1. Mật Tông = Ấn Chú Bà la Môn (Ấn Độ Giáo) + Bồ Đề Tâm (phục vụ lợi ích chúng sinh). Nên tảng giáo pháp do ngài Long Thọ Bồ tát sáng lập trước sự đổi hỏi phải đổi mới Phật giáo ở Ấn Độ vào thế ký thứ 5.
2. Mật Tông thuộc Đại Thừa, lấy Quả vị Bồ tát để tu (Mật Hạnh) để phục vụ lợi ích chúng sinh (không nhập Niết Bàn), phát đại nguyện TÁI SINH để ĐỘ chúng sinh (nên có truyền thừa)
3. Vì lấy QUẢ Bồ tát để tu nên hành giả Mật Tông phải quán đảnh một hoặc nhiều phép quán đảnh của các vị Bồ Tát khác nhau như Quán Thế Âm, Dược Sư, A Di Đà,...dưới sự hướng dẫn của một vi đạo sư có TRUYỀN THỪA của dòng Mật Tông tu tập. Hình ảnh quán đảnh cũng như tu tập của các vị Phật và Bồ tát này là hình ảnh của Báo Thân nên các hình ảnh này khác với hình ảnh của các vị Phật và Bồ tát ở Ứng Thân (thuộc Hiển Giáo)
4. Nền tảng bước đầu tu tập của Mật Tông là lễ lạy, quán tưởng, trì chú và cúng dường mạn-đà-la để tịnh hóa thân tâm hành giả, sau đó phát Bồ Đề Tâm dũng mãnh để biến thân sáu đại (đất, nước, gió, lửa, không, thức) thành hóa thân Bồ tát (lấy Quả trước, gieo Nhân sau) trên con đường hành đạo VÔ PHÂN BIỆT (không thấy có người độ và được độ). Tất cả các hành động và sự tu tập này chỉ hành giả và người thầy của hành giả biết nên gọi là Mật. Ví dụ hành giả tu tập theo phép quản đảnh Quán Thế Âm tu tập với Mật hạnh từ bi. Khi thấy người nhà bị bệnh thì trì chú, kết ấn, quán tưởng theo cách hành trì Mật Tông cho người nhà khỏi bệnh bằng phát nguyện bệnh tật của người nhà cũng như của toàn chúng sinh sẽ khỏi và bản thân hành giả cũng xin được chịu bệnh thay cho toàn thể chúng sinh. Nếu hành giả không có dòng truyền thừa nương tựa thì sẽ rất nguy hiểm cho hành giả, không khác nào hành giả tự gọi nghiệp chướng đến gây hệ lụy cho bản thân. Trong một số trường hợp, hành giả tu Mật vui sướng ban đầu khi thấy điều mình làm là linh nghiệm, nhưng nếu không tin tấn tu hành thì sẽ phải trả Nhân tương ứng sau này (vì đã nhận Quả trước rồi).

* Ghi chú vài sai lầm đang diễn ra:
1. Một số người tự thực hành Mật Tông hoặc thực hành dưới sự hướng dẫn của người thầy không có truyền thừa hoặc không được phép truyền thừa. Vì tu Mật Tông là tu lấy Quả trước, gieo Nhân sau nên hành giả giống như người không có vốn kinh doanh mà phải đi vay ngân hàng. Ngân hàng ở đây được hiểu là sự nương tựa vào đạo sư và có sự truyền thừa.
2. Trước khi chưa tịnh hóa được thân tâm, nhưng hàng giả đã mong cầu chứng đắc và thực hành một số phương pháp chữa bệnh hoặc cầu mong các lợi ích thế gian và xuất thế gian. Việc này có thể đạt được ban đầu (vì là lấy Quả hưởng trước) nhưng sau này sẽ trả Nhân sau (mà khi trả thì phải trả cả vốn lẫn lãi)
3. Việc hành giả Mật Tông chỉ cần nói rằng: ''tôi đang tu Mật Tông'' là đã phạm giới. Việc này giống như một người phát nguyện hành hạnh Bồ tát nhưng lại nói rằng: ''tôi đang làm việc của Bồ tát''. Người ngoài hay bất cứ ai có thể biết hay hiểu hành giả đang tu Mật Tông nhưng tự hành giả nói ra hay biểu hiện ra là chuyện khác.
4. Không phải bất cứ ai dự lễ quán đảnh Mật Tông cũng là hành giả của Mật Tông. Cũng giống như người đi quy y thành Phật tử nhưng chưa chắc đã giữ được năm giới của cư sĩ. Hành giả Mật Tông cũng vậy. Nếu hành giả không giữ giới, hoặc khi phạm giới mà không thực hiện sám hối, lễ lạy, cúng dường trong Mật Tông thì hành giả không nên hành trì Mật Tông nữa. Cái mà hành giả đang làm là cái ''giả'' Mật Tông.
* Với những nguyên lý chặt chẽ này mà Mật Tông vẫn được phát triển, truyền bá, được xưng tụng và ca ngợi bởi cách hành pháp của nó, chứ không phải bởi vì các đạo sư nổi tiếng như Dala Lama 14. Pháp môn Mật Tông sẽ vẫn giữ đầy đủ vẻ đẹp và tinh túy của nó với nhưng người có duyên trong hạnh nguyện phục vụ lợi ích chúng sinh.