dạy giới tử Sīvali về đề mục thiền định căn bản “Năm thể trược trong thân” (tóc, lông, móng, răng, da). Ngài còn dạy giới tử Sīvali tiến hành thiền tuệ thấy rõ biết rõ khổ sanh, mà Sīvali đã cảm thọ suốt 7 năm lẻ 7 ngày trong bụng mẹ. Giới tử Sīvali liền thấu hiểu rõ mục đích xuất gia là để giải thoát khỏi khổ tái sanh.

    Công Tử Sīvali Xuất Gia Sadi

    Công tử Sīvali sau khi thọ giáo lời dạy của vị thầy tế độ là Ngài Đại Đức Sāriputta, liền được Ngài Moggallāna cạo tóc. Trong khi cạo tóc, giới tử Sīvali liền chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc nhập lưu thánh đạo, nhập lưu thánh quả. Cạo đường tóc thứ hai, giới tử Sīvali chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc Bất Lai thánh đạo, Bất Lai thánh quả. Cạo tóc vừa xong, đồng thời giới tử Sīvali chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc Arahán thánh đạo, Arahán thánh quả trở thành Bậc thánh Arahán tột cùng, cao thượng trong Phật giáo.
    Kể từ ngày Ngài Đại Đức Sīvali xuất gia làm sadi, hằng ngày, không chỉ có hàng cận sự nam cận sự nữ đem 4 món vật dụng: Y phục, vật thực, chổ ở, thuốc men trị bịnh đến dâng cúng Ngài Đại Đức và Chư Tỳ Khưu Tăng, mà còn Chư Thiên, Long Vương… cũng đem 4 món vật dụng đến cúng dường nữa. Do đó, 4 món vật dụng luôn phát sanh đến Chư Tỳ Khưu Tăng, ngày càng đầy đủ, dồi dào sung túc, mà trước đây chưa từng có.

    Quả ác nghiệp của Ngài Đại Đức Sīvali

    Một hôm, nhóm Tỳ Khưu đang ngồi bàn luận về Ngài Đại Đức Sīvali là Bậc Đại Trí, Ngài đã chứng đắc từ bậc thánh Nhập lưu đến bậc thánh Arahán trong khoảng thời gian cạo tóc xong; Ngài còn là Bậc Đại Phước, kể từ khi Ngài xuất gia thành sadi, 4 món vật dụng đã phát sanh, không chỉ đến cho Ngài Đại Đức Sīvali, mà còn đến tất cả Chư Tỳ Khưu Tăng một cách đầy đủ, dồi dào sung túc mà trước đây chưa từng có.

    Vậy do quả ác nghiệp nào khiến cho Ngài phải nằm trong bụng mẹ chịu khổ suốt 7 năm lẻ 7 ngày?
    Lúc ấy, Đức Thế Tôn vừa ngự đến bèn hỏi rằng:

    * Này chư Tỳ Khưu, các con đang bàn luận về chuyện gì vậy?

    Nhóm Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rõ, họ đang bàn luận về Ngài Đại Đức Sīvali, Đức Thế Tôn bèn dạy rằng:

    * Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali chịu khổ do quả ác nghiệp đã tạo ở kiếp quá khứ.

    Trong quá khứ, tiền kiếp của Sīvali là thái tử con của đức vua trị vì ở kinh thành Baranasī. Khi phụ vương băng hà, thái tử lên ngôi vua. Lúc ấy có vị vua của nước láng giềng mưu toan kéo quân chiếm kinh thành Baranasī. Trên đường tiến quân, vị vua này lập doanh trại cho quân lính nghĩ đêm.
    Đức vua ở kinh thành Baranasī hay tin bèn bàn tính với bà Hoàng Thái Hậu, tìm cách ngăn cản đội quân xâm lược, rồi đem quân vây quanh bốn cửa doanh trại suốt 7 ngày đêm không cho một ai ra vào.

    Lúc ấy Chư Phật Độc Giác đang ngự ở chùa Migadayavihāra thuyết giảng dạy về pháp thiện, pháp ác, khuyên bảo mọi người không nên gây nghiệp ác, mà hãy cố gắng tạo nghiệp thiện. Đức Vua ở kinh thành Baranasī, sau khi nghe pháp hiểu rõ nghiệp thiện, nghiệp ác, liền truyền lệnh mở vòng vây 4 cửa doanh trại quân địch, thả cho vị vua láng giềng và quân lính trốn thoát chạy về nước.

    Do quả ác nghiệp vây hãm doanh trại suốt 7 ngày đêm ấy, Đức vua kinh thành Baranasī sau khi chết đọa địa ngục, chịu khổ suốt thời gian lâu dài. Nay đến kiếp hiện tại này, được tái sanh vào lòng bà công chúa Suppavāsā, là hậu thân của bà Hoàng Thái Hậu ở tiền kiếp, đã đồng tình với Vương nhi vây hãm doanh trại kẻ thù. Do quả của ác nghiệp ở thời quá khứ còn dư lại, nên khiến cho Ngài Đại Đức Sīvali và công chúa Suppavāsā cùng chịu khổ trong suốt 7 năm lẻ 7 ngày.

    Sadi Sīvali trở thành Tỳ Khưu

    Ngài Đại Đức Sīvali tròn 20 tuổi. Ngài thọ Cụ Túc Giới, trở thành Tỳ Khưu, bốn món vật dụng lại càng phát sanh dồi dào hơn đến Chư Tỳ Khưu Tăng, Hễ mỗi khi Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo phải đi châu du trên đường qua những vùng hẻo lánh, dân cư thưa thớt, ít ỏi, nhưng nếu có Ngài Đại Đức Sīvali đi cùng, thì 4 món vật dụng, phát sanh đầy đủ sung túc đến Chư Tỳ Khưu Tăng, do nhờ oai lực quả phước thiện của Ngài Đại Đức Sīvali, Chư Thiên đã hóa ra xóm làng, thị thành và dân cư đông đúc để dâng cúng y phục, vật thực, chổ ở và thuốc mem chữa bệnh đến đoàn Tỳ khưu Tăng, Khi đoàn Tỳ Khưu Tăng đã đi qua khỏi nơi ấy, thì xóm làng, kinh thành đó đều biến mất.

    Một thuở nọ, Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo ngự đến khu rừng, nơi ở của Ngài Đại Đức Ravata. Khi Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đoạn đường có lối rẽ, Ngài Đại Đức Ananda bạch với Đức Phật rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, có hai con đường, Đức Thế Tôn nên ngự đi con đường nào trong hai con đường này:
    * Một con đường dài 30 do tuần đầy nguy hiểm, vì có nhiều phi nhân, không có nơi khất thực và chổ ở.
    * Một con đường dài 60 do tuần, được an toàn, vì có làng xóm, chổ ở và khất thực dễ dàng.

    Đức Thế tôn dạy:

    * Này Ananda, Sīvali có đi trong đoàn Tỳ Khưu phải không?
    * Bạch Đức Thế Tôn, có Ngài Đại Đức cùng đi trong đoàn.

    Đức Thế Tôn dạy:

    * Như vậy, Chư Tỳ Khưu nên đi theo con đường dài 30 do tuần. Để biết rõ được quả phước thiện của Sīvali.

    Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo ngự theo con đường dài 30 do tuần. Tất cả Chư Thiên hay tin Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo, trong đó có Ngài Đại Đức Sīvali kính yêu của họ, đang ngự dọc theo con đường này,nên vô cùng hoan hỷ. Cứ mỗi do tuần, Chư Thiên lại hóa ra một kinh thành trù phú có dân chúng đông đúc, có những ngôi chùa lớn: trong mỗi ngôi chùa lại hóa ra một cái cốc lớn dành cho Đức Phật và những cốc nhỏ dành cho những vị Tỳ Khưu. Trong các cốc đó có đầy đủ những vật dụng cần thiết của bậc xuất gia, để tiếp đón Đức Phật và đoàn Tỳ Khưu Tăng.

    Khi Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đâu, Chư Thiên lại hóa ra các cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, hộ độ cúng dường 4 món vật dụng đầy đủ sung túc.
    Tất cả Chư Thiên đến hầu đảnh lễ Đức Phật xong, bạch Đức Thế Tôn rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn Ngài Đại Đức Sīvali của chúng con ở đâu?

    Khi gặp được Ngài Đại Đức Sìvali, tất cả Chư Thiên vô cùng hoan hỷ, cho nên các món vật dụng y phục, vật thực, chổ ở và thuốc men chữa bịnh phát sanh đến Chư Tỳ Khưu Tăng dồi dào, sung túc cho đến khi Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng rời khỏi nơi ấy.

    Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng mỗi ngày đi được 1 do tuần, cứ mỗi do tuần Chư Thiên hóa ra các kinh thành trù phú, dân cư đông đúc như vậy để hộ độ Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng, trên suốt quảng đường dài 30 do tuần, cho đến khu rừng, nơi trú ngụ của Ngài Đại Đức Revata.

    Ngài Đại Đức Revata hay được tin Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo đế thăm, Ngài dùng thần thông hóa ra ngôi chùa lớn để Đức Phật thuyết pháp, và là nơi hội họp của Chư Tỳ Khưu Tăng; hóa ra cốc Gandhakuti đầy đủ tiện nghi dâng lên Đức Phật, và những cốc nhỏ khác cho mỗi vị Tỳ Khưu. Cũng bằng thần thông, Ngài Đại Đức Revata hóa ra một con đường lớn và xinh đẹp để đón rước Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng. Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự đi trên con đường đó đến ngôi chùa lớn, rồi Đức Phật ngự tới cốc Gandhakuti, tất cả Chư Tỳ Khưu mỗi vị vào nghỉ một cốc nhỏ đã hóa sẳn.

    Chư Thiên ở trong rừng vô cùng hoan hỷ đón rước Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng, trong đó có Ngài Đại Đức Sīvali vô cùng kính yêu của họ. Chư Thiên cũng hóa thành những cận sự nam, cận sự nữ biết được đã quá giờ thọ thực nên họ chỉ làm nước trái cây dâng lên Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng. Mỗi ngày Chư Thiên hoan hỷ cúng dường 4 món vật dụng đến Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng, rất đầy đủ sung túc. Do quả phước thiện của Ngài Đại Đức Sīvali, suốt nửa tháng, Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự ở khu rừng luôn được Chư Thiên kính yêu và dâng lên các món y phục, vật thực, chổ ở và thuốc chữa bệnh một cách đầy đủ, dồi dào sung túc chưa từng có bao giờ.

    Ngài Đại Đức Sīvali được tuyên dương

    Một hôm, Chư Tỳ Khưu hội họp bàn về chuyện Ngài Đại Đức Sīvali có nhiều quả báu phước thiện đặc biệt nhất, không chỉ phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức Sīvali mà còn đến cả Chư Tỳ Khưu Tăng dù nhiều bao nhiêu cũng vẫn sung túc đầy đủ. Thật là điều phi thường! Không chỉ có các hàng cận sự nam cận sự nữ đem 4 món vật dụng đến cúng dường Ngài Đại Đức Sīvali và Chư Tỳ Khưu Tăng, mà còn có cả Chư Thiên, Long Vương … cũng đem 4 món vật dụng lên dâng cúng Ngài Đại Đức Sīvali và Chư Tỳ Khưu Tăng nữa. Các Tỳ Khưu đang bàn luận, khi ấy Đức Thế Tôn ngự đến bèn hỏi:

    * Ngày Chư Tỳ Khưu, các con đang bàn luận chuyện gì thế?

    Chư Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con đang bàn luận về quả phước thiện đặc biệt nhất của Ngài Đại Đức Sīvali đã làm cho phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức và Chư Tỳ Khưu Tăng dù nhiều bao nhiêu cũng vẫn đầy đủ sung túc.

    Nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn chủ trì một buổi hội Chư Đại Đức Thánh Tăng, Đức Thế Tôn tuyên dương cho toàn thể các hàng đệ tử biết rằng:

    - “Etadaggam bhikkhave mama sāvakānam lābhīnam yadidam Sīvali” (1)Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali là bậc Thánh thinh văn đại đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn đệ tử của Như Lai.

    Đức Thế Tôn dạy rằng:

    * Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali có tài lộc nhiều là do nhờ quả báu của phước thiện đã tạo ở những kiếp quá khứ.

    Tiền kiếp của Ngài Đại Đức Sìvali

    Từ kiếp trái đất hiện tại này, lùi vào kiếp quá khứ cách 100 ngàn kiếp trái đất, có Đức Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian. Khi ấy tiền thân của Ngài Đại Đức Sìvali là con trai của một gia đình giàu có. Một hôm, cậu con trai ấy đi đến chùa, ngồi sau các hàng thính giả nghe Phật thuyết pháp. Khi ấy Đức Phật tuyên dương một người đệ tử có danh gọi Sudassana, là bậc Thánh Thinh Văn đệ tử của Đức Phật. Cậu con trai, là tiền thân của Ngài Đại Đức Sīvali, vô cùng hoan hỷ với địa vị cao thượng của Ngài Đại Đức Sudassana, nên có nguyện vọng muốn trở thành bậc Thánh Thinh Văn đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các thinh văn đệ tử của Đức Phật ở vị lai, như Ngài Sudassana này.
    Ngay sau đó, cậu con trai ấy đến hầu đảnh lễ Đức Phật rồi cung kính thỉnh Đức Phật cùng 500 Chư Tỳ Khưu Tăng đến nhà để làm phước đại thí suốt 7 ngày. Đức Phật làm thinh nhận lời.
    Cậu con trai ấy làm phước đại thí dâng cúng đến Đức Phật cùng 500 vị Tỳ Khưu bằng những vật thực ngon lành suốt 7 ngày. Ngày thứ 7 còn dâng cúng tam y đến Đức Phật và 500 vị Tỳ Khưu Tăng mỗi vị một bộ tam y. Sau khi dâng tam y, cậu con trai ấy đến hầu đảnh lễ Đức Phật, ngồi xuống một nơi hợp lẽ, rồi bạch với Đức Thế Tôn rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, phước thiện đại thí mà con đã tạo suốt 7 ngày qua, con không mong gì khác hơn là muốn trở thành bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ Tử của Đức Phật ở vị lai, như ngôi vị Ngài Đại Đức Sudassana, bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ tử của Đức Thế Tôn bây giờ.

    Đức Phật Padumuttara dùng trí tuệ Anagatamsanāna: trí tuệ thấy rõ kiếp vị lai của chúng sanh - Đức Phật thấy rõ nguyện vọng của cậu con trai này sẽ thành tựu trong kiếp vị lai, nên Ngài thọ ký rằng:

    * Này chư Tỳ Khưu, kể từ kiếp trái đất này, trong vị lai sẽ trải qua 100 ngàn đại kiếp trái đất, đến kiếp trái đất Bhaddakappa có Đức Phật Gotama xuất hiện (2) trên thế gian. Khi ấy cậu con trai này sẽ trở thành bậc Thánh thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ tử của Đức Phật Gotama; như Sudassana bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử của Như Lai bây giờ.

    Cậu con trai vô cùng hoan hỷ thỉnh thoảng làm phước thiện dâng cúng 4 món vật dụng đến Đức Phật và Chư Tăng cho đến trọn đời. Bắt đầu từ kiếp ấy cho đến kiếp cuối cùng, tái sanh làm người, làm Chư Thiên trong cõi trời dục giới, làm Phạm Thiên trong cõi trời sắc giới, không hề bị sa đọa vào 4 đường ác đạo. Kiếp nào tâm cũng hoan hỷ làm phước bố thí cúng dường.

    Thời kỳ Đức Phật Vipasī xuất hiện trên thế gian, thời gian cách kiếp trái đất này 91 đại kiếp trái đất. Khi ấy tiền thân Ngài Đại Đức Sìvali sanh làm con trai trong một gia đình nghèo gần thành Bandhumati.

    Một hôm, dân chúng trong thành Bandhumati làm phước bố thí vật thực dâng cúng đến Đức Phật Vipasī cùng Chư Tỳ Khưu Tăng, tranh đua với đức vua ở kinh thành Bandhumati. Tất cả đồ ăn uống rất nhiều và ngon lành, nhưng xét thấy còn thiếu hai món: sữa chua và mật ong. Người nhóm trưởng cho người đi đón các ngả đường vào thành, xem xét có ai mang hai món sữa chua và mật ong vào thành bán, thì bằng giá nào cũng phải mua cho được. Khi ấy, cậu thanh niên con nhà nghèo (tiền thân của Ngài Sīvali) mang sữa chua và mật ong vào thành bán, khi gặp người dân thành Bandhumati đón mua, được trả ngay món tiền 1 Kahapana cho món mật ong và sữa chua. Cậu thanh niên chủ hai món đồ đó vô cùng ngạc nhiên. Cậu thanh niên đó nghĩ là hai đồ ăn này không đáng giá bao nhiêu, tại sao người dân thành Bandhumati lại trả một giá cao như vậy? Ta hãy thử xem sự cần thiết của họ như thế nào, với suy nghĩ như vậy, cậu thanh niên nói:

    * Tôi không chịu bán món sữa chua và mật ong này với giá 1 Kahapana.

    Người dân thành Bandhumati năn nỉ mua hai món đồ ăn đó với giá gấp đôi là 2 Kahapana. Người chủ hàng vẫn không chịu bán. Người dân thành Bandhumati lại tăng số tiền lên gấp đôi, gấp đôi, 4 Kahapana, 8 Kahapana …cứ thế đến 1000 Kahapana, để mua cho được hai món sữa chua và mật ong. Cậu thanh niên chủ hai món đồ ăn trên muốn biết, tại sao người dân thành Bandhumati cần đến 2 món sữa chua và mật ong, mà chịu trả một số tiền quá cao như vậy, nên hỏi người mua rằng:

    * Thưa ông, sự thật, hai món đồ ăn này đâu có giá là bao, tại sao các ông cần đến hai món này, phải trả số tiền 1000 Kahapana như vậy, ông có thể cho tôi biết lý do được không?

    Người dân thành Bandhumati giải thích rằng:

    * Thưa anh, dân chúng trong thành Bandhumati tranh đua với Đức Vua trong việc làm phước dâng cúng lên Đức Phật Vipassī cùng toàn thể Chư Tỳ Khưu Tăng, khi kiểm điểm lại những món đồ ăn dâng cúng, thì thấy còn thiếu hai món sữa chua và mật ong, mới cho tôi đón đường tìm mua hai món đồ ăn đó. Nếu chúng tôi không mua được hai món đồ ăn này, thì sẽ thua đức vua mất, vì vậy, với giá nào tôi cũng cố mua cho được.

    Nghe vậy, cậu thanh niên chủ hai món đồ ăn hỏi:

    * Thưa ông, việc làm phước bố thí các món ăn sữa chua và mật ong này đến Đức Phật Vipassī và Chư Tỳ Khưu Tăng chỉ dành riêng cho dân thành Bandhumati, hay người khác cũng có thể làm phước bố thí được?

    Người mua sữa chua và mật ong thưa rằng:

    * Thưa anh, việc làm phước dâng sữa chua và mật ong cũng như thức ăn và đồ dùng khác đến Đức Phật Vipassī và Chư Tỳ Khưu Tăng không phải là việc chỉ dành riêng cho người dân thành Bandhumati, mà bất cứ ai cũng có thể làm được, đó là việc chung của tất cả mọi người.

    Cậu thanh niên nghèo liền thưa rằng:

    * Thưa ông, tôi không bán hai món sữa chua và mật ong này với giá 1000 kahapana mà tôi muốn dâng cúng hai món đó, để cùng làm phước bố thí với dân chúng thành Bandhumati có được không?

    Người dân thành Bandhumati vô cùng hoan hỷ, ông liền trở về báo tin cho người nhóm trưởng hay, có cậu thanh niên xin cùng chung cúng dường bố thí các món sữa chua và mật ong đến Đức Phật Vipassī và Chư Tỳ Khưu Tăng.
    Cậu thanh niên tự tay làm những món đồ ăn từ sữa chua và mật ong đem đến, rồi ngồi chờ đến phiên mình dâng cúng. Khi dâng cúng, cậu thanh niên bạch với Đức Phật Vipassī rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, món vật thực nhỏ mọn này của con, xin kính dâng đến Đức Phật, kính xin Đức Thế Tôn từ bi thọ lãnh.

    Đức Phật Vipassī thọ nhận món đồ ăn làm bằng sữa chua và mật ong của cậu thanh niên nghèo. Đức Phật chú nguyện xong, đem món đồ ăn làm bằng sữa chua và mật ong chia cho 6 triệu 8 trăm ngàn (6.800.000) Chư Tỳ Khưu Tăng độ vẫn không hết.

    Khi Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng độ vật thực xong, cậu thanh niên nghèo là tiền thân của Ngài Đại Đức Sìvali đến đãnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ, bạch rằng:

    * Kính xin Đức Thế Tôn, con có duyên lành gặp đực Đức Thế Tôn, con lại có cơ hội tốt cùng dân chúng thành Bandhumati làm phước thiện cúng dường đến Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng, con vô cùng hoan hỷ, với phước thiện thanh cao này, xin cho con được trở thành bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc nhiều nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ Tử của Đức Phật ở vị lai.

    Lúc đó Đức Phật Vipassī truyền dạy rằng:

    * Nguyện vọng của con chắc chắn sẽ được thành tựu như ý

    Đức Phật thuyết pháp và chúc phước toàn thể dân chúng thành Bandhumati, trước khi Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đi nơi khác.

    Cậu thanh niên tiền thân của Ngài Đại Đức Sìvali tinh tấn tạo mọi phước thiện, nhất là bố thí đến trọn đời. Trong vòng sanh tử luân hồi, cậu chỉ tái sanh làm người, làm Chư Thiên hưởng sự an lạc, không hề sanh vào 4 đường ác đạo.

    Thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Ngài Đại Đức Sīvali là bậc đại phước tái sanh vào lòng bà công chúa Suppavāsā xứ Koliza như đã nói ở đoạn đầu.

    Nghiệp và quả của Nghiệp

    Thiện nghiệp, ác nghiệp là của riêng mỗi chúng sanh. Quả của thiện nghiệp, quả của ác nghiệp không chỉ riêng cho mình, mà còn ảnh hưởng đến người khác, chúng sanh khác nữa.

    Trong kinh Đức Phật dạy về thiện nghiệp, ác nghiệp, và quả của thiện nghiệp, ác nghiệp có câu kệ rằng:

    “Yādisam vapate bījam,
    Tādisaṃ harate phalam
    Kalyānakārī kalyānam,
    Pāpakārī ca pāpakam”

    Tạm dịch:

    “Người nào gieo hạt giống nào,
    Người ấy gặt quả nấy,
    Người hành thiện thì được quả thiện
    Người hành ác thì được quả ác”

    Tiểu sử Ngài Đại Đức Sīvali ở kiếp hiện tại là kết quả của ác nghiệp và thiện nghiệp mà chính Ngài đã tạo ở tiền kiếp quá khứ và ngay trong hiện tại.

    Ngài Đại Đức Sīvali đã trở thành bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng đệ tử của Đức Phật Gotama, hợp theo nguyện vọng, mà sự thành tựu do thiện nghiệp đã tạo từ những tiền kiếp của Ngài Đại Đức Sīvali ở quá khứ.

    Nay kiếp hiện tại này, Ngài Đại Đức Sīvali là bậc Thánh Alahán, cũng là kiếp chót của Ngài. Tất cả quả của thiện nghiệp và quả của ác nghiệp sẽ trở thành vô hiệu, khi Ngài Đại Đức Sīvali nhập Niết Bàn, chấm dứt sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài.

    * Trong bộ Therāpadāna, bộ Theragāthā, bộ Aṇguttaranikāya, phần Etadagga.
    * Từ Đức Phật Padumuttara đến Đức Phật Gotama trải qua thời gian 100 ngàn đại kiếp trái đất và trải qua 15 vị Phật xuất hiện trên thế gian.
    * Trong bộ Samyuttanikāya, phần Sagāthavagga.

    Theo tài liệu được ghi lại rằng: Sau khi Ngài Đại Đức Sīvali nhập Niết Bàn, Xá Lợi của Ngài còn lưu lại trên thế gian này, hình dáng lớp da bên ngoài giống như lớp da hạt đu đủ.

    Câu kệ “CẦU TÀI LỘC”
    “Sīvali ca mahānāmam,
    Sabbalābhaṃ bhavissati
    Therassa anubhāvena,
    Sabbe hontu piyam mama

    Ngài Đại Đức Sīvali bậc đại danh,
    Cầu xin tất cả tài lộc sẽ phát sanh,
    Do nhờ oai lực của Ngài Đại Đức,
    Tất cả chúng sanh, Chư Thiên, nhân loại,
    Đều có tâm từ thương mến con.
    “Sīvali ca mahālābham,
    Sabbalābhaṃ bhavissati
    Therassa anubhāvena,
    Sadā hontu piyaṃ mama

    Ngài Đại Đức Sīvali bậc đại tài lộc,
    Cầu xin tất cả tài lộc sẽ phát sanh,
    Do nhờ oai lực của Ngài Đại Đức,
    Cầu xin Chư Thiên, nhân loại luôn luôn yêu mến con.

    1.
    Sīvali ca mahāthero,
    mama sise thapetvāna,
    Mantitena jayomantam,
    aham vandāmi sabbadā

    Ngài Đại Đức Sīvali bậc cao thượng,
    Con tôn kính Ngài ở trên đầu con,
    Con xin tán dương ca tụng ân đức của Ngài,
    Con luôn luôn kính đãnh lễ Ngài.

    ---000---

    Giống nào người đã gieo trồng
    Quả ấy sẽ trổ cho ông bội phần
    Như người làm thiện ân cần
    Quả lành sẽ trổ, đặc ân lạ gì
    Còn người hành ác khác chi
    Khổ đau là quả tránh đi đường nào?
    I. Đức Si-va-lí danh cao
    Cầu xin tài lộc sanh vào cho con
    Do nhờ oai lực vẹn toàn
    Ngài Si-va-lí mãi còn thế gian
    Cầu mong thiên chúng các hàng
    Cùng chung nhân loại vô vàn mến con.
    II. Đức Si-va-lí tợ non
    Lộc tài Đại Đức hoàn toàn thanh cao
    Cầu xin tài lộc phát sanh
    Cho con hưởng quả an lành Ngài ban
    Cầu mong Thiên chúng các hàng
    Cùng chung nhân loại vô vàn mến con
    III. Ân Si-va-lí mãi còn
    Bậc thầy cao thượng, cho con đội đầu
    Kính Ngài là bậc nhiệm mầu
    Con luôn đãnh lễ, mong cầu lạc an.

    ~~~~00000~~~~~
    "Đừng cố sử dụng kiến thức Phật học để thành tín đồ; hãy sử dụng nó để bạn trở nên tốt hơn"

  6. #6

    Mặc định

    Tiểu Sử Đại Đức Sivali

    Puññāni Gunī – Lâm Kim Đắ

    Ngài Đại Đức có tên gọi “Sīvali” nghĩa là: dập tắt mọi nóng nảy, lo sợ của những người thân yêu, đem lại sự mát mẻ, an vui cho mọi chúng sanh. Ngài Đại Đức Sīvali là con của bà công chúa Suppavāsā và hoàng tử Mahāli xứ Koliya. Chuyện ghi lại rằng:

    Từ khi thọ thai Ngài Đại Đức Sīvali, mỗi ngày, bà công chúa Suppavāsā thường được mọi người đem lễ vật đến dâng nhiều vô số kể. Để thử biết quả phước thiện của bà công chúa Suppavāsā, người ta đem hạt giống đến nhờ bà đụng tay vào. Những hạt giống đó đem về gieo trồng thì kết quả thu hoạch thật là phi thường; gấp trăm vạn lần! Khi thu hoạch xong, đem đổ vào kho, rồi mời bà công chúa Suppavāsā đụng tay vào kho, thì dù lúa lấy ra bao nhiêu đi nữa, kho lúa vẫn không hề giảm bớt. Khi nấu cơm để phân phát cho mọi người, nếu được bà công chúa Suppavāsā đụng tay vào vành nồi cơm, thì cơm xới ra phân phát cho bao nhiêu người, cũng vẫn đủ, cơm vẫn không vơi trong nồi, cho đến khi bà công chúa Suppavāsā bỏ tay ra khỏi vành nồi cơm.

    Mọi người nhìn thấy quả phước thiện phi thường của bà công chúa Suppavāsā trong thời gian bà mang thai Ngài Đại Đức Sīvali. Thực sự bà công chúa Suppavāsā chỉ là người chịu ảnh hưởng quả phước thiện của thai nhi: Ngài Đại Đức Sīvali đang nằm trong bụng mẹ.

    Ngài Đại Đức Sīvali ở trong bụng mẹ bảy năm lẻ bảy ngày.

    Thông thường sau khi thọ thai khoảng chín hoặc mười tháng thì người mẹ sanh con. Nhưng khi công chúa Suppavāsā mang thai Ngài Đại Đức Sīvali thì đã qua tháng thứ 10, thứ 11, rồi tròn một năm, mà vẫn chưa sanh. Mặc cho mọi người trong hoàng tộc và dân chúng xứ Koliya nóng lòng trông chờ sự ra đời của đứa trẻ phi thường.

    Ngày tháng cứ trôi qua, trong sự mong chờ đến nóng nảy của mọi người. Ngày này qua ngày khác, tháng này đến tháng khác của năm thứ hai đã trôi qua, mà đứa con phi thường trong bụng bà công chúa Suppavāsā vẫn chưa ra đời. Cứ như vậy qua năm thứ ba, rồi … thứ tư, thứ năm, thứ sáu, cho đến năm thứ bảy đã trôi qua, mà người ta vẫn chưa thấy bà công chúa Suppavāsā sanh con. Thật là một điều lạ thường chưa từng nghe, chưa từng thấy bao giờ! Đặc biệt thai nhi nằm trong bụng mẹ lâu như vậy, mà vẫn không làm cho bà công chúa Suppavāsā thấy khó chịu một chút nào, bà công chúa vẫn sống an vui tự nhiên và quả phước thiện mỗi ngày vẫn tăng trưởng phi thường.

    Ngài Sīvali sanh ra đời

    Bà công chúa Suppavāsā mang thai tròn đủ bảy năm vẫn bình an, nhưng bước sang bảy ngày kế tiếp, thì bà phải chịu đựng một sự đau khổ đến cùng cực từ thai nhi. Vốn là người cận sự nữ, có đức tin trong sạch nơi tam bảo, bà công chúa Suppavāsā muốn được chiêm bái Đức Phật trước khi chết. Với mong muốn thiết tha đó, bà bày tỏ với hoàng tử Mahāli:

    Thưa phu quân, xin hãy vì thiếp và đứa con trong bụng thiếp mà đi thỉnh Đức Phật cùng Chư Đại Đức Tăng về đây cho thiếp được chiêm bái và cúng dường.

    Đang nóng lòng vì thời gian mang thai của ái thiếp quá lâu, cùng với những hiện tượng phi thường mà mọi người đều thấy nơi bà công chúa Suppavāsā, nghe lời thỉnh cầu của ái thiếp, hoàng tử Mahāli liền đến bạch với Đức Phật theo nguyện vọng của phu nhân.

    Bằng nhản thông, Đức Thế Tôn thấy rõ quả báo ác nghiệp của thai nhi và người mẹ đã mãn. Ngài truyền dạy lời chúc lành đến bà công chúa Suppavāsā và thai nhi rằng:

    “Sukhinī vata hotu Suppavāsā.
    “Koliyadhitā sukhinī arogā
    Arogam puttam vijāyatu”

    Tạm dịch:

    “Công chúa Suppavāsā xứ Koliya
    Được sự khỏe mạnh và an lành
    Hạ sanh đứa con khỏe mạnh”
    Khi Đức Thế Tôn chúc lành xong, tại cung điện, công chúa Suppavāsā hạ sanh đứa con trai dễ dàng như nước từ trong bình đỗ ra, trước khi hoàng tử Mahāli trở về. Bà công chúa Suppavāsā nhìn thấy đứa con trai mặt mày khôi ngô tuấn tú, quả phước thiện tròn đủ, thì vô cùng vui mừng sung sướng.

    Sự ra đời của hài nhi làm cho hoàng tộc cũng như dân chúng thành Koliya dập tắt được sự nóng lòng lo sợ cho công chúa Suppavāsā và công tử, đem lại sự mát mẻ an vui cho tất cả mọi người, nên đặt tên là “Sīvali” (Mát mẻ an vui).

    Trên đường trở về cung điện, nhìn thấy mọi người đều vui mừng, hoan hỷ, hoàng tử Mahāli biết rằng điều tốt lành đã đến với công chúa Suppavāsā phu nhân và đứa con của mình. Về đến cung điện, ông lập tức vào thăm phu nhân và thuật lại lời chúc phúc của Đức Phật đến công chúa Suppavāsā và đứa con trai. Công chúa Suppavāsā sẵn có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng đồng thời vô cùng hoan hỷ nhìn thấy đứa con trai đại phước mới ra đời, bèn tâu với phu quân:


    Xin cho phép thiếp được thỉnh Đức Phật và 500 chư Tỳ Khưu Tăng, ngày mai đến cung điện để thiếp được làm phước thiện suốt 7 ngày gọi là “Vijayamangala” (hạnh phúc sanh con).




    Công tử Sīvali mới sanh ra đã mau lớn lạ thường, biết đi, đứng, ngồi, nằm …biết ăn uống, nói chuyện và có trí tuệ hiểu biết thật phi thường!

    Đức Phật cùng chư Đại Đức Tăng ngự đến cung điện của công chúa Suppavāsā và hoàng tử Mahāli dự lễ làm phước “Hạnh phúc sanh con”, suốt 7 ngày.

    Đến ngày thứ bảy, Đức Thế Tôn truyền dạy ngài Đại Đức Sāriputta thuyết pháp. Ngài Đại Đức Sāriputta thuyết pháp về sự khổ sanh, sự tái sanh là khổ, công tử Sīvali lắng nghe và thấu hiểu một cách rất sâu sắc về sự khổ sanh, vì chính công tử đã phải chịu khổ nằm trong bụng mẹ suốt 7 năm lẻ 7 ngày: đó là những gì mà công tử đã trãi qua.
    Khi ấy, Ngài Đại Đức Sāriputta bèn hỏi công tử Sīvali rằng:

    * Này con, con nằm trong bụng mẹ lâu đến 7 năm lẻ 7 ngày, con đã cảm thọ sự khổ nhiều phải không?
    * Kính bạch Ngài Đại Đức, con đã cảm thọ khổ nhiều!
    * Như vậy con có muốn xuất gia để giải thoát khổ sanh hay không?
    * Kính bạch Ngài Đại Đức, nếu cha mẹ con cho phép, con sẽ xuất gia.

    Công chúa Suppavāsā nhìn thấy con trai của mình đang nói chuyện với Ngài Đại Đức Sāriputta, trong tâm vô cùng hoan hỷ muốn biết con mình đang nói gì với Ngài Đại Đức Sāriputta. Bà công chúa Suppavāsā đến hầu gần chổ Ngài Đại Đức, rồi bạch rằng:

    * Bạch Ngài Đại Đức, con của đệ tử đang nói chuyện gì với Ngài?

    Ngài Đại Đức Sāriputta thuật lại rằng:

    * Công tử Sīvali nói rằng: “Con đã chịu bao nhiêu nổi khổ khi còn nằm trong bụng mẹ, nếu cha mẹ con cho phép, con sẽ xuất gia để giải thoát khổ sanh”.

    Nghe xong, công chúa Suppavāsā vô cùng hoan hỷ bạch rằng:

    * Kính bạch Ngài Đại Đức, Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Con kính xin Ngài từ bi tế độ đứa con của đệ tử được xuất gia.

    Ngài Đại Đức Sāriputta dẫn công tử Sīvali về chùa. Ngài dạy giới tử Sīvali về đề mục thiền định căn bản “Năm thể trược trong thân” (tóc, lông, móng, răng, da). Ngài còn dạy giới tử Sīvali tiến hành thiền tuệ thấy rõ biết rõ khổ sanh, mà Sīvali đã cảm thọ suốt 7 năm lẻ 7 ngày trong bụng mẹ. Giới tử Sīvali liền thấu hiểu rõ mục đích xuất gia là để giải thoát khỏi khổ tái sanh.

    Công Tử Sīvali Xuất Gia Sadi

    Công tử Sīvali sau khi thọ giáo lời dạy của vị thầy tế độ là Ngài Đại Đức Sāriputta, liền được Ngài Moggallāna cạo tóc. Trong khi cạo tóc, giới tử Sīvali liền chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc nhập lưu thánh đạo, nhập lưu thánh quả. Cạo đường tóc thứ hai, giới tử Sīvali chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc Bất Lai thánh đạo, Bất Lai thánh quả. Cạo tóc vừa xong, đồng thời giới tử Sīvali chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc Arahán thánh đạo, Arahán thánh quả trở thành Bậc thánh Arahán tột cùng, cao thượng trong Phật giáo.
    Kể từ ngày Ngài Đại Đức Sīvali xuất gia làm sadi, hằng ngày, không chỉ có hàng cận sự nam cận sự nữ đem 4 món vật dụng: Y phục, vật thực, chổ ở, thuốc men trị bịnh đến dâng cúng Ngài Đại Đức và Chư Tỳ Khưu Tăng, mà còn Chư Thiên, Long Vương… cũng đem 4 món vật dụng đến cúng dường nữa. Do đó, 4 món vật dụng luôn phát sanh đến Chư Tỳ Khưu Tăng, ngày càng đầy đủ, dồi dào sung túc, mà trước đây chưa từng có.

    Quả ác nghiệp của Ngài Đại Đức Sīvali

    Một hôm, nhóm Tỳ Khưu đang ngồi bàn luận về Ngài Đại Đức Sīvali là Bậc Đại Trí, Ngài đã chứng đắc từ bậc thánh Nhập lưu đến bậc thánh Arahán trong khoảng thời gian cạo tóc xong; Ngài còn là Bậc Đại Phước, kể từ khi Ngài xuất gia thành sadi, 4 món vật dụng đã phát sanh, không chỉ đến cho Ngài Đại Đức Sīvali, mà còn đến tất cả Chư Tỳ Khưu Tăng một cách đầy đủ, dồi dào sung túc mà trước đây chưa từng có.

    Vậy do quả ác nghiệp nào khiến cho Ngài phải nằm trong bụng mẹ chịu khổ suốt 7 năm lẻ 7 ngày?
    Lúc ấy, Đức Thế Tôn vừa ngự đến bèn hỏi rằng:

    * Này chư Tỳ Khưu, các con đang bàn luận về chuyện gì vậy?

    Nhóm Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rõ, họ đang bàn luận về Ngài Đại Đức Sīvali, Đức Thế Tôn bèn dạy rằng:

    * Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali chịu khổ do quả ác nghiệp đã tạo ở kiếp quá khứ.

    Trong quá khứ, tiền kiếp của Sīvali là thái tử con của đức vua trị vì ở kinh thành Baranasī. Khi phụ vương băng hà, thái tử lên ngôi vua. Lúc ấy có vị vua của nước láng giềng mưu toan kéo quân chiếm kinh thành Baranasī. Trên đường tiến quân, vị vua này lập doanh trại cho quân lính nghĩ đêm.
    Đức vua ở kinh thành Baranasī hay tin bèn bàn tính với bà Hoàng Thái Hậu, tìm cách ngăn cản đội quân xâm lược, rồi đem quân vây quanh bốn cửa doanh trại suốt 7 ngày đêm không cho một ai ra vào.

    Lúc ấy Chư Phật Độc Giác đang ngự ở chùa Migadayavihāra thuyết giảng dạy về pháp thiện, pháp ác, khuyên bảo mọi người không nên gây nghiệp ác, mà hãy cố gắng tạo nghiệp thiện. Đức Vua ở kinh thành Baranasī, sau khi nghe pháp hiểu rõ nghiệp thiện, nghiệp ác, liền truyền lệnh mở vòng vây 4 cửa doanh trại quân địch, thả cho vị vua láng giềng và quân lính trốn thoát chạy về nước.

    Do quả ác nghiệp vây hãm doanh trại suốt 7 ngày đêm ấy, Đức vua kinh thành Baranasī sau khi chết đọa địa ngục, chịu khổ suốt thời gian lâu dài. Nay đến kiếp hiện tại này, được tái sanh vào lòng bà công chúa Suppavāsā, là hậu thân của bà Hoàng Thái Hậu ở tiền kiếp, đã đồng tình với Vương nhi vây hãm doanh trại kẻ thù. Do quả của ác nghiệp ở thời quá khứ còn dư lại, nên khiến cho Ngài Đại Đức Sīvali và công chúa Suppavāsā cùng chịu khổ trong suốt 7 năm lẻ 7 ngày.

    Sadi Sīvali trở thành Tỳ Khưu

    Ngài Đại Đức Sīvali tròn 20 tuổi. Ngài thọ Cụ Túc Giới, trở thành Tỳ Khưu, bốn món vật dụng lại càng phát sanh dồi dào hơn đến Chư Tỳ Khưu Tăng, Hễ mỗi khi Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo phải đi châu du trên đường qua những vùng hẻo lánh, dân cư thưa thớt, ít ỏi, nhưng nếu có Ngài Đại Đức Sīvali đi cùng, thì 4 món vật dụng, phát sanh đầy đủ sung túc đến Chư Tỳ Khưu Tăng, do nhờ oai lực quả phước thiện của Ngài Đại Đức Sīvali, Chư Thiên đã hóa ra xóm làng, thị thành và dân cư đông đúc để dâng cúng y phục, vật thực, chổ ở và thuốc mem chữa bệnh đến đoàn Tỳ khưu Tăng, Khi đoàn Tỳ Khưu Tăng đã đi qua khỏi nơi ấy, thì xóm làng, kinh thành đó đều biến mất.

    Một thuở nọ, Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo ngự đến khu rừng, nơi ở của Ngài Đại Đức Ravata. Khi Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đoạn đường có lối rẽ, Ngài Đại Đức Ananda bạch với Đức Phật rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, có hai con đường, Đức Thế Tôn nên ngự đi con đường nào trong hai con đường này:
    * Một con đường dài 30 do tuần đầy nguy hiểm, vì có nhiều phi nhân, không có nơi khất thực và chổ ở.
    * Một con đường dài 60 do tuần, được an toàn, vì có làng xóm, chổ ở và khất thực dễ dàng.

    Đức Thế tôn dạy:

    * Này Ananda, Sīvali có đi trong đoàn Tỳ Khưu phải không?
    * Bạch Đức Thế Tôn, có Ngài Đại Đức cùng đi trong đoàn.

    Đức Thế Tôn dạy:

    * Như vậy, Chư Tỳ Khưu nên đi theo con đường dài 30 do tuần. Để biết rõ được quả phước thiện của Sīvali.

    Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo ngự theo con đường dài 30 do tuần. Tất cả Chư Thiên hay tin Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo, trong đó có Ngài Đại Đức Sīvali kính yêu của họ, đang ngự dọc theo con đường này,nên vô cùng hoan hỷ. Cứ mỗi do tuần, Chư Thiên lại hóa ra một kinh thành trù phú có dân chúng đông đúc, có những ngôi chùa lớn: trong mỗi ngôi chùa lại hóa ra một cái cốc lớn dành cho Đức Phật và những cốc nhỏ dành cho những vị Tỳ Khưu. Trong các cốc đó có đầy đủ những vật dụng cần thiết của bậc xuất gia, để tiếp đón Đức Phật và đoàn Tỳ Khưu Tăng.

    Khi Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đâu, Chư Thiên lại hóa ra các cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, hộ độ cúng dường 4 món vật dụng đầy đủ sung túc.
    Tất cả Chư Thiên đến hầu đảnh lễ Đức Phật xong, bạch Đức Thế Tôn rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn Ngài Đại Đức Sīvali của chúng con ở đâu?

    Khi gặp được Ngài Đại Đức Sìvali, tất cả Chư Thiên vô cùng hoan hỷ, cho nên các món vật dụng y phục, vật thực, chổ ở và thuốc men chữa bịnh phát sanh đến Chư Tỳ Khưu Tăng dồi dào, sung túc cho đến khi Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng rời khỏi nơi ấy.

    Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng mỗi ngày đi được 1 do tuần, cứ mỗi do tuần Chư Thiên hóa ra các kinh thành trù phú, dân cư đông đúc như vậy để hộ độ Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng, trên suốt quảng đường dài 30 do tuần, cho đến khu rừng, nơi trú ngụ của Ngài Đại Đức Revata.

    Ngài Đại Đức Revata hay được tin Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo đế thăm, Ngài dùng thần thông hóa ra ngôi chùa lớn để Đức Phật thuyết pháp, và là nơi hội họp của Chư Tỳ Khưu Tăng; hóa ra cốc Gandhakuti đầy đủ tiện nghi dâng lên Đức Phật, và những cốc nhỏ khác cho mỗi vị Tỳ Khưu. Cũng bằng thần thông, Ngài Đại Đức Revata hóa ra một con đường lớn và xinh đẹp để đón rước Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng. Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự đi trên con đường đó đến ngôi chùa lớn, rồi Đức Phật ngự tới cốc Gandhakuti, tất cả Chư Tỳ Khưu mỗi vị vào nghỉ một cốc nhỏ đã hóa sẳn.

    Chư Thiên ở trong rừng vô cùng hoan hỷ đón rước Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng, trong đó có Ngài Đại Đức Sīvali vô cùng kính yêu của họ. Chư Thiên cũng hóa thành những cận sự nam, cận sự nữ biết được đã quá giờ thọ thực nên họ chỉ làm nước trái cây dâng lên Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng. Mỗi ngày Chư Thiên hoan hỷ cúng dường 4 món vật dụng đến Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng, rất đầy đủ sung túc. Do quả phước thiện của Ngài Đại Đức Sīvali, suốt nửa tháng, Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự ở khu rừng luôn được Chư Thiên kính yêu và dâng lên các món y phục, vật thực, chổ ở và thuốc chữa bệnh một cách đầy đủ, dồi dào sung túc chưa từng có bao giờ.

    Ngài Đại Đức Sīvali được tuyên dương

    Một hôm, Chư Tỳ Khưu hội họp bàn về chuyện Ngài Đại Đức Sīvali có nhiều quả báu phước thiện đặc biệt nhất, không chỉ phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức Sīvali mà còn đến cả Chư Tỳ Khưu Tăng dù nhiều bao nhiêu cũng vẫn sung túc đầy đủ. Thật là điều phi thường! Không chỉ có các hàng cận sự nam cận sự nữ đem 4 món vật dụng đến cúng dường Ngài Đại Đức Sīvali và Chư Tỳ Khưu Tăng, mà còn có cả Chư Thiên, Long Vương … cũng đem 4 món vật dụng lên dâng cúng Ngài Đại Đức Sīvali và Chư Tỳ Khưu Tăng nữa. Các Tỳ Khưu đang bàn luận, khi ấy Đức Thế Tôn ngự đến bèn hỏi:

    * Ngày Chư Tỳ Khưu, các con đang bàn luận chuyện gì thế?

    Chư Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con đang bàn luận về quả phước thiện đặc biệt nhất của Ngài Đại Đức Sīvali đã làm cho phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức và Chư Tỳ Khưu Tăng dù nhiều bao nhiêu cũng vẫn đầy đủ sung túc.

    Nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn chủ trì một buổi hội Chư Đại Đức Thánh Tăng, Đức Thế Tôn tuyên dương cho toàn thể các hàng đệ tử biết rằng:

    - “Etadaggam bhikkhave mama sāvakānam lābhīnam yadidam Sīvali” (1)Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali là bậc Thánh thinh văn đại đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn đệ tử của Như Lai.

    Đức Thế Tôn dạy rằng:

    * Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali có tài lộc nhiều là do nhờ quả báu của phước thiện đã tạo ở những kiếp quá khứ.

    Tiền kiếp của Ngài Đại Đức Sìvali

    Từ kiếp trái đất hiện tại này, lùi vào kiếp quá khứ cách 100 ngàn kiếp trái đất, có Đức Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian. Khi ấy tiền thân của Ngài Đại Đức Sìvali là con trai của một gia đình giàu có. Một hôm, cậu con trai ấy đi đến chùa, ngồi sau các hàng thính giả nghe Phật thuyết pháp. Khi ấy Đức Phật tuyên dương một người đệ tử có danh gọi Sudassana, là bậc Thánh Thinh Văn đệ tử của Đức Phật. Cậu con trai, là tiền thân của Ngài Đại Đức Sīvali, vô cùng hoan hỷ với địa vị cao thượng của Ngài Đại Đức Sudassana, nên có nguyện vọng muốn trở thành bậc Thánh Thinh Văn đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các thinh văn đệ tử của Đức Phật ở vị lai, như Ngài Sudassana này.
    Ngay sau đó, cậu con trai ấy đến hầu đảnh lễ Đức Phật rồi cung kính thỉnh Đức Phật cùng 500 Chư Tỳ Khưu Tăng đến nhà để làm phước đại thí suốt 7 ngày. Đức Phật làm thinh nhận lời.
    Cậu con trai ấy làm phước đại thí dâng cúng đến Đức Phật cùng 500 vị Tỳ Khưu bằng những vật thực ngon lành suốt 7 ngày. Ngày thứ 7 còn dâng cúng tam y đến Đức Phật và 500 vị Tỳ Khưu Tăng mỗi vị một bộ tam y. Sau khi dâng tam y, cậu con trai ấy đến hầu đảnh lễ Đức Phật, ngồi xuống một nơi hợp lẽ, rồi bạch với Đức Thế Tôn rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, phước thiện đại thí mà con đã tạo suốt 7 ngày qua, con không mong gì khác hơn là muốn trở thành bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ Tử của Đức Phật ở vị lai, như ngôi vị Ngài Đại Đức Sudassana, bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ tử của Đức Thế Tôn bây giờ.

    Đức Phật Padumuttara dùng trí tuệ Anagatamsanāna: trí tuệ thấy rõ kiếp vị lai của chúng sanh - Đức Phật thấy rõ nguyện vọng của cậu con trai này sẽ thành tựu trong kiếp vị lai, nên Ngài thọ ký rằng:

    * Này chư Tỳ Khưu, kể từ kiếp trái đất này, trong vị lai sẽ trải qua 100 ngàn đại kiếp trái đất, đến kiếp trái đất Bhaddakappa có Đức Phật Gotama xuất hiện (2) trên thế gian. Khi ấy cậu con trai này sẽ trở thành bậc Thánh thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ tử của Đức Phật Gotama; như Sudassana bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử của Như Lai bây giờ.

    Cậu con trai vô cùng hoan hỷ thỉnh thoảng làm phước thiện dâng cúng 4 món vật dụng đến Đức Phật và Chư Tăng cho đến trọn đời. Bắt đầu từ kiếp ấy cho đến kiếp cuối cùng, tái sanh làm người, làm Chư Thiên trong cõi trời dục giới, làm Phạm Thiên trong cõi trời sắc giới, không hề bị sa đọa vào 4 đường ác đạo. Kiếp nào tâm cũng hoan hỷ làm phước bố thí cúng dường.

    Thời kỳ Đức Phật Vipasī xuất hiện trên thế gian, thời gian cách kiếp trái đất này 91 đại kiếp trái đất. Khi ấy tiền thân Ngài Đại Đức Sìvali sanh làm con trai trong một gia đình nghèo gần thành Bandhumati.

    Một hôm, dân chúng trong thành Bandhumati làm phước bố thí vật thực dâng cúng đến Đức Phật Vipasī cùng Chư Tỳ Khưu Tăng, tranh đua với đức vua ở kinh thành Bandhumati. Tất cả đồ ăn uống rất nhiều và ngon lành, nhưng xét thấy còn thiếu hai món: sữa chua và mật ong. Người nhóm trưởng cho người đi đón các ngả đường vào thành, xem xét có ai mang hai món sữa chua và mật ong vào thành bán, thì bằng giá nào cũng phải mua cho được. Khi ấy, cậu thanh niên con nhà nghèo (tiền thân của Ngài Sīvali) mang sữa chua và mật ong vào thành bán, khi gặp người dân thành Bandhumati đón mua, được trả ngay món tiền 1 Kahapana cho món mật ong và sữa chua. Cậu thanh niên chủ hai món đồ đó vô cùng ngạc nhiên. Cậu thanh niên đó nghĩ là hai đồ ăn này không đáng giá bao nhiêu, tại sao người dân thành Bandhumati lại trả một giá cao như vậy? Ta hãy thử xem sự cần thiết của họ như thế nào, với suy nghĩ như vậy, cậu thanh niên nói:

    * Tôi không chịu bán món sữa chua và mật ong này với giá 1 Kahapana.

    Người dân thành Bandhumati năn nỉ mua hai món đồ ăn đó với giá gấp đôi là 2 Kahapana. Người chủ hàng vẫn không chịu bán. Người dân thành Bandhumati lại tăng số tiền lên gấp đôi, gấp đôi, 4 Kahapana, 8 Kahapana …cứ thế đến 1000 Kahapana, để mua cho được hai món sữa chua và mật ong. Cậu thanh niên chủ hai món đồ ăn trên muốn biết, tại sao người dân thành Bandhumati cần đến 2 món sữa chua và mật ong, mà chịu trả một số tiền quá cao như vậy, nên hỏi người mua rằng:

    * Thưa ông, sự thật, hai món đồ ăn này đâu có giá là bao, tại sao các ông cần đến hai món này, phải trả số tiền 1000 Kahapana như vậy, ông có thể cho tôi biết lý do được không?

    Người dân thành Bandhumati giải thích rằng:

    * Thưa anh, dân chúng trong thành Bandhumati tranh đua với Đức Vua trong việc làm phước dâng cúng lên Đức Phật Vipassī cùng toàn thể Chư Tỳ Khưu Tăng, khi kiểm điểm lại những món đồ ăn dâng cúng, thì thấy còn thiếu hai món sữa chua và mật ong, mới cho tôi đón đường tìm mua hai món đồ ăn đó. Nếu chúng tôi không mua được hai món đồ ăn này, thì sẽ thua đức vua mất, vì vậy, với giá nào tôi cũng cố mua cho được.

    Nghe vậy, cậu thanh niên chủ hai món đồ ăn hỏi:

    * Thưa ông, việc làm phước bố thí các món ăn sữa chua và mật ong này đến Đức Phật Vipassī và Chư Tỳ Khưu Tăng chỉ dành riêng cho dân thành Bandhumati, hay người khác cũng có thể làm phước bố thí được?

    Người mua sữa chua và mật ong thưa rằng:

    * Thưa anh, việc làm phước dâng sữa chua và mật ong cũng như thức ăn và đồ dùng khác đến Đức Phật Vipassī và Chư Tỳ Khưu Tăng không phải là việc chỉ dành riêng cho người dân thành Bandhumati, mà bất cứ ai cũng có thể làm được, đó là việc chung của tất cả mọi người.

    Cậu thanh niên nghèo liền thưa rằng:

    * Thưa ông, tôi không bán hai món sữa chua và mật ong này với giá 1000 kahapana mà tôi muốn dâng cúng hai món đó, để cùng làm phước bố thí với dân chúng thành Bandhumati có được không?

    Người dân thành Bandhumati vô cùng hoan hỷ, ông liền trở về báo tin cho người nhóm trưởng hay, có cậu thanh niên xin cùng chung cúng dường bố thí các món sữa chua và mật ong đến Đức Phật Vipassī và Chư Tỳ Khưu Tăng.
    Cậu thanh niên tự tay làm những món đồ ăn từ sữa chua và mật ong đem đến, rồi ngồi chờ đến phiên mình dâng cúng. Khi dâng cúng, cậu thanh niên bạch với Đức Phật Vipassī rằng:

    * Kính bạch Đức Thế Tôn, món vật thực nhỏ mọn này của con, xin kính dâng đến Đức Phật, kính xin Đức Thế Tôn từ bi thọ lãnh.

    Đức Phật Vipassī thọ nhận món đồ ăn làm bằng sữa chua và mật ong của cậu thanh niên nghèo. Đức Phật chú nguyện xong, đem món đồ ăn làm bằng sữa chua và mật ong chia cho 6 triệu 8 trăm ngàn (6.800.000) Chư Tỳ Khưu Tăng độ vẫn không hết.

    Khi Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng độ vật thực xong, cậu thanh niên nghèo là tiền thân của Ngài Đại Đức Sìvali đến đãnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ, bạch rằng:

    * Kính xin Đức Thế Tôn, con có duyên lành gặp đực Đức Thế Tôn, con lại có cơ hội tốt cùng dân chúng thành Bandhumati làm phước thiện cúng dường đến Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng, con vô cùng hoan hỷ, với phước thiện thanh cao này, xin cho con được trở thành bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc nhiều nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ Tử của Đức Phật ở vị lai.

    Lúc đó Đức Phật Vipassī truyền dạy rằng:

    * Nguyện vọng của con chắc chắn sẽ được thành tựu như ý

    Đức Phật thuyết pháp và chúc phước toàn thể dân chúng thành Bandhumati, trước khi Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đi nơi khác.

    Cậu thanh niên tiền thân của Ngài Đại Đức Sìvali tinh tấn tạo mọi phước thiện, nhất là bố thí đến trọn đời. Trong vòng sanh tử luân hồi, cậu chỉ tái sanh làm người, làm Chư Thiên hưởng sự an lạc, không hề sanh vào 4 đường ác đạo.

    Thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Ngài Đại Đức Sīvali là bậc đại phước tái sanh vào lòng bà công chúa Suppavāsā xứ Koliza như đã nói ở đoạn đầu.

    Nghiệp và quả của Nghiệp

    Thiện nghiệp, ác nghiệp là của riêng mỗi chúng sanh. Quả của thiện nghiệp, quả của ác nghiệp không chỉ riêng cho mình, mà còn ảnh hưởng đến người khác, chúng sanh khác nữa.

    Trong kinh Đức Phật dạy về thiện nghiệp, ác nghiệp, và quả của thiện nghiệp, ác nghiệp có câu kệ rằng:

    “Yādisam vapate bījam,
    Tādisaṃ harate phalam
    Kalyānakārī kalyānam,
    Pāpakārī ca pāpakam”

    Tạm dịch:

    “Người nào gieo hạt giống nào,
    Người ấy gặt quả nấy,
    Người hành thiện thì được quả thiện
    Người hành ác thì được quả ác”

    Tiểu sử Ngài Đại Đức Sīvali ở kiếp hiện tại là kết quả của ác nghiệp và thiện nghiệp mà chính Ngài đã tạo ở tiền kiếp quá khứ và ngay trong hiện tại.

    Ngài Đại Đức Sīvali đã trở thành bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng đệ tử của Đức Phật Gotama, hợp theo nguyện vọng, mà sự thành tựu do thiện nghiệp đã tạo từ những tiền kiếp của Ngài Đại Đức Sīvali ở quá khứ.

    Nay kiếp hiện tại này, Ngài Đại Đức Sīvali là bậc Thánh Alahán, cũng là kiếp chót của Ngài. Tất cả quả của thiện nghiệp và quả của ác nghiệp sẽ trở thành vô hiệu, khi Ngài Đại Đức Sīvali nhập Niết Bàn, chấm dứt sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài.

    * Trong bộ Therāpadāna, bộ Theragāthā, bộ Aṇguttaranikāya, phần Etadagga.
    * Từ Đức Phật Padumuttara đến Đức Phật Gotama trải qua thời gian 100 ngàn đại kiếp trái đất và trải qua 15 vị Phật xuất hiện trên thế gian.
    * Trong bộ Samyuttanikāya, phần Sagāthavagga.

    Theo tài liệu được ghi lại rằng: Sau khi Ngài Đại Đức Sīvali nhập Niết Bàn, Xá Lợi của Ngài còn lưu lại trên thế gian này, hình dáng lớp da bên ngoài giống như lớp da hạt đu đủ.

    Câu kệ “CẦU TÀI LỘC”
    “Sīvali ca mahānāmam,
    Sabbalābhaṃ bhavissati
    Therassa anubhāvena,
    Sabbe hontu piyam mama

    Ngài Đại Đức Sīvali bậc đại danh,
    Cầu xin tất cả tài lộc sẽ phát sanh,
    Do nhờ oai lực của Ngài Đại Đức,
    Tất cả chúng sanh, Chư Thiên, nhân loại,
    Đều có tâm từ thương mến con.
    “Sīvali ca mahālābham,
    Sabbalābhaṃ bhavissati
    Therassa anubhāvena,
    Sadā hontu piyaṃ mama

    Ngài Đại Đức Sīvali bậc đại tài lộc,
    Cầu xin tất cả tài lộc sẽ phát sanh,
    Do nhờ oai lực của Ngài Đại Đức,
    Cầu xin Chư Thiên, nhân loại luôn luôn yêu mến con.

    1.
    Sīvali ca mahāthero,
    mama sise thapetvāna,
    Mantitena jayomantam,
    aham vandāmi sabbadā

    Ngài Đại Đức Sīvali bậc cao thượng,
    Con tôn kính Ngài ở trên đầu con,
    Con xin tán dương ca tụng ân đức của Ngài,
    Con luôn luôn kính đãnh lễ Ngài.

    ---000---

    Giống nào người đã gieo trồng
    Quả ấy sẽ trổ cho ông bội phần
    Như người làm thiện ân cần
    Quả lành sẽ trổ, đặc ân lạ gì
    Còn người hành ác khác chi
    Khổ đau là quả tránh đi đường nào?
    I. Đức Si-va-lí danh cao
    Cầu xin tài lộc sanh vào cho con
    Do nhờ oai lực vẹn toàn
    Ngài Si-va-lí mãi còn thế gian
    Cầu mong thiên chúng các hàng
    Cùng chung nhân loại vô vàn mến con.
    II. Đức Si-va-lí tợ non
    Lộc tài Đại Đức hoàn toàn thanh cao
    Cầu xin tài lộc phát sanh
    Cho con hưởng quả an lành Ngài ban
    Cầu mong Thiên chúng các hàng
    Cùng chung nhân loại vô vàn mến con
    III. Ân Si-va-lí mãi còn
    Bậc thầy cao thượng, cho con đội đầu
    Kính Ngài là bậc nhiệm mầu
    Con luôn đãnh lễ, mong cầu lạc an.

    ~~~~00000~~~~~
    "Đừng cố sử dụng kiến thức Phật học để thành tín đồ; hãy sử dụng nó để bạn trở nên tốt hơn"

  7. #7

    Mặc định

    Bạn Cửu Phẩm Liên Hoa ơi!Bạn cho mình xin địa chỉ nhà bạn ,chứ không biết địa chỉ,6 h chiều tối nay ghé chốn chi mô?Hix

  8. #8

    Mặc định

    À! ra thế
    Lập lại lời người giàu hy vọng sẽ giàu như họ
    Tối nay tui sẽ đem kinh của Bill gate, hay Hoàng anh Gia lai ra đọc

  9. #9
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Lại hóng hớt kể câu chuyện cổ tích :

    ” Ngày xưa, có một người tu pháp Hoàng Bảo Tạng Vương(Dzambala) thành tựu đến nỗi có thể nhìn thấy và nói chuyện với Bảo Tạng Vương. Nhưng anh ta chỉ có hơn người khác một miếng mỡ khi đi xin cháo, từ đâu bay vô bát. Khi gặp Bảo Tạng Vương, anh hỏi Ngài tại sao tôi lại chỉ được vậy. Bấy giờ Ngài mới thong thả trả lời: Từ trước đến nay anh chưa làm phúc bố thí gì cả nên ta cố gắng lắm mới cho anh được miếng mỡ vào bát…”


    Qua đó nhắc lại: Phải cho đi thì mới có cái để mà nhận lại. Cầu tài mà quên bố thí thì cầu vạn năm cũng “nghèo vẫn hoàn nghèo” thôi. Đôi lời nhắc nhở. Kính!
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  10. #10

    Mặc định

    Bạn gioidinhtue ơi! Bạn cho mình hỏi là bạn có cát Mạn Đà La không?Nếu có thì cho mình xin 1 ít đi !

  11. #11
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Chieuthanhnghia Xem Bài Gởi
    Bạn gioidinhtue ơi! Bạn cho mình hỏi là bạn có cát Mạn Đà La không?Nếu có thì cho mình xin 1 ít đi !


    Nói thiệt với bạn từ lâu mình cũng ước có được một ít cát Mandala để phụng thờ. Mình nhớ không lầm vào cuối tháng 9 năm ngoái, bên diễn đàn hoibongsen có chủ đề: "Tặng cát Mandala Tara trắng cho mọi người" của La Duy Khánh (số cát này được đem từ Nga về). Nhưng vừa vào thì lại thấy cái thông báo đã hết cát lâu rồi! Từ đó trở đi mình nghĩ thôi thì khi nào có duyên ắt sẽ gặp vậy! Mong cầu làm chi để không được như ý rồi sanh phiền não -đó là một trong bát khổ :"Cầu bất đắc khổ". Nên hiện tại nhà mình cũng thờ Tháp Xá Lợi nhưng chỉ an trí thần chú Bảo Khiếp Ấn thôi, không có viên Xá Lợi hay một hạt Cát Mandala nào ở trong đó hết. Trước khi tâm niệm sẽ thỉnh Cát Mandala về thờ, mình nói:"Thôi thì không có Xá Lợi thờ Cát Mandala cũng tốt". Nhưng bây giờ mình nói lại:"Thôi thì không xin được Cát Mandala, mình thờ Bảo Khiếp Ấn thần chú cũng được mà". Hãy nhìn xuống đừng nhìn lên, mặc dù nhìn lên cũng là một cách để cầu tiến ( chỉ cần đừng thái quá là được), nhưng nhìn xuống mình còn thấy mình hơn vạn người. Hơn những gì? Ít ra mình còn được chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường Xá Lợi Phật và chư đệ tử của Ngài tới 2 lần. Rồi lại có duyên gặp, và được lễ bái, cúng dường thần chú Bảo Khiếp Ấn nữa. Nên biết Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang tự mình hướng Tây, phải 17 năm sau mới thỉnh được kinh điển Đại Thừa đem về Đông Độ; Trí Giả Đại Sư hằng ngày chuyên tâm lễ bái hướng về Ấn Độ hơn 18 năm, chỉ mong cầu có được bộ kinh Lăng Nghiêm để thọ trì. Các vị Đại Sư còn như vậy, huống chi ta! Cho nên vấn đề này mình chỉ xin gút lại trong hai từ "TÙY DUYÊN".
    Chúc bạn thân tâm an lạc, tinh tấn trên bước đường tu học của mình! Thân.
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  12. #12

    Mặc định

    Nhưng mà bạn đã biết cách nhận biết Xá Lợi thật-giả chưa?

  13. #13

    Mặc định

    Với lại cho mình hỏi nếu tu theo Mật Tông là tuyệt đối không được đụng tới 5 món ngũ tân:hành,hẹ,tỏi,nén,kiệu phải không?Nghe nói nếu đụng tới 5 món đó thì việc trì chú sẽ không linh nghiệm.

  14. #14

    Mặc định

    ủa,mà nghe nói hình như laduykhanh bị "tẩy chay" cả bên Hoangthantai.vn lẫn thegioivohinh.com rồi mà.

  15. #15
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Chieuthanhnghia Xem Bài Gởi


    Nhưng mà bạn đã biết cách nhận biết Xá Lợi thật-giả chưa?




    Thứ nhất, cách nhận biết Xá lợi Phật rất nhiều (có thể bỏ vào nước thử với gạo và mè, hoặc đổ ra mâm đồng xem mâm có vỡ không như ngài Khương Tăng Hội chẳng hạn, hoặc dùng chày kim cang mà đập, hoặc bỏ vào lò mà thiêu.............) nhưng theo mình nghĩ thật giả không quan trọng, đó chỉ là "Biểu pháp" để nương theo mà tu học thôi. Quan trọng là ở tấm lòng, cho dù được Xá lợi mà Tâm còn bán tin bán nghi, hoặc muốn thử nghiệm thật hư thì nên biết đó không phải Xá lợi. Tôi lại muốn kể chuyện cho bạn nghe:

    " Ngày xửa ngày xưa, tại Tây Tạng có một bà lão sống với đứa con duy nhất của mình. Người co thường đi Ấn Độ buôn bán nên bà mẹ già bảo anh: 'Con à! Ấn Độ là thánh địa nơi đức Phật Thích Ca ra đời, con nhớ thỉnh về cho mẹ vật gì đó để mẹ thờ cúng, lễ lạy!'.
    Tuy dặn đi dặn lại nhiều lần, nhưng lần nào người con cũng quên, chẳng mang được gì về cho mẹ cả. Lần nọ, người con lại chuẩn bị đi Ấn Độ, mẹ căn dặn: 'Nếu lần này mà con không thỉnh được vật gì về cho mẹ đảnh lễ cúng dường, mẹ sẽ chết trước mặt cho con xem!'.
    Khi người con ở Ấn Độ, vì cứ mãi lo buôn bán nên quên bẵng đi lời mẹ dặn, lúc sắp về đến nhà mới chợt nhớ ra, hốt hoảng :'Chất rồi! Bây giờ phải làm sao đây?Mình đã quên không thỉnh vật gì cho mẹ cả. Nếu về tay không lần này, nhất định mẹ sẽ tự vẫn mất'.
    Đang lúc bấn loạn như thế, đột nhiên anh thấy bên đường có một cái đầu chó chết. Lập tức anh nhặt nó lên và bẻ một cái răng, gói lại thật kỹ rồi mang về nhà cho mẹ. Vừa về tới nhà, anh nói: 'Thưa mẹ! Đây là Xá lợi răng của đức Phật, hy vọng mẹ sẽ hài lòng'.
    Người mẹ già vô cùng vui mừng, bà tin chắc đó là răng Phật nên thường xuyên chí thành lễ bái cúng dường. Không ngờ sau đó ít lâu thì răng chó đổi màu tỏa sáng không khác gì Xá lợi thật. Đến lúc bà lão qua đời lại thấy xuất hiện mây lành ngũ sắc bao quanh.
    Làm sao có thể như thế được? Đó chỉ là cái răng chó thôi mà! Thì ra, do bà lão hết mực chí thành, tin tưởng, cho rằng đó đích thật là Xá lợi răng của đức Như Lai, nên sức gia trì của Phật đã dung nhập vào đó, khiến cho nó thực sự hóa thành Xá lợi!!!"

    Qua câu chuyện hẳn bạn đã tự rút ra được nhiều điều rồi phải không ????
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  16. #16
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Chieuthanhnghia Xem Bài Gởi
    Với lại cho mình hỏi nếu tu theo Mật Tông là tuyệt đối không được đụng tới 5 món ngũ tân:hành,hẹ,tỏi,nén,kiệu phải không?Nghe nói nếu đụng tới 5 món đó thì việc trì chú sẽ không linh nghiệm.

    Mặc dù biết ăn ngũ vị tân tốt cho sức khỏe, chống tật bệnh (tỏi chống ung thư chẳng hạn), nhưng theo mình nghĩ thì không nên ăn (đặc biệt là bạn tu Mật nữa). Bởi đó là các thứ gia vị có mùi cay nồng, người tu hành ăn vào sẽ làm tăng thêm lòng sân, lòng dục, các vị Hộ Pháp Thiện thần lánh xa. Còn việc tụng kinh, trì chú có linh nghiệm hay không khi ăn các thứ gia vị này thì mình chưa chắc nên không dám khẳng định.
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  17. #17
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Chieuthanhnghia Xem Bài Gởi
    ủa,mà nghe nói hình như laduykhanh bị "tẩy chay" cả bên Hoangthantai.vn lẫn thegioivohinh.com rồi mà.

    Do việc tự nhận mình là truyền thừa của dòng phái Drikung Tây tạng đó mà. Nhưng thôi, nhắc lại làm chi, mình chỉ kể cho bạn nghe 'chuyện hồi đó' để cho câu chuyện nó logique thôi mà. Còn bây giờ LDK là gì, làm gì, ở đâu mình không chú ý nữa! Thân.
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  18. #18

    Mặc định

    Các bạn cho em mình hỏi ! Mình dự định cái bàn thờ kiếng nhỏ ở 2 bên bàn thờ Phật mà em đang thờ tượng Quan Công ngồi và tranh Hoàng Thần Tài đó,mình định sẽ chôn Bảo Bình Hoàng Thần Tài vào trong két sắt,thỉnh 1 tấm Thangka Hoàng Thần tài,mỗi khi tác pháp cúng dường thì trải Thangka ra phía trên nóc két sắt,cúng dường 2 chum đồng đựng sáp bơ (đèn bơ),nhang Hoàng Thần Tài được thắp trên 1đế gỗ,1 cốc đựng rượu nho,1 cốc nước bỏ vào 1 viên đá thạch anh tím,1 cốc gạo bỏ vào 1 chai nước hoa từ 3 hồ Thánh địa hoặc 1 lọ tinh dầu Trầm hương (Sandalwood),1 cốc hoa (nếu cúng hoa tươi thì mình để vào cốc đó là nước rồi đặt 1 bông hoa vào trong cốc nước đó;còn nếu là hoa giả như hoa vải,hoa nhựa thì mình để gạo vào trong cái cốc đó rồi mới đặt hoa giả vào),1 cốc mình cho đầy gạo và đặt trái cây lên trên,có khi mình cúng quýt tiều,có khi là nho,có khi là trái na (mãng cầu),có khi cúng lê (xá lị),mình định dẹp trống 2 cái bàn thờ kiếng nhỏ ở 2 bên bàn thờ Phật để thờ Hộ Pháp Già Lam (tức Ngài quan công đấy ạ) và Hộ Pháp Vi Đà

    Hay là thờ Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ (hoá thân của Quan Âm Bồ Tát)?

    Mình thấy ở Chùa người Hoa thì họ hay thờ 2 bên bàn thờ Phật ở Chánh Điện là Hộ Pháp Già Lam và Hộ Pháp Vi Đà,chỉ khi nào các lễ Mông Sơn Thí Thực hay lễ Giải Oan Bạt Độ thì họ mới lập bàn thờ Tiêu Diện Đại Sĩ;còn các Chùa người Việt của mình thì mình thấy thường là thờ Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ thôi.
    Kính mong các bạn cho ý kiến là có cần thờ thêm Hộ Pháp không?Và nếu thờ thì nên chọn thờ cách nào trong 2 cách trên?
    Mình xin thành thật cảm ơn!

  19. #19

    Mặc định THỜ CÚNG TRONG KIM CANG THỪA

    Trước hết, nói về phòng tu tập. Nên có một phòng riêng,
    ở phía trên. Không nên để bàn thờ ở phía dưới, nơi có phòng sinh
    hoạt ở trên.
    Bàn thờ nên có 2 tầng:
    - Tầng trên để đặt tất cả đối tượng của thờ cúng: tượng
    Phật, Thangka, kinh sách, tháp bảo v. v.
    - Tầng dưới để tất cả các vật cúng dường. Cần lưu ý:
    không nên dùng các câu minh chú để làm vật trang trí, in vào
    chén bát, ghế ngồi… Khăn, áo, vật dụng cá nhân có chữ của câu
    chú thì có thể chấp nhận được nhưng phải lưu tâm, không được
    để xuống đất hay chỗ dơ bẩn.
    Cách sắp xếp bàn thờ chuẩn theo truyền thống Tây tạng là:
    - Tượng, tranh của các vị đại Đạo sư của dòng truyền
    thừa, của Guru ở khu vực trung tâm của bàn thờ (Thân). Theo
    truyền thống Mật thừa, Guru bao giờ cũng là quan trọng nhất.
    Tiếp đến là tượng tranh của chư Phật, chư Bổn Tôn (Thân).
    - Bên phải tượng, tranh là các tập sách, các bản kinh (Khẩu).
    - Bên trái là tháp bảo (Ý). Nếu có thể đặt xá lợi vào trong
    tượng thì nên đặt ở phần đầu của tượng.
    Có nhiều cách để cúng dường. Có thể sắp đặt 8 món cúng
    dường, trong đó các phẩm vật cúng dường càng quý giá càng tốt,
    nhưng nếu không có điều kiện thì cúng nước cũng tốt. Tất cả các
    chén bát đựng đồ cúng dường phải sạch sẽ, không vỡ, không có
    nguồn gốc phi pháp. Phải trong sạch cả về tinh thần và hình
    thức. Nếu đồ cúng dường bị sứt mẻ phải đổi ngay lập tức.
    Nước cúng: cúng càng nhiều càng tốt, tuy nhiên theo
    truyền thống Tây Tạng thì nên cúng 5 hoặc 7 chén nước. Trước
    khi cúng, lấy khăn sạch lau sạch, khô các chén. Khi rót nước cúng,
    phải để ý không để chén không trên bàn thờ. Có 2 lý do phải làm
    như vậy: Thứ nhất, ngạ quỷ có thể vào cư trú các chén rỗng để
    ngửa. Thứ hai, để các chén rỗng trên bàn thờ là không có dấu hiệu
    cát tường, vì dấu hiệu cát tường bao giờ cũng là viên mãn, tràn đầy.
    Trạng thái rỗng không là trạng thái nghèo nàn. Rót đầy từng chén,
    để lên bàn thờ rồi tiếp tục chén tiếp theo. Hoặc rót một chén có
    nước, từ chén đó đổ qua các chén khác, mỗi chén vài giọt nước là
    được. Đặt các chén nước lên bàn thờ, sau đó rót thêm cho đầy. Đặt
    các chén thẳng hàng, không nghiêng ngả, cách đều nhau. Khoảng
    cách giữa các chén phụ thuộc chén to hay nhỏ. Nước cúng phải lấy
    từ vòi ra rồi cúng luôn, không dùng nước đun chín. Khi rót nước
    phải tập trung & thành kính, không được rơi rớt nước ra ngoài.
    Không rót quá đầy, cũng không quá vơi. Vừa rót nước, vừa trì chú
    OM AH HUNG.
    Tụng chú RAM YAM KHAM trong lúc thanh tịnh hóa
    các phẩm vật cúng dường: Đốt hương (nhang) huơ lên: thanh
    tịnh bằng lửa.
    Dùng quạt phẩy nhẹ: thanh tịnh bằng gió.
    Dùng chân hương (chân nhang) nhúng vào ly nước, vẩy
    nhẹ vài cái: thanh tịnh bằng nước.
    Chú ý: khi sắp đặt các vật cúng dường, nên đeo khẩu
    trang để tránh vô tình thưởng thức hương thơm cũng như tránh
    làm dơ bẩn các phẩm vật.
    Thay nước trước mỗi thời công phu hoặc thay nước vào
    cuối ngày, trước khi mặt trời lặn, không được thay nước vào buổi
    tối. Nếu lỡ quên thì để sang sáng hôm sau, trước thời công phu
    mới thay nước. Nếu thay nước vào lúc mặt trời lặn trời tối, ngạ
    quỷ hoặc các chúng sinh yếu bóng vía khi nhìn thấy bình nước
    sẽ tưởng là bình máu. Làm như vậy là mình đã tạo nghiệp vì
    làm họ sợ.
    Nước đã cúng nên đổ vào một cái bình và úp chén xuống.
    Sau đó đổ nước đi vào nơi sạch sẽ (tưới cây) chứ không được đổ ở
    nơi đường xá, nơi dơ bẩn, nơi có người bước chân lên.
    68
    Lưu ý: Không nên uống nước sau khi cúng cũng như
    không nên dùng các phẩm vật đã cúng dường. Lý do thứ nhất là
    vì khi cúng chúng ta đã dâng các vật phẩm đó lên chư Phật, chư
    Bồ tát, và chúng đã thuộc về Tam bảo. Nếu chúng ta thọ dụng,
    có nghĩa là chúng ta dùng của Tam bảo, thì sẽ tạo nghiệp. Sự vi
    phạm này tuy không nặng nhưng vẫn nên tránh. Lý do thứ hai
    là nếu chúng ta giữ thói quen dùng các vật phẩm cúng dường
    thì khi mua vật phẩm cúng ta thường có xu hướng suy tính tới
    việc sẽ dùng các vật phẩm đó sau khi cúng. Điều đó làm cho tâm
    ta bị ô nhiễm và việc cúng dường sẽ vì thế mà giảm phước đức.
    (Cũng vì lý do đó mà Rinpoche khuyên chúng ta không nên
    thưởng thức các vật phẩm cúng dường trước khi bày lên bàn thờ;
    ví dụ như một động tác nhỏ là ngửi và khen hoa cúng thơm, đẹp
    cũng nên tránh - LND). Các vị tăng cũng cần rất cẩn trọng khi
    nhận lễ lạy, cúng dường của Phật tử. Những gì thuộc về chùa
    chiền, Tam Bảo cũng không được động đến nếu không được
    phép. Nếu quý thầy chia cho thì mình có thể được thọ hưởng vì
    đó là phước nhưng cũng chỉ nên dùng một cách khiêm tốn. Đặc
    biệt chú ý những gì thuộc về các vị Đạo sư tôn quý, các bậc
    chứng ngộ thì càng tuyệt đối không được tự tiện động tới vì sẽ
    tạo nghiệp rất nghiêm trọng.
    Nên phân biệt cúng dường hàng ngày & lễ cúng Tsok.
    Các đồ của lễ cúng Tsok sau khi làm lễ nếu chúng ta không
    dùng thì sẽ là sai phạm. Tuy nhiên, cũng chỉ được dùng một ít
    và cũng không được mang về để chia phần cho người thân, bạn
    bè. Cúng dường hàng ngày không nên cúng nhiều.
    Không được cúng ngạ quỷ và chúng sinh khác ở trong
    nhà. Chỉ có thể cúng ở ngoài trời, ngoài đường. Và nếu như
    không biết cúng thì họ cũng không thể nhận được. Do đó, không
    nên làm khi chưa được học.
    Phải rất cẩn thận khi cúng dường. Với hoa cúng, chúng
    ta không nên ngắm, ngửi, khen đẹp…
    Không nên thưởng thức các đồ cúng dường vì như vậy là
    làm ô nhiễm đồ cúng. Khi mua đồ cúng, cũng không nên có tâm
    lý tiếc rẻ vì trót mua đắt, khen chê đắt rẻ vì cúng dường với tâm
    như vậy sẽ làm giảm phước đức.
    Trong các chén cúng dường cũng không được để lẫn lộn
    các phẩm vật với nhau. Ví dụ: một vài hạt gạo rơi vào chén nước,
    1 vài cánh hoa, tàn nhang rớt sang chén gạo… Ta gọi đó là “cúng
    mù” (blind offering). Các con hãy nhớ chăm chút, cẩn trọng
    trong việc cúng cũng phải làm như (nếu không hơn) trong sinh
    hoạt hàng ngày. Khi người ta đưa cho mình chén trà có vài
    miếng thịt, trong rượu rớt vài cọng trà thì mình có thích không?
    Trong cuộc sống mình cẩn thận như vậy thì tại sao mình lại còn
    làm thế khi cúng dường? Chúng ta thường sống một cuộc sống
    đầy đủ, xa hoa, sạch sẽ và đôi khi là quá cầu kỳ. Vậy tại sao
    không đơn giản hơn trong cuộc sống và cẩn thận hơn trong việc
    thờ cúng? Những nề nếp này tuy khó luyện tập nhưng rất cần
    thiết nếu ta muốn có được sự cúng dường hoàn hảo về cả thân,
    khẩu, ý. Chúng ta cúng dường với cái tâm như thế nào vẫn là
    điều quan trọng nhất. Tâm cúng dường quyết định công đức của
    người cúng dường và việc cúng dường có tác dụng chuyển hóa
    tâm rất lớn nếu được làm đúng cách.
    Tám món cúng dường cần sắp xếp theo đúng thứ tự từ
    trái sang phải, bao gồm:
    - Nước: để uống
    - Nước: để rửa chân
    - Hoa: trang trí cho đầu
    - Trầm hương: hương (cho mũi)
    - Đèn bơ: sắc (cho mắt)
    - Nước thơm: ý (cho tim)
    - Thực phẩm: vị (cho miệng)
    - Nhã nhạc: thanh (cho tai)
    Phần nhã nhạc có thể để dưới dạng các hình thức tượng
    trưng: Chuông, pháp loa bằng ốc, đàn ghi ta, nốt nhạc…

    (Trích bài giảng của thầy Sonam)
    "Đừng cố sử dụng kiến thức Phật học để thành tín đồ; hãy sử dụng nó để bạn trở nên tốt hơn"

  20. #20
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Chieuthanhnghia Xem Bài Gởi
    Các bạn cho em mình hỏi ! Mình dự định cái bàn thờ kiếng nhỏ ở 2 bên bàn thờ Phật mà em đang thờ tượng Quan Công ngồi và tranh Hoàng Thần Tài đó,mình định sẽ chôn Bảo Bình Hoàng Thần Tài vào trong két sắt,thỉnh 1 tấm Thangka Hoàng Thần tài,mỗi khi tác pháp cúng dường thì trải Thangka ra phía trên nóc két sắt,cúng dường 2 chum đồng đựng sáp bơ (đèn bơ),nhang Hoàng Thần Tài được thắp trên 1đế gỗ,1 cốc đựng rượu nho,1 cốc nước bỏ vào 1 viên đá thạch anh tím,1 cốc gạo bỏ vào 1 chai nước hoa từ 3 hồ Thánh địa hoặc 1 lọ tinh dầu Trầm hương (Sandalwood),1 cốc hoa (nếu cúng hoa tươi thì mình để vào cốc đó là nước rồi đặt 1 bông hoa vào trong cốc nước đó;còn nếu là hoa giả như hoa vải,hoa nhựa thì mình để gạo vào trong cái cốc đó rồi mới đặt hoa giả vào),1 cốc mình cho đầy gạo và đặt trái cây lên trên,có khi mình cúng quýt tiều,có khi là nho,có khi là trái na (mãng cầu),có khi cúng lê (xá lị),mình định dẹp trống 2 cái bàn thờ kiếng nhỏ ở 2 bên bàn thờ Phật để thờ Hộ Pháp Già Lam (tức Ngài quan công đấy ạ) và Hộ Pháp Vi Đà

    Hay là thờ Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ (hoá thân của Quan Âm Bồ Tát)?

    Mình thấy ở Chùa người Hoa thì họ hay thờ 2 bên bàn thờ Phật ở Chánh Điện là Hộ Pháp Già Lam và Hộ Pháp Vi Đà,chỉ khi nào các lễ Mông Sơn Thí Thực hay lễ Giải Oan Bạt Độ thì họ mới lập bàn thờ Tiêu Diện Đại Sĩ;còn các Chùa người Việt của mình thì mình thấy thường là thờ Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ thôi.
    Kính mong các bạn cho ý kiến là có cần thờ thêm Hộ Pháp không?Và nếu thờ thì nên chọn thờ cách nào trong 2 cách trên?
    Mình xin thành thật cảm ơn!






    Bạn nên qua box Mật tông hỏi về Nghi quỹ tu trì Hoàng Bảo Tạng Vương (Dzambala). "Mất lòng trước, được lòng sau", cho mình nói thật, nếu có lỡ lời làm bạn mếch lòng thì xin bạn cũng hãy hỷ xả mà bỏ qua cho mình nghe: Bạn định mở bao nhiêu cửa mà sao mình thấy bộ sưu tập chìa khóa của bạn nhiều quá. Hãy chia sẻ bớt cho người khác đi, rồi lựa chọn đúng một Pháp mà tu tập. Một Pháp thông rồi thì vạn Pháp chẳng sợ không thông!. Có hai hạng người tu tập rất mau có kết quả : Hạng thượng căn thượng trí , giảng một hiểu mười và hạng căn trí ám độn chỉ được hướng dẫn một pháp môn mà chịu tinh tấn tu hành. Dở dở ương ương như chúng ta, vào rừng Pháp mà cứ bạ cây nào, lá nào cũng nhổ, cũng bứt thì không bao giờ có kết quả bởi biết Pháp thì nhiều mà đâu có Pháp nào thông đâu???. Cầu Pháp cũng là biểu hiện của sự tinh tấn nhưng đừng quá trớn như thế. Hãy tập sống "Thiểu dục tri túc" đi !!!!!!
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NGUYÊN LÝ MẬT TÔNG
    By delightdhamma in forum Mật Tông
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 26-01-2011, 03:08 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •