Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 21

Ðề tài: Xin hỏi các bác có biết nơi nào có bán những thứ này không ạ?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Xin hỏi các bác có biết nơi nào có bán những thứ này không ạ?

    Tôi đang cần mua 1 số thứ sau:
    1/Kinh Đoản Nguyện A DI ĐÀ

    Đoản nguyện tái sanh về cõi cực lạc của đức A DI ĐÀ Phật gồm có 8 trang trong đó đều có in màu và bìa sách được làm từ gấm Tây Tạng.Trang sách làm từ gỗ đàn hương,bản kinh bằng tiếng Tây Tạng,đây là bản Kinh được chép lại vào thế kỉ 18 bằng bản khắc gỗ,Tibetanshop đã mua lại bản kinh gỗ cổ này và ấn tống ra để phục vụ các đạo hữu,dùng hương hoa cúng dường bản kinh này sẽ có vô lượng công đức,Chúng tôi chỉ tính tiền giấy và bìa kinh,mọi nội dung kinh là tùy quý vị chọn lựu.
    Tên sách:đoản nguyện tái sinh vào cõi Tịnh Độ
    Số trang:8 Trang
    Chiều dài: 24 cm
    Chiều rộng: 12 cm
    Giá của Tibetanshop: 12 nghìn 1 trang sách.
    2/Kinh Quan Âm Tứ Thủ

    Bản kinh nghi quỹ Quan ÂM Tứ Thủ gồm 9 trang được in bằng bản khắc gỗ,mỗi trang giấy đều có in màu hình Bồ Tát Quan Âm,dùng bản kinh này đặt lên ban thờ quan âm và cúng dường kinh điển như là hiện thân của ngài,các câu chữ trong đó đã chứa đầy sự gia trì của ngài.
    Tên Kinh: Nghi Quỹ Quan âm
    số lượng: 9 trang
    Dài :24 cm
    Rộng: 12 cm
    Chất liệu: Gấm tây tạng đỏ,giấy Trầm
    Giá của Tibetanshop: 12 nghìn VND 1 trang sách
    3/Kinh Sách Phật Giáo Cổ


    Tây Tạng có đến 1 rừng kinh điển với số lượng khổng lồ các bộ kinh và luận,Tibetanshop cũng muốn đóng góp vào sự lưu truyền phật pháp nên chúng tôi đã thỉnh về và khôi phục lại những bản kinh gỗ rồi sau đó in lại trên giấy được làm từ cây Đàn Hương,đây là loại giấy chuyên dùng để in sách và tư liệu cho hoàng gia Ấn Độ cổ,mực được pha chế đặc biệt để có thể bám vào loại giấy này,đây là kinh BÁT NHÃ BA LA MẬT bản kinh tiếng sankit này đã bị thất truyền rất lâu cho đến gần đây khi khai quật 1 ngôi đền cổ tại Ấn Độ mới tìm lại được,Trong các kinh điển thường nói ai viết chép,đọc,tụng,và dùng các vật thơm ngon cúng dường kinh điển thì đều có được công đức không thể nghĩ bàn,Tibetanshop vì muốn đem tới cho các đạo hữa có thể có cơ hội được sở hữu những bản kinh quý báu này nên chúng tôi đã tái bản và phục chế lại toàn bộ những bản kinh quý này.Những bản kinh trên đều được làm thủ công và in bằng bản khắc gỗ bằng chính những người ẤN ĐỘ nơi đã khai sinh ra những bộ kinh này.
    Tên sản phẩm: Pustaka BÁT NHÃ BA LA MẬT
    Chiều dài: 27 cm
    Chiều rộng: 9 cm
    Số lượng: 21 trang làm bằng gỗ Đàn Hương
    Chất liệu: Vải gấm Tây Tạng và gỗ Đàn Hương
    Giá của Tibetanshop: 12 nghìn/1 trang sách
    4/Tháp Bảo Khiếp Ấn


    Tháp Phật<> là bảo tháp được làm nguyên mẫu theo các loại tháp của Tây Tạng do các vị tu sĩ tạo thành,tháp được tạo ra bởi 1 loại đất ở miền đất phật cùng với tro cốt của các tu sĩ trộn lại và tạo thành,đây thật sự là 1 tác phẩm điêu khắc phật giáo tuyệt vời,để tháp trên ban thờ thì các chư thiên và hộ pháp sẽ ngày đêm đến cúng dường tháp và giúp đỡ người tu hành,tháp ở đâu nơi đó có điềm lành.Đây là 1 pháp báu quý giá nhất của phật giáo.người thỉnh tháp về dùng bút viết thần chú bảo khiếp ấn đặt vào trong tháp thì sẽ được vô lượng công đức
    Tên: Tháp Phật
    Chiều cao: 25 cm
    Chất liệu: Đất
    Màu sắc trắng
    Giá thị trường:50 - 80 USD
    Giá của Tibetanshop:: 540 nghìn VND
    Do Tibetanshop này tuốt ở Ba Đình,Hà nỘi nên tôi không thể nào mua hàng được;bởi tôi ở TP.HCM.
    Và xin hỏi thêm là các bác có biết ở đâu bán HẠT Ô tức bùa hộ mệnh,thường có hình bàn thờ Phật thu nhỏ,chiếc hộp nhỏ làm bằng bạc hoặc bằng đồng,bên trong đặt tượng Phật dùng để đeo trên cổ,người tu hành thường mang theo bên mình để cầu chư Phật,Bồ Tát phù hộ bình an.
    và đá mani:dùng chân ngôn của chư Phật để khuyến giáo chúng sinh cầu phúc cho chúng sinh.
    Em xin cảm ơn!

  2. #2

    Mặc định

    Ở TP Hồ Chí Minh thì thử ra Hoangthantai kiếm xem có không, nếu có thì dám khai rằng đồ ở đó ko rẻ chút nào đâu.
    Namo Saptanam Samyasam Buddhaya Kotinam Tadyatha Om CaleCundhe Svaha

    Namo Amitabhaya Tathagataya Tadyatha Amrito Dbhave Amrita Sidhambhave Amrtia Vikrante Amrtia Vikranta Gamine Gagana Kirta Kare Svarha.

    http://vn.360plus.yahoo.com/mr.johnson0609/article?mid=153&prev=154&next=152

  3. #3

    Mặc định

    Vâng,em cám ơn bác Mr.Johnson.Lúc trước em cũng có hay mua đồ ở Hoangthantai.Bán toàn giá trên trời không à!Nhìn giá xong mà muốn say sẩm luôn!Về nhà phải uống mấy viên Hoạt Huyết Dưỡng Não.Hix

  4. #4

    Mặc định

    Tu theo kiểu này thì khi đắc đạo nhà thành cái bảo tàng. Chết thành thần giữ của hay con thạch sùng đứng góc nhà chắc lưỡi ?!
    Vua Tây tạng còn phải bỏ cung điện mà chạy, mấy ông này lại đạp...Kờ của mấy ông Tu của, tu thánh vật !

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dienthoai Xem Bài Gởi
    Tu theo kiểu này thì khi đắc đạo nhà thành cái bảo tàng. Chết thành thần giữ của hay con thạch sùng đứng góc nhà chắc lưỡi ?!
    Vua Tây tạng còn phải bỏ cung điện mà chạy, mấy ông này lại đạp...Kờ của mấy ông Tu của, tu thánh vật !
    nói bậy mà nói bự
    :praying:2OM AH HUM:praying:2

  6. #6

    Mặc định

    Trích từ bạn ạn dienthoai :"Tu theo kiểu này thì khi đắc đạo nhà thành cái bảo tàng. Chết thành thần giữ của hay con thạch sùng đứng góc nhà chắc lưỡi ?!
    Vua Tây tạng còn phải bỏ cung điện mà chạy, mấy ông này lại đạp...Kờ của mấy ông Tu của, tu thánh vật !"
    Bạn nên đọc cho kỹ lại đi nhé!Tôi chỉ hỏi nhờ các bác trên diễn đàn xem hộ dùm tôi coi cái nào được trong 8 cái tháp đó;tôi chỉ thỉnh 1 cái thôi,chứ tôi đâu có mua về hết đâu mà bảo là cái bảo tàng này ,bảo tàng nọ?Như bên Topic "Muốn xin 1 số Thánh vật" của mình,bạn cũng đọc không kỹ rồi lại nói :"Nghe "thánh VẬT" mình lại tưởng "THÁNH vật" sông Tô lịch tập tiếp theo. Làm mình cứ thắc mắc Thánh đã vật thì chạy không kịp chứ còn ở đó mà cầu.Hiểu lầm, hiểu lầm..."
    Mình không thích những ai đọc chưa kỹ mà vội bình luận như vậy.Vài dòng góp ý,mong bạn đừng buồn.
    Thân!

  7. #7

    Mặc định

    K hiểu b mua nhiều đồ như vậy về làm gì?mua về k biết bố trí,để kd dúng chỗ, thì còn nguy hiểm hơn ý
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  8. #8

    Mặc định

    còn bạn gì đó làm ơn mấy vật này phải dùng từ thỉnh chứ đừng xài từ mua ko được nhé,bạn mà xài từ mua thì tới tết bạn cũng chưa thỉnh được món gì đâu
    :praying:2OM AH HUM:praying:2

  9. #9

    Mặc định

    ông gì đó ơi, Thánh Neo cũng là thầy Neo của tôi nói rất rất rất rất đúng đó.

  10. #10

    Mặc định Tây Tạng: Cung điện Potala (Bố Đạt La cung)

    Trái tim Lhasa – cung điện Potala – hành cung uy nghi nhất, đẹp nhất, ý nghĩa nhất trong mọi chuyến hành hương Tây Tạng. Nếu Jokhang Temple được coi là điểm đến tâm linh Phật giáo thì Bố Đạt La cung có thể coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hoá Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma. Nhìn trên bản đồ, thủ đô Lhasa gần như được phân thành 2 khu rõ rệt: khu phía Tây tập trung người Hán và khu phía Đông tập trung người Tạng. Tuyến phố lớn Beijing Donglu nối liền 2 khu vực này, chính giữa 2 khu là quảng trường Potala cực rộng và cung điện Potala sừng sững trên ngọn Hồng Đồi tại trung tâm.
    Về mặt lịch sử, Potala Palace hay Bố Đạt La cung được khởi công từ thời vua Songtsen Gampo nhưng lúc đó mới ở dạng hành cung nhỏ. Đến đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso thì Potala mới chính thực được chọn làm cung điện của Hoàng Mạo Giáo và nơi đây được kiến thiết lại với quy mô cực lớn, xây cất trong suốt 50 năm mới hoàn thành, tính đến nay đã hơn 6 thế kỷ mà không bị biến động thiên tạo hay nhân tạo nào làm hư hại. Sau này, cùng với sự ra đời của cung điện mùa hè Norbulingka, nơi đây chính thức trở thành cung điện mùa đông của các đời Lạt Ma.

    Về mặt kiến trúc, Potala toạ lạc trên đỉnh Hồng Đồi (Red Hill hay Marpori) cao 91 m so với mặt bằng thành phố – ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara); là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa: hai ngọn đồi còn lại là: đồi Chokpori tượng trưng cho Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapani), và đồi Pongwari tượng trưng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri).
    Nhìn vào chính giữa cung Potala là Hồng Cung (Red Palace), tường đắp màu son đỏ mà theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực. Trên nóc của Hồng Cung là nơi lưu giữ thi hài của các Đạt Lai Lạt Ma.
    Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị. Kiến trúc lưỡng tông Hồng-Bạch này còn áp dụng cho tất cả các cung điện lớn nhỏ khác xây trong Tây Tạng:

    Nhìn sang 2 bên ở chánh Tây và chánh Đông là các vọng gác; cánh trái trên hình là Namgyal Dratsang – nơi sinh hoạt của Tăng ni:

    Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được 270m; diện tích hơn 360km2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1000 phòng nhỏ với gần chục ngàn Phật điện; vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn; độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3600m, là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới. Phải nói rằng đó là một kỳ quan tôn giáo không chỉ riêng trong Lhasa mà của toàn nhân loại!

    Lộ trình khám phá cung điện Potala cho mọi du khách: xuất phát từ cửa vào phía Đông bên phải, leo các bậc đá đi lên, du khách sẽ đến được Bạch Cung. Sau khi thăm hết Bạch Cung sẽ theo đường liên thông (trên nóc toà nhà có màu vàng nằm giữa 2 cung) để đi sang mái của Hồng Cung. Thăm Hồng Cung từ tầng cao nhất xuống dưới rồi ra ở cửa sau Hồng Cung, từ đó men theo con đường kora phía Tây để đi ra khỏi Potala. Chú ý: vọng gác và khu điện Namgyal Dratsang không mở cửa cho khách thăm quan; từ cửa vào Bạch Cung cho đến lúc ra cửa sau của Hồng Cung du khách sẽ không được chụp ảnh; các phòng điện nhạy cảm của Potala đều đóng cửa; trong mỗi khu điện thờ mở cửa và ở các hành lang đều gắn camera theo dõi chặt chẽ!
    Trước đây phía ngoài Potala cung là hồ nước lớn, giờ đã bị lấp đi, xây thành quảng trường lớn. Con đường mới đang được trồng tỉa lại, chạy trước mặt cung điện:

    Bỏ qua đường vào ở cổng chính, chúng tôi vào từ cổng chánh Tây của Potala … và như thế tôi đã đến đây … Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Trên tấm bia đá ghi: Cung điện Potala được Unesco đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1994.

    Ở cổng này có bàn kiểm tra hộ chiếu khách du lịch, nếu bạn mang hộ chiếu Việt Nam thì thủ tục kiểm tra nhanh chóng đến bất ngờ sau đó là khu vực máy scan an ninh – mọi thứ chất lỏng dạng chai lọ cỡ vừa và lớn cùng với đồ dao kéo, đồ bắt cháy … đều phải bỏ lại. Sau cửa này du khách mới thực sự đặt chân vào quần thể cung Potala, hình ảnh chánh Tây của cung – khu vực này không mở cửa cho khách vào thăm:


    Con đường từ của phía Tây hợp lưu với đường vào từ cổng chính đi đến trạm soát vé thứ hai:


    Từ đây ngước nhìn lên, cung Potala cao vời vợi … chỉ vài trăm bậc đá nữa là tới được cửa vào Bạch Cung; mới nghe tưởng dễ dàng nhưng có leo từng bậc Potala mới thấy cái khắc nghiệt của thời tiết Lhasa; trong điều kiện không khí loãng bằng 68% mức thông thường, ở độ cao hơn 3600m, du khách ai cũng thở khò khè trong gió khan và nắng cháy, lại không được quên chụp ảnh xung quanh…

    Con đường trắng tưởng như vô tận sẽ kết thúc ở cửa lớn dẫn vào khu vực tiền sảnh Bạch Cung. Lên đến đây, ai cũng phải dừng lại thở lấy sức, đồng thời đợi các đoàn đi trước vào hết bên trong để khỏi chen chúc:

    Từ đây đã có cái nhìn bao quát hơn về quảng trường phía trước Potala:

    Tiền sảnh Bạch Cung:

    Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun đỏ thắm buộc vải ngũ sắc, phía trên cánh cổng khổng lồ là phù điêu 7 con sư tử trắng với dòng chữ: Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh (The gate of storing prosperity). Nếu được vào cửa chính Hồng Cung, du khách sẽ gặp cổng lớn khác cũng bằng gỗ đỏ nhưng buộc lụa trắng, phía trên là dòng chữ: Con đường dẫn đến sự giác ngộ tâm thức hoàn toàn (The path to perfect spiritual enlightenment). Tuy nhiên cổng chính Hồng Cung thì hiếm ai được ngắm, lý do vì lộ trình đi thăm Potala xuất phát từ Bạch Cung rồi đi thông vào Hồng Cung từ trên nóc, đến lúc xuống thì ra bằng cửa hậu nên không qua cửa chính. (Tham khảo từ sách The Potala do Unesco xuất bản).


    Hai bên cổng là mural của Tứ Đại Thiên Vương (Four Guardian Kings), được xem là tứ tướng hộ pháp của Đại thừa Mật tông. Vị mặt vàng là Bắc Vương Đa Văn Thiên tay cầm lọng, vị mặt đỏ là Tây Vương Quảng Mục Thiên tay cầm stupa, vị mặt xanh là Nam Vương Tăng Trưởng Thiên tay cầm kiếm, và vị mặt trắng là Đông Vương Trì Quốc Thiên tay cầm đàn. Những bức hoạ hình này là những mural lớn nhất, đẹp nhất, và chi tiết nhất về bốn Thiên Vương có thể nhìn thấy trong Tây Tạng:

    Trong truyện Phong thần của Hứa Trọng Lâm có tích Ma Giai Tứ Tướng với câu chuyện bốn anh em họ Ma (Ma Lễ Thanh, Ma Lễ Hải, Ma Lễ Hồng, và Ma Lễ Thọ) phò Trụ Vương Ân Thọ đánh Tây Kỳ có nét tương đồng với tứ đại thiên vương. Tuy nhiên khắc hoạ của Ma Giai Tứ Tướng mang phong cách của Đạo giáo chứ không phải Phật giáo, xét về niên đại cũng ra đời trước rất lâu – khi đó nhắm vào cuối thời Ân Thương trước công nguyên và nhà Chu dựng cơ nghiệp đất Thần Châu; còn Phật giáo phải đến thời Đường sau công nguyên mới trực tiếp ảnh hưởng vào Tây Tạng. Các bức tranh tường của bốn vị Hộ pháp ở cung Potala thể hiện thuần tuý quan niệm của người Tạng chứ không hề có sự lai tạp nào.
    Tiếp tục đi qua các dãy hàng lang ngắn, du khách sẽ đến được sân trong của Bạch Cung (tiếng Tạng gọi là Deyangshar) vốn là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội Phật giáo; bên phải sân là khu nhà 2 tầng màu vàng là nơi sinh sống của Tăng ni, bên trái là phòng tu học của Tăng ni, còn ở giữa là chính điện Bạch Cung:

    Bạch Cung nhô cao kỳ vĩ giữa nền trời xanh thẳm, tuy chỉ có 5 tầng lầu nhưng kiến trúc Bạch Cung tiêu biểu cho lối xây thượng thu hạ thách độc đáo mang màu sắc Tây Tạng, những tường xây bằng đá phiến trát đất sét trắng nghiêng vào bên trong chứ không thẳng đứng, mỗi tầng lầu là các cửa sổ lớn và ban công phủ vải bạt đen, trên mái vòm vuông vức sử dụng màu đỏ và màu vàng để trang trí. Tổng hoà 3 màu sắc trắng, đỏ, vàng tượng trưng cho hoà bình, quyền lực, và sự viên mãn. Chỉ tiếc từ cánh cổng này trở vào trong cho đến khi ra cửa sau của Hồng Cung đều cấm chụp ảnh, người viết chỉ chụp lén được vài tấm khi đi thăm quan bên trong và ở đoạn mái nối liền 2 cung:

    Các đoàn khách đi lướt qua các gian điện thờ, ngắm nhìn các pho tượng và tranh tường trong chớp mắt, chưa kịp hiểu mình đang ở đâu thì đã bước tới cửa sau của Hồng Cung:

    Ra đến ngoài cửa sau của Hồng Cung, khách du lịch ai cũng thấy hụt hẫng! Nội cung chiến thành vĩ đại của người Tạng đó sao? Cung điện mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma chỉ là nhiêu đó? Có lẽ do chủ ý của Trung Quốc làm khách thăm quan không ai chiêm ngưỡng được vẻ đẹp quý báu thực sự của Potala: hàng người này đến hàng người khác xô đẩy luồn lách trong những hành lang nhỏ tối om om; giọng hướng dẫn viên oang oang vẳng vào từng góc nhỏ; những căn phòng đóng cửa, những ổ khoá im lìm, camera bí mật bố trí ở tất cả các cửa ra vào; ánh sáng vàng vọt le lói trên cao không đủ soi tỏ bệ thờ, những pho tượng nghìn tuổi được khoá sau những hàng rào gỗ cao quá đầu người, những tấm thangka và tranh tường khuất sau lưới sắt, những mandala 3D cất trong tủ kính mờ, những câu kinh Phạn-Tạng cuộn thành từng gói nằm phủ bụi trên kệ; những tấm biển chú thích sơ sài dưới chân những Stupa vàng ròng cực lớn … Người ta không cảm thấy được sự thâm nghiêm và cao quý của nơi đây, cái hồn xưa cũ của Potala dường như đi vắng!
    Chúng tôi may mắn trong lúc sắp rời khỏi Hồng Cung đã kịp mua cuốn sách The Potala của Unesco, ấn bản 1993 giá 160RMB, dành riêng để giới thiệu về cung. Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala! sau khi mua, cuốn sách được đóng một triện màu đỏ 3 thứ tiếng Anh-Tạng-Trung: A Souvenir of the Potala Palace. Sách dày 165 trang, tất cả đều in màu chụp lại toàn bộ các điểm nhấn kiến trúc của Potala, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung, những Stupa chính cùng các pho tượng Phật quý giá cất bên trong cung, kiến trúc mái vòm kinh điển của cung … Đây là 1 tài liệu tham khảo cực kỳ quý giá để khách phương xa hiểu được những giá trị văn hoá và thấy hết vẻ đẹp mà cung Potala sở hữu. Xin được giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh chụp lại từ sách, những hình ảnh này hầu như chưa xuất hiện trên mạng, và kể cả có đi thăm Potala ngày nay chắc cũng khó lòng mà mục kích được:
    - Bên trái là cổng tiền sảnh Bạch Cung, bên phải là cổng tiền sảnh Hồng Cung:

    - Mái cung Potala toát lên sự oai nghiêm quyền lực:

    - Ảnh là đỉnh mái vàng (Golden Dome) của Stupa lớn chứa thi hài Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, xây năm 1936. Kiến trúc mái vòm Potala được trang trí đầu chim thần garuda, bên dưới mái là kết cấu ngàm đỡ nhiều tầng vô cùng chắc chắn, đảm bảo vòm chịu được chấn động và gió lớn:

    - Ngoài tượng thân của 13 vị Đạt Lai Lạt Ma giữ bên trong cung, Potala còn có tượng vua Songtsen Gampo và các quan đại thần Thổ Phồn:

    - Tượng Đức Phật Thích Ca (Shakyamuni) bằng vàng ròng tạc song song với tượng Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc từ thế kỷ 17:

    - Tượng đồng của Phật A Di Đà (Amitabha hay Amitayus):

    - Và tất nhiên không thể thiếu được tượng bạc của đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) là người sáng lập Hoàng Mạo Giáo (Gelugpa Sect) tạc từ thế kỷ 17:

    - Bức tượng quan trọng nhất trong cung Potala: Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) được mang vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ 7:

    - Stupa Tomb của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 Thubtan Gyatso: cao 12.97m, rộng 7.83m, làm từ 18,870 lượng vàng ròng, bên trong có chứa cả di hài của Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây chỉ là 1 trong hàng chục Stupa bằng vàng ròng được lưu giữ trong cung Potala:

    - Trong 4 bậc của Stupa tượng trưng cho Tứ Diệu Đế (có dịp điểm qua với bạn đọc ở bài trước), người Tạng trang trí bằng kim cương, đá quý, hồng ngọc, lục ngọc; mỗi viên có kích thước lớn và đều là tài sản vô giá:

    - Những Mandala 3D độc nhất vô nhị bằng đồng được đúc cách đây hàng trăm năm:


    - Thangka cổ kể lại lễ hội năm 1695 sau khi cung Hồng Cung được xây dựng xong:

    - Thangka cổ hoạ hình Đạt Lai Lạt Ma thứ 1 và thứ 3 – tác phẩm của trường phái Menthang:

    - Thangka vẽ từ thời nhà Đường cũng thuộc trường phái Menthang:

    - Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri) qua bút pháp của trường phái Khen-tse từ thế kỷ 17:

    - Các báu vật khác trong cung: giáo huấn của Phật viết bằng tiếng Phạn trên giấy cọ (palm tree leaves):

    - Khèn làm bằng vàng của người Tạng để thổi báo hiệu giờ nghỉ khi tụng kinh:

    - Những pho sách cổ nhất lưu giữ trong cung:

    Hy vọng vài hình ảnh trên cho bạn đọc cái nhìn chính xác hơn về những báu vật liên thành đang được bảo quản bên trong bảo tàng văn hoá Potala.
    Quay trở lại với bài viết, chúng tôi men theo con đường phía sau để đi xuống. Được biết con đường này vốn dành cho các nhà sư cưỡi ngựa lên Potala, riêng Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 còn lái xe ôtô lên xuống!

    Khu vực công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao:

    Cánh cổng cuối cùng của quần thể cung Potala, ra khỏi đây, chúng tôi lại bắt đầu một cuộc đi dạo mới, đó là đi hết vòng Kora lớn theo tường bao ngoài dưới chân cung điện:

    Con đường này đẹp tuyệt vời! hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường, chốc chốc lại có người đi tra dầu bôi trơn cho từng chiếc, những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả. Ở đây, người viết gặp nhiều người Tạng hơn cả, khác với bên trong cung điện Potala đa phần là khách thập phương:


    Ba stupa lớn trong công viên phía sau cung Potala:

    Con đường Kora kết thúc cũng là lúc du khách đến bến xe buýt trước cửa cung Potala.

    Chắc phải lâu lắm nữa tôi mới có dịp đứng ngắm Potala như thế này. Chưa thấy ai viết tặng Potala mấy vần thơ, tôi xin mượn ý thơ trong Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan sẽ hợp tâm trạng hơn:
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
    Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương …
    Chưa đến Potala thì chắc tôi không hình dung được bên cạnh dáng vẻ uy nghi hoành tráng, nơi đây đang trải qua những biến động ngầm, thách thức sự tồn vong của nền văn hoá cao nguyên lâu đời. Người Tạng thường làm ra những Mandala cát rất đẹp và công phu rồi lại quét bỏ đi như một cách biểu hiện tính vô thường của hiện hữu; phải chăng những gì họ tạo dựng được hàng nghìn năm qua đang phải đối mặt với một giai đoạn mới trầm luân hơn, như 1 quy luật của tạo hoá có thịnh có suy? Nói về Potala cung, vị đáo bình sinh hận bất tiêu (đi mà chưa đến cả đời hận khôn nguôi), nhưng liệu đắc đáo hoàn lai hận khả tiêu (đến rồi khi về có thực sẽ nguôi ngoai)?
    Lê Minh Hưng

    (nguồn :Chùa Minh Thành Online )

  11. #11

    Mặc định

    Cảm ơn bạn dienthoai.Bài viết về cung điện Potala của bạn hay lắm.Mình ước gì có đủ tiền để có thể đi tour Tây Tạng 8 ngày để được chiêm bái cung điện Potala và được viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt ma đời thứ 14.

  12. #12

    Mặc định

    đức dalai lâm ở ấn độ chứ có còn ở tây tạng đâu mà đi tây tạng gặp đức dalailama, các bật gugu rinpoche cao cấp hiện giờ ko còn được bao người ở tây tạng đâu các vị phần lớn ở ấn,nepal,mĩ...hết rồi
    :praying:2OM AH HUM:praying:2

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi neo Xem Bài Gởi
    đức dalai lâm ở ấn độ chứ có còn ở tây tạng đâu mà đi tây tạng gặp đức dalailama, các bật gugu rinpoche cao cấp hiện giờ ko còn được bao người ở tây tạng đâu các vị phần lớn ở ấn,nepal,mĩ...hết rồi
    :thinking:
    Noi bay ; noi Bu ? :shame_on_you:

  14. #14

    Mặc định

    Đi Tây Tạng giờ chỉ có gặp lama lòe do anh tàu dựng lên thôi anh à. Muốn gặp Dalai Lama XIV thì đi miền Bắc Ấn Độ nhé anh

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Sat That Xem Bài Gởi
    Đi Tây Tạng giờ chỉ có gặp lama lòe do anh tàu dựng lên thôi anh à. Muốn gặp Dalai Lama XIV thì đi miền Bắc Ấn Độ nhé anh
    Sat That: Làm ơn chỉ cho mọi người phân biệt Lama lòe với Lama thật đi !

  16. #16
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Sat That Xem Bài Gởi
    Đi Tây Tạng giờ chỉ có gặp lama lòe do anh tàu dựng lên thôi anh à. Muốn gặp Dalai Lama XIV thì đi miền Bắc Ấn Độ nhé anh
    Lama đâu để chỉ riêng cho đức DALAI LAMA, danh hiệu này thực sự rất cao quý nhưng giờ đây cũng được sử dụng phổ biến quá mức. Ở Tây Tạng vẫn còn rất nhiều bậc đạo sư tôn quý còn sống, trao truyền giáo pháp, như ngài Hungkar chẳng hạn! mong bạn cẩn trọng trong lời nói!

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phúc minh Xem Bài Gởi
    Lama đâu để chỉ riêng cho đức DALAI LAMA, danh hiệu này thực sự rất cao quý nhưng giờ đây cũng được sử dụng phổ biến quá mức. Ở Tây Tạng vẫn còn rất nhiều bậc đạo sư tôn quý còn sống, trao truyền giáo pháp, như ngài Hungkar chẳng hạn! mong bạn cẩn trọng trong lời nói!
    Ngài Hungkar đã là Rinpoche rồi mà hihihi. La-ma là 1 học vị giống như Đại Học thôi. Tu sĩ phải trải qua bằng cấp La-ma thì mới học lên tiếp Tiến Sĩ ( Ge-she hay Khenpo ), nhưng người thường cũng có thể học và lấy bằng cấp La-ma. Người Tây Tạng ngày xưa gọi La-ma là bậc Thầy, danh xưng La-ma chỉ dành cho các vị chân tu. Ví dụ trong bài Quy Y của Tây Tạng thì:" La-ma la ki-áp su chi-ô". Nghĩa là con thành kính quy ngưỡng Bậc Thầy tôn quí. Tương tự câu Quy Y Đạo Sư:" Na mô Gu-ru Bê" nên tiếng Phạn vậy. Do nhập nhằng giữa cách gọi La-ma cho các bậc chân tu với bằng cấp La-ma nên khi Phật Giáo Tây Tạng truyền sang Tây Phương hay ra ngoài Tây Tạng thì hầu hết các Phật Tử mới này không biết cách dùng cũ của người Tạng nên cứ gặp ai mặc áo tu sĩ đều gọi là La-ma. Chú tiểu cũng được gọi là La-ma, tu sĩ lâu năm cũng gọi là La-ma. (việc này thì tại hạ được nghe tường thuật lời của Đức Garchen Rinpoche phân tích). Đức Dalai La-ma là vị Tôn Sư cao quý, Ngài xứng đáng với các danh hiệu cao quý hơn như là Rinpoche hay hơn nữa rất nhiều. Ngài đã lấy bằng Ge-she ( tiến sĩ ) trước khi rời khỏi Tây Tạng, chứng ngộ của Ngài và sự tái sanh của Ngài thì xứng đáng gọi là Rinpoche hoặc đáng hơn thế nữa. Nhưng lý do gọi là Dalai La-ma là vì tính chất lịch sử của danh hiệu tôn quý đó. Dalai La-ma là danh hiệu của Quốc Vương Tây Tạng. Vị Quốc Vương mà cũng là tu sĩ do Vương Triều Mông Cổ phong khi chiếm Tây Tạng và trao trả lại độc lập cho Tây Tạng.
    Về Ngài Hungkar thì như đã nói, Đức Hungkar là hóa thân của Đại Thành Tựu Giả Do Khyentse Rinpoche. Phàm những vị Thánh Tăng trong tên có chữ Khyentse thì đều là hóa thân của Đức Đại Trí Văn Thù. Ngài Hungkar không đơn thuần là 1 vị La-ma (nếu so về bằng cấp).
    Trong Tây Tạng vẫn còn rất nhiều vị Thánh Tăng còn ở lại. Nhưng các vị ẩn mật mà sống và hoằng đạo nên ít khi có dịp để chúng ta biết đến. Thân phụ của Ngài Hungkar là Đức Ku-sum Lingpa (La-ma-sang) cũng từng không chịu bỏ Tây Tạng ra đi mà chọn cách ở lại trú xứ để bảo tồn dòng truyền thừa của Ngài. Việc tìm thấy 1 vị Thánh Tăng thì phụ thuộc vào phúc duyên của mình dù là trong hay ngoài Tây Tạng. Bây giờ có rất nhiều vị Thầy giả mạo, dù họ cũng có vẻ rất Tây Tạng nhưng là đồ giả. Thận trọng mà suy xét để theo vị Thầy chân chính. Tìm đúng vị Thầy chân chính mà theo tu tập là phúc phần to lớn tích tụ nhiều đời kiếp. Còn vơ nhầm thầy dzỏm thì chúng ta nên tự cảm thương cho Nghiệp xấu của chúng ta quá nhiều nên chiêu cảm gặp phải chướng ngại nặng nề này.

  18. #18
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kequansat Xem Bài Gởi
    Ngài Hungkar đã là Rinpoche rồi mà hihihi. La-ma là 1 học vị giống như Đại Học thôi. Tu sĩ phải trải qua bằng cấp La-ma thì mới học lên tiếp Tiến Sĩ ( Ge-she hay Khenpo ), nhưng người thường cũng có thể học và lấy bằng cấp La-ma. Người Tây Tạng ngày xưa gọi La-ma là bậc Thầy, danh xưng La-ma chỉ dành cho các vị chân tu. Ví dụ trong bài Quy Y của Tây Tạng thì:" La-ma la ki-áp su chi-ô". Nghĩa là con thành kính quy ngưỡng Bậc Thầy tôn quí. Tương tự câu Quy Y Đạo Sư:" Na mô Gu-ru Bê" nên tiếng Phạn vậy. Do nhập nhằng giữa cách gọi La-ma cho các bậc chân tu với bằng cấp La-ma nên khi Phật Giáo Tây Tạng truyền sang Tây Phương hay ra ngoài Tây Tạng thì hầu hết các Phật Tử mới này không biết cách dùng cũ của người Tạng nên cứ gặp ai mặc áo tu sĩ đều gọi là La-ma. Chú tiểu cũng được gọi là La-ma, tu sĩ lâu năm cũng gọi là La-ma. (việc này thì tại hạ được nghe tường thuật lời của Đức Garchen Rinpoche phân tích). Đức Dalai La-ma là vị Tôn Sư cao quý, Ngài xứng đáng với các danh hiệu cao quý hơn như là Rinpoche hay hơn nữa rất nhiều. Ngài đã lấy bằng Ge-she ( tiến sĩ ) trước khi rời khỏi Tây Tạng, chứng ngộ của Ngài và sự tái sanh của Ngài thì xứng đáng gọi là Rinpoche hoặc đáng hơn thế nữa. Nhưng lý do gọi là Dalai La-ma là vì tính chất lịch sử của danh hiệu tôn quý đó. Dalai La-ma là danh hiệu của Quốc Vương Tây Tạng. Vị Quốc Vương mà cũng là tu sĩ do Vương Triều Mông Cổ phong khi chiếm Tây Tạng và trao trả lại độc lập cho Tây Tạng.
    Về Ngài Hungkar thì như đã nói, Đức Hungkar là hóa thân của Đại Thành Tựu Giả Do Khyentse Rinpoche. Phàm những vị Thánh Tăng trong tên có chữ Khyentse thì đều là hóa thân của Đức Đại Trí Văn Thù. Ngài Hungkar không đơn thuần là 1 vị La-ma (nếu so về bằng cấp).
    Trong Tây Tạng vẫn còn rất nhiều vị Thánh Tăng còn ở lại. Nhưng các vị ẩn mật mà sống và hoằng đạo nên ít khi có dịp để chúng ta biết đến. Thân phụ của Ngài Hungkar là Đức Ku-sum Lingpa (La-ma-sang) cũng từng không chịu bỏ Tây Tạng ra đi mà chọn cách ở lại trú xứ để bảo tồn dòng truyền thừa của Ngài. Việc tìm thấy 1 vị Thánh Tăng thì phụ thuộc vào phúc duyên của mình dù là trong hay ngoài Tây Tạng. Bây giờ có rất nhiều vị Thầy giả mạo, dù họ cũng có vẻ rất Tây Tạng nhưng là đồ giả. Thận trọng mà suy xét để theo vị Thầy chân chính. Tìm đúng vị Thầy chân chính mà theo tu tập là phúc phần to lớn tích tụ nhiều đời kiếp. Còn vơ nhầm thầy dzỏm thì chúng ta nên tự cảm thương cho Nghiệp xấu của chúng ta quá nhiều nên chiêu cảm gặp phải chướng ngại nặng nề này.
    bạn đọc kĩ lại nhé, tôi đâu nói ngài HUNGKAR là lama đơn thuần, tôi nói các đạo sư đáng kính mà.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phúc minh Xem Bài Gởi
    bạn đọc kĩ lại nhé, tôi đâu nói ngài HUNGKAR là lama đơn thuần, tôi nói các đạo sư đáng kính mà.
    Tại hạ đâu có ý nói rằng bạn nói Ngài Hungkar là La-ma đơn thuần đâu. Đừng hiểu nhầm. Tại hạ làm sáng tỏ vấn đề thôi mà. Bởi vì ai cũng biết danh hiệu của Ngài là: Hungkar Dorje Rinpoche. Nếu gọi Ngài Hungkar bằng danh xưng La-ma theo đúng ý nghĩa của dân Tạng, la-ma-la thì cũng không có gì sai mà! Có hiểu nhầm thì cùng nhau xí xóa. Giữ mối thân tình lâu bền.
    Sarvamangalam !

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lbn148 Xem Bài Gởi
    Đạt Lai Lạt ma cách đây 1-2 năm đọat giải Nobel hòa bình là thật đấy. Ông ta vì dám đứng led9oi29 độc lập cho Tây Tạng nên đã bị Chính quyền TQ đặt ra ngoài vòng pháplua6t5, bị truy lùng ráo riết đến độ hình như phải đi tị nạn chính trị ở Mĩ. Còn về ông Đaịt Lai Lạt ma ở Tây Tạng hiện giờ thì mình ko rành
    Wow! kiến thức này mới thật là mới mẻ vô cùng, xáo trộn hoàn toàn những gì từng biết. Đạt Lai Lạt Ma đương kim hiện nay là vị thứ 14. Tất nhiên, không thể nói vị nào khác. Đạt giải Nobel hòa bình thì chỉ có vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nhưng chính xác thì là năm 1989 ... ( cách đây 1-2 năm thì Ngài đạt huy chương vàng của Quốc Hội Mỹ ).
    Năm 1959, thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chính phủ của Ngài đã tổ chức trốn chạy khỏi Tây Tạng, lúc ấy Trung Hoa đã chiếm đóng hoàn toàn Tây Tạng. Trung Hoa gán tội phản quốc cho Ngài và cấm không cho về nước. Chuyện truy lùng Ngài thì quả thật nghe cũng lạ vì Ngài đang ở dinh thự xênh xang ở Dharamsala, miền núi phía Bắc Ấn Độ. Thông tin Đức Đạt Lai Lạt Ma tị nạn ở Mỹ thì rất rất mới mẻ đấy. Hiện tại, trong nước Tây Tạng cũng chẳng có vị nào mạo danh Đạt Lai Lạt Ma cả.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bí quyết diệt khổ đau.
    By Tín Tâm Trí in forum Thiền Tông
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 12-11-2010, 08:20 PM
  2. VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH
    By splen in forum Tản mạn nhân sinh
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 02-09-2010, 02:11 PM
  3. Khai Thị - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
    By GoldenAge in forum Chuyện các Thầy, Bà…
    Trả lời: 148
    Bài mới gởi: 29-08-2010, 02:51 AM
  4. Giác Minh Diệu hạnh Bồ tát khuyến phát niệm Phật
    By luckyboy624 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-08-2010, 07:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •