kết quả từ 1 tới 20 trên 54

Ðề tài: Dẫn nhập giả thuyết về thiền định

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Tứ Đẳng Avatar của vuhanp
    Gia nhập
    May 2008
    Nơi cư ngụ
    Garden Grove.CA.92843.USA
    Bài gởi
    4,267

    Mặc định Dẫn nhập giả thuyết về thiền định

    Sau khi xin phép nhóm CTR, quyền sở hữu loạt bài viết Dẫn nhập giả thuyết về thiền định, tôi xin mạn phép xin Admin, Mod TGVH, cho phép được trích dẫn bài viết của nhóm CTR, nhằm mục đích chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về Phương pháp Thiền và phong phú hơn về lộ trình tu tập Thiền Định được mổ xẽ chi tiết qua cái nhìn khoa học, và thực chúng trong quá trình đọc bài, nghiên cứu, thắc mắc, chúng ta sẽ đặt những câu hỏi nghiêm túc, không spam , hy vọng nhóm CTR sẽ làm chúng ta thỏa mãn những điều chưa nắm bắt về chân trời của Vi Diệu Pháp


    Kính thưa cùng các ACE trên diễn đàn TGVH !!!


    Chúng tôi là 1 nhóm anh em vốn rất yêu mến trang nhà, Giống như tất cả các ACE đang thực hành tu tập, nỗi khát khao hiểu biết về nền tảng lý thuyết cũng như thực hành thiền định của chúng ta là rất lớn. Từng đọc qua các sách vở, nhưng những kiến thức của cá nhân chúng tôi vẫn có điều gì đó rất mơ hồ.

    Do có chút nhân duyên lành, nhóm anh em chúng tôi đã tìm hiểu được một số kiến thức liên quan đến vấn đề này, phát hiện ra rằng góc nhìn về thiền định có điều gì đó rất mới và rất lạ so với những suy nghĩ sẵn có trước đây. Cũng nghĩ rằng tất cả những hiểu biết của mình có tính cá nhân và mang tính chủ quan thôi; nhưng mang trong lòng nguyện ước đồng tu đồng thành tựu nên anh em chúng tôi mạnh dạn chia sẻ bài viết này. Do những kiến thức này chưa từng được khoa học kiểm nghiệm hoặc nghiên cứu qua, nên tất cả các ý kiến phê bình, phản biện đều được trân trọng đón nhận; để chúng ta cùng hoàn thiện những hiểu biết của mình.

    Đây chỉ là bài đầu tiên, và nếu được sự quan tâm và đồng ý của ACE trên diễn đàn, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về những bài viết thú vị khác.
    Kiến thức là của chung nhân loại, nhưng thể theo nguyện vọng của cả nhóm anh em cùng làm việc chung, nên xin mọi người cho phép chúng tôi được giữ bản quyền của các bài viết. Chân thành cảm ơn Mod TGVH đã cho phép bài viết này xuất hiện trên diễn đàn

    Trân trọng

    Thay mặt cho nhóm anh em thực hiện
    BS. Đinh Dạ Lý Hương




    I. TỔNG QUAN

    Người ta giả thuyết rằng hiện tượng thiền định là một hiện tượng khách quan có thật, nó cũng là một phát minh kỹ thuật của con người nhằm chống lại định mệnh mặc định của thế giới tự nhiên. Thiền định còn là một công cụ, giúp con người có được khái niệm về cái chết qua trải nghiệm thực tế, khi mình còn đang sống.
    Mặt khác, cũng có người cho là các hiệu ứng mà thiền định tạo ra chỉ là ảo giác, tự kỷ ám thị - nói theo kiểu phân tâm học
    Có một sự thật mà chúng cần phải thừa nhận là nếu người ta thật sự nhập định được thì việc biết được những gì đã xẩy ra và sẽ xẩy ra, hoàn toàn không phải là điều hiếm có. Vì vậy việc tìm kiếm, xây dựng một giả thuyết, một lý thuyết về thiền định là việc nên làm. Ai cũng biết rằng bộ môn khoa học nào cũng cần phải xây dựng được lý thuyết để hoàn thiện chính mình, bộ môn thiền định cũng không là ngoại lệ.
    Có rất nhiều lý do để cho ai đó, khi có ý định xét duyệt lại bộ môn thiền định cảm thấy e ngại. Đối thủ trực diện của thiền định là khoa học hiện đại: Internet, Viagra, Cell phone. Chúng là biểu tượng của tính chất thực dụng. Khoa học hiện đại biến thành một thứ tôn giáo, tất nhiên phải có những tín đồ, mê tín và cuồng tín… là hệ quả tất yếu.
    Mặt khác phải kể đến tâm lý khá phổ biến trong sân chơi thiền định, tu thì phải buông bỏ hết, thanh thoát, nhẹ nhàng…kể cả có quan điểm cho rằng bản thân kiến thức cũng là một trở ngại. Quan điểm này, ngay cả đối với trường phái chính thống Phật giáo cũng không đồng quan điểm.
    Trí và hữu học là hai yếu tố không thể thiếu được để đưa đến mục đích giải thoát. Ngay cả những bộ môn khoa học bình thường, cũng không thể tiếp cận bằng những thú vui nhẹ nhàng, huống chi là thiền định. Chỉ cần tập lái một chiếc xe máy, xe hơi…cũng phải mất nhiều ngày, thậm chí để tập chơi đàn một cách chính qui cũng phải mất bốn năm trở lên. Do đó, hiểu được tất cả sự thật của vũ trụ là vô thường, vô ngã…chỉ bằng một tiếng hét, một cái đánh…là điều người ta cần nghĩ lại. Thiên tài dường như là trò chơi của sự kiên nhẫn.
    Nhiều trường phái liên quan đến bộ môn thiền định mà đến nay người ta còn biết được, thì hầu như không có một trường phái nào để lại một tài liệu nào về kỹ thuật hoặc lý thuyết thiền định. Có chăng chỉ là những kỹ thuật quá thô sơ (tài liệu Viên Giác) hoặc những tài liệu xa vời thực tế, không thể hiểu nổi, bằng kiến thức bình thường của con người, (thí dụ như Thập định của Hoa nghiêm). Ở Tây Phương, người ta có thể nghiên cứu tài liệu của Thánh nữ Theresa Avila ở thế kỷ 15. Có vẻ như đó là môt loại thiền quán, các phần khá giống các lớp thiền định…Nhưng về mặt thực hành, ta học được những điều gì qua những tác phẩm nói trên?
    Bên cạnh đó còn rất nhiều tác giả, mà quí độc giả có thể tham khảo như Blavasky, Krisnamurti, Suzuki…Hiện nay, thông tin đại chúng cho biết có tới 600 công cuộc khảo cứu về thiền định và hàng trăm bài báo…được nhiều trường đại học nổi tiếng của Mỹ nghiên cứu. Tác phẩm You-Forever của Lobsangs Rampa đã là biểu tượng của Mật giáo Tây Tạng tại Châu Âu của thế kỷ trước. Ông là người được đào tạo chuẩn mực hàn lâm tại Tây Tạng và sau này tại Anh Quốc. Trong tài liệu này, người ta không tìm thấy một hệ thống lý thuyết cũng như kỹ thuật thiền định để có thể thực hành.
    Cũng có thể vì những lý do nêu trên, mà một người thật sự có ý định tu thiền sẽ cảm thấy mất phương hướng và nếu có thực hành thì thực tình mà nói cũng chẳng có kết quả gì cụ thể. Có chăng là những buổi tranh luận với những người trong cùng sân chơi với mình, cố bảo vệ, phản biện những điều mà chính mình, đôi khi nghĩ lại, cũng chẵng biết có đúng hay không! Quả thật những việc vô hình, vô ảnh thì biết lấy gì làm chuẩn mực, cái khó nhất là mặc cảm tự ti, thấy mình mất phương hướng.

    II. TÂM LÀ TẾ BÀO CỦA CÁC THỰC THỂ

    Có lẽ duy nhất chỉ có trường phái Phật Giáo là đã để lại tài liệu Vi Diệu Pháp (mà người ta thường gọi là Tâm lý học Phật Giáo). Tài liệu này bản chất là một lý thuyết phân tích, tổng hợp, có cả kỹ thuật tu thiền định với rất nhiều chi tiết tinh vi. Thế nhưng tài liệu này có lẽ chỉ có giá trị cho người thực sự thực hành thiền định mà đạt được ít nhiều kết quả. Thật vậy, trong Vi Diệu Pháp, TÂM, đơn vị cấu tạo nên các thực thể ở tất cả các cảnh giới, mà con người chỉ là một thành phần rất nhỏ trong đó, đều được trình bày tỉ mỉ. Do đó có thể nói tài liệu này được viết ra không phải chỉ dành riêng cho con người đọc.
    Những ai chưa từng nhập định và trải nghiệm nhập vai thực thể của các cảnh giới khác loài người thì không thể nào hiểu được tài liệu Vi Diệu Pháp muốn nói cái gì. Lấy thí dụ cụ thể trong Vi Diệu Pháp nói rằng: "muốn nhập thiền vô sắc thì phải lấy quang tướng làm đối tượng, giả thuyết là một thực thể đang hiện hữu ở cảnh hữu sắc - tất nhiên là Tứ thiền hữu sắc- ở đây có 2 tâm cơ bản : Tâm duy nhất và hạnh phúc (nhất tâm và lạc), ở đây không quán sát sâu sắc để tìm rất nhiều tâm phụ (Tâm Sở). Ngoài cường độ, còn phải xác định đến chất lượng, chất lượng của thực thể này phải ở cấp chất lượng thứ tư là chất lượng thiền định tràn ra ngoài. Hệ quả của thiền định là kinh nghiệm thực sự của các cảnh giới, sự minh triết…vỡ lẽ các ảo mộng, biết rằng còn có các lớp thiền định cao hơn nữa…"
    Những điều trình bày trên là hoàn toàn vô nghĩa, nếu độc giả chưa từng ở vai trò của 1 hành giả Tứ thiền hữu sắc, kinh qua thực tế.

    Bài viết về thiền định này được dựa trên 3 cơ sở dữ liệu sau đây:
    1. Những tài liệu Vi Diệu Pháp.
    2. Những tài liệu về cận tử.
    3. Kinh nghiệm thực chứng của một số người tu thiền định và của chính những người viết bài viết này.
    Chúng ta thử giới thiệu một giả thuyết gọi là “Lý thuyết cấu tạo tâm" hay đúng hơn phải gọi là “Lượng tử tâm cơ học “, hoặc là “Lượng tử tâm động học “.
    Theo những tài liệu cổ thì số lượng tâm có khoảng gần 200. Tâm được mô tả như là những viên gạch xây dựng lên thế giới thực thể ở bất cứ cảnh giới nào, chỉ khác nhau về chủng loại và số lượng, cũng giống như các nguyên tố hóa học, hạ nguyên tử (subatom, những hạt cấu tạo nên nguyên tử) đã xây dựng lên thế giới vật chất chung quanh chúng ta.
    Tâm có lẽ là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia được.
    Khoa học ngày nay biết rõ về tên và số lượng của các nguyên tố hóa học cũng như định luật tương tác của chúng. Nhưng người ta lại không có câu trả lời về tên và số lượng tâm mặc dù đã mày mò qua nhiều năm tháng. Đó là chưa kể đến việc tương tác của các tâm lại khác với hóa học và với điện từ học. Nếu chúng ta mặc định là tâm cũng có điện dương và điện âm thì các tâm lại tuân theo một định luật khác gọi là định luật tương ưng, cụ thể thiện tâm vương thì có khoảng 35 tâm sở vệ tinh.
    Đơn vị tâm hàm chứa rất nhiều năng lượng: Dục giới, Sắc giới, Thiện, Không thiện, Dị thục ( tạo ra nhân quả ), Duy tác (không tạo ra nhân quả) v.v…
    Vẫn theo những tài liệu nói trên, tâm có một vai trò hết sức quan trọng. Có tài liệu đã mô tả tâm là:”Tâm đứng đầu, tâm tạo tác tất cả”.Theo truyền thống Vi Diệu Pháp, thì tâm sanh ra vật chất (cũng giống như năng lượng sanh ra khối lượng, trường sanh ra chất). Với con người như chúng ta, thì người ta cho là năng lượng của tâm đã tạo ra phần ngoài thể xác của chúng ta.
    Một tâm vương không bao giờ hiện hữu một mình, chúng luôn luôn được bao bọc bởi rất nhiều tâm sở.
    Đời sống của tâm cũng tuân theo qui luật : Sinh,Trụ, Hoại, Diệt.

    III. TỔ HỢP TÂM CỦA MỘT THỰC THỂ và VẤN ĐỀ NHẬP ĐỊNH

    Không có tài liệu thần học nào của bất cứ trường phái nào lại giống như truyền thống Vi Diệu Pháp. Ở đây không có: Thượng Đế, Thần linh, bí tích, phép lạ, mặc khải…Cũng giống như các bộ môn khoa học bất kỳ, ở phần đầu chúng ta cũng phải chấp nhận một số tiên đề mang tính chất định đề (Postulate). Kế tiếp, mọi việc được trình bày một cách khá duy vật và cơ học theo một trình tự của nguyên lý đồng nhất, như thế mọi người bình thường đều có thể hiểu được.
    Vẫn theo Vi Diệu Pháp, thì có rất nhiều cảnh giới khác nhau, số lượng có thể không đếm được, vì có các thực thể có số lượng cấu tạo tâm nhiều gần 200 tâm, có thực thể khác thì chỉ có 2 hoặc 3 tâm. Do đó những thực thể có số lượng tâm và chất lượng tâm khá giống nhau sẽ tạo ra một cõi, một cảnh giới theo định luật tương ưng của tâm. Ở các cõi giới khác nhau thì thời gian trôi đi sẽ khác nhau.

    Sau đây chúng ta hãy quan sát một bảng mô tả tổng quát về các cảnh giới.
    Có bốn cảnh giới cơ bản là: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, Niết bàn.
    - Dục giới gồm 11 cõi: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A tu la, Loài người,Tứ đại thiên vương,Tam thập tam thiên, Dạ ma, Đâu xuất, Hóa lạc,Tha hóa tự tại.
    - Sắc giới gồm 4 cỏi: Sơ thiền, Nhị thiền,Tam thiền,Tứ thiền.
    - Vô sắc giới gồm: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
    Theo mô hình nêu trên, thì con người sống trong một trong 7 cảnh thiên. Lối sắp xếp này mang nặng tính chất minh họa, chúng ta tạm thời chấp nhận như một định đề.
    Vẫn theo truyền thống Vi Diệu Pháp, cõi người mà chúng ta đang sinh hoạt không có gì đáng để khuyến khích và ca ngợi, kể cả những cõi cao hơn, sống lâu hơn, hạnh phúc hơn…cũng vậy. Thật thế, qui luật Sanh, Lão, Bệnh, Tử có hiệu lực trên tất cả các thực thể. Đó là tấn bi kịch đau đớn nhất cho tất cả các thực thể.

    Cách duy nhất để tránh khỏi tai họa này là tu thiền định, một công cụ có khả năng chấm dứt các phiền não. Không có một thần linh, một Thượng Đế nào có thể giúp được mình, chính bản thân các vị thần tiên cũng bị sanh, lão, bệnh, tử chi phối. Do đó, van vái, cầu xin, cúng tế cũng chẳng giải quyết được gì, vì định luật nhân quả của thế giới tự nhiên là một định luật khách quan không phân biệt đối xử với tất cả các thực thể ở các cõi, các cảnh giới.

    Để tránh trình bày một cách quá lý thuyết về lộ trình của tâm của người tu thiền định,chúng ta thử giản lược bằng 3 phần nêu sau:
    1/ Con người là một tập hợp khoảng gần 200 đơn vị tâm,những tâm này luôn luôn chuyển động.Tuy nhiên, lại có một số tâm hay vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người. Thật sự những tâm này chính là bản năng bảo tồn của con người, nếu không có nó, loài người không thể tồn tại và phát triển, nhưng Vi Diệu Pháp lại coi những tâm này là bất thiện tâm.
    2/ Khi tu thiền định thì có khoảng 5 cho đến 2 tâm chánh (Tầm, Tứ, Nhất tâm, Hỉ, Lạc), cộng với ít nhất là 35 tâm sở, gồm có : 22 Tịnh quang tâm sở, 7 Biệt hành tâm sở, 6 Biệt cảnh tâm sở.
    Đến khi thực sự nhập định, thì chỉ còn có 2 tâm: nhất tâm và lạc.
    3/ Bản chất của thiền định theo phần trình bày trên, rõ ràng chỉ là việc loại bỏ hầu hết các loại tâm không cần thiết cho sự tồn tại của một thực thể. Hiện tượng này chỉ xẩy ra trong lúc nhập định, khi đi ra khỏi trạng thái nhập định thì số lượng tâm trở lại trạng thái vốn có của mình. Mặc dù số lượng tâm không biến đổi là bao, nhưng người tu thiền định trải nghiệm qua những lúc nhập định có thay đổi lớn lao về tâm lý. Tâm lý này người ta cũng tìm thấy ở những người cận tử.

    Để kết luận bài này, chúng tôi xin được đề xuất một phương trình như sau:

    Một thực thể tương tác với một lực hoặc một năng lượng nào đó đủ mạnh thì sẽ chuyển biến và chuyển qua các chiều không gian khác.

    Làm sao để tạo ra trạng thái nhập định? Xin mời quý độc giả đón xem bài kế tiếp.


    Hết







    Dẫn Nhập Giả Thuyết về Thiền Định

    Bài viết kế tiếp sau đây xin chia sẻ những hiểu biết về nhập chánh định theo truyền thống của lộ trình tâm; và sau bài này nhóm ctr sẽ tiếp tục chia sẻ một bài viết nữa có tính thực hành nhiều hơn về kỹ thuật nhập định.

    Trân trọng



    SAMASAMADHI: tiếng Việt Nam thường dịch ra là chánh định
    - RAJAYOGA và trường phái Phật giáo cùng chia sẻ 1 định nghĩa: "Tư cách chú tâm vào một vật duy nhất"
    - Thật ra, đây là một kỹ thuật điển hình kinh điển và hàn lâm. Nhưng thực tế, ít ai quan tâm tới lối tập này, người ta hay chọn những lối tập hoàn toàn khác hẳn.
    - Mục đích của trường phái Phật giáo là giải thoát. Do đó, các tâm của thiền định phải là thiện tâm, chứ không thể là bất thiện tâm hay vô nhân tâm. Chính xác là thiện tâm duy tác. Để hiểu rõ vấn đề này, xin quý độc giả vui lòng tham khảo thêm tài liệu Vi Diệu Pháp.

    Rất nhiều người cho là muốn thiền định thì cần phải buông xả hết, thậm chí kiến thức cũng được xem là một trở ngại. Thế nhưng truyền thống Phật giáo, RAJAYOGA có đồng quan điểm cho là "Thiếu sót lớn nhất trong đời là thiếu hiểu biết" và "Tài sản lớn nhất trong đời chính là sự hiểu biết".
    Loại thiền định được trình bày trong bài này đòi hỏi người có ý định tập luyện phải hiểu rất rõ về các loại tâm. Sau đó, cần phải nhớ một số các loại tâm thường gặp. Trên cơ sở này, người tập thiền sẽ sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ thiền định để làm chủ, điều khiển luồng tâm thức hướng về mục đích mà mình muốn đạt được.

    Chúng ta hãy quan sát và so sánh luồng tâm thức của một người bình thường không điều khiển được với luồng tâm thức của một người thiền định điều khiển được.
    - Trong 1 thời gian là T, có 3 tâm nổi lên và chìm xuống của người bình thường.
    - Trong khi, cùng trong 1 thời gian T này thì người thiền định chỉ có 1 tâm nổi lên và không chìm xuống. Người ta gọi là An chỉ tâm.

    Để đạt được đường biểu diễn của người thiền định, chúng ta sẽ thực hiện các bước nêu sau:
    1) Chọn 1 vị thế để tập luyện: vị thế phù hợp với mình, không kiểu cọ nặng về hình thức. Chúng ta nên để ý, không có một vị thế nào thích hợp cho mọi người và mọi lúc. Làm sao để kiểm tra một vị thế được gọi là tốt cho chính mình? câu trả lời là chúng ta chọn bất cứ vị thế nào, ở trong tư thế đó mình có thể ngủ được mà không đổ gục. Việc cố gắng để ngồi cho thật thẳng và cho rằng xương sống sẽ thẳng với tư thế này chỉ là một ảo giác. Môn cơ thể học của ngành y cho biết xương sống có hình cong.
    2) Chọn 1 vật làm đối tượng để quan sát: đối tượng có thể là bông hoa, hình tượng tôn giáo, 1 viên bi có màu thích hợp....
    Tuy vậy, còn một lối chọn lựa nữa, không chính thống, đi ra ngoài truyền thống Vi Diệu Pháp, nhưng thực tế lại tỏ ra rất hiệu quả trong việc tu thiền định. Các Lạt Ma Tây Tạng nổi tiếng khắp Thế Giới nhờ vào quán tưởng các loại đàn pháp.
    Đàn pháp có 2 cái lợi:
    - Cái lợi thứ nhất đàn pháp là một đối tượng phức tạp, do đó muốn đạt đến nhất tâm cao thì 2 yếu tố tầm và tứ phải hết sức mãnh liệt.
    - Cái lợi thứ hai là tạo ra sự dung thông vô ngại giữa hành giả và các bậc giác ngộ.
    Việc chọn lựa đối tượng xin dành cho quý độc giả.
    3) Chú tâm nhìn vào đối tượng, sau đó nhắm mắt lại, tâm này người ta gọi là tầm, từ ngữ này tương đương với từ ngữ tâm lý học là chú ý. Xin phép được nhắc lại cùng quý độc giả là tâm lý học cho biết chúng ta chú ý vì những lý do sau đây: Cái gì mạnh, cái gì lạ, cái gì có lợi cho mình và cái gì mình thích. Căn cứ vào tâm lý học, quý độc giả cân nhắc về việc chọn đối tượng. Tiếp theo gọi là Tứ, chữ này có nghĩa là liên tục chú ý đến đối tượng.
    4) Nếu thực hiện được việc tầm và tứ thì khả năng tâm sẽ đứng yên, gọi là an chỉ tâm, nghĩa là tâm bằng phẳng yên lặng.

    Bây giờ chúng ta hãy thử mô tả tiến trình thực sự của một người nhập định:

    Có lẽ, rất nhiều quý độc giả quan tâm tới phần này, kể cả người đã từng nhập định và những người chưa hề nhập định bao giờ.
    Những gì chúng tôi sắp trình bày sau đây chỉ là một loại định cạn cợt, hay nhiều lắm, là sơ thiền hữu sắc. Tưởng nên nhắc lại, loài người chúng ta, ở trong cõi thấp nhất của bảy cảnh thiên, đặc điểm của cảnh thiên là có nam và nữ, vẫn có những thú vui của các giác quan. Do đó, khi nhập định gặp những vị này, chúng ta phải hiểu ngay, là chúng ta đang ở cảnh thiên, chứ đừng lầm tưởng là sơ thiền hữu sắc. Sơ thiền hữu sắc, không có nam nữ, không có thú vui của dục giới, quang cảnh phẳng lặng yên bình, thanh tịnh dịu mát.
    - Thời gian để nhập định được, theo các công cuộc khảo cứu thì mất đến 20 phút cho đến 2 giờ. Thực tế thì điều này tùy thuộc rất nhiều vào khả năng, định lực của từng cá nhân.
    - Trước khi nhập định, nhất là đối với người sơ cơ, tâm lý trở nên hỗn loạn.
    - Sau đó, có thể bị mất ý thức, bị mê đi, tùy thuộc vào từng người. Nhưng một khi định lực trở nên mạnh mẽ, thì việc hôn trầm không còn nữa. Điều này quý độc giả nào từng trải qua sẽ hiểu rất rõ. Tình trạng mất ý thức kéo dài bao nhiêu lâu cũng như trên đã trình bày, nó tùy thuộc vào định lực.
    - Thế rồi, bỗng nhiên mình thấy con người mất trọng lực, không còn biết phương hướng, tâm lý phẳng lặng. Nó giống như một khoảng trống không gian không có cái gì ở trong cả. Chúng ta mất ý thức về thời gian, các nhu cầu vật chất và tinh thần không còn hiện hữu, món nợ lớn nhất trong đời là tình cảm là thân nhân cũng mất hoàn toàn ra khỏi ý thức.
    - Nếu người tu tập còn đủ bình tĩnh và sáng suốt thì thấy hai cái tâm của thiền định là: nhất tâm và lạc hiện hữu rất rõ ràng. Thường thường vì tâm hỷ là vui mừng, làm chúng ta mất bình tĩnh, nên không tự quán xét được.
    Trạng thái nhập định là một trạng thái xa lạ, đúng hơn là kỳ lạ đối với con người bình thường, nên chúng ta rất bỡ ngỡ, lạc lõng, mất phương hướng, thường không tự chủ được. Giống như trong giấc mơ, chúng ta không tự chủ được, nên mới sanh ra ác mộng. Ở trạng thái thiền định chúng ta rất yếu đuối, bị cuốn đi trong làn gió như một chiếc lá, dù rất muốn tự chủ, nhưng không tự chủ được, chúng ta lang thang không mục đích, đến một nơi vô định...hiện tượng này cũng rất giống với người cận tử, thế rồi bỗng nhiên ta xuất định, vì định lực đã hết, cũng giống như một chiếc xe hết xăng. Phải tập nhiều năm, tất nhiên là tùy từng người, chúng ta mới tự làm chủ được. Thiền định còn có một cảm giác khó có thể tả được, một cảm giác không thể cho là xúc giác hay ý thức. Cảm giác này là sự dễ chịu, hạnh phúc về tinh thần lẫn thể chất. Y học giải thích là trong nhập định, bộ não con người đã tiết ra một loại hóa chất tương tự như một loại thuốc phiện

    Hệ quả của việc nhập định tất nhiên là sự chuyển đổi của tâm và cảnh giới. Do đó, người tu thiền định hay gặp các thực thể ở rất nhiều cõi giới khác nhau. Mặt khác, vì cấu tạo tâm của người tu thiền định, trong lúc nhập định (chúng ta nên để ý chỉ ở trong lúc nhập định mà thôi) hoàn toàn khác hẳn. Họ trở thành một con người khác. Do đó, họ có những giác quan khác, nên trình độ hiểu, biết khác hẳn lúc bình thường. Đầu tiên, người ta sẽ cảm thấy vui vui, kèm theo lo sợ, vì không biết tại sao mình lại biết trước những việc sẽ xảy ra. Thật ra, đây là một dấu ấn quan trọng, một tín hiệu lạc quan, báo cho mình biết là thành quả đã đạt được do công lao chính mình bỏ ra.
    Với sự hiểu biết về nền tảng của tâm và có kỹ thuật tốt, nhập chánh định thành công là một hy vọng, một vùng đất hứa cho tất cả mọi người.

    Một thực thể tương tác với một lực hoặc một năng lượng nào đó đủ mạnh thì sẽ chuyển biến và chuyển qua các chiều không gian khác.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA TRẠNG THÁI NHẬP ĐỊNH
    PHẦN I

    Mục đích của bài viết này là cung cấp một số kỹ thuật và một số lý thuyết (không thể tránh khỏi) cho bất cứ ai có nhu cầu nhập định, vì nhiều mục đích khác nhau và không phân biệt trường phái.
    Bài viết này được xây dựng dựa trên rất nhiều cơ sở: Trường phái Raja yoga, trường phái Phật giáo, trường phái thôi miên...và kinh nghiệm thực tế của chính những người viết bài này.
    Chúng ta thường cho rằng những trường phái nói trên chẳng liên quan gì tới nhau. Nhưng thực sự, các trường phái này đều sử dụng những kỹ thuật -về mặt cơ bản- rất giống nhau.
    Trong cuộc sống hằng ngày, người ta có thể thấy có rất nhiều trạng thái giống như người nhập định thụ động. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cách định nghĩa nhập định là gì.
    Trong bài viết này, chúng ta chỉ giới hạn nhập định ở khu vực dục giới. Nhiều lắm là sơ thiền hữu sắc. Kỹ thuật nhập định ở đây chỉ thuần túy là kỹ thuật nhằm chuyển đổi từ một người bình thường qua một người với cái tâm đứng im, còn gọi là an chỉ tâm. Ở trạng thái này, người tập thiền định tự phát hiện ra rằng dường như mình có nhiều con người...
    Có những hiện tượng có vẻ giống như nhập định thụ động: khi xem hát những loại nhạc quá kích động, người ta cũng có thể bị xỉu. Các loại thuốc gây nghiện, thuốc ngủ, thôi miên, lên đồng, cận tử...có thể những tác nhân này tạm thời làm cho người ta mất ý thức. Trong điều tra tội phạm, việc chiếu nguồn sáng cực mạnh vào người bị hỏi cung là nhắm mục đích làm cho người đó mất đi ý thức, mất đi khả năng nói dối, ký ức về sự thật được khơi dậy từ tiềm thức. Người thôi miên khuyến dụ đối tượng nhìn vào mắt của mình, nhìn vào một nguồn sáng nhỏ, nhìn vào một cái gì đó đã được chuẩn bị từ trước cũng với mục đích cũng tương tự như trên; là làm đối tượng tạm thời mất đi ý thức. Trong chiến tranh, người ta sử dụng những công cụ phát âm thanh cực lớn, phát ra mùi cực kỳ khó chịu để làm cho binh sĩ đối phương mất ý thức, thậm chí bỏ chạy. Các võ sĩ nhu đạo trong khi đấu đối kháng cũng thét lên tiếng thét là " kiai ".
    Quan sát các hiện tượng nói trên và cố gắng tìm ra các mối quan hệ giữa các hiện tượng, chúng ta có thể đưa đến một phát biểu có tính chất của một qui luật tổng thể khách quan. Đó là:
    Khi một hay nhiều giác quan của một người bị tác động, bị kích thích vượt qua một ngưỡng nào đó của việc chịu tải thông thường sẽ làm cho con người mất đi ít nhiều ý thức, mất tự chủ, thậm chí là bất tỉnh.
    Trong diễn đàn về xe hơi ở Việt Nam, có kể về trường hợp một thanh niên trong đoàn du lịch, ngừng lại đêm khuya ở một cái đèo miền Trung để ăn cơm, trong lúc đi ra ngoài thì gặp ma. Người thanh niên mất ý thức không nói được nữa, khi trở về nhà bi bệnh nhiều ngày.
    Mặc khác, con người không có khả năng điều khiển một máy móc gì đó có trên 7 phần khác nhau. Điều này chứng tỏ là do ý thức bị quá tải (Napoleon có thể đọc cho người ta viết một lúc 7 bức thư khác nhau là một trường hợp hy hữu). Một trong những nguyên nhân tai nạn máy bay thường xảy ra là do những nhầm lẫn của phi công (Pilot error).
    Kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường, chúng ta cũng từng nói: tôi nghe xong là choáng váng...sợ quá tôi muốn xỉu.

    Nếu chúng ta biết vận dụng những phản ứng tâm sinh lý tự nhiên của con người, thì chúng ta có thể giải thích, ứng dụng một cách có hiệu quả vào việc thiền định của mình. Suy cho cùng việc nhập định cũng chẳng có gì là bí ẩn cả. Thật ra đó chỉ là việc ứng dụng những thao tác kỹ thuật đơn sơ. Biết sử dụng những đối tượng bình thường, để làm quá tải một hay nhiều giác quan, thì hiệu ứng thiền định sẽ xẩy ra một cách cơ học. Và nếu thực hành nhiều lần, kinh nghiệm sẽ dạy cho ta biết thao tác kỹ thuật nào là tốt nhất để đưa đến việc định tâm. Đây chính là ông thầy tốt nhất của chúng ta.

    Ai đó từng theo đuổi việc thiền định mang tính chuyên nghiệp đều đã, đang và sẽ trải qua giai đoạn tầm sư học đạo. Tất nhiên đây là việc tốn nhiều công của, gặp hết người này đến người khác, tham khảo biết bao nhiêu tài liệu, sách vở, thực tập nhiều trường phái. Nhưng cuối cùng thấy mình vẫn chỉ là mình, chẳng thay đổi gì, chỉ đành tự an ủi, tôi có thay đổi tâm tánh hơn xưa.
    Điều này có thể hoàn toàn đảo ngược nếu chúng ta có kiến thức về lý thuyết một cách có hệ thống về cấu tạo và vận hành của chính bản thân mình; kèm theo đó là kỹ thuật về thiền định mang tính chất thực tiễn và hiệu quả. Lúc đó, tất cả những điều nói trên sẽ trở thành kỷ niệm của quá khứ
    Chân lý vốn đơn giản. Chính vì đơn giản nó làm cho người ta bất ngờ.

    Để có thể triển khai một cách hiệu quả các kỹ thuật thiền định, thì việc xây dựng kiến thức hạ tầng cơ sở vững chắc là điều thật sự cần thiết. Thật thế, nếu chúng ta nghi ngờ vào các kỹ thuật mà chính mình đang sử dụng, thì việc nhập định rất khó thành công.
    Nếu phân tích theo truyền thống Vi diệu pháp, chúng ta thiếu rất nhiều các yếu tố TÂM để thành công trong thiền định. Lẽ ra chúng ta cần phải có những yếu tố tâm như là thắng giải (chọn lựa để quyết định), tinh tấn (cương quyết đăt mục tiêu không ngừng nghỉ... ), phải có lòng ham muốn để thực hiện gọi là pháp dục, phải nuôi dưỡng các tâm nói trên, gọi là mạn căn.
    Chúng ta đều biết khi làm một việc gì có lòng tin thì dễ thành công. Ngược lại, nếu có tâm lý tiêu cực, tất nhiên khó thành công được. Có thể do việc thiếu kiến thức làm chúng ta không hiểu rõ nên sanh ra nghi ngờ. Những tâm này theo truyền thống Phật giáo, xếp vào loại tâm xa lìa mục đích giải thoát.
    Trước khi tiến đến việc thực hiện các thao tác kỹ thuật, tưởng cũng cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề tâm lý của người tập thiền định.
    Yếu tố gây bối rối đầu tiên là hiện nay có rất nhiều kỹ thuật, trường phái, lý thuyết, chủ thuyết nói về thiền định. Nếu vậy thì câu hỏi được đặt ra là cái nào là tốt nhất?, cái nào nên chọn?, có cần phải có Thầy hay có thể tự tu?, có cần tịnh cốc, tịnh thất?...
    Một kỹ thuật đúng, một lý thuyết đúng chính là câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. Sakya Muni (Phật Thích Ca) từng nói trước khi bỏ thân xác lại thế gian: "Tri thức đúng đắn là thày của mọi người". Lời nói này dường như bao hàm chân lý của sự minh triết cho bất cứ ai muốn theo đuổi bất cứ bộ môn khoa học nào. Quan điểm của Sakya Muni đã được thực tế chứng minh là đúng. Thực vậy, người ta có thể học rất nhiều bộ môn ở những trường đại học trên thế giới qua phương tiện online.
    Những người tu tập thiền định (ở đây chúng ta đang đề cập đến những người chuyên nghiệp), đã từng theo đuổi công việc này qua nhiều năm tháng, ở bất cứ trường phái nào, đều nhận thấy rằng có người chẳng bao giờ nhập định được, có người thì lúc được, lúc không. Đây chính căn bệnh nan y, là tai họa cho người tu tập thiền định. Mặc dù nhiều phương thức "chữa trị" đã được đề xuất nhưng đâu vẫn vào đấy.
    Sở dĩ phải vô cùng dài dòng về vấn đề này ở phần trên, vì chúng ta có tham vọng tìm ra đáp án mang tính chất thực tế và hiệu quả. Chúng ta hy vọng có một lý thuyết tốt và một kỹ thuật giúp cho những người thực hành thiền định không phải đi đường vòng, tránh được thất bại không cần phải có. Từ đó chúng ta hy vọng tìm ra qui luật tổng thể khách quan của bộ môn thiền định.
    Như đã trình bày ở phần trên, bài viết này ít nhiều cũng mang tính chất, mang ý định đột phá trong bộ môn thiền định. Đây không phải là một sáng tác, nhưng ít nhất cũng mang tính hệ thống hóa lý thuyết và kỹ thuật của bộ môn thiền định. Ở đây người ta có thể tìm thấy những gì thực tế và hiệu quả hơn so với những bản thống kê về các loại tâm quá lạt lẽo của những bộ Vi diệu pháp.

    Tác giả của bài viết này đã cố tránh một lý thuyết, một kỹ thuật mang quá nặng tính chất chủ nghĩa duy tín ngưỡng, chủ nghĩa duy lý trí, xa thực tế...khó áp dụng cho người bình thường như chúng ta; vì vô tình nó sẽ biến thành một chủ nghĩa không tưởng.
    Một lý thuyết và kỹ thuật mang tính chất thực tế và hữu hiệu khi nó đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
    - Phải thỏa mãn được những qui luật cơ bản của tư duy hình thức.
    - Lý thuyết này xét ở mặt chủ nghĩa thực tiển phải đáp ứng được qui luật tư duy hình thức, có nghĩa là tiên đề lý thuyết được kinh nghiệm, thực tế chứng minh là đúng.

    Đã có một lý thuyết và kỹ thuật đáp ứng được những yêu cầu nói trên...ít nhất về mặt khoa học hiện đại, nó mang tính chất thực tiễn. Khi sử dụng những phép đo lường trong y khoa, những kỹ thuật tu tập này đã chứng minh đem lại những hệ quả tích cực: thí dụ như sự xuất hiện của sóng theta khi đo điện não trên người thiền định lâu ngày. Sóng theta này đem lại sự thanh tịnh, trạng thái an lạc và tình thương; huyết áp giảm v.v.
    Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu trường phái thiền định nguyên thủy Phật giáo và một số trường phái khác.

    Còn tiếp...


    Nhóm CTR









    LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA TRẠNG THÁI NHẬP ĐỊNH
    PHẦN II

    Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tiến trình nhập định của trường phái thiền định nguyên thủy Phật giáo và một số trường phái khác cùng những lý thuyết, giả thuyết...giải thích về hiện tượng nhập định này. Bài viết sẽ lần lượt đề cập đến 4 vấn đề sau đây:
    - Kinh nghiệm thực tế của loại kỹ thuật nhập định.
    - Cách thực hiện trên thực tế các bước, các tiến trình nhập định
    - Lý thuyết giải thích theo truyền thống Vi diệu pháp.
    - Giải thích theo giả thuyết về lượng tử tâm.

    A. Kinh nghiệm thực tế của các loại nhập định:
    Định tâm là nhu cầu cần thiết để sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Để đạt được mục đích này, các trường phái sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau. Suy cho cùng, thì cùng chung một bản chất.

    1. Thôi miên:
    Có rất nhiều trường phái thôi miên khác nhau. Phương thức phổ thông nhất là gây tác động, gây sự chú ý thông qua 2 giác quan quan trọng nhất của con người, đó là thính giác và thị giác. Người thôi miên yêu cầu nhìn vào mắt họ, hoặc một vật đã được chuẩn bị trước. Họ khuyến dụ bằng lời nói, nhắc đi nhắc lại một mệnh đề, mang tính chất nhắc bảo, chỉ thị và ép buộc.

    2. Mandala của Tây Tạng:
    Là một kịch bản phức tạp do con người tạo ra, thường có chung một nội dung. Kịch bản này tác động đến hầu hết đến các giác quan, kể cả tư tưởng của con người. Mandala gây được tác động rất mạnh vì nhiều lý do như lạ, tính chất có vẻ cao quí, có lợi vì hành giả nghĩ rằng khi tập sẽ có nhiều phước báu. Bên cạnh đó có thể còn có những yếu tố, năng lượng khác mà chưa xác định được. Đây là một phát minh thực tế chứng tỏ hiệu quả, xứng đáng để cho người tu thiền định quan tâm.

    3. Raja yoga và trường phái Phật giáo chia sẽ cùng một công thức “ chú tâm vào một vật duy nhất “.
    Công thức này bao hàm tiến trình phổ thông bao gồm: Tầm, Tứ, Nhất tâm, Hỷ lạc mà ai cũng biết. Tất nhiên còn phải kể đến rất nhiều tâm sở kèm theo.

    4. Người đoán vận mạng thường sử dụng một khối pha lê hay thủy tinh hình tròn như một viên bi to và họ chú tâm liên tục nhìn vào không gian vô tận. Động tác này làm họ mất đi ý thức.

    5. Còn nhiều trường phái khác, thậm chí sử dụng chất say làm chất xúc tác

    B. Cách thực hiện trên thực tế các bước, các tiến trình nhập định

    Căn cứ vào kỹ thuật tập luyện của một số trường phái kể trên, người ta có thể đưa đến một phát biểu mang tích chất tổng quát khách quan:
    “Muốn định tâm thì phải chú tâm liên tục vào một đối tượng cho đến khi tâm đứng im”.
    Có thể gọi đây chính là loại thủ thuật, một bí quyết tuy nhỏ nhưng nó là chìa khóa của cách tập đưa đến nhập định. Tiến trình, thao tác được thực hiện như sau: Sau khi quan sát bằng mắt, nghe bằng tai bình thường...,ta hãy nhắm mắt lại, cố gắng nhìn thấy hình ảnh đó trong trí óc với đầy đủ các chi tiết, cố gắng nghe những âm thanh như chân ngôn chẳng hạn, cố gắng đếm số lượng chân ngôn nghe được, cố gắng ngửi mùi, như mùi hương chẳng hạn, dùng tất cả các giác quan có thể có, để tiếp nhận đối tượng. Tất cả những việc này phải được thực hiện cùng một lúc với mục đích làm cho các giác quan trở nên quá tải. Những việc này phải thực hiện ở cường độ cao nhất và liên tục. Nếu liên tục thực hiện như vậy, bỗng nhiên ta định tâm (chúng ta sẽ giải thích cơ chế của vấn đề này theo giả thuyết Tâm Lượng Tử ở phần sau).
    Rất có thể nhiều người tu thiền định không biết cách tập luyện này, nên đã lãng phí bao nhiêu năm tháng. Dường như đại đa số lại tập ngược lại. Chúng ta thử nghĩ lại, đúng ra là phải nghe âm thanh trong tâm trí, chứ không phải là đọc âm thanh để cho mình nghe bằng tai.
    Bàn về chọn đối tượng để tu thiền, chúng ta nên quan tâm:
    - Đối tượng ngoại hình nên khả ái, biểu hiện của cái tốt.
    - Đối tượng có nhiều chi tiết phức tạp, tác động đến nhiều giác quan.
    - Đối tượng phái lạ, phải thay đổi đối tượng luôn để tránh sự nhàm chán.
    - Đối tượng có khả năng tạo cảm giác mạnh.

    C. Lý thuyết giải thích tiến trình nhập định theo Vi diệu pháp.
    Để có thể hình dung một cách cụ thể, xin quí độc giả vui lòng nghiên cứu bản vẽ kèm theo và tham khảo thêm những bài viết trước





    D-Giả thuyết lượng tử tâm.
    Khoa học ngày hôm nay thường sử dụng hình thức mô hình để mô phỏng thế giới tự nhiên.
    1. Chúng ta giả định một thực thể tu thiền định, được ký hiệu là E. E là một tập hợp có cấu tạo tâm là hữu hạn, có nghĩa là nhỏ hơn vô cùng và không phải là một tập hợp vô hạn, cũng như không phải là một tập hợp rỗng. Chúng ta có thể mô tả thực thể bằng hình thức sau đây:
    E = { X, Y, …}
    trong đó X và Y là các nhóm tâm
    Hiện nay có quá nhiều cách chia các tâm; nhưng để đơn giản hóa, chúng ta chia các tâm thành hai loại căn cứ vào mục đích giải thoát:
    Tâm hướng đến mục đích giải thoát:
    X = { A, B, C }
    Tâm không hướng về mục đích giải thoát:
    Y = { D, H, K }

    Cho ra: E = X U Y

    Tâm của một thực thể ở trạng thái bình thường, không có tác động nào cả, người ta thường gọi là tâm thụ động. Thụ động không phải là đứng im, không phải là an chỉ tâm. Nếu chúng ta công nhận khái niệm vô thường và vô ngã… thì tâm của các thực thể tất nhiên phải ở trạng thái vận động liên tục.
    Nếu có tác động vào tâm, chúng ta có thể viết như sau:

    E + F Ξ D

    F (Force) : lực tác động
    D (Dimension): chiều không gian

    Hiện tượng này có thể giải thích như sau:
    Khi những tâm gọi là Tầm và Tứ của một thực thể, hướng về một đối tượng thì sẽ hấp thụ một số năng lượng từ những đối tượng đó. Ngoài những năng lượng này, có thể còn có những năng lượng khác chưa xác định được. Sự hấp thụ năng lượng có lẽ sẽ tỉ lệ thuận với số lượng tâm và thời gian hướng về đối tượng. Đến một giới hạn nào đó thì tâm tầm và tứ sẽ bức xạ một số lượng tử, (nếu chuyển qua màu sắc thì khả năng có thể là bảy màu). Ở trạng thái này, tâm tầm và tứ, vì bức xạ các lượng tử nên làm các tâm khác của thực thể bị lu mờ đi. Chính năng lượng được hấp thụ và bức xạ làm thay đổi năng lượng của một thực thể. Đây có thể là cơ chế tạo ra nhập định.
    Tuy nhiên cũng phải kể đến những khả năng khác, không đưa tới định tâm mà đưa tới phóng tâm. Có thể giải thích như sau, trong khi thực hiện những tiến trình nhập định nói trên, thì ngẫu nhiên có những lượng tử tâm khác có năng lượng lớn hơn tác động vào người đang thực hiện tiến trình nhập định.
    Đặt giả thuyết là tiến trình nhập định nếu được triển khai trọn vẹn thì thực thể có đột biến thay đổi, do đó, phải chuyển đổi đến một hệ quy chiếu phù hợp; nghĩa là chuyển đến một chiều không gian khác.



    SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC RA ĐỜI “ GIẢ THUYẾT TÂM LƯỢNG TỬ”


    Có lẽ tấn thảm kịch lớn nhất của con người là việc sinh ra và chết đi mà không có một sự chuẩn bị nào cả. Nếu giả định có một vị Thượng Đế nào đó đã tạo ra con người như một phiên bản, một tác phẩm nghệ thuật, thế thì thật tình chúng ta nên phàn nàn, kêu ca!.
    Ai cũng biết bất cứ một sản phẩm chính quy bất kỳ nào, khi được sản xuất ra thì đều phải có một tài liệu kèm theo hướng dẫn cách sử dụng, những trở ngại, cách sửa chữa…và địa chỉ bảo hành. Thế nên nếu xét trên phương diện đánh giá tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa này, Thượng Đế thật vụng về và thiếu sót khi tạo ra một sản phẩm mà không hề có một tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo.
    Chúng ta ra đời với đầy rẫy những mặc cảm, những bản năng…mà chúng ta không hề hay biết. Có lẽ không phải là sai khi triết học hiện sinh đánh giá con người chúng ta là khách lạ. Con người đã cất tiếng khóc khi chào đời, tiếng khóc như một tín hiệu cho biết một thực thể hiện hữu ở một không gian mới. Nói tóm lại, chúng ta không biết gì về mình cả. Tác nhân đáng trách nhất có lẽ là một vị Thượng Đế nào đó, ít nhất ngài cũng phải gắn cho mỗi con người một tấm giấy nhỏ, ghi rõ tối thiểu về những tính năng của một sản phẩm như:

    - Thực thể này chỉ sử dụng tốt trong không gian ba chiều. Cài sẵn phần mềm là chương trình luận lý hình thức (điều này ARISTOTE đã phát hiện ra từ thuở sinh thời)

    - Giới tính: nam, nữ, trung tính (điều này văn minh Ấn Độ và Trung Hoa từng đề cập đến)

    - Loại thực thể: là con người.

    - Công suất cực đại: không cho biết

    - Momen xoắn cực đại: Mô-men xoắn đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ, không cho biết

    - Sản phẩm này có thể chỉ sử dụng trong điều kiện thông thường, không sử dụng để đánh nhau vì có thể gây hư hỏng, bị thương hoặc chết.

    - Không được sử dụng để tu thiền định (vì tu thiền định sẽ phát hiện ra được sự thật, chân lý, biết rõ Thượng Đế không hiện hữu nên sẽ bể mánh)

    - Nếu sử dụng sai chỉ dẫn, sẽ không được bảo hành.


    Để bù đắp sự thiếu sót của Thượng Đế và tính hay quên của ngài, các luận sư của truyền thống Phật giáo đã biên soạn ra tài liệu Vi Diệu Pháp. Có thể nói đây là cẩm nang để sử dụng con người. Trong khoa học tự nhiên, mô hình nguyên tử đã được các nhà khoa học Hy Lạp biết đến từ lâu, nhưng lại bị chìm vào quên lãng. Phải đợi đến nhiều thế kỷ sau, người ta mới bắt đầu nhớ lại. Số phận của tài liệu Vi Diệu Pháp cũng chẳng may mắn gì hơn, dường như cũng bị lãng quên trong nhiều Thế kỷ. Chính cuộc khủng hoảng trong bộ môn thiền định đã là động cơ làm cho Vi Diệu Pháp phải hồi sinh. Thật vậy, khoa học tự nhiên, tâm lý học, tâm lý phản xạ, y học ...đều bất lực trước việc lý giải các hiệu ứng: cận tử, thiền định...
    Dựa trên cơ sở Vi Diệu Pháp, dựa trên quan sát các hiện tượng của thế giới tự nhiên, “Giả thuyết Tâm lượng tử” cần thiết phải ra đời, để lấp đầy chổ trống, khoảng cách mà các bộ môn khoa học khác chưa đáp ứng được.
    Để tiếp cận với vấn đề này, cần phải xác định hệ quy chiếu và quan sát viên. Quan sát viên ở đây là một thực thể bất kỳ; là con người hiện hữu trong một không gian ba chiều. Đây là một khái niệm được thường mặc định như vậy. Người ta cũng mặc định với nhau là luận lý hình thức với 4 quy luật cơ bản và những loại lý luận phổ thông, là công cụ cơ bản của một tri thức luận được mô tả là lành mạnh.
    Ta nên cảnh giác, một thực thể khác, ở một khung tham khảo khác, các hiệu ứng sẽ không còn giống như hệ quy chiếu chúng ta đang hiện hữu, thí dụ: người nhập định thấy quá khứ, tương lai (căn cứ vào tài liệu trường phái phật giáo, thì đó là hệ quả tất yếu của Tứ thiền hữu sắc) vì họ đã chuyển qua những chiều không gian khác, có một hệ thống tri thức luận khác.
    Chúng ta thử xét một tâm có tính chất “ Vương” của con người (tâm vương): ghét hoặc yêu

    Ghét:

    Khi đã ghét nhìn dơi hóa chuột
    Muốn lấy cuốc đào đất chôn luôn
    Gặp nhau chi để chán chường
    Ghét cay ghét đắng con đường đã đi.

    Yêu:

    Có...cũng ham giải thoát
    Nhưng chợt đâu lại thấy bóng Kiều
    Giật mình mới biết đang yêu
    Niết Bàn thôi cũng bỏ liều cho ai!

    Tâm lý học kinh viện đã dạy chúng ta rằng yêu và ghét, khoái lạc và đau khổ là hai thái cực của đời sống tình cảm của con người, thần tiên cũng không tránh khỏi và buộc chúng phải sống chung với nhau suốt đời. Loại tâm này được mô tả như là món nợ lớn nhất của đời người. Loại tâm kể trên được Vi Diệu Pháp đề cập ở những trang đầu tiên. Biểu tượng trái tim thay cho tất cả các loại ngôn ngữ.

    Còn tiếp...


    PHƯƠNG TRÌNH ĐO LƯỜNG TÂM


    Dò sông dò biển dễ dò
    Đố ai lấy thước mà đo lòng người

    Đúng vậy, cho đến giờ chưa có thước đo tâm

    Khoa học tự nhiên có truyền thống muốn tất cả mọi thứ được định lượng, nói một cách bình dân là: cân, đo, đong, đếm. Đối tượng nào không đạt được những yếu tố trên, duờng như bị khoa học tự nhiên loại ra khỏi sân chơi của mình.
    Do đó, để định lượng tâm Yêu, Ái dục, Tham dục, Si thì bắt buộc ta phải tìm ra cách để sử dụng ngôn ngữ toán học. Tất nhiên như mọi người đều biết, ngôn ngữ này
    mang tính chất biểu tượng cao, phổ quát cao và chính xác cao.

    Khó khăn trước mắt của chúng ta là lấy đâu ra những con số để đo lường một đối tượng không hình, không ảnh?
    Vi Diệu Pháp chính là chiếc phao cứu sinh cho vấn đề này

    Chúng ta cùng xem lại tiến trình tâm theo Vi Diệu Pháp:






    Giải thích về Tâm sát na hay tiến trình tâm
    Tình trạng thụ động của tâm, khi được trôi chảy không bị một kích thích nào, được gọi là hữu phần hay luồng Bhavanga. Các tâm khởi lên trên mặt Bhavanga rồi chìm xuống vào Bhavanga. Thông thường, chúng ta không thể giữ mãi một tâm, không cho chìm xuống Bhavanga.
    Một tâm có thể so sánh như một làn sóng nổi lên trên mặt biển, tồn tại trong một thời gian rồi chìm xuống để làm nổi dậy một làn sóng khác rồi đến một làn sóng khác. Cũng như vậy, một tâm khởi lên trên mặt Bahavanga, được nhận thức rồi tâm ấy chìm xuống để làm khởi dậy một tâm khác và một tâm khác nữa. Như vậy một tâm có ba giai đoạn:
    1) Sanh (Uppàda)
    2) Trụ (Thiti)
    3) Diệt (Bhanga).
    Ðời sống của một tâm, từ khi khởi cho đến khi chìm xuống gọi là Tâm sát-na (Cittakhana) và diễn ra như sau:
    1. Khi một kích thích ở ngoài (đối tượng phức tạp) được thọ lãnh ngang qua 5 căn
    2. Sự trôi chảy yên tịnh của Bhavanga bị rung động trong một tâm sát-na và được
    gọi là sự rung động của hữu phần (Bhavangacalana)
    3. Rồi dòng Bhavanga đứng dừng lại trong một tâm sát-na và gọi là sự dừng đứng của Bhavanga (Bhavangupaccheda)
    Rồi cùng trên một đối tượng ấy, những tâm sát-na sau này khởi lên, tiếp nối nhau một cách mau lẹ, khởi lên rồi chìm xuống.
    4. Ngũ môn hướng tâm
    5. Tiếp thọ tâm
    6. Suy đạc tâm
    7. Xác định tâm
    8 – 15. Javana (Tốc hành tâm). Tâm này mạnh đến 7 sát-na
    16-17. Ðồng sở duyên tâm. Tâm này gìn giữ và ghi nhận vào trong tiềm thức và lập đi lập lại đến hai sát-na.
    Như vậy, từ luồng Bavangha hữu phần đến đồng sở duyên tâm có đến 17 tâm sát-na hay còn gọi là tiến trình tâm.

    Sự tương quan giữa tâm và vật chất

    Giáo lý về vô thường cho biết sự vật luôn luôn biến đổi theo từng sát na. Câu hỏi đặt ra là nếu sự vật thay đổi biến dịch mau chóng như vậy, thì làm sao một lộ trình của tâm dài cho đến 17 tâm sát na có thể diễn tiến trên một sự vật làm đối tượng? Vi diệu pháp đã giải thích rằng sự biến dịch của sự vật chậm hơn sự biến dịch của tâm đến 17 lần.
    Căn cứ theo Vi Diệu Pháp, tâm có 3 giai đoạn là 1, 2 và 3 (sanh, trụ và diệt). Số liệu này giúp ta liên tưởng rằng sóng tâm có thể có hình dạng tương tự như một hàm sóng sin (sin wave). Vẫn theo tài liệu trên, một tâm muốn đạt được sức mạnh lớn nhất (chưa nói về nghiệp lực) thì phải hoàn tất 17 tiến trình. Như vậy, một lần nữa chúng ta lại biết biên độ của sóng tâm là 8,5.
    Sau đây ta qui ước với nhau:

    8,5 = 1 = hằng số năng lượng tâm H

    Ở đây chúng ta tạm lấy hằng số tượng trưng là 8.5 = 1.
    Lý do là vì những đối tượng của sự nhận thức ngang qua ý môn sẽ thuộc về Dục giới. Và đối tượng ở Dục giới có thể rõ ràng có thể không rõ ràng.
    - Khi đối tượng rõ ràng, tiến trình của tâm mới kéo dài cho đến Ðồng sở duyên tâm; nghĩa là gồm 17 tâm sát na.
    - Nếu đối tượng không rõ ràng, tiến trình tâm sẽ ngắn hơn (thí dụ chỉ đến giai đoạn 14 tâm sát na, hoặc 8 tâm sát na rồi chìm trở lại xuống Hữu phần. Điều này có nghĩa là biên độ sóng tâm không còn là 8.5 nữa mà giảm xuống chỉ còn 2/3 hoặc một nửa.
    Vậy Tâm mạnh hay yếu lệ thuộc vào cái gì?

    Nếu chúng ta qui ước:
    - T là thời gian tâm hướng về đối tượng
    - F là tần số: là số lần tâm hướng về đối tượng trong khoảng thời gian là T
    - E là năng lượng tâm
    Phương trình đo năng lượng tâm sẽ là như sau:

    E = Tần số F x hằng số H

    Giả sử trong thời gian T=1 phút, tâm hướng về đối tượng 50 lần, thì tần số F sẽ là 50. Đối tượng rõ ràng với 17 sát na, nên biên độ sóng là 8.5 và hằng số tâm H = 1
    E (năng lượng tâm) = 50 x 1= 50

    Nếu tần số F càng lớn, thì tâm càng mạnh; ngược lại thì tâm sẽ yếu
    Nếu H càng nhỏ thì tâm sẽ càng yếu






    Trước nhất xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết này, đồng thời còn nhiệt tình đóng góp ý kiến xây dựng.
    Xin cho phép chúng tôi được trao đổi như một người bạn, vì chúng ta cùng chia sẻ một diễn đàn, cùng chia sẻ một niềm vui, cùng chia sẻ một vị thầy.
    Trên tinh thần tôn trọng luận lý hình thức, tôn trọng quý độc giả, chúng tôi sẽ nêu ra ba thí dụ, lối lý luận này là hình thức qui nạp. Tất nhiên loại lý luận này cũng có mặt tiêu cực, tích cực.
    Thuở còn đi học, tôi quen một cô bạn gái, gia đình công giáo. Chú của cô là một vị Linh mục, đã có bảy chức, thuộc về dòng trí thức hay và mở trường dạy học. Mẹ của cô rất ghét vị Linh mục này vì cho ông là đạo đức giả. Cá nhân tôi nhận thấy ông ta rất bồn chồn, căng thẳng...
    Cô vợ tôi có một thân nhân rất gần, giới tính là nam, bị gia đình buộc đi tu từ khi còn nhỏ, ngày nay đã gần 80 tuổi, đại diện một trường phái của Việt Nam. Đối với người đời đó là một vị tăng đạo cao đức trọng. Nhưng theo tôi, vị này cả ngày ngồi đứng không yên, lúc nào cũng bứt rứt; có cơ hội là kể về cô bạn gái mà vị này đã quen (cách đây đã hơn nửa thế kỷ) y như cô bạn gái đang ngồi trước mặt.
    Có một vị Ni cô - chúng ta tạm gọi như vậy - tu khi chưa tới 20 tuổi đời ở một trường phái khổ hạnh, khá nổi tiếng tại miền Nam trước năm 1975, không tài sản, và chuyên ngủ ngồi. Chẳng bao lâu cô mở huệ, biết quá khứ vị lai, khách sắp tới thì biết trước. Tất nhiên nhiều người kính nể vì khả năng, thực lực của cô. Nhưng từ khi vị sư phụ mất đi, cô gặp một vị gọi là sư huynh - tất nhiên là cũng tu - thì cô thay đổi hẳn, cô có những chuỗi cười kỳ lạ, nói năng huyên thuyên,không tự kiềm chế được. Dường như cô yêu vị sư huynh này! Lúc này vị Ni cô khoảng trên 40 tuổi, cô đã hoàn toàn đổi khác.
    Qua 3 câu chuyện đời thường kể trên, chắc chắn sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn về sức mạnh thực sự của bản năng mà dù muốn hay không, ta vẫn phải chung sống với nó cho đến khi chết.
    Như quý vị đã biết, tâm lý học kinh viện đã dạy chúng ta rằng, bản năng khuynh hướng (tendency), tính cách nghiêng chiều (Inclination), nguyên động lực thúc dục mãnh liệt (Promotor), hành động mù quáng: chim di trú, ong làm tổ, cá hồi lội ngược dòng quay vế nguồn, người sinh con... chắc quý vị còn nhớ, thì bản năng bảo tồn là đứng đầu trong các bản năng:
    - bản năng sinh sản.
    - bản năng bảo tồn ...

    Phân tâm học là chủ thuyết quan trọng của lịch sử con người. Nó được xếp ngang hàng với lý thuyết tương đối, thuyết tiến hóa, thuyết lượng tử...Sigmund Freud, cha đẻ ra lý thuyết này (hiện đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mang tính thực tiễn vì vậy cho phép chúng tôi gọi đó là chủ thuyết - doctrine), thì cho bản năng tình dục là quan trọng nhất. Ai cũng biết từ ngữ LIBIDO, mặc cảm yêu cha ghét mẹ, yêu mẹ ghét cha, cuồng dâm (Sadisme), ẩn ức tình dục, giải thoát ẩn ức, tiềm thức...
    Đối với tác giả Alfred Adler thì cho rằng mặc cảm tự ti là mặc cảm chi phối toàn thể tâm lý con người. Quan hệ nam nữ chính là hành động thay thế (Acte de substitution) nói lên mặc cảm tự ti là muốn trở về nơi an toàn là bụng mẹ. Ngoài ra còn nhiều tác giả khác nữa cũng nói về vấn đề này.
    Vẫn theo phân tâm học, bản năng tình dục có 2 lối thoát:
    1/ Thăng hoa (Sublimation)
    2/ Đồi trụy (Degradation)
    Phân tâm học hay tâm lý học đều cho ta thấy con người bình thường và bản năng cơ bản là không thể tách làm hai. Nhưng những tâm lý này Vi diệu pháp sắp vào loại bất thiện tâm. Thật vậy, nếu thiếu nguyên động lực là bản năng như: giữ gìn sự sống, tránh những gì có hại cho mình, bảo trì nòi giống... thì con người không thể tồn tại, không thể phát triển giống nòi. Các sinh vật trên hành tinh này nói chung, dường như được Thượng đế chia cắt đồng đều bản năng này.
    Trên quan điểm đó, có lẽ tu hành theo bất cứ trường phái nào cũng đều là hành động chống lại chính mình. Thật vậy, nếu tất cả mọi người đều là khôn ngoan, giác ngộ...thì ai sẽ làm công việc sản xuất, vận chuyển, giao thông, cung cấp điện nước ...và phấn đấu cho một viễn cảnh đầy hứa hẹn và đáng hy vọng?
    Câu trả lời là dành cho mỗi chúng ta.
    Còn các vĩ nhân tiêu biểu của các trường phái tu hành thì nghĩ gì về vấn đề này? Dường như người ta đều tránh một chủ thuyết cực đoan và hầu hết đều lựa chọn chủ thuyết ôn hòa. Thí dụ như :
    Sakya muni với con đường trung đạo.
    Khổng Tử với thuyết trung dung.

    Có thật là "Kẻ thù lớn nhất trong đời là chính mình" không? hay "Ngu dốt lớn nhất trong đời là nói dối, nhất là nói dối chính mình" mới là câu phát biểu đúng?
    Quyền lựa chọn là của chúng ta.



    QUAN SÁT THỰC TẾ QUA TIẾN TRÌNH THIỀN ĐỊNH


    Dường như đối với bất cứ người nào thực hành thiền định thật sự, đều biết đến những loại tâm gây trở ngại là: sân hận, tham dục, hôn trầm, phóng tâm và hoài nghi. Truyền thống phật giáo sắp những loại tâm trên là bất thiện tâm. Như quý vị đã đọc ở phần trên, nó thuộc về bản năng và nó chính là bạn là tôi. Chống lại nó, là chống lại chính mình. Nếu ta dùng sức mạnh tâm lý để đè nén nó vì nhân danh đạo đức, nhân danh tôn giáo... đều đưa đến trạng thái mà phân tâm học gọi là ẩn ức (Refoulement). Theo phân tâm học trạng thái này có thể làm cho người ta bị điên. Do đó, công tác tư tưởng, là mình giải thích cho chính mình để hiểu được một cách thông suốt, không bị dồn nén mới tránh được hệ quả trên.
    Có thể tự giải thích cho chính mình như thế này: tôi biết rằng tôi đang chống lại tôi, một kịch bản đầy tính chất bi đát, tôi phải tự biết rằng cuộc sống này không trường tồn, hạnh phúc không trường tồn...tôi là người nên tôi sẽ phải chết. Vậy thì tiếc gì những thứ không cần thiết, tôi phải cố gắng lên để có một ngày mai tốt đẹp hơn.
    Đây là cái khó khăn của lúc cận định, nhập định v.v....đây là khó khăn lúc chúng ta khi còn đang loanh quanh ở những cảnh dục giới. Ở cảnh dục giới này, có thể có người lầm tưởng là mình đã bước qua ngưỡng cửa của nhập định.
    Có ít nhất một tín hiệu báo động cho chúng ta để nhận ra đó không phải là trạng thái nhập định, đặc biệt là tín hiệu về ái dục và các đối tượng của giác quan.
    Một khi bạn thực sự ở cảnh Sơ thiền hữu sắc, thì những trở ngại ở cảnh dục giới không còn nữa và ta có thể nói: Gánh nặng của những tâm dục giới từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây...

    Một lần nữa xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết này.
    Kính chúc quý độc giả nhiều may mắn.


    Nhóm CTR











    QUESTION de DIEU - VẤN ĐỀ THƯỢNG ĐẾ


    Xin cho chúng tôi được phép viết bằng tiếng nước ngoài, để chúng ta cùng nhau mơ uớc “ cho tôi lại từ đầu”… “ cho tôi bước lại con đường làng, ngày nào cắp sách tới trường”
    Vâng, chúng ta cùng nhìn lại bộ môn siêu hình học ( METAPHYSIQUE), một số đề tài cơ bản nhất mà ai cũng phải học :
    - Chân lý
    - Không gian và thời gian
    - Vấn đề con người
    - Vấn đề thượng đế
    - …
    Trong hệ thống giáo dục của các nước tư bản, thì kiến thức của các bộ môn đều được các bộ giáo dục tiêu chuẩn hóa khá giống nhau.
    Trong thập kỷ 60, 70 của thế kỷ truớc, con người đã được chứng kiến cuộc chạy đua vào không gian giữa các cường quốc.
    Liên Xô với vệ tinh đầu tiên của nhân loại phát ra tín hiệu píp píp píp… Đó là tiếng nói đầu tiên của nhân loại trong vũ trụ. Các phi hành gia của Liên Xô này khi được đưa vào quỹ đạo của trái đất, đã cho biết họ không nhìn thấy Thượng Đế ở đâu cả !!!
    Apollo 11 là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhân loại. Một bước nhỏ của phi hành gia người Mỹ trên bề mặt mặt trăng đã thực sự là một bước lớn của nhân loại. Lần đầu tiên con người thực hiện được giấc mơ "Đường Minh Hoàng du nguyệt điện". Thực sự con người đã gặp được chị Hằng trong thực tế. Trên tiến trình bay đến mặt trăng, các phi hành gia cho biết "chúng tôi lái phi thuyền, Thượng đế hướng dẫn".
    Như quý độc giả thừa biết, khoa học không gian là đỉnh cao trí tuệ của con người, là niềm kiêu hãnh của nhân loại và là tinh hoa của nền văn minh. Trên quãng đường khoảng cách xa 1,3 giây, các phi hành gia phát hiện ra việc Thượng Đế hướng dẫn chuyến bay. Nhưng cũng có phi hành gia, ở quỹ đạo trái đất thì hoàn toàn không nhận ra được sự hiện diện của Thượng đế.
    Bởi thế, chúng ta người trần mắt thịt, biết Thượng Đế ở đâu mà tìm.
    Đề tài Thượng Đế là một đề tài được các triết gia tranh luận quyết liệt suốt trong chiều dài lịch sử của con người . Người bảo có Thượng Đế, người bảo không... người ta viện lý lẽ này. Đối với sinh viên thì chỉ nhớ nổi tên của các triết gia trong bài học (vì số lượng bài quá lớn, các triết thuyết của họ thì lại quá tinh vi rắc rối ….nên nội việc nhớ tên các triết gia cũng đủ làm điên đầu) . Do đó, các sinh viên hay chọn hai đề tài là không gian, thời gian và chân lý. Hai bài này ngắn gọn, cứ thuộc bài là có hy vọng thi đỗ.
    Quay về thập kỷ 30 đến 40 của thế kỷ trước, chắc qúy độc giả còn nhớ. Tài liệu MEIN KAMPF của HITLER bắt nguồn từ những cuốn tiểu thuyết hư cấu về việc có một chủng tộc đặc biệt ở trong lòng đất. Ai có thể ngờ rằng tư tưởng này đã làm cho khoảng 50 triệu người phải chết. Con số thực còn có thể lớn hơn rất nhiều, vì những người đã chết rồi không thể khiếu nại với các sử gia là còn thiếu tên mình. Trước thời gian này, cũng có những tài liệu phản biện về sự hiện diện của Thượng Đế. Chiến tranh về ý thức hệ (Ideology) chỉ còn là vấn đề thời gian.…Thượng Đế có hay không? nếu có thì Thượng Đế giúp gì được cho nhân loại? Nhưng con người nhân danh vấn đề này làm cho chiến tranh trở thành nóng. Có những lúc tạm lắng dịu, Churchill gọi là chiến tranh lạnh (cold war).
    Với chủ nghĩa thực dụng và hiệu quả, thì ý thức hệ nào mang lại phúc lợi cho mọi người thì có lẽ là tốt và...xin đừng đánh nhau. Theo ngôn từ dân gian…mèo nào, trắng hay đen cũng được, miễn là chịu... đuổi chuột là tốt rồi...chứ đừng giết chuột vì chuột cũng cần phải sống như mình.
    Thức ăn, quần áo, thuốc thang, nhà cửa, việc làm, tình thương, thân thuộc...cần hơn ý thức hệ.
    Lại một lần nữa, chúng ta nhớ lại mùi thơm của những trang sách mới mà ca sĩ Thu Phương từng hát. Về cơ bản, siêu hình học định nghĩa Thượng Đế là OMNISCIENT (biết tất cả mọi thứ), OMNIPRESENT (ở tất cả mọi nơi), OMNIPOTENT (có quyền lực tuyệt đối). Còn rất nhiều định nghĩa khác nữa. Từ ngữ cosmos là every thing that physically exists. Considere dans son ordre. Với ý nghĩa này, người ta nhìn thấy sự hiện hữu của Thượng Đế. Mọi thứ dường như có một nguyên nhân đầu tiên (Cause Premiere) và cứu cánh cuối cùng (Fin Finale)…Có những người lại đưa ra nhận xét khác: xã hội đầy rẫy những bất công, cá lớn nuốt cá bé, lịch sử nhân loại là cuộc đấu tranh không ngừng giữa giai cấp thống trị và kẻ bị trị… L’ histoire de L’ humantite est une lutte eternelle entre…Vậy Thượng Đế ở đâu?...Thế là hai bên đánh nhau. Máy bay Sabre và Mig quyết định chiến trường thay cho Thượng Đế…và con người đang phải giở những trang sử đen tối nhất của lịch sử….Khủng hoảng tại Vịnh Con Heo…Air Strategic Command đã mang bom nguyên tử và đang bay trên bầu trời để đợi lệnh bay đến mục tiêu. Nhân loại đang trên bờ của vực thẳm nguyên tử.
    Chắc chắn ai cũng mong rằng, trong tương lai không còn những cuộc tranh luận, không còn những chủ thuyết biến con người thành những con vật thử nghiệm đáng thương của những chủ thuyết không tưởng (utopic).

    Thượng Đế chỉ là danh xưng, là từ ngữ, là biểu tượng...
    Con người ai cũng có quyền nhận diện Thượng Đế tùy theo quan niệm của mình: Đức mẹ Maria, Thánh Allah, Mẹ Quan Âm....Người tu thiền định cũng tìm được chính mình trong cơn đại định.
    Xin chân thành cảm ơn , cảm ơn toàn thể quý độc giả đã vui lòng đọc bài viết này.
    Kính chúc quý độc giả sức khỏe, an khang và hạnh phúc.


    Trân trọng kính chào.


    Nhóm CTR

    Giả Thuyết mô hình chuẩn của một tập hợp TÂM bất kỳ


    Chúng ta quy ước, chọn một đối tượng bất kỳ là tâm “Yêu”, ở trạng thái danh từ, động từ … Sở dĩ chúng ta chọn đối tượng này vì nó mang tính chất phổ quát và biểu tượng. Mặt khác, Vi Diệu Pháp cho tâm yêu là sợi dây đưa chúng sanh đến luân hồi. Nói tóm lại, đây là một tâm quan trọng.

    QUAN SÁT THỰC TẾ

    1. Tự quan sát chính mình: Ai cũng có thể quan sát chính mình để tự nhận ra rằng, chúng ta có thể yêu, ghét nhiều đối tượng một lúc. Hiệu ứng này, nếu được ghi lại trên tấm giấy trắng, một tâm yêu ghét được biểu tượng một chấm đen, những chấm đen trên giấy dự kiến sẽ mang tính chất nhiễu xạ. Tất nhiên đây là một tiên đoán bằng lý thuyết.

    2. Quan sát hiện tượng khách quan: Thông tin đại chúng cho ta biết, Trung Đông là nơi mà người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Ở Trung Quốc, theo lịch sử ghi lại thì Tần Thủy Hoàng có nhiều ngàn cung tần mỹ nữ trong tam cung lục viện. Tâm yêu là một trong vô số các loại tâm. Nếu căn cứ vào 2 nhận xét trên, thì dường như tâm yêu không phải là một khối duy nhất không thể phân chia được. Nếu không thể phân chia, thì rõ ràng người ta không thể yêu hay ghét nhiều người cùng một lúc. Như vậy, tâm yêu phải được cấu tạo bởi nhiều thành phần rất nhỏ. Có thể chúng mang tính chất lượng tử, nghĩa là những năng lượng đứt đoạn, chứ không phải liền lạc với nhau như một khối. Những từ ngữ nói trên gợi ý chúng ta liên tưởng đến một từ ngữ rất quen thuộc của vật lý lượng tử: hạt cơ bản (Elementary particle).

    a. Tính chất đặc thù của tâm
    - Tâm mang điện tích sinh học là âm (–) hoặc dương (+) (quy ước)
    - Tâm luôn vận động không ngừng
    Để đơn giản có lẽ nên chia ra 2 loại tâm là Thiện và không Thiện ở tất cả các cảnh, các cõi, trừ Niết Bàn.
    - Niết Bàn có một loại yếu tố tâm gọi là SANTI (An Tịnh) và chỉ có một tâm này mà thôi, SANTI ở ngoài thế giới của tâm, sắc và ngũ uẩn (theo tài liệu Vi Diệu Pháp trang 32)

    b. Số lượng tâm
    - Thực tế số lượng tâm lớn hơn rất nhiều so với các bảng thống kê của những tài liệu VDP, điều này ai cũng có thể tự kiểm chứng.

    3. Quy luật tương tác của tâm: Theo Vật lý học hiện đại, thế giới tự nhiên có 4 loại tương tác: hấp dẫn, điện từ, mạnh, yếu. Khác hẳn với 4 tương tác có sẵn của vật lý hiện đại; tâm sinh học có những quy luật tương tác riêng. Chúng ta tạm gọi là tương tác thứ 5.
    Tương tác thứ 5 của tâm như sau:

    a. Cùng dấu thì hút nhau / Khác dấu thì đẩy nhau
    b. Riêng ở Dục Giới thì khác (do bản chất là sắc tướng, có nam có nữ)
    - Cùng dấu cũng hút nhau: hai người cùng phái cũng có thể thích nhau
    - Khác dấu cũng hút nhau: hai người khác phái cũng có thể thích nhau
    - Khác dấu cũng đẩy nhau: hai người khác phái cũng có thể không thích nhau
    Có thể hiển thị lực tương tác này qua phương trình sau đây:

    F = f1 (x) f2 (y) / δ T δ R

    (T: thời gian / R: không gian)

    Trường của tương tác không lệ thuộc vào yếu tố không gian, thời gian … các thử nghiệm tại Liên Xô cho biết, người ta nhận được bản tin tại Siberia trước khi bản tin được truyền đi. Loài chó biết chủ sẽ về khi còn ở rất xa. Chó ANTIS rất nổi tiếng trong thế chiến thứ 2, ra đón chủ ở phi đạo. Nó có thể biết trước máy bay đối phương đến oanh tạc.

    4. Tìm hiểu về cấu tạo tâm theo mô hình thiền định của tài liêu Vi Diệu Pháp:

    a. Số lượng tâm: Ở cảnh dục giới số lượng tâm nhiều vô số. Căn cứ vào thực tế chúng ta có thể đưa ra một nhận định như sau: Nếu chia tâm ra làm 2 loại là Thiện và Không Thiện, ở cõi càng thấp thì số lượng Không Thiện nhiều hơn Thiện, đến cõi người 2 loại tâm này có vẻ tương đương về số lượng. Tiến lên những cảnh giới cao hơn số lượng Tâm ít đi và Tâm bất thiện gần như không còn. Tuy nhiên mười loại tâm phiền não lại không buông tha ai.

    b. Tìm hiểu và phân tích: Vì lý do gì mà SAKYA MUNI phải từ bỏ các vị thầy để đi tìm… và tìm cái gì? Người ta có thể mô hình hóa kịch bản như sau: Theo truyền thuyết, SAKYA MUNI theo học với các vị thầy và đã đạt được kỹ thuật Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Nhưng Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng là gì? Chúng ta ai cũng đều biết lời giải thích là: không có tư tưởng (phi tưởng), không thể bảo là hoàn toàn không có tư tưởng (phi phi tưởng). Cụ thể hơn là ở phi tuởng phi phi tưởng thì các tâm vi tế, tâm nhỏ vẫn còn tồn tại. Quan trọng là có những tồn tại sau đây không giải quyết được ở cảnh giới này:

    - Thứ nhất: Vấn đề quan trọng nhất là không vỡ lẽ được về chân lý, về sự thật vĩnh cửu là: Vô thường, Vô ngã và Khổ não. Lầm tưởng cõi mình đang sống là vĩnh viễn và hạnh phúc, sanh ra tâm tham ái…nguồn gốc của luân hồi sanh tử.
    - Thứ hai: Là không hiểu rõ về 10 loại phiền não. Trong đó phiền não quan trọng nhất là Thân kiến (chấp ngã, thấy mình có thật), nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh (không biết Tứ Diệu Đế).

    Chính vì những lý do cụ thể nêu trên, mà SAKYA MUNI phải bỏ các vị Thày ra đi, tự giải quyết một mình. Do thiền định chứng ngộ, nhờ trực giác, hiện kiến, thông đạt trí (paccakkha) (pativedhanana). Nói một cách khác, do thiền định, có pháp nhãn nên đạt được sự minh triết (con mắt thứ ba).
    Sakya Muni đã phát hiện ra một yếu tố quan trọng là SANTI (An Tịnh) và SANTI là duy nhất, chỉ có một mà thôi (KEVALA), đó chính là tự tánh của Niết Bàn (NIBBANA).

    Đến đây chúng ta thấy mô hình chuẩn cấu tạo tâm đã hoàn tất. SAKYA MUNI đã tìm ra cái cần tìm. Đó là:

    1. Có 3 loại tâm cấu tạo nên các loại tâm:
    - Thiện tâm
    - Không thiện Tâm
    - Yếu tố SANTI: là yếu tố căn bản của trời đất. Đó chính là tình thương. Nó là vô hình vô ảnh nhưng tạo ra những thứ tâm khác.
    2. Tương tác tâm sinh học tuân theo quy luật là cùng dấu hút nhau.

    SAKYA MUNI khi tìm ra yếu tố SANTI thì đã hoàn chỉnh mô hình chuẩn về cấu tạo tâm của tất cả các thực thể ở các cõi – cùng với phát minh tương tác của tâm là định luật tương ưng, thì mô hình chuẩn lại càng hoàn thiện hơn.
    Dù bất cứ thuộc trường phái nào, ai cũng phải đi tìm yếu tố SANTI – yếu tố giống như hạt của Chúa, vật chất tối… mà các nhà khoa học khổ công đi tìm – Người tu thiền định tìm bằng tuệ nhãn trong cơn đại định. Người thế gian tìm bằng máy gia tốc khổng lồ HADRON, và điều đáng tiếc là người thế gian khi tìm được hạt Higgs thì lòng tham ái tăng lên.






    Hy vọng bài viết này giúp ứng dụng được một phần nào trong tiến trình thực tập thiền định. Có thể một trong những lý do làm cho người ta khó nhập định là do tính chất không đồng nhất của không gian: Cõi người, nhiều cõi tiếp theo, sơ thiền hữu sắc ... Vì không gian của các cõi không đồng nhất, nên xung lực của định lực không thể bảo toàn, sắp nhập định lại thối định, định lực yếu đuối. Cũng có thể vì những lý do nêu trên là không bảo toàn được xung lực của định lực, nên đang ở một lớp định nào đó lại bị thối định ngoài ý muốn. Người nhập định ở một lớp định bất kỳ, người cận tử, lúc nằm mơ, người ta thường thấy mình đi lang thang vô định, chẳng biết đi về đâu. Có thể có hai cách giải thích:

    * Vì không gian không đồng nhất nên xung lực của chúng ta không được bảo toàn
    * Vì thời gian không đồng nhất nên chúng ta mất đi năng lượng vốn có của các tâm, chúng ta bỡ ngỡ, thậm chí hốt hoảng vì một loại cấu tạo tâm mới quá xa lạ.
    * Vì tính chất không đẳng hướng của không gian nên có lẽ chúng ta mất đi moment quán tính vốn có của con quay hồi chuyển dẫn đến chúng ta mất phương hướng, lang thang không biết đi về đâu!

    NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT TƯƠNG ƯNG

    Định luật tương ưng được đề cập đến trong bài viết này có thể giúp chúng giải thích, ứng dụng trong tiến trình thiền định. Tài liệu Vi diệu pháp VISUDDHI MAGGA, trong phần chọn đối tượng để quán tưởng, đưa ra rất nhiều tiêu chí, có giải thích kỹ lưỡng, tại sao chọn cái này lại không chọn cái kia. Người ta có thể tự hỏi: bản chất thật sự của việc lựa chọn này là gì?

    Trong đời sống thường ngày, cũng như người nhập định, cảm nhận một cái gì đó đã hay đang xẩy ra (chứ không phải là sẽ xẩy ra), trên thực tế đã xẩy ra đúng như vậy. Hiện tượng này dân gian gọi là thần giao cách cảm, từ ngữ chuyên ngành gọi là TELEPATHY. Telepathy có gốc từ Hy lạp, tele: xa, pathos: cảm xúc, tác động. Từ ngữ này chẳng liên quan gì đến thần thánh cả. Trong thời gian chiến tranh lạnh (theo tài liệu PARA PSYCHOLOGIE EN L' URSS), cả hai khối đều có những công cuộc khảo cứu chuyên sâu về tiềm năng của con người, nhằm sử dụng trong quân sự. Để truyền tin, người ta thử nghiệm như sau: Một con thỏ mẹ trên đất liền, những con thỏ con ở trong tàu ngầm lặn dưới nước, mỗi khi thỏ con bị sát hại, thỏ mẹ biểu lộ những tín hiệu không bình thường.

    Định luật tương ưng sinh học đã được đề cập đến trong bài viết này, cũng giải thích được phần nào hiện tượng nói trên. Nếu chúng ta giả định tâm mang tính lượng tử, thì cơ học lượng tử cũng có cách giải thích theo mô hình lượng tử của mình. QUANTUM ENTANGLEMENT, rối lượng tử hay vướng lượng tử, giải thích như sau: trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể thì có liên hệ với nhau, dù chúng có ở rất cách xa nhau, kể cả là năm ánh sáng. Cụ thể là hai photon có liên hệ với nhau thì photon này quyết định trạng thái photon kia, photon này có trạng thái nào đó, thì photon kia cũng có trạng thái tương ứng. Tương tác này nằm ngoài bốn tương tác truyền thống cơ bản. Người ta ứng dụng cho việc thông tin, không cần đến chuyển động của hạt cơ bản. Vận tốc truyền tin nằm dưới vận tốc ánh sáng. Hiệu ứng này làm kinh ngạc ngay cả các khoa học gia, nên người ta gọi đó là: Ghostly action at a distance, Spooky interaction ...


    Nhóm CTR



    p/s: Bài viết kế tiếp đang được chuẩn bị để chia sẻ cùng quý độc giả :

    "Nguyên Tắc Búp bê Matryoshka "

    Nhóm cũng xin cáo lỗi nếu có những chậm trễ trong việc trả lời một số câu hỏi. Một phần là do bận rộn cuộc sống, một phần là do có một số câu hỏi mà nhóm nhận thấy rất hay và muốn phát triển thành những bài viết kế tiếp với mong ước đem lại thêm chút lợi lạc cho những người hữu duyên.
    Mong quí vị hoan hỉ lượng thứ.







    Búp bê Matryoshka là sản phẩm của nước Nga, được chế tác năm 1980. Búp bê này có nhiều con giống nhau, lồng vào nhau (Object within similar object), búp bê lớn ở ngoài có thể là một thôn nữ người Nga, mặc áo choàng dài. Nếu chúng ta mở búp bê này ra, thì tuần tự sẽ có những búp bê nhỏ hơn, tuổi cũng nhỏ hơn, cuối cùng là một búp bê nhỏ nhất là một em bé sơ sinh. Về giới tính, những búp bê nằm trong là nam cũng có thể là nữ. Số lượng búp bê đầu khoảng từ 5 đến 8, nhưng đến nay số lượng có thể tăng lên vài chục con.
    Về sau số chủ đề (themes) của búp bê Matryoska càng trở nên đa dạng hơn: có thể là những nhân vật thần tiên, cổ tích, người máy, các chính trị gia Liên Xô thuộc giai đoạn đổi mới tư duy (Perestroika).



    Tại sao chúng tôi lại đề cập tới bộ búp bê dễ thương và nổi tiếng này trong đề tài thiền định?
    Xin mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây. Lần lượt bài được trình bày qua 4 phần:

    - Chưa chắc các con đường đều hướng về La Mã.
    - Gót chân Achilles của trường phái thiền định Phật Giáo.
    - Khủng hoảng về khái niệm Sắc của hệ thống thiền định Hữu Sắc.
    - Ổ T - Rex của luận lý hình thức thuộc hệ thống thiền định Phật Giáo.

    I. Chưa chắc các con đường đều hướng về La Mã

    Nguyên tắc búp bê Matryoshka (Russian Nesting Dolls Principle) có một sự tương thích kỳ lạ và mô hình hóa rất nhiều hệ thống thiền định. Như quý độc giả đã biết, trường phái Tiểu Thừa kinh điển đề xướng một lối tập luyện tiệm tiến, qua nhiều giai đoạn (5 giai đoạn, 8 giai đoạn, 9 giai đoạn ... rất có thể còn nhiều giai đoạn hơn nữa) và mục đích cuối cùng là hy vọng tìm được yếu tố TỊNH (yếu tố SANTI); yếu tố có thuộc tính duy nhất và là bản chất của NIẾT BÀN. Người tu thiền định thường lấy mô hình mẫu của Sakya Muni làm thước đo, làm chuẩn mực.
    Để vào được NIẾT BÀN, chúng ta cần:

    a. Hiểu được công thức bất tử nổi tiếng của Phật Giáo (Matrika) là Vô thường, Vô ngã và Khổ não.
    b. Tu tập qua 4 giai đoạn trong nỗ lực dập tắt 10 phiền não, bao gồm:
    Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử và vô minh.

    Tuy nhiên, Niết Bàn chưa chắc là một điểm hẹn, một vùng đất hứa đối với tất cả mọi thực thể. Thật vậy, như quý độc giả đã biết, cô Kiều của Nguyễn Du ba chìm bảy nổi và được khuyên là:

    Tu là cõi phúc, tình là dây oan.

    Thế nhưng nàng Kiều lại có quan điểm riêng của mình:

    Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai,
    Nợ tình chưa trả cho ai,
    Mối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.



    Thượng Đế dường như rất công bằng trong việc phân chia đồng đều cho mọi người về ý thức đạo đức, phân chia khái niệm: Chân, Thiện, Mỹ. Ngài còn phân chia cả tự do cho tất cả mọi thực thể.
    "Tôi không có tự do, tôi là tự do" (Je n'ai pas la liberté, Je suis la liberté) là câu nói nổi tiếng của trường phái Hiện sinh trong thế kỷ trước. Vì "tôi là tự do" nên mỗi người đều có quyền thể hiện cá tính riêng của mình.

    Ở Dục Giới, do các bất thiện tâm có vẻ có một vai trò ưu thế trong cá tánh của một thực thể bất kỳ; thế nên thông thường trong cuộc chiến này thì phần thắng lại luôn nghiêng về các tâm bất thiện; trong đó ông Trời Dục Giới cũng không thoát khỏi:

    Đụng vào tình ông Trời cũng mệt,
    Trời lúc yêu cũng méo mặt mo,
    Thất tình Trời cũng nằm co,
    Em ơi! Làm phúc thí cho ... tí tình.

    Trường phái thiền định nào cũng rất khó. Lý do đơn giản là vì thiền định chống lại chính mình, chống lại con người thật của mình đang sống trong cảnh Dục Giới.

    Trở về với con búp bê dễ thương Matryoshka của chúng ta. Có người lại muốn chỉ có 2 con búp bê mà thôi: con búp bê lớn ngoài cùng là chúng ta hiện nay và con nhỏ nhất, nhỏ tuổi nhất nằm trong cùng ... là Như lai tạng hay Phật tánh. Trực tiếp như vậy sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn.
    Vậy thì mô hình này quý độc giả đều biết: đó chính là mô hình của Đại thừa; còn gọi là tâm truyền tâm, trực tiếp, thoại đầu, công án…
    Khi tu tập pháp môn này có người đã than thở:

    Nói gì chỉ quán, tham thiền,
    Thoại đầu, công án, ngã kềnh như rươi.



    Xin phép được nhắc lại cùng quý độc giả những câu chuyện nổi tiếng: truyền thuyết kể rằng Tôn giả Culapanthaka 4 tháng không thuộc nổi một đoạn kinh, Huệ Năng thì không biết chữ nhưng lại được kế thừa sự nghiệp của Tổ; trong khi Thần Tú và Anan đều là những bác học lại bị từ chối. Lý do cho nghịch lý này là tâm truyền tâm không qua trung gian ngôn ngữ, lời không diễn tả được chân lý.

    Phần nhận xét xin dành cho quý độc giả ...

    II. Gót chân Achilles hay điểm yếu của thiền định

    Cho đến tận ngày hôm nay, các bài viết về thiền định nói chung - ở Âu Châu cũng như Mỹ Châu - cũng đều ghi nhận những hệ quả tích cực, đáng ca ngợi của thiền định, và cho rằng thiền định nên được thực hành và nhân rộng đến cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em.
    Trên thực tế, có lẽ thiền định chưa chắc đã mang lại những kết quả lạc quan như vậy! (rất mong quý độc giả đã tu thiền lâu năm đóng góp ý kiến). Bên cạnh mặt tích cực, không ai ngờ rằng thiền định có thể có những hệ quả tiêu cực. Có 2 khả năng xẩy ra cho người tu thiền định:

    1. Cho dù là tập luyện một vài năm hay nhiều năm mà nếu không nhập định được thì không có gì để nói. Vì tôi vẫn là tôi, bạn vẫn là bạn.
    2. Nếu ít nhiều thực sự nhập định được, thì vấn đề lại khác. Có rất nhiều hệ quả không thể nói hết được và khó phân biệt đâu là tích cực đâu là tiêu cực như:

    a. Tự kỷ ám thị sanh ra hoang tưởng.
    b. Do quá mong muốn, không giữ giới, nên bị nhập từ nhẹ đến nặng.
    c. Mở huệ âm, thấy mình đi nơi này nơi kia, biết quá khứ vị lai ... chữa bệnh cho nhiều người, giảng pháp tu hành, biện tài vô ngại một cách tự nhiên, nhưng không đề cập tới giới luật: Sát, đạo, dâm, vọng, v.v... Thậm chí viết cả kinh sách, viết cả kinh A di đà (người viết bài này từng chứng kiến).
    d. Có người thực sự không bình thường, vì vay nợ của cõi âm quá nhiều, phải để người ta sử dụng thân xác mình để thỏa mãn các nhu cầu ở Dục Giới.

    Khi xảy ra các hệ quả nói trên, người tu lại tưởng là mình thiền định thành công.

    Tu thiền mà không giữ giới thì thường sanh ra các hệ quả không thể lường trước được. Có lẽ có một điều rất nên quan tâm, là do những cõi giới khác không có thân xác vật chất nên họ rất cần thân xác vật chất để thỏa mãn các nhu cầu ở Dục giới như: ăn uống, uống chất gây say, quan hệ nam nữ, thích được gọi là cô, cậu, thầy ...
    Trì giới là mẹ của an toàn, kiết giới có lẽ không bằng trì giới - Đạo đức trọng quỷ thần kinh - Tâm tạo tác tất cả, Tâm nào pháp đó. Có lẽ quý độc giả cũng chẳng lạ gì với 2 đại tác giả của thời hiện đại là Blavasky và Barbara Ann Brennan, từng có những tác phẩm viết về tâm linh nổi tiếng khắp thế giới. Chính các vị này tự kể lại rõ ràng là họ bị nhập.
    Trên đây chỉ là những hiểu biết hạn hẹp của người viết. Rất mong được quý độc giả đóng góp ý kiến chỉ bảo những sai lầm, xin chân thành cảm ơn!

    Có vị độc giả đưa ra ý kiến sau đây, mà đây cũng là ý nghĩ của rất nhiều người: "Tu thiền mà phải học hành khó khăn quá, có nhiều trẻ em không cần học hành hiểu biết mà vẫn tu tốt có sao đâu? ".
    Thực sự thì chẳng ai muốn: "Ma đưa lối, quỷ dẫn đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi".
    Tu tập cách này thì thiền Đốn ngộ đã đề cập từ lâu lắm rồi; từ sau khi Phật nhập Niết bàn. Nhưng trên thực tế bạn và tôi đã gặp ai thành công chưa?
    Sau đây chúng ta thử kể một số vị nổi tiếng trên thế giới đại diện cho một số trường phái:

    Vivekananda: Đại diện cho trường phái Raja Yoga
    Yogananda: Đại diện cho trường phái Cria Yoga
    Milarepa: Đại diện cho trường phái Mật Giáo Tây Tạng
    Lopsang Rampa: Đại diện cho trường phái Mật Giáo Tây Tạng
    Barbara Ann Brennan: Đại diện cho trường phái Kundalini Yoga

    Tất cả những vị nói trên, đều phải học hành, thực tập rất gian khổ trong nhiều năm. Chúng ta thử xem qua chương trình học tập của Phật Giáo Tây Tạng (theo tài liệu Présence du Bouddisme / France - Asie)

    1. Nyaya: 4 năm
    2. Prajnaparamita: 4 năm
    3. Vinaya: 1 năm
    4. Madhyamaka: 2 năm
    5. Abhidharma: 2 năm

    Theo lời kể của Lobsang Rampa, sau khi tốt nghiệp tại Tây Tạng, ông được chỉ định sang Châu Âu để truyền bá Mật Giáo Tây Tạng. Tại Anh Quốc, ông đã tốt nghiệp Y khoa bác sỹ, tốt nghiệp phi công ... Ông viết rất nhiều tác phẩm mà đến ngày nay còn giá trị.

    Qua phần trình bày trên, tự quý độc giả lựa chọn cách tu học nào là thực tế và hữu hiệu cho bản thân mình.
    Yogananda từng nói: "Cái gì Thượng đế cũng giúp được, nhưng muốn thi đỗ thì phải học bài", hình như Ngài hiểu định luật nhân quả rõ hơn các vị cho mình là Phật tử.

    Vấn đề trẻ em tu thiền, thì không phải là đề tài mới. Ở Tây Tạng gọi là Tulku, hiện tại phỏng định có khoảng 500 Tulku ở khắp Tây Tạng. Trước khi bị Trung Quốc chiếm đóng thì số lượng lên đến vài ngàn. Mỗi vị Tulku đều có những đặc điểm về tái sinh. Thí dụ: Vị Đại Lạt Ma thứ 14 là tái sinh của vị thứ 13, vị Đại Lạt Ma thứ 13 lại là hiện thân của Quán Tự Tại Bồ Tát, đó là vị Bồ Tát của từ bi, tay cầm cành sen trắng. Hầu hết Tulku là nam giới, cũng có nữ giới. Khi sắp qua đời, các vị này thường xác định trong đời sau họ sẽ xuất hiện ra sao, họ để lại lá thư hay bài hát, mô tả về nơi sau này để người ta đi tìm.



    Việc xác nhận Tulku đôi khi rất mơ hồ và mâu thuẫn. Theo các sử gia Tây Tạng, vị Lạt Ma thứ 5 đã viết trong bản tự thuật của mình: "Người ta đưa cho tôi rất nhiều đồ vật, nhưng tôi không nhận diện được, khi ông bước ra khỏi phòng tôi nghe ông nói với mọi người rằng tôi đã thành công trong cuộc trắc nghiệm. Ông trở thành người đỡ đầu, giám hộ gia sư (Tutor)"

    Vào năm 2009, trong phim tài liệu Tulku, có người đã nhận xét: "Nếu người dân Tây Tạng không cẩn thận thì hệ thống Tulku sẽ làm tiêu tan, làm phá sản (ruin) Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo quan trọng hơn là hệ thống Tulku".
    Đây là một kịch bản đầy kịch tính của xã hội Tây Tạng ngày hôm nay mà chính quyền Tây Tạng đang rất quan tâm giải quyết.
    Chúng ta hy vọng lịch sử về Tulku sẽ không tái diễn tại Việt Nam.

    Thời gian gần đây có thêm một thành viên mới trong sân chơi thiền định, đó là trường phái Công Giáo hay Thiên Chúa Giáo. Theo tài liệu phổ biến tại khu vực thành phố Sài Gòn gần đây cho biết, Thiên Chúa Giáo đã thực hiện thiền định rất lâu, từ nhiều thế kỷ. Người ta có thể kể đến những cái tên nổi tiếng như Moses với: "Hãy về tĩnh tọa trong phòng, căn phòng dạy ta mọi sự", Thánh Pantaenus học Dhyana tại Ấn Độ, sau đó truyền cho Thánh Clement. Thời Trung cổ có giáo sĩ Richard (1173). Hai tổ thiền là Thomas Merton (1915 - 1968) và John Main (1926 - 1982). Cũng trong tài liệu này có ghi lại rất nhiều nhận xét, định nghĩa, giải thích về thiền định là gì, có cả kỹ thuật thiền định.

    Thiền định theo trường phái này là gì?
    Ta đừng rơi vào cạm bẫy tìm hiểu thiền qua những giảng giải đầy chữ nghĩa, thiền là một chứng nghiệm sống không thể giảng giải - "dù nói mãi về đồ ăn, cũng không làm ta no bụng".
    Thiền không phải là một hệ thống tư tưởng. Thiền là cầu nguyện tập trung (Centering prayer); cầu nguyện không đọc kinh ... Về kỹ thuật thiền thì giữ lưng thẳng, hơi thở điều hòa, mắt nhắm lim dim, miệng tụng mantra: "maranathan" rồi chìm vào hư vô. Ngồi xuống, giữ lưng thẳng, tụng mantra "maranathan" ngoài ra không kỳ vọng bất cứ điều gì. (Maranathan có nghĩa là: "Lạy Chúa! Xin hãy đến". Đây là ngôn ngữ Aramiac. Ngôn ngữ của Đức Chúa Giêsu dùng ngày xưa).

    Theo tài liệu thần học thiêng liêng của tác giả Hoành Sơn. (Phần A, chương 9): "Con đường nội tiến: Suy niệm và nhập định" là tài liệu chính quy để học tập. Căn cứ vào tài liệu kinh thánh, mọi việc bắt đầu liên quan đến loài người là vấn đề tội tổ tông. Eva, (đã nghe lời xúi dục của con Rắn) ăn trái cấm và xúi Adam ăn nên biết điều thiện và điều ác. Họ chỉ chưa kịp ăn trái cây trường sinh để trường thọ. Sau đó bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng Eden; Từ nay Adam phải làm lụng vất vả mới có ăn, Eva phải chịu mang nặng đẻ đau mới sinh được con. Con rắn (hiện thân của quỷ Satan) " ... bị nguyền rủa ... phải đi bằng bụng, phải ăn bụi đất ... Ta sẽ tạo niềm thù hận giữa ngươi và đàn bà (Eva) ... "

    Thiền định và sự hiểu biết là một mô hình đối xứng không thể tách rời, minh triết là một thuộc tính tất nhiên của thiền định ... Thiền định mà không đưa đến minh triết, thì thiền định để làm gì?

    Pháp môn Raja Yoga từng nói:
    "Không tu Raja thì không có sự minh triết"
    "không minh triết thì không tu được Raja Yoga".
    Sakya Muni cho là:
    "Thiếu sót lớn nhất trong đời người là thiếu hiểu biết"
    "Tài sản lớn nhất trong đời người là hiểu biết và sức khỏe".



    Căn cứ vào Kinh Thánh, thì kịch bản của Eva và Adam do ăn trái cấm, nên có sự hiểu về điều thiện và điều ác ...
    Sự hiểu biết này đã không được thưởng mà trái lại còn bị phạt rất nặng và làm liên lụy tất cả nhân loại đến tận ngày hôm nay. Nói tóm lại, sự hiểu biết rõ ràng là một tội lỗi theo quan điểm của Chúa.

    Sở dĩ người ta cần phải suy nghĩ về vấn đề tội tổ tông, vì nó là nguồn gốc của toàn bộ cuốn Thánh Kinh chứa đựng trong cả ngàn trang giấy. Theo hiểu biết của người viết bài này thì việc xử tội Eva và Adam có lẽ không phù hợp với luật pháp bình thường của các quốc gia có nền dân chủ. Một người không thể tự ý vừa làm ra luật pháp, vừa xét xử, vừa thi hành án ... Luật pháp phải được viết trên sự công bằng bác ái, phải ghi thành văn bản rõ ràng và phải được thực thi một cách nghiêm túc, không có bằng chứng thì không thể kết tội, chế tài phải rõ ràng ... Eva và Adam không có trạng sư để biện hộ, như vậy có lẽ việc xét xử đã không theo một trình tự tố tụng dân sự hoặc hình sự ... nào cả.

    Tác phẩm: "What the Bible really say" người dịch là Mark Howson - Wings Books - New York 1980 _ P29_IB_28 viết về Chúa như sau: "He is ruthless, wrathful, vengeful, jealous peace loving - But about all - he is almighty".
    Để tránh hiểu lầm là người viết bài này có ác ý. Xin quý độc giả vui lòng tự dịch.

    Vậy làm sao tu thiền định được đây. Trí tuệ thông suốt là hệ quả tất yếu của Tứ thiền hữu sắc ... điều này quý độc giả ai cũng biết. Rất có thể một số quý độc giả đang đọc bài này, có khả năng nhận biết ít nhiều quá khứ, vị lai ... Vậy Chúa sẽ đưa ra hình phạt nào cho cái tội hiểu biết loại này?
    Rất mong quý độc giả vui lòng góp ý kiến để Chúa có thể đưa ra quyết định phù hợp hơn với quy luật khách quan.

    Nếu tôi hoặc bạn là một giáo dân và có ý định tu thiền, hoặc đang tu thiền, thì chắc chắn dù bạn hay là tôi cũng sẽ có 2 mối lo:

    1. Kinh nghiệm lịch sử mà Thánh Kinh đã ghi lại, tổ tiên loài người bị trừng phạt vì ăn trái cấm đưa đến sự hiểu biết.

    Nay tôi tu thiền định thì hệ quả tất yếu là sự minh triết (minh triết có gốc chữ Hán là: Sáng suốt, tách bạch, chẻ ra ... để hiểu cho rõ). Kết quả này có lẽ còn trầm trọng hơn cả cái "biết" mà tổ tiên loài người đã vi phạm. Vậy tôi có bị trừng phạt không? Chúa là: " ... He is almighty". Như thế này thì tôi bị trừng phạt là cái chắc.

    2. Theo tài liệu được phổ biến thuộc khu vực Sài Gòn của Công Giáo, thì kỹ thuật tu thiền định là ... đọc mantra là "maranathan". Maranathan có nghĩa là: "Lạy Chúa! Xin hãy đến".
    Nếu Chúa thực sự đến, xuất hiện với hình tướng: "He is ruthless, wrathful, vengeful, jealous ...", thì liệu đây có phải là một công án, một thiện pháp để quán tưởng không?

    Câu trả lời có lẽ chúng ta phải tự tìm lấy.
    "Khủng hoảng về khái niệm Sắc của hệ thống thiền định Hữu Sắc".








    Để tránh nhàm chán, nhóm CTR sẽ đăng bài của 2 chủ đề song song: nguyên tắc búp bê Matryoskha và Thần Thông. Xin cảm ơn quý độc giả đã bỏ thời gian để theo dõi những bài viết của nhóm.

    Sau đây là phần tiếp của bài:

    III. Khủng hoảng về khái niệm "SẮC" của các hệ thống Thiền Định

    Nhạc sĩ Phạm Duy trong bản nhạc Đố Ai đã viết:

    Đố ai nằm ngủ không mơ
    Biết em nằm ngủ hay mơ
    Nửa đêm trăng xuống, đứng chờ ngoài hiên
    Nửa đêm anh đến … bến bờ yêu thương ….


    Đúng vậy, tất cả mọi người đều nằm mơ khi ngủ. Đó là một sự thật. Ca sĩ Trúc Lam, Trúc Linh đã từng mơ:

    Đêm qua em nằm mơ, mơ thấy anh lìa xa cuộc đời.
    Anh đi anh bỏ em, không gởi lại một lời trăn trối.
    Em khóc như trời mưa!

    Ngày xưa Kiều cũng mơ thấy Đạm Tiên, theo lời kể của Nguyễn Du:

    Sương in mặt, tuyết pha thân.
    Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
    … Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây…
    Gió đâu lay động bức mành.
    Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.


    Trang Tử mơ rồi tự hỏi: “Tôi là bướm hay bướm là tôi”



    Với cái nhìn của nhà Phân tâm học như ERICH FROMM, thì cá tánh con người là một tập hợp tâm lý bao gồm: bẩm sinh và tập thành (inne’s et acquises). Chính vì lý do này mà tạo ra cá tánh. Vẫn theo tác giả này khi phân tích giấc mơ thì có lẽ 2 cô gái kể trên được sắp vào loại “melancolique” (buồn bã), có khuynh hướng của “masochisme” (tự làm khổ mình) … Theo tài liệu “Interpretation du Rêve” thì giấc mơ chỉ là một hình thức để giải thoát ẩn ức. Các ẩn ức ở khu vực tiềm thức có cơ hội được giải thoát khi người ta nằm mơ.
    Vi Diệu Pháp với đề tài “SẮC” đã đưa ra một cái nhìn mà khoa học, cho đến tận ngày hôm nay, hình như cũng không ai hiểu cả.

    Có thể có hai lý do để giải thích cho chuyện không hiểu này:
    1. Có người thực chứng thiền định nhưng lại thiếu hiểu biết về lý thuyết và kỹ thuật của Vi Diệu Pháp.
    2. Hoặc là chỉ hiểu được nghĩa của chữ, chứ không phải ý nghĩa ở sau hàng chữ. Không thực chứng cũng như thiếu kinh nghiệm về thiền định.

    Tài liệu Vi Diệu Pháp có lẽ được viết từ quan sát kinh nghiệm thực tế trong khi thiền, chứ không phải là một tài liệu phát xuất từ trí tưởng tượng của con người bình thường. Có thể vì hai yếu tố nói trên, V.D.P là kinh vô tự nên “vô tri nên bất mộ”.
    Chúng tôi chỉ trình bày sự thật, không có ý đề cao, khen chê bất cứ ai. Rất mong quí độc giả hiểu và thông cảm với thiện chí của người viết. Chúng tôi thành thật xin lỗi nếu có gì không hài lòng quí độc giả.

    Bây giờ chúng ta đan cử một giấc mơ điển hình của bất cứ ai: Mơ đi đâu đó, gặp một số người quen, hoặc không quen, nói chuyện … Có khi sợ quá, mừng quá nên muốn kêu lên hoặc la lên nhưng cứ ú ớ, không thể thốt thành lời … cho đến khi tỉnh dậy. Giấc mơ kể trên có những đặc điểm đáng ghi nhận sau đây:
    - Trong mơ chúng ta không thấy được thân xác vật chất của mình.
    - Không nói, không nghe được; nhưng vẫn nhìn được và cảm thấy mình nói chuyện bình thường…
    - Có khi tai nạn xẩy đến trong giấc mơ như bị dao chém, bị lửa cháy, nhưng cơ thể lại không bị tổn thương, hư hỏng …

    SẮC của VDP đã giải thích như sau:
    Căn cứ lý thuyết về sắc
    - Ở cảnh Dục giới sắc có đủ 28 yếu tố sắc pháp mà cụ thể là thế giới vật chất. Trên thực tế có rất nhiều hình thức và kết hợp khác nhau.
    28 yếu tố sắc là đối tượng của thị giác. Trong lúc mơ, mắt ta vẫn còn nên nhìn thấy.Tuy nhiên sắc vi tế hơn, do đó “Sen vàng lãng đãng như gần như xa!”. Vì tâm tạo ra sắc, tâm trong lúc mơ đã có sự biến đổi, nên ta không có thân (body), không có miệng, mũi, lưỡi … Nếu có chỉ là cái hình thức gọi là phù trần căn nhưng tịnh sắc không còn, vì không còn sử dụng … vào việc gì cả. Hình thức của các giác quan như miệng, mũi, lưỡi chỉ có hình thức tượng trưng, có tính chất trang trí là chính … Vì thế, bị xe đụng, dao chém trong mơ … chỉ sợ chứ không sao cả.

    Ngày nay, người ta tốn trên 2 tỷ USD để chế tạo ra xe tự hành. Xe này có khả năng đáp xuống sao Hỏa sau mấy tháng di chuyển trong không gian và hoàn tất quãng đường dài 12 phút theo vận tốc ánh sáng. Nhờ vào năng lượng nguyên tử rôbốt có thể vận hành khảo cứu lâu dài về sao Hỏa. Nhưng từ 2000 năm trước, Vi Diệu Pháp đã là cỗ xe tự hành, ít tốn kém, đã đi sâu vào trong tâm con người, cho ta thông tin về số lượng tâm, sắc, cảnh giới … Có lẽ đây là phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, một phát minh tìm ra chính mình, con người thật của mình và quan trọng hơn nữa là tìm ra tương lai cho thân phận con người.

    Vi Diệu Pháp chính là tài liệu “Chiến lược vĩnh cửu vãn hồi hy vọng”, giải thoát con người khỏi quyền năng của Thượng Đế. Được trang bị kiến thức và kỹ thuật VDP, con nguời trở thành một vị thần Titan dưới mắt Thượng Đế! Nói tóm lại, bạn và tôi chính là tự do, tôi và bạn tìm được chính mình qua lý thuyết và kỹ thuật thiền định vi diệu của VDP.



    Còn tiếp...
    Last edited by vuhanp; 06-09-2012 at 10:46 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TRÍCH THIÊN TỦY-BẢN GIẢN LƯỢC
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 10-09-2012, 06:48 PM
  2. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 23-04-2012, 06:33 AM
  3. Lược sử thời gian
    By dragonle in forum Khác...
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 30-06-2011, 05:14 PM
  4. NIỆM PHẬT VÔ TƯỚNG -PHÁP MÔN THIỀN-TỊNH
    By linh_tinh_85 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 22-02-2011, 08:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •