kết quả từ 1 tới 20 trên 46

Ðề tài: Một số sai lầm thường thấy của khí công

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Một số sai lầm thường thấy của khí công

    Bài này dựa trên quan điểm của khí công chân truyền. Ai thích sáng tạo dòng phái hay thể hiện "tài năng" thì miễn hỏi. Cứ coi như tôi không biết gì, vậy lại xin miễn tranh luận! Bài này tôi viết để hy vọng nhiều người lấy đó làm tham khảo, đến lúc thấy sai lệch cần dừng sớm, hay có thể ngay từ đầu mà tránh.
    Chỉ nói riêng tới khí công sai lệch, chưa cần nói tới chân truyền đại đạo


    -Trong cuốn "khí đạo" của lục lưu, một danh y và chân truyền khí công( ông có đủ bộ sách về các phái như pháp thuật thần thông môn gồm 6 quyển, tu chân chứng đạo môn vv) có nói ở phần sai lệch khí công:

    * Khả năng sai lệnh:
    - Tu sơ cấp khí tụ như kênh lạch, sai lệch vô hại
    - Tu trung cấp khí tụ như sông hồ, sai lệch ít di hại
    - Tu cao cấp khí tụ như biển cả, sai lệch có hại

    Giải thích (Lục Lưu): luyện khí như tụ nước, lúc đầu còn vơi, rót vào thoải mái không sao.Đến mức lưng lửng đã phải chú ý. Khi nước đã cao, sông đã quá đầy thì thành tai họa lụt lội, đến lúc đó mới xảy ra sai lệch đáng kể...

    * Phân biệt công pháp chân thật:
    - Quyết pháp không thấy trong sách cổ kim
    - Công pháp chân thật không giống với những gì viết trong sách cổ kim

    Giải thích: Tất cả những gì xưa nay đã công bố ra cho công chúng đều là nền tảng của pháp phổ truyền.Tất cả những gì thuộc về bí pháp của các đại tông phái đều không công bố rõ cho đời nên dù có sao chép được cũng khó mà biết được. Dùng cách này soi vào nội hàm của các công pháp thì phát hiện được ngay dấu vết của việc sao chép, thật giả sẽ được phân biệt.

    Phần sai về" ý thủ đan điền" viết:
    * Lò lửa lư đỉnh đan điền:

    - Lò lửa: chỗ bắc bếp nổi lửa, lò lửa có vị trí xác định
    - Đan điền: chỗ lạc hoàng kết thành đan, đan điền không có vị trí xác định

    Giải thích: Ngày nay nhiều người cho rằng tập trung ý niệm vào bụng dưới là "ý thủ đan điền" đó là một quan nệm rất sai lầm? Ở bụng dưới đó chỉ là chỗ "bắc bếp nổi lửa", cần có "phi đan", "lạc hoàng", rồi khi ấy mới có thể định vị đan điền được.Nay đan vẫn chưa ló ra, làm sao có đan điền được.

    * Chỗ bắc lò nổi lửa:
    - Không phải là kết cấu thực thể, chẳng rơi vào cảm xúc bên ngoài
    - Trước thận sau rốn, dưới ly trên khảm
    giải thích; ngày nay mọi người lấy một điểm nào đó ở mặt da rồi cho đó là nơi thủ khiếu, thật là sai lầm lớn! tiếp xúc của con người vốn ở mặt ngoài của da, nếu thủ ý như vậy càng làm cho khí thường tụ đến mặt da, tiết ra ngoài mà hao tổn dần.Tu vốn là việc tụ khí để tăng tinh, vì sao lại tự mở đập chắn để xả nước?

    * Cái mất của thủ khiếu:
    - Thủ ý tiếp xúc ở bên ngoài sẽ tạo ra khai khiếu phóng khí
    - Tụ hoả nhiệt thì lửa bừng lên tiêu hao hết khí
    giải thích:"thủ ý đan điền" lúc cảm thấy nóng, lúc cảm thấy lạnh, lúc thấy khí hành, lúc không thấy, khí tụ thì nóng, khí trệ thì lạnh; tụ nhiều thì thấy trôi chảy dào dạt, thoát ra thì mất. Vì vậy có người thủ khiếu đến hàng chục năm mà vẫn không có công phu. nay xin vạch rõ để uốn nắn, người luyện công pháp này cần hết sức tránh phạm sai lầm đó!

    Cái sai của việc "lấy ý lĩnh khí":

    * Quy luật vận hành của khí":
    - Khí thịnh thì tự vận hành; nếu khí không vận hành thì dẫn nó phỏng có ích gì?
    - Khí vận hành hợp với đường của nó, có đường rồi còn đặt thêm đường vào đâu nữa?

    Giải thích: Khí vận hành một cách tự nhiên, hình thành trước sau, chủ thứ, hướng đi thuận nghịch, cần chi phải dẫn dắt nó để phạm đến tính tự nhiên của khí?

    * Sai lầm của việc đạo dẫn khí:

    - Lấy mạch của ý gia thay cho mạch tu vận hành chắc phải sai
    - Biến khí nội tu thành khí ngoại tản, tu chính khí không thành!

    Giải thích; vòng vận hành của khí đều có đường đi riêng của mình, mạch của đông y là mạch sinh lý bệnh lý, mạch của phật, đạo là mạch công lý tu lý, nguồn cội của chúng hoàn toàn khác nhau, không thể lẫn lộn. Khí của con người thường phát tán ra ngoài, nên cần phải luyện tu, khiến cho khí quy trở bvề tụ ở giữa, nay lại dẫn khí tuần h2nh theo mạch y học mà đưa ra bề ngoài, há chẳng phải là tự làm hao mất khí đã tụ hay sao? vậy ai còn nói theo cái sai đó, thì nên sửa ngay đi!

    * Dẫn khí bị mất:
    - Khí không đủ mà dẩn sẽ bị hư dương manh động
    - Khí thinh tụ m2 dẫn thì sẽ bị hao tản ra ngoài
    - Khí tĩnh ở trong mà dẫn thì sẽ làm loạn cơ chế khí

    Giải thích: vốn dĩ khí đang tĩnh mà lại dẫn bửa đi, sẽ làm cho khí bị nhiễu loạn, huống hồ còn nỗi lo, khí bị tiêu hao, tản ra ngoài?

    * Dẫn bừa nên gây ra bách bậnh:
    - Khí không tuân theo đường đi chính thường mà đi ngược ngịch
    - Khí không chạy theo đường của nó mà cướp đường đi chéo
    - Khí dẫn bừa vào chổ bí kết đút nút lại

    * Ba thuyết chu thiên:
    - Phù dương chu thiên: vòng vận hành chỉ trên phần ngoài (biểu), là ngụy(giả) chu thiên
    - Thần khí chu thiên: vòng vận hành lưỡng nghi, là tiểu chu thiên
    - Nguyên thần chu thiên: vòng vận hành tam giới - đại chu thiên

    Giải thích: Ngày nay người ta thường lấy noãn khí phù dương tuần hành trên mặt da, chỉ vận hành nổi theo mạch nhâm đốc của y gia, mà gọi là đại tiểu chu thiên, sai lầm quá lắm.

    * Cái mất của vòng vận hành nổi (phù chu)
    - Lấy ý dẩn khí phạm vào tính tự nhiên
    - Nội hkí ngoại dẫn, phạm vào hoà âm dương
    - Do con người tuần kinh vận hành, lấy mạch của y gia thay cho mạch tu đạo

    Giải thích: Pháp ý thủ hạ nguyên để "bắc lò nổi lửa" là giai đoạn ban đầu xây dựng nền móng của đan đạo môn, lúc này khí phù dương ít tụ mà thường tuần vận.Tuy vậy chuyện khí phù dương thông suốt dồi dào chỉ mang tính nhất thời, cần phải dẫn chúng quy trở về, chớ có dẫn vận làm chúng hao tán mất, tự mình phải biết mà bớt lửa lò! người đời nay không hiểu rõ lý này, khi hkí phù dương mới động đã dẫn hoả vận hành theo đường tròn, còn tự cho đó là "đại tiểu chu thiên". chao ôi, thật ngu lắm! những ai mới học cần chú ý phân biệt!

    * Phù dương thông biểu:
    - Một là bị hao tán
    - Hai là trở ngại đối với việc tu
    - Ba là khó bảo toàn
    - Bốn là khó chữa bệnh

    Giải thích: vòng vận hành của khí phù dương, đối với lĩnh vực tu hành không được tính là nhập môn, đối với công phu không được coi là có trình độ. Cái chính là giữ cái hoà của việc thông biểu. cách làm này khó duy trì được lâu, cần tránh sa vào sai lầm này!

    * Tu và động tác:
    - Hễ do nội khí dẫn động tạo ra động tác thì đều gọi là tu luyện
    - Hễ do con người tạo tác ra động tác thì đều không gọi là tu luyện!

    Giải thích: có tu nên mới có tư thế ngoại động, thì tư thế đó chính là tư thế tu, những tư thế của người không tu, chỉ là tư thế bình thường! cho nên tu với không tu, là do bên trong chứ không phải do bên ngoài. Ngày nay người đời thường chấp vào động tác khí công, đúng là bỏ gốc lấy ngọn, bởi vì họ chưa biết vận động vốn không phải là lối tu chân chính của khí công! than ôi, giới nhân sĩ khí công thời nay, mỗi khi soạn động tác, đều đưa thuyết " ý thủ đan điền", "lưỡi chống lên vòm hàm trên", "lấy ý lĩnh khí","đại tiểu chu thiên","động công", "tĩnh công", rồi tự sáng tác công pháp, viết thành sách tung ra cho đời, chỉ đạo tập luyện. Ôi chao! nếu gọi đấy là khí công tu chân thì làm sao mà lại không đạt kết quả? nếu đúng như họ nói thì nhày múa ca hát, ăn mặc đi lại đều là công pháp cả ư! Khí công đến mức này đúng là lạm phát quá quẩn.
    Last edited by haclongba; 11-12-2010 at 09:40 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •