Thích Nữ Huệ Trung



DẪN NHẬP

Từ Bi, khi nghe nói về hai tiếng Từ Bi, ôi! Sao mà ngọt ngào, sao mà dịu mát. Hai tiếng “Từ Bi” lần đầu tiên đi vào trong tâm khảm con thuở vừa mới lên mười.

Lần đầu tiên bước chân vào chùa, một ngôi chùa uy nghiêm của làng với Sư Cụ hiền lành và chú tiểu đẹp như tiên giáng, con đã ngẩn ngơ với những pho tượng Phật và Bồ Tát. Đêm ấy, con nằm mơ thấy Đức Quan Âm Bồ Tát tuyệt đẹp, từ trong bức tượng, mẹ hiền đã đến bên con, mỉm cười và ôm con vào lòng; Lúc ấy, con cảm nhận tình thương bao la của Quan Âm Bồ Tát và lòng từ bi không bờ bến của Ngài. Hình ảnh này đã nuôi lớn con cho đến ngày con được thực sự thọ pháp xuất gia. Hình ảnh này là sợi dây vô hình, kết nối tâm hồn con với Quan Âm Bồ Tát, để hôm nay đề tài được chọn: “Khái quát tìm hiểu Mật Tông qua Chú Đại Bi” của Quan Âm Bồ Tát là kết tinh của bao sự chắt chiu, tìm tòi ngay từ ngày còn là “Điệu” tập sự tu học.

Mật Tông là một trong những tông phái của Phật Giáo. Như Thiên Thai Tông, Thiền tông, Tịnh Độ tông… Mật Tông cũng có nguồn gốc và có truyền thừa.

Mật Tông bắt nguồn từ đức Tỳ – Lô – Giá – Na Như Lai. Bồ Tát Kim Cang đích thân thọ lễ Quán đảnh, kế thừa dòng pháp kỳ diệu của Đức Tỳ – Lô - Giá - Na này.



Ngài Kim Cang truyền cho Ngài Long – Thọ, Ngài Long – Thọ truyền cho Ngài Long - Trí, Ngài Long – Trí truyền lại cho hai Ngài Thiện – Vô - Úy Tam Tạng và Ngài Kim – Cang – Trí Tam – Tạng.

Vào đầu đời nhà Đường, hai Ngài Vô – Úy và Kim - Cang - Trí sang Trung Hoa, rộng truyền bí pháp Mật Tông. Ngài Vô Úy truyền cho Ngài Nhất Hành Thiền Sư. Ngài Nhất Hành thích nghiên cứu Kinh Đại Nhật làm cho giáo nghĩa Mật Tông được phát triển rõ nét ở Trung Hoa.

Ở Việt Nam, đời nhà Lý, có các pháp sư nổi tiếng của Mật Tông như Từ – Đạo - Hạnh, Nguyễn Minh Không. Đời Trần, đời Lê sau này cũng có, nhưng không hiển rõ nét lắm trong tính cách môn phái.

Hiện nay, hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hành trì cả Thiền – Mật - Tịnh.

Khi nói đến Mật, tức là nói đến những gì bí mật thầm kín, khó tin, khó hiểu. Mật Tông dùng những lời nói bí mật của Chư Phật để làm phương tiện tu tập, những lời nói ấy tức là chân ngôn, mật ngữ.

Tại sao gọi là “mật ngữ”?

Vì đó là những lời nói như những hằng số. Lời nói ấy không giải nghĩa được. Lời nói ấy chỉ có Chư Phật và Bồ Tát Thượng Căn Thượng Trí mới hiểu được trọn vẹn. Tùy trình độ căn cơ mà mỗi người hiểu một khác và đạt kết quả cũng khác.

Vì kết quả đạt được tùy tâm hành giả. Đó gọi là thần chú hay Đà La Ni.

Sự tu hành của Mật Tông gồm có hai phương diện: Sự và lý, nói theo danh từ của Mật Tông là giáo tướng và sự tướng.

“Sự Tướng: là tất cả những thực hành như tụng chú, kết ấn, cúng dường, lập đàn… Tất cả những thực hành ấy phải theo đúng khuôn phép nhất định, chứ không thể dùng tùy tiện được. Trong “Mật tông vấn đáp” dạy: “Người muốn “trì chú” và “ bắt ấn” thì người đó phải được truyền pháp một cách đúng đắn, qua các tu sĩ Mật tông hoặc những người tu học Mật tông, chứ không nên tự tu tập.

“Giáo tướng” là tất cả những nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm mà chư Phật và Bồ Tát đã rút ra trong sự tướng để chỉ dạy chúng ta.



Hình thức tu tập của người Hành Mật là ngay trong cuộc sống hằng ngày, đó là “ đương tướng tức đạo”. Ngoài ra, người tu Mật quan niệm chính việc làm hằng ngày sẽ làm tròn “cái sự” và hiển “cái lý” để có “sự lý viên dung”

Chính nghĩa lý u huyền mầu nhiệm của Mật Tông đã cuốn hút con vượt qua những trở ngại, e dè, đắn đo khi chọn đề tài. Trong tâm trạng rất vui mừng khi được giáo sư hướng dẫn chấp thuận đề tài, lại hòa lẫn những tâm trạng bâng khuâng lo lắng, sợ rằng không biết mình có đủ khả năng để hoàn tất luận văn hay không? Nhưng với lòng chí thành, tha thiết mong muốn qua sự tìm tòi, nghiên cứu để thực hiện tiểu luận, tự thân và tâm của mình có được một tầm tri thức rộng mở hơn, hầu lấy đó làm bàn đạp cho chính mình để “Văn – Tư – Tu” và cũng qua tập tiểu luận đóng góp một vài lợi ích thiết thực cho những hành giả đang hành trì “Đại Bi Thần Chú”, nên con đã mạnh dạn, dũng mãnh tiến hành để thực hiện tiểu luận.

Từng bước đi, từng bước đi với bao duyên trợ lực, để hôm nay có thể nói là một sự trưởng thành với nội dung tập tiểu luận này. Mặc dù gọi là trưởng thành nhưng chỉ mới vừa trưởng thành, cho nên còn rất nhiều non nớt, không làm sao tránh khỏi những thiếu sót. Ngưỡng mong Chư Tôn Đức Cao Minh, chiếu rọi thêm cho, để với một pháp môn tu, con cùng chúng sanh ngày được thăng hoa trên nẻo đường về Phật.



NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC TÌM HIỂU VỀ CHÚ ĐẠI BI

Chú Đại Bi hay Đại Bi Chú là tên gọi tắt của một bài thần chú Đà La Ni có tên là : “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên mãn vô ngại đại bi tâm Đà La Ni kinh Đại Bi thần chú”, gồm có 84 câu do chính Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trùng thuyết từ Đức Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai. Đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ vì thương nghĩ đến Đức Quán Thế Âm Bồ tát và tất cả chúng sanh nên nói ra kinh “Quảng Đại Viên Mãn vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni”. Ngài lại dùng tay sắc vàng xoa nơi đầu của Đức Quán Thế Âm và bảo rằng : “Thiện Nam Tử! Ông nên thọ trì thần chú nầy và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi trược ở đời vị lai, mà làm cho họ được sự lợi ích an vui lớn”.

Lúc đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mới ở ngôi sơ địa, vừa nghe xong thần chú nầy liền chứng vượt lên đệ bát địa. Bấy giờ, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát rất vui mừng và phát lời thệ nguyện rằng : “Nếu trong đời vị lai, tôi có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú nầy, thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt”.

Khi Đức Quán Thế Âm Bồ Tát phát lời thệ như thế rồi thì ngàn tay ngàn mắt liền hiện đủ nơi thân, cõi đất mười phương rung động sáu cách, ngàn Đức Phật trong mười phương đều phóng ánh quang – minh soi đến thân Ngài và chiếu sáng khắp mười phương vô biên thế giới.

Từ đó về sau, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã ở trong vô lượng pháp hội của vô lượng chư Phật, được nghe và thọ trì môn Đà La Ni nầy. Cũng chính lời thề nguyện như vậy mà bài chú có tên “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát”, trong Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, thần chú này còn có các tên gọi như sau :

1. Quảng Đại Viên Mãn Đà La Ni

2. Vô Ngại Đà La Ni

3. Cứu khổ Đà La Ni

4. Diên Thọ Đà La Ni

5. Diệt ác thú Đà La Ni

6. Phá ác nghiệp chướng Đà La Ni

7. Mãn nguyện Đà La Ni

8. Tùy tâm tự tại Đà La Ni

9. Tốc siêu thánh địa Đà La Ni

Đến thời kỳ hóa độ của Đức Phật Thích Ca tại cõi Ta Bà, Ngài đã khuyến phát Quán Thế Âm Bồ Tát như sau : “Này Quán Thế Âm Tự Tại ! Ông có tâm Đại Từ Bi , muốn nói thần chú để làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh. Hôm nay chính là lúc hợp thời , vậy Ông nên mau nói ra, Như Lai tùy hỉ, Chư Phật cũng thế” .

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục trang nghiêm. Ngài chấp tay, hướng về Phật mà thưa rằng : “Bạch Đức Thế Tôn ! Tôi có chú Đại Bi Tâm Đà La Ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được tất cả công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn Từ Bi doãn hứa.

Đại bi thần chú thật vô biên

Quán Âm Tự Tại vẫn hằng tuyên

Quá khứ Thiên – quang – Vương Tịnh – Trụ

Đến Phật Thích Ca ở kiếp hiền

Uùm Ma Ni dứt cơn lửa dữ

Pad mê Hum nở đóa kim liên

Một bước tốc đăng thành chánh giác

Chấp tay con thề nguyện trùng tuyên.

1.1 BẢN CHỮ PHẠN

1.1.a Bản chữ Phạn:

Đây là nguyên bản chữ Phạn trích từ Đại Tạng Kinh số 20 Mật Bộ N0.1062A, trang 113 thượng dòng 1 đến dòng 28, trung dòng 1 đến dòng 29, hạ dòng 1 đến dòng 4

1.1.b Bản phiên âm chữ Phạn:

Đây là bản phiên âm chữ La Tinh từ nguyên bản Phạn văn , do giáo sư Etienne Lamotte đã dầy công nghiên cứu tìm tòi sưu tầm, cùng với vốn nghiên cứu Sanskrit, và thổ ngữ Mãn – Châu, Mông Cổ, ông đã thanh lọc để có được bài chú Đại Bi bản Phạn Văn gần đúng với nguyên tác thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được in trong cuốn “Đạo Phật ở Ấn Đo”ả, do nhà xuất bản Phật Giáo Winrdhorse, London xuất bản, và Phật tử Học giả Khoan Hồng cũng đã dầy công nghiên cứu và tìm được chính bản chữ Phạn của GS E. Lamotte về chú Đại Bi và Thủ Lăng Nghiêm đã in trong cuốn “Thần chú Thủ Lăng Nghiêm và Đại Bi” năm 1995 được Hòa thượng Đức Nhuận chứng minh. Sau đây là bài chú Đại Bi :

MAHA KARUNIKATSITTA DHARANI

1. Namo ratnatrayaya

2. Namo arya, avalokiteshvaraya,

3. Bodhisatvaya, maha satvaya, maha karunikaya,

4. Aom, sarva rabhaye, sudhanadasya,

5. Namo skrta imo arya, avalokiteshvara lamdhaba,

6. Namo narakintri, heri maha vadha same, sarva atha dusubhum ajeam, sarva sada nama pasattva

7. Nama vaga mava du du, tadyatha:

8. Aom, avaloka, lokate karate, ehre, maha bodhisatva, sarva sarva, mara mara, mahe mahe hrdayam

9. Kuru kuru karman, dhuru dhuru vajayate,

10. Maha vajayate, dhara dhara, dhirini svaraya, jara jara.

11. Mamavamara, muktele ihe ihe, tsinda tsinda, arsam pratsali vasa vasam, prasaya,

12. Huru Huru mara, huru huru heri, sara sara, siri siri, suru suru

13. Bodhiya bodhiya, bodhaya bodhaya, maitreiya, narakintri

14. Dhrisanina, pasamana svaha,

15. Siddhaya svaha, maha siddhaya svaha,

16. Siddhayoge, svakaraya, svaha,

17. Narakintri svaha, mara nara, svaha,

18. Sira simha mukhaya, svaha, sarva maha astaya, svaha,

19. Tsakra astaya, svaha,

20. Padma kastaya, svaha,

21. Narakintri vagaraya svaha,

22. Mavarisankraya svaha,

23. Namo ratnatrayaya, namo arya, avalokite shvaraya, svaha.

24. Aom siddhyantu mantra padaya svaha

1.2 BẢN CHỮ HÁN

1.2.a Bản chữ Hán:

Đây là nguyên bản chữ Hán trích từ Đại Tạng kinh số 20, Kinh Quán Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni. Trang 107 trung dòng 23 đến 29, hạ dòng 1 đến dòng 25. [ xem phụ lục 1]

1.2.b Bản phiên âm

Bản phiên âm Hán Việt được hầu hết các chùa Phật Giáo Bắc Tông thường xuyên trì tụng hằng ngày trong các thời khóa và đã được thống nhất cả 3 miền Nam – Trung – Bắc theo một bản trong các kinh Nhật Tụng hoặc Nghi Thức Tụng Niệm.

Nam mô hắc ra đác na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tất đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà . Nam mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đá sa mế . Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Aùn a bà lô hê. Lô ca đế ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Cu lô cu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê di hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lợi phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê lỵ. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rỵ dạ. Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất dà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ. Ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô kiết đế. Thước bàn ra dạ. Ta bà ha. Aùn tất điện đô. Mạn đà ra. Bạt đà dạ. Ta bà ha”.

1.3 Ý NGHĨA BÀI CHÚ ĐẠI BI

1.3.a Ý nghĩa

Toàn bộ bài chú Đại Bi này là một công phu chân thực để hoàn thành chánh đẳng chánh giác, không có một chút mảy may hư ngụy, mỗi chữ mỗi câu đều chứa đựng tâm đại từ bi, tâm bồ đề vô thượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, vì muốn phổ độ chúng sanh, nên ngài đã đọc ra lời khẩu quyết trọng yếu này.

Chú tức là lời nói bí mật được phát xuất khi Đức Phật hoặc Bồ Tát ngồi Thiền định, kinh Thủ Lăng nghiêm nói rằng : “Mật chú của Chư Phật là phép bí mật, chỉ có Phật với Phật tự biết với nhau, các vị thánh không thể thông đạt, chỉ tụng trì là diệt được đại lỗi, mau lên thánh vị”.

Cho nên việc tìm hiểu ý nghĩa của một bài chú là một việc nan giải, tuy nhiên trong nghi thức tụng niệm Đại Bi Chú giảng giải do Pháp Sư Thánh Ấn biên soạn như sau :

Nam mô (quy y) – Hắc ra Đát na đa ra dạ da (Tam Bảo, tức Phật, Pháp, Tăng) – Nam mô (quy mạng ) – A lị gia (Thánh) Bà lô kiết đế (Quán) – Thước bát ra da (tự tại) – Bồ đề Tát đỏa Bà da (giác hữu tình) – Ma ha tát đỏa bà da (Đại Giác hữu tình) – Ma ha ca lô ni ca da (hữu đại bi giả, người có lòng đại bi) – Án (quy mạng) – Tát bàn a phạt duệ (nhất thiết tôn) – số đát na đát tả (vị cứu tế hết thảy mọi sự khủng bố) – Nam Mô (quy mạng) – tất kiết lật đỏa (ư bỉ, ở kẻ kia)-Y mông a lị gia (ngã thánh, thánh của ta) – Bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà (Quán tự tại Hương Sơn) – nam mô (quy mạng) – na ra cẩn trì (đó là uy lực của Thánh Quán Tự Tại, tên là Thanh cảnh chi tâm chân ngôn) – Hê rị ma ha bàn đá sa mế (ta nay tuyên thuyết) – Tát bà a tha đậu du bằng (vị có hết thảy mọi hy vọng viên mãn, có ánh sáng rực rỡ) – A thệ dựng (không gì sánh được) – Tát bà tát đá (hết thảy mọi quỷ thần không thể đánh thắng được ) – Na ma bà dà (đồng chân) – Ma phạt đạt đậu (người có đạo thời khiến cho cõi mê tự nhiên thanh tịnh) – Đát điệt tha (có nghĩa là) – Án (quy mạng) – A Bà Lô Hê (bậc có trí tuệ sáng suốt) – Lô Ca Đế (Quán Tự Tại) – Ca ra đế (Đấng Siêu Việt thế gian) –Di Hê Lị (sư tử vương; Đại bi chú cú giải của HT Tuyên Hóa thì Di hê lị có nghĩa là “Thuận Giáo” ; y theo lời giáo chỉ của Bồ Tát Quán Thế Âm, cũng như quán thế âm của tự tâm để hành hóa ( trang 52) – Ma ha bồ đề tát đỏa (Đại Bồ Tát) – Tát bà tát bà (hết thảy hết thảy) – Ma ra ma ra (ghi nhớ, ghi nhớ) – Ma hê ma hê rị đà dựng (tâm chân ngôn) – Cu lô cu lô kiết mông (làm sự nghiệp) – Đồ lô đồ lô (bảo trì, bảo trì)- Phạt xà da đế (du không giả, người chơi ở trên không) – Ma ha phạt xà da đế (Đại du không giả) – Đà la đà la (bảo trì) - Địa rị ni (kẻ trì tụng) – Thất Phật ra da (Đế Vương Tự tại) – Dá ra dá ra (hành động) – Mạ mạ phạt ma ra (vô cấu giả, không buị bám) - Mục đế lệ (vô cấu thể, thể không dơ) – Y hê Y hê (giáo ngữ) – Thất na thất na (hoằng thệ, lời thề rộng rãi) – A ra sâm (vương, vua) – Phật ra xá lợi (giác kiên cố tử) – Phạt sa phạt sâm (hoan hỷ) – Phật ra xá da (trừ diệt mọi độc hại do tham sân si gây ra) – Hô lô hô lô ma ra (tác pháp vô cấu, làm phép không nhiễm bụi dơ) – Hô lô hô lô hê rị (mau chóng, mau chóng, tóc đã bạc rồi) – Ta ra ta ra (kiên cố giải) – tất rị tất rị (hoặc hoa sen) – tô rô tô rô (cọng hoa sen) – Bồ đề dạ bồ đề dạ (tỉnh ngộ tỉnh ngộ) – Bồ đà dạ bồ đà dạ (giáo ngộ giáo ngộ, dạy bảo và tỉnh ngộ) - Di đế rị dạ (kẻ có lòng từ ái) – Na ra cẩn trì (thanh cảnh, cổ xanh) – Địa rị sắt ni na (kiêm lợi, bền chắc, linh lợi) – Ba dạ ma na (danh văn, nghe tên) – Ta bà ha (lòng mong mỏi được gặp sẽ được ảnh hiện, sanh lòng hoan hỷ, viên mãn, tới Niết Bàn) - Tất đà dạ (nghĩa) – Ta bà ha (bậc đã được thành tựu) Ma ha Tất Đà Dạ (Đại Nghĩa) – Ta Bà Ha (bậc đã được đại thành tựu) – Tất đà du nghệ (vô vi) – Thất bàn ra dạ (bậc đại tự tại) – Ta bà ha (bậc tự tại bởi tất địa và du già) – Na ra cẩn trì (hiền ái) – Ta bà ha (vì thanh cảnh viên mãn nên thành tựu) – Ma ra na ra (có kẻ mặt heo) – ta bà ha (thành tựu) – Tất ra tăng a mục khư gia (ái ngữ đệ nhất nghĩa, nghĩa thứ nhất của tiếng yêu) – ta bà ha (tay cầm hoa sen); Ta bà ma ha (đại thành tựu) – A tất đà dạ (vô tỷ, không có gì sánh được) – Ta bà ha (thành tựu)-Giả kiết ra a tất đà dạ (không gì so sánh được) – ta bà ha (thành tựu) – Ba đà ma kiết tất đà dạ (đại nghĩa) – Ta bà ha (Đấng được khai ngộ vì nghe được tiếng pháp loa) – Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ (bậc hiền thủ thánh tôn) – ta bà ha (thành tựu) – Ma bà rị thắng kiết ra dạ (anh hùng uy đức sanh tính) – Ta bà ha (chinh phục con ma sắc đen ở vai bên trái) – Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da (quy mệnh tam bảo: Phật, pháp, tăng) – Nam mô (quy mạng) – Alị gia (thánh) – Bà lô kiết đế (Quán) – Thước bàn ra dạ (tự tại) – Ta bà ha (thành tựu) – Án (quy mệnh) – tất điện đô (khiến cho tôi được thành tựu) – Mạn đà ra (chân ngôn)-Bạt đà giạ (câu) – ta bà ha (thành tựu)

1.3.b Đại ý

Kính cẩn khấu đầu trước Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Xin quy y theo đức Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, Quy mạng Đức Đại Bồ Tát đại từ đại bi, mà cầu xin thành tựu được sự giác ngộ, nhằm cứu tế những kẻ mê muội do mọi sự khủng bố trên thế gian này. Vì vậy, chúng con xin quy mạng nơi Đức Đại Bồ Tát có lòng đại từ bi. Nhất tâm thệ nguyện truyền bá rộng rãi lòng từ bi của Đức Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, lắng nghe tâm chân ngôn đại oai thần lực (tổng trì pháp môn tâm chân ngôn và Phật nội chứng), vâng theo mệnh của Bổn tôn là Đại Bi tâm Đà la ni này hết lòng xưng tụng công đức Quán Tự Tại Bồ Tát, tất cả mọi hy vọng đều được viên mãn, mà làm sáng tỏ tính chất đồng thể đại bi thanh tịnh viên minh và làm cho tất cả quỷ thần đều không thể đánh thắng được oai lực lớn của Ngài. Với những kẻ có tâm đạo, không bao giờ bị sự vô minh phiền não mê hoặc, không bao giờ bị đắm vào cõi mê, và được dẫn dắt tới thế giới quang minh của đức Đại Bồ Tát. Trí tuệ quang minh được biểu hiện siêu tuyệt nhất thế gian, là Đức Bồ Tát có công đức vô cùng vĩ đại. Có đấng quy mạng, giống như Đức Tự Tại Sư Tử Vương Đại Bồ Tát, ức niệm nói chung bản thể tâm chân ngôn, Bồ Tát cũng giống như đi ở trên không để mở cuộc đại diễn thuyết tự tại, hoặc là làm công việc tư duy về một sự nghiệp lớn. Cũng như các bậc đế vương, bất kể việc gì, đều được đức Bồ Tát làm một cách tự do tự tại. Được hành động bởi một thân thể thanh tịnh, không mảy may dơ bẩn, hoặc để trừ diệt mọi hành vi dơ bẩn của ba cái độc hại là tham, sân, si, cũng như trừ diệt mọi ác ma độc hại ở trên thế gian này. Như vậy sẽ nhanh chóng có mái tóc hoa đẹp đẽ, hoặc một bông hoa sen thanh tịnh, và cầm được bông hoa sen của đức Bồ Tát. Giáo hóa được nghiệp ngu si của ta và chứng ngộ được lòng đại bi ái. Nếu như muốn thấy được con chim cổ xanh, có thể khiến nó hiện hình trước mắt, khiến sinh lòng hoan hỷ của Quán tự tại Bồ Tát.

Muốn được tới cõi Niết Bàn (thành tựu viên mãn) sẽ được thấy cõi Niết Bàn, và cũng được tới tất địa (nơi ngộ đạo) với Du Già (tương ứng hiệp nhập) được tự do tự tại. Trong đó cũng có kẻ mặt heo cổ xanh, có kẻ mặt sư tử, còn từ bi thì biểu thị tay cầm hoa sen, để đeo ngọc hoàn mà đánh ma quỷ phiền não. Nghe tiếng pháp loa vi diệu mà được chuyển mê khai ngộ. Tay cầm bông sen lớn, mắt nhìn về phía tay trái nhắm vào các loại ma sắc đen, và hết thảy đều quy y chân thực tam bảo.

Nam mô Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, khiến cho con được tới cõi Niết Bàn, để trì tụng lời chân ngôn này ở nơi Niết Bàn u tịnh”.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược qua bài Chú Đại Bi bản chữ Phạn, chữ Hán, cùng các bản phiên âm và ý nghĩa của bài Chú Đại Bi. Mặc dù người viết đã cố gắng tìm hiểu thật nhiều, nhưng phần tài liệu hạn hẹp, cho nên chưa thể mở rộng ra được nhiều vấn đề cần tìm hiểu, rất mong sau này, với pháp môn tu trì – tụng niệm – Chú Đại Bi, sẽ càng ngày có nhiều hành giả hơn, hầu mong một pháp môn vi diệu được xiển dương.

CHƯƠNG 2:
SƠ LƯỢC TÌM HIỂU VỀ HÌNH ẢNH CỦA ĐỨC QUÁN THẾ ÂM

2.1 HÌNH ẢNH ĐỨC QUAN ÂM TARA QUA CÁC SẮC DIỆN

Nói đến hình ảnh Đức Quan Âm TARA hay là Thánh Cứu Độ Mẫu, đối với Phật tử Việt Nam gần như là mới lạ. Thượng Tọa Thích Viên Thành đã không quản ngại lao nhọc, gia tâm nghiên cứu, tra khảo qua Đại Tạng kinh phần Hán Tạng, cùng với sự tìm hiểu pháp tu của một vị Kim Cương Thượng Sư người Tây Tạng tên là Tây Khang NẶC NA HÔ ĐỒ KHẮC ĐỒ và Ngài đã tìm ra nội dung tu trì của Đức Quan Âm TARA trong Đại Tạng phần Mật Giáo, mục N0 1108A bằng Hán Văn với tên “Thánh cứu Độ Phật Mẫu nhị thập nhất chủng lễ tân kinh” của Hàn Lâm học sĩ Thừa Chí Trung phụng Đại Phu An Tạng dịch.

Ở đây, chúng ta cùng tìm hiểu một vài sắc diện của Quan Âm TARA.

2.1.a Lục cứu độ Phật Mẫu

Nam mô thị hiện TARA Phật

Biêng biếc mắt xanh chiếu Ta Bà

Vì độ quần sanh làm thân nữ

Tam giới liên hoa ngọc lệ thành.

Bổn tôn thân toàn màu LỤC, dung mạo hiền từ , ngồi bán già trên Nhật Nguyệt Luân của hoa sen có tám cánh, màu trắng hơi hồng, chân phải để xiên, chân trái co lại, mỗi tay đều cầm một cánh hoa ba lạp, đầu đội mũ bán có năm đức Phật, thân trên áo bay lất phất như cờ hiệu, thân dưới quấn ngoài một tấm y rộng, bên trong quần hẹp, quanh cổ đeo ba vòng châu, vòng thứ nhất ở trên ngực, vòng thứ hai đến tim, vòng thứ ba đến rốn, vòng đeo tay, vòng cổ tay, vòng khủy tay, chuông nhỏ đeo cổ chân, các đồ trang sức đều trang nghiêm. Còn hai mươi tôn độ mẫu, tư thế ngồi trên tòa cùng y phục và trang sức cũng giống như Lục Độ Mẫu, chỉ khác màu sắc. Bổn Tôn xưa gọi là Đà La Quán Tự Tại Bồ Tát (Dhara Avalokiteshvara Bodhisaha) tức Nam Hải Phổ Đà Sơn Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nay lược thuật pháp tu trì Lục Độ mẫu như sau: “thân ngồi ngay thẳng, không sinh một niệm nào. Trong khoảng sát na quán tưởng tự thân hành lục Độ Mẫu, đầu đội mũ bán có năm Đức Phật (tức là Đức Phật A Di Đà – Amitabha Bouddha, Đức Đại Nhật Như Lai – Vairocana Bouddha, Đức PhậtA Súc Bệ – Asobhya Bouddha, Đức Phật Bảo Sanh – Ratna Sambhava Bouddha, Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai – Amoghasiddhi Bouddha), trong đỉnh có Đức Phật A Di Đà. Lại quán nơi tâm mình có hoa sen, trên hoa có Nhật Nguyệt Luân, Nhật Luân màu hồng, Nguyệt Luân màu trắng. Chữ TÂM lập ngay chính giữa Nguyệt Luân, mặt chữ xoay về phía trái, bên ngoài từ phía trước theo hướng phải có Lục Độ Mẫu tự chú bao quanh thành hình tự luân. Chữ Chủng Tử và Chú Tự Luân đều phóng quang mầu lục, cúng dường Chư Phật khắp mười phương. Mười phương Chư Phật cũng phóng quang tương ứng. Công đức của Chư Phật khắp mười phương theo ánh sáng nầy hồi nhập vào tự thân hành giả. Thân, khẩu, ý của hành giả trở thành thân, khẩu, ý của Độ Mẫu. Lại do chữ TÂM phóng quang phổ chiếu khắp hết chúng sanh, tiêu diệt tất cả tội nghiệp của hết thảy, làm cho rời khổ được an vui, sự sự như ý đều thành độ mẫu, phóng quang tương ứng. Lại quán hào quang nầy hồi nhập vào trong chủng tử của tự thân. Rồi bắt đầu niệm chú càng nhiều càng tốt. Trong lúc niệm quán ngoài tự luân, có hào quang mầu lục từ phía trước, hướng về phía trái chuyển vòng lại. Niệm xong, dùng công đức ấy bố thí cho hết thảy chúng sanh, gọi là hồi hướng.

Lục cứu Độ Mẫu chú như sau : OĂM–A REN-DUDA REH–DUREH-SOHA- TA RE-TUTARE-TURE-SVAHA

Bổn Tôn là chủ tôn trong 21 Độ Mẫu, Lục Độ Mẫu chú cũng là chú căn bản trong 21 chú, thường chuyên niệm tụng có thể cắt đứt gốc rễ luân hồi, diệt trừ tất cả ma chướng, bệnh ôn dịch, tiêu trừ tất cả tai nạn, nước lửa, đao binh, trộm cướp, tăng tuổi thọ, tăng phúc tuệ, phàm cầu việc gì đều được như ý, mệnh chung vãng sinh cực lạc. Thành tâm phụng trì, linh ứng dội đến, liền như tiếng vang, công đức rất lớn, không thể nói hết. Như lúc triều lễ Nam Hải Phổ Đà Sơn, trì tụng chú nầy, cảm ứng đặc biệt.

2.1.b Bạch Cứu nạn Độ Mẫu hay là Cứu tai nạn Độ Mẫu

Khể thủ tướng hảo vạn trăng thu

Diệu vợi muôn sao phổ sáng ngời

Vằng vặc trên cao vô số ức

Từ quang rạng rỡ khắp muôn trời.

Bạch Cứu Nạn Độ Mẫu bổn tôn thân sắc TRẮNG, tay phải thí vô úy ấn, tay trái cầm hoa

Bạch Cứu nạn Độ Mẫu chú như sau : OĂM, BAT – JA – DAREH – SARVA, BIGGANEN, SHINDUM, GOORU, SOHA.

Trì tụng bổn tôn chú trừ được hết thảy bệnh khổ, hết thảy tai nạn nguy hiểm về đất, nước , gió, lửa.

2.1.c Cứu địa tai Độ Mẫu

Khể thủ thân tướng tợ kim ngân

Sáu hạnh liên hoa vô nhiễm trần

Bố thí, trì giới đồng kham nhẫn

Tinh tấn ,thiền định, Huệ quang tâm

Bổn Tôn thân sắc màu LAM, tay phải : thí vô úy ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa dựng đứng năm chày kim cang.

Cứu địa tai Độ Mẫu chú như sau : OĂM, DAREH, DUDAREH, DUREH, MAMA, SARVA, LUM LUM, BAYA, SHIN DUM, GOORU SOHA.

Trì tụng Bổn Tôn chú, trừ được địa chấn cùng núi lở, đất nứt, nhà cửa nghiêng sập.

2.1.d Cứu hỏa tai Độ Mẫu

Bổn tôn thân sắc VÀNG, tay phải : thí vô úy ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có ngọc Phalê, rớt ra nước cam lồ.

Cứu hỏa tai Độ Mẫu chú như sau : OĂM - DAREH DU DAREH, DUREH, MAMA, SARVA RUM RUM , NG – JO LA BA , YA, SHIN DUM, GOORU, SOHA.

Trì tụng bổn Tôn chú, trừ được hết thảy tai nạn về lửa.

2.1.e Cứu ma nạn Độ Mẫu

Nam mô tướng hảo quang cung Phật

Rực rỡ chính phương ngọc lửa thần

Biến ánh từ quang thành binh tướng

Thiêu hết hung đồ, diệt ma quân

Bổn tôn thân màu ĐEN, tay phải : Thí vô úy ấn, tay trái cầm hoa trên hoa có cắm chày hàng phục MA, chày có ba đầu .

Cứu ma nạn Độ Mẫu chú như sau : OĂM, DAREH, DUDAREH, DUREH, SARVA, DU JING, BIDGA, NEN BUM PEH, SOHA.

Trì tụng bổn tôn chú, trừ được các quái bệnh về cổ mị, linh tinh, cùng tất cả tai ương và thiên ma, địa ma, không ma, địa long .

2.1.f Tăng oai quyền Độ Mẫu :

Bổn tôn thân màu HỒNG, tướng mạo nhu hòa, tay phải cầm hoa đầu hướng lên trên, tay trái cầm dây tơ.

Tăng oai quyền Độ Mẫu chú như sau : OĂM BEH MA DARE, SENDA RA SHEN , SARVA, LOGA, VA SHUM GOORU HO.

Trì tụng bổn tôn chú được oai quyền lớn, khiến người khâm kính, như bộ thuộc không phục tùng thì làm cho phục. Lại như vợ chồng bất hòa, tu theo pháp này thì làm cho thân ái, kính yêu suốt đời.

2.1.g Cứu súc nạn Độ Mẫu :

Nam Mô uy dũng lôi chấn địa

Đại hùng Phật thủ lực nan tư

Cử túc âm thinh rền địa ngục

Chinh phục mười phương diệu âm HUM

Bổn tôn thân màu NÂU ĐẬM, tay phải : Thí vô úy ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có mâu.

Cứu súc nạn Độ Mẫu chú như sau : OĂM, DAREH, DU DAREH, DU REH, SAVRA, HUNK HUNK DU JING HA NA HA NA, JA SA YA PEH, SOHA.

Trì tụng bổn tôn chú, không bị các thú vật không ăn thịt như voi, ngựa, trâu …làm hại.

Có tất cả là 21 tôn Độ Mẫu, trong bài tiểu luận này, chúng ta sơ lược vài tôn Độ Mẫu để tìm hiểu về một vài sắc diện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Trong “Nghi thức tu trì Lục Độ TARA” của Thượng Tọa Thích Viên Thành có kể câu chuyện về thánh cứu độ Phật Mẫu như sau :

Vô lượng kiếp về trước có thế giới tên là Tụ Quang. Lúc bấy giờ, ở thế giới này có Đức Phật ra đời, hiệu là Cổ Âm Như Lai .

Trong nước có một người con gái tên là Bát Nhã Nguyệt, sinh ra đã có sẵn trí tuệ, kính lễ Tam Bảo . Thời ấy, mạng sống của con người rất dài. Bát Nhã Nguyệt cung kính các đệ tử của Phật, tất cả mọi đồ dùng cần thiết đều trí tâm cúng dường đến một trăm vạn tám ngàn năm, lại dùng sáu trăm dặm trân châu anh lạc cúng dường chúng tăng, Chư Tỳ Kheo đồng thanh khen ngợi: “ Người đời này tất được chứng quả, nếu chí thành phát nguyện, tất như nguyện thành tựu”. Bát Nhã Nguyệt thưa : “Nay tôi trong ý thức không thấy là nam hay nữ, không ta không người, không biết không thấy, không có cả danh từ nam nữ. Phần nghiệp chướng ở thế gian đều do vọng chấp tâm này mà có. Xem lại những vị lấy thân nam Tu Đạo Bồ Đề thì rất nhiều, mà nữ thân Tu Đạo Bồ Đề thì rất ít. Tôi nguyện từ thế giới này cho đến thế giới tận, hư không giới tận, đều dùng thân nữ mà độ chúng sanh”. Bát Nhã Nguyệt phát nguyện như vậy, liền ngồi quán các căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, liền được tâm khai, chứng nhập vô sinh pháp nhẫn, thành Độ Nhất Thiết Hữu Tình Phật Mẫu. Sau khi thành đạo, mỗi sáng sớm phát Bồ Đề tâm độ trăm vạn chúng sanh, nếu không như vậy, không ăn sáng, sau giờ Ngọ cũng thế, nhờ đó nên thành Độ Mẫu, danh xưng rộng nghe khắp mười phương thế giới. Phật thọ ký : “Đại Độ Mẫu này quyết định không ngừng nghỉ khi chưa thành Phật”.

Lại ở trước Đức Phật Bất Không Thành Tựu phát nguyện rằng : “Nguyện hộ trì hết thảy các chúng sanh tội khổ trong mười phương thế giới”, liền hàng phục hết thảy ma, ngồi nhập định bình đẳng như vậy trong chín mươi lăm đại kiếp, mỗi ngày có vạn vạn chúng hữu tình được ban cho sự an vui thanh tịnh, nên gọi là Độ mẫu, lại gọi là Năng Mẫu, Tốc Mẫu, Dũng Tướng Mẫu.

Có rất nhiều câu chuyện linh ứng đối với việc trì niệm Độ Mẫu, như sau :

“Một vị trụ trì mắc bệnh rụng lông mày, có năm vị tăng cũng cùng bệnh, thịt rụng, mày bóc, không có phép trị, không ai dám lại gần, sợ lây. Trên đường khất thực thấy trên tảng đá lớn có khắc Độ Mẫu chú cùng tượng Độ Mẫu, đều quỳ xuống khóc, cầu. Trong tay tượng đá bỗng tuôn ra nước, màu như thuốc. Nhận lấy nước ấy mà rửa, bệnh đều khỏi và tướng mạo lại hóa tốt đẹp trang nghiêm, như người cõi trời”. [15, ]

“ Có một trăm vị tăng qua sông bị nước cuốn ra giữa dòng sông. Các vị niệm Độ Mẫu bỗng thấy tượng Độ Mẫu ở trên bờ, trong miếu, xuất hiện ra cứu. Tượng này về sau có tên là Phong Thủy Độ Mẫu”

“ Ở Ấn Độ có tháp Đại Bồ Đề, trên tháp có tượng Độ Mẫu, có vị tăng nói với tượng : “Nếu mặt hướng ra ngoài tháp cùng hướng vào trong tháp, không như thế được sao”. Nói xong bỗng nghe tượng đáp : “ Ông đã nghi ngờ, ta quay thân như thế nào”. Tượng bèn quay thân, mặt hướng vào trong. Trong lúc xuống thân, cửa tháp cùng gạch theo thân tượng mà quay ngược vào trong. Đến nay còn gọi là Phản Thân Độ Mẫu” [15, ]

Những câu chuyện như vậy đã chứng minh sự hành trì tu tập “Lục độ TARA” sẽ có kết quả. Người tu pháp này, hết thảy tội nghiệp đều tiêu diệt, tất cả ma chướng tiêu tan, cứu được tất cả tai nạn. Lại được thân thể sống lâu, đời sống đầy đủ, thành tựu cực kỳ mau chóng, công đức lợi ích vô cùng vô biên, nói không thể hết vậy.

Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược một vài hình ảnh về Đức Quan Âm TARA qua các sắc diện.

2.2 Hình ảnh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát qua các đức tính đại từ đại bi

“Viên thông giáo chủ, mãn nguyệt kim dung, thị Di Đà ư Cực Lạc quốc trung, trợ Thích Ca Ư Ta Bà giới nội. Cư Lưu Ly Chúng Bảo chi sơn, xử thiên diệp hồng liên chi tọa. Quá khứ Chánh Pháp Minh, hiện tiền Quán Tự Tại, tam thập nhị ứng, quảng độ quần sanh, thất nạn nhị cầu, đa phương ứng vật, thù thắng diệu lực, tán mạc năng cùng, ngưỡng khấu hồng từ, phủ chương đổng giám “. [10, 4 – 5]

Ngài vốn đã là một vị cổ Phật, nhưng vì lòng bi nguyện nên thị hiện làm Bồ Tát trong thế giới Ta Bà để hỗ trợ Đức Phật Thích Ca chuyển pháp luân, độ chúng sanh; Ngài có nhiều công đức và hạnh nguyện đặc biệt đối với chúng sanh ở cõi Ta Bà, kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương có đoạn như sau :

Qui mạng Liên Hoa Vương, Đại Bi Quán Tự Tại

Đại Tự Tại Cát Tường, hay thí nguyện hữu tình

Đủ sức đại oai thần, hàng phục cực bạo ác

Nơi tối làm đèn sáng, thấy ấy đều không sợ

Thị hiện trăm ngàn tay, mắt kia cũng lại vậy

Đầy đủ mười một mặt, trí như bốn biển lớn

Ham ưa pháp vi diệu, vì cứu các hữu tình

Trạnh cá các thủy tộc, tối thượng trí như núi

Thí báu giúp quần sanh, tối thượng đại cát tường

Phước trí đủ oai nghiêm, vào nơi ngục A Tỳ

Biến thành nơi mát mẻ, các trời đều cúng dường

Đảnh lễ thí vô úy, nói sáu ba la mật

Thường thắp đèn đuốc pháp, mắt pháp dụ trời sáng

Sắc tướng mầu đoan nghiêm, thân tướng như núi vàng

Bụng mầu sâu bể pháp, tương ưng ý chơn như

Trong miệng hiện diệu đức, chứa nhóm tam ma địa,

Vô số trăm ngàn muôn, có vô lượng khoái lạc,

Đoan nghiêm tiên tối thượng, sợ hãi trong ác đạo

Cùm trói được giải thoát, vô úy thí tất cả

Các quyến thuộc đoanh vây, mong cầu đều như ý

Như được Ma-Ni báu, phá hoại Ngạ Quỷ Thành,

Khai mở đạo tịch tịnh, cứu độ bịnh thế gian

Như tàng cái che tràng, Nan Đà Bạt Nan Đà

Hai Long Vương thân cận, tay cầm Bất – Không – Tác

Hiện vô số oai đức, hay phá khiếp ba cõi

Kim Cang Thủ Dược Xoa, La Sát và Bộ – Da

Vĩ –Đa-Noa chỉ nễ, và cùng Cũng – Bàn – Noa,

A-Bát-Ta Ma-Ra, thảy đều ôm lo sợ

Mắt ưu bát La Hoa, Minh chủ thí vô úy,

Tất cả thảy phiền não, các món đều giải thoát

Vào nơi vi trần số, trăm ngàn Tam-Ma-Địa,

Khai thị các cảnh giới, tất cả trong ác đạo

Đều khiến được giải thoát, thành tựu Đạo – Bồ – Đề. [5, 16 – 17]

Dù chúng ta có tán thán công đức của Quán Thế Âm Bồ Tát đến cả trọn kiếp cũng không thể nào hết được, Ngài đã vì chúng sanh vào trong đại địa ngục A Tỳ, rồi đến vào thành Ngạ Qủy, đến nơi nào, Ngài cũng đều hóa hiện những lợi ích an vui : “ …. Lúc ấy, Ngài Quán Tự Tại Đại Bồ Tát, khởi lòng Đại Bi, nơi mười ngón tay Ngài biến ra dòng sông trong, nơi mười ngón chân cũng phát ra dòng suối mát, mỗi lỗ chân lông đều biến ra dòng sông lớn, các loài Ngạ Quỷ uống được nước ấy, khi uống được rồi thì yết hầu mở lớn, thân tướng đầy đủ, lại được ăn no đủ các thứ thượng vị, các Ngạ Quỷ này được lợi ích an vui ….”[5, 18]

Khể thủ vô cấu Mãn – Nguyệt – Chủ

Pháp vũ nhiêu ích chư chúng sanh

Tu trì nghi quỹ hạnh nguyện pháp

Nguyện diệt chư khổ hộ an ninh

Kính lạy vị đầy đủ tướng tốt không dơ bẩn,

Mưa pháp lợi ích khắp chúng sanh

Tu trì nghi quỹ pháp hạnh nguyện

Nguyện các khổ diệt, được an vui.

(Mật tạng PGVN – Tập 2 - Tr 256)

Lòng Đại Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thật vô lượng vô biên, Ngài thương xót chúng sanh trầm luân quá đau khổ nên Ngài đã nguyện làm thuyền từ trong biển khổ để xoa dịu cơn đau, đưa chúng sanh đến bờ giác ngộ giải thoát, tâm nguyện của Ngài rộng lớn, ứng hiện ngàn tay ngàn mắt để ngàn nơi cầu xin kêu cứu thì ngàn nơi cũng đều được lợi lạc.

Quan Âm Bồ Tát diệu nan thù

Thanh tịnh trang nghiêm lũy kiếp tu

Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng

Khổ hải từ thoàn độ chúng sanh.

Nói đến Quan Thế Âm Bồ Tát, có rất nhiều bài tán thán, ngợi khen, trong các bài sám, các bài khể thủ, rất nhiều trong kinh Tạng, ở đây, người viết lượt trích một số đoạn ngắn để thay cho tấm lòng tôn kính hạnh nguyện đại từ đại bi, vị tha vô lượng của Ngài mà không thể nào dùng ngôn từ để diễn tả.

Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni có chép rằng : “ Đại oai thần lực của Bồ Tát Quán Thế Âm không thể nào suy xét bàn luận được. Bồ Tát Quán Thế Âm phát lời thệ nguyện rằng : “Nếu tôi về đương lai, có thể làm nổi những việc lợi ích an lạc cho tất cả chúng sanh thì ngay bây giờ đây thân tôi hãy phát sanh đủ ngàn tay và ngàn mắt”. Quả như vậy, Ngài phát lời thệ nguyện vừa xong, thì bèn hiện đủ ngàn tay ngàn mắt”.

Thật là vi diệu, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát : “Ngàn tay nâng đỡ, ngàn mắt chiếu soi, khiến cho chúng con, duyên chướng trong ngoài, thảy đều tiêu sạch”, ngàn cánh tay là để nâng đỡ chúng sanh, công hạnh của Ngài quá rộng lớn để duy trì Phật pháp hằng tồn trên thế gian. Ngàn mắt là thể hiện đại bi và đại trí để xem xét, dùng đủ ngũ nhãn để trọn soi xét tất cả các căn cơ để cứu khổ sanh tử và ban bố niềm an vui, đưa đến niết bàn tịnh lạc.

Thần chú Đại Bi chứa đựng tâm đại từ bi vô lượng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong Đà La Ni xuất tượng, chú Đại Bi bao gồm 84 câu, cũng có nghĩa là 84 hóa thân của Quan Âm Bồ Tát, mỗi hóa thân đều mang lại lợi ích an vui cho chúng sanh

Qua toàn bài chú Đại Bi, hình ảnh Đại Từ Đại Bi của Đức Bồ Tát hiện rõ từng nét, từng cử chỉ, từng động thái của Ngài đều vì chúng sanh ban vui cứu khổ, đưa chúng sanh đến đường giải thoát, đạt niết bàn tịch tịnh.

Đức Thế Tôn dạy rằng : “Nầy thiện Nam Tử ! Ngài Quán-Tự-Tại Bồ Tát, cứu độ không ngừng vô số trăm ngàn Câu–Chi–Na khố–Đa–Hữu tình, không lúc nào tạm nghỉ, lại đủ đại oai đức quá hơn Như Lai“. Trừ-Cái-Chướng bạch rằng : “Thưa Thế Tôn ! Ngài Quán – Tự – Tại - Đại – Bồ Tát, làm thế nào có sức đại oai thần như thế”.

Phật dạy : Nầy Thiện – Nam Tử ! Về kiếp quá khứ có một vị Phật ra đời, hiệu là Tỳ – Bát – Thi – Như Lai, Ứng-Cúng, Chánh-Biến-Tri, Minh– Hạnh–Túc, Thiện–Thệ, Thế–Gian–Giải, Vô–Thượng–Sĩ, Điều–Ngự Trượng –Phu, Thiên–Nhơn–Sư, Phật, Thế–Tôn. Thời ấy, tôi là con của một nhà Trưởng–Giả, gọi là Diệu–Hương–Khẩu, nơi chỗ Phật ấy đã nghe công đức oai thần của Ngài Quán – Tự – Tại Bồ – Tát. Bấy giờ, Trừ Cái Chướng bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Ngài đã nghe Quán Tự Tại Đại Bồ–Tát, công đức oai thần như thế nào ? Đức Thế Tôn dạy rằng : “Ngài Quán–Tự Tại Bồ–Tát, nơi đôi mắt Ngài phát ra mặt trời, mặt trăng, nơi trán phát ra trời Đại Tự Tại, nơi vai phát ra trời Đại Biện Tài, miệng phát ra trời Phong Thiên, thân của Ngài Quán Tự Tại phát ra các trời như thế...”

Phật bảo ngài Quán–Tự–Tại Đại Bồ–tát, ông nay hiện ra thần thông công đức trang nghiêm ấy là ý chi? Quán Tự Tại thưa : “Con vì muốn cứu độ tất cả hữu tình trong các ác thú, nghĩa là tất cả Ngạ Quỷ, A Tỳ Địa Ngục như : Hắc Thằng địa ngục, Hoạch Than địa ngục, Đẳng Hoạt địa ngục, Thiêu Nhiên địa ngục, Đường Tối địa ngục, Hàn Băng địa ngục, trong những đại địa ngục như vậy có các chúng sanh, con đều cứu vớt ra khỏi ác thú ,sẽ được chứng đắc vô thượng bồ đề chánh đẳng chánh giác”. Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát nói như vậy rồi, đảnh lễ nơi chân Phật, lễ xong mà đi, thoạt nhiên biến mất, cũng như ánh lửa xẹt vào hư không .

Lúc bấy giờ, Bảo Thủ Bồ Tát, bạch Đức Thế Tôn : “Con nay có điều nghi, muốn thưa hỏi Đức Như Lai, mong Ngài vì con nói ra : Quán–Tự–Tại Bồ–Tát, có phước đức gì mà hay hiện thần lực như vậy”. Phật nói : “Như căn – dà–hà–sa–số Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, lấy Thiên Diệu Y và Ca Sa Y, đồ ăn uống thuốc thang, ngọa cụ …,cúng dường các đức Phật, như vậy phước đức thu được sánh bằng phước một sợi lông của Quán Tự Tại, lượng đó không khác. Nầy thiện Nam tử ! Nơi bốn châu lớn, một năm mười hai tháng, ngày đêm thường mưa lớn, tôi có thể đếm số mỗi hạt mưa. Thiện nam Tử ! Phước đức của Quán – Tự – Tại, tôi không thể nói hết số lượng. Thiện – Nam – Tử ! lại như biển lớn, sâu rộng tám vạn bốn ngàn du thiện na, nước bốn biển lớn như vậy, tôi có thể đếm số mỗi từng giọt. Thiện nam tử! Phước đức của Quán – Tự – Tại Bồ – Tát đã có, tôi không thể nói hết số lượng. Thiện – nam – Tử ! Lại như Bốn – Đại – Bộ – Châu, loài hữu tình bốn chân như : Sư Tử, Voi, Ngựa, Cọp, Beo, Sói, Nai, Trâu, Dê ….tất cả những thứ bốn chân như vậy, tôi có thể đếm số lông trong mỗi thân đã có. Thiện – Nam – Tử ! Phước đức của Quán Tự Tại Bồ – Tát , tôi không thể nói hết số lượng. Này Thiện Nam Tử! Như có người lấy vàng bán cõi trời tạo ra hình tượng Như Lai, số nhiều như vi trần, một ngày đều được thành tựu các thứ cúng dường, đã được công đức phước báo kia, tôi đều đếm số lượng được. Thiện Nam Tử! Phước đức của Quán Tự Tại Bồ Tát, tôi không thể nói hết số lượng. Thiện – Nam – Tử, Lại như Bốn – Đại – Bộ - Châu, có kẻ Nam – Tử, người Nữ – Nhơn, kẻ Đồng – Nam, Đồng – Nữ, những người như thế đều thành Thánh Quả Dự Lưu, Nhất – Lai, Bất Hoàn, A – La – Hán, Quả Duyên – Giác Bồ – Đề, phước đức đã có như vậy, sánh bằng một sợi lông phước đức của Quán – Tự – Tại Bồ – Tát, lượng kia không khác” [5,19 – 24]

Kinh Lương Hoàng Sám, phẩm phát tâm hồi hướng, Tr 129 đã khẳng định : “Nghe tiếng liền cứu khổ như Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát” .

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, thì có một kiếp, Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái tử.

Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời, vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng : “Nếu đạo Phật không phải chơn chánh thì đâu có lẽ người ta sùng bái khắp xứ như vậy ...”

Nên vua mới phát tâm sắm đủ lễ vật đến cúng dường Phật và chúng tăng trong 3 tháng và khuyên các vị vương tử và đại thần cũng làm như vậy.

Khi ấy, Bất Huyến Thái Tử vâng lời phụ vương, hết lòng tín kính, sắm đủ các món ngon quí và đem những đồ trân bảo của mình mà dâng cúng cho Phật và đại chúng trong 3 tháng, không trễ nải bữa nào và cũng không món gì kém thiếu.

Quan đại thần Bảo Hải là phụ thân của Phật Bảo Tạng, thấy vậy khuyên rằng : “Điện Hạ đã sẵn lòng tu phước mà cúng Phật cúng Tăng, vậy xin Điện hạ hãy đem công đức đó mà hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, chớ nên cầu sự phước báu trên cõi trời Đao Lợi, hay là cõi trời Phạm Thiên làm chi. Bởi vì mấy cõi ấy, tuy là cảnh vật vui tốt, nhân dân sung sướng, căn thân đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài, đặng phép thần thông, dạo đi tự tại, những đồ y thực sẵn có, các cuộc du hí đủ bày, trăm thứ tự nhiên thọ dụng, đủ điều khoái lạc, không có sự khổ như cõi nhơn gian.

Cái phước báo trong các cõi đó tuy là mỹ mãn như thế, nhưng còn thuộc về hữu lậu, có hư có mất, chắc chắn gì đâu, chính là sự vô thường, thật là tướng vô định, thí như cơn gió, thổi mau không có thế lực gì cầm lại đặng, hết vui thì sẩy ra buồn, hết sướng thì trở lại khổ, giàu có sống lâu đến mấy ngàn năm đi nữa, thì cũng không khỏi con ma sanh tử lôi kéo vào đường nọ ngõ kia.

Nếu Điện Hạ cứ cầu phước báo đó, thì chắc không thoát khỏi ải sanh tử luân hồi, nếu đã không khỏi luân hồi, thì chưa chắc lúc nào đặng tiêu diêu tự tại, chi bằng Điện Hạ đem công đức đó mà cầu món phước báo vô lậu, không hư không mất, đời đời kiếp kiếp, vượt ra ngoài ba cõi bốn dòng, hưởng sự an vui vô cùng vô tận, và hồi hướng về đạo Bồ Đề, mà cầu mau thành Phật Quả, đặng cứu độ chúng sanh khỏi sông mê bể khổ. Vậy thì phần tự lợi đã vuông tròn, mà đức lợi tha lại đầy đủ nữa.

Bất Huyến Thái Tử nghe ông Bảo Hải khuyên nói như vậy, bèn đáp rằng : “Ta xem xét cả thảy chúng sanh ở trong đường Địa Ngục, chịu sự khổ cực, còn kẻ nhơn gian và người Thiên Thượng thì đủ điều cấu nhiễm, lắm chuyện trần lao, không có chút nào đặng thanh tịnh. Bởi đó mà tạo thành tội nghiệp nên mới thọ quả báo mà đọa vào ba đường dữ là Địa Ngục, Ngạ Quỉ và Súc sanh”.

Bất Huyến Thái Tử, tự nghĩ rằng : “Bởi chúng sanh ở trong đời không gặp đặng những người hiền nhơn quân tử, khuyên việc lánh dữ làm lành mà dìu dắt lên con đường giải thoát, chỉ gặp những kẻ tàn ác tiểu nhơn củ dụ nhau kết làm bạn bè, thường xúi giục những điều bất thiện, và lại phá hư chánh pháp, khinh pháp đại thừa, làm cho mất cả căn lành, thêm điều tà kiến, vì vậy mới che lấp tâm tánh, không biết đạo đức là gì, nên phải chịu nỗi đầy đọa.

Bất Huyến Thái Tử ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thưa rằng : “Nay tôi đối trước mặt Phật, và Đại chúng mà tỏ lời như vầy: “Tôi nguyện đem tất cả các món công đức tôi đã từng cúng dường Tam Bảo và các món thiện căn tôi đã từng tu tập pháp mầu mà hồi hướng về đạo vô thượng Bồ Đề. Tôi nguyện trong khi tôi tu những điều công hạnh Bồ – Tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có kẻ mắc cả sự khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương dựa đâu, mà có xưng niệm danh hiệu tôi, thì tức thời tôi dùng phép Thiên Nhĩ mà lóng nghe và dùng phép Thiên Nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và đặng vui. Nếu chẳng đặng lời thề đó, thì tôi không thành Phật”.

Thưa Đức Thế Tôn ! Nay tôi vì hết thảy chúng sanh mà phát lòng đại nguyện tu học về pháp xuất thế, lo làm các công hạnh tự giác tự lợi, nguyện khi phụ vương tôi là Vô Tránh Niệm, trãi hằng sa kiếp, nhẫn sau thành Phật, hiệu là A Di Đà Như Lai ở cõi An Lạc Thế Giới, hóa độ chúng sanh xong rồi, chứng nhập Niết Bàn, chánh pháp truyền lại, thì tôi tu hạnh Bồ Tát, làm việc Phật sự. Đến lúc chánh pháp gần diệt, hễ diệt bữa trước thì bữa sau tôi chứng đạo Bồ Đề.

Xin Đức Thế Tôn từ bi mà thọ ký cho tôi và tôi cũng hết lòng yêu cầu các Đức Phật hiện tại ở hằng sa thế giới trong mười phương đều thọ ký cho tôi như vậy nữa”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện ấy, liền thọ ký cho Bất Huyến Thái tử rằng : “Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi Thiên Thượng Nhơn Gian, và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não, và làm cho cả thảy đều đặng hưởng sự an vui. Vì ngươi có lòng soi xét những lời yêu cầu của loài hữu tình trong thế gian mà cứu khổ như vậy, nên nay ta đặt hiệu ngươi là Quán Thế Âm.

Trong khi ngươi tu hạnh Bồ tát, thì giáo hóa vô lượng chúng sanh cho thoát khỏi sự khổ não và làm đủ mọi việc Phật sự.

Sau khi ADiĐà Như Lai nhập Niết Bàn rồi thì cõi Cực Lạc lại đổi tên là “Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu”, y báo càng thêm tốt đẹp hơn trước đến bội phần, chừng đó, đương lúc ban đêm, độ trong giây phút, có hiện ra đủ thứ trang nghiêm, thì ngươi sẽ ngồi trên tọa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề mà chứng ngôi Chánh giác, hiệu là : “Biến Xuất Nhứt Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai” , phước tròn hạnh đủ, muôn sự vẻ vang, đạo pháp cao siêu, thần thông rộng lớn, rất tôn rất quí, không ai sánh bằng, mà lại sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp, rồi khi diệt độ thì chánh pháp còn truyền bá lại đến sáu mươi ba ức kiếp nữa”

Bất Huyến Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi, liền vui mừng mà thưa rằng : Bạch Đức Thế Tôn ! Nếu sự thệ nguyện của tôi quả đặng hoàn mãn như lời ngài nói đó, thiệt là hân hạnh biết bao ! Nay tôi lạy ngài xin làm thế nào cho các Đức Phật hiện ở hằng sa thế giới cũng đều thọ ký cho tôi và khiến cho cả thảy thế giới đều đồng thời vang ra những tiếng âm nhạc, và các chúng sanh nghe tiếng ấy đều đặng thân tâm thanh tịnh mà xa lìa mọi dục vọng trên đời”.

Lúc Bất Huyến Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tức thì các thế giới tự nhiên rúng động vang rền, kêu ra những tiếng hòa nhã, ai ai nghe đến cũng sanh lòng vui vẻ, làm cho các điều dục vọng bỗng nhiên tiêu tan cả.

Khi ấy, thoạt nghe các Đức Phật ở mười phương đồng thinh thọ ký cho Quán Thế Âm rằng : “Đương khi thời kiếp Thiên Trụ, ở tại cõi Tán Đề Lam thế giới, nhằm lúc Phật Bảo Tạng ra đời mà giáo hóa chúng sanh, có con của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử, phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trong 3 tháng, do công đức đó, nên trải hằng hà sa kiếp sẽ thành Phật, hiệu là “Biến Xuất Nhứt Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, ở về thế giới Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu”.

Bất Huyến Thái Tử khi đặng chư Phật thọ ký rồi, thì lòng rất vui mừng. Đến khi mạng chung, thì Ngài thọ sanh ra các đời khác, trải kiếp nọ qua kiếp kia, hằng giữ bổn nguyện, gắng công tu hành, cầu đạo Bồ Đề, làm hạnh Bồ Tát, chăm lòng thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh, không có khi nào mà Ngài quên cái niệm đại bi đại nguyện. Hiện nay Quán Thế Âm đã chứng bậc Đẳng Giác Bồ Tát, ở cõi Cực Lạc mà hầu hạ Đức Phật A Di Đà, hằng ngày tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương đem về cõi ấy. Đến sau Đức Phật ADiĐà nhập Niết Bàn rồi, thì Ngài kế ngôi Phật vị mà giáo hóa chúng sanh.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn có câu tán thán Ngài : “Từ nhãn thị chúng sanh”, nên tại chùa Phước Hòa, Gò vấp có đôi câu đối thờ tại tượng Ngài như sau :

“Ngọc tướng trừng Nam Hải chi ba

Khát ngưỡng ứng thân thị quang thánh cứu

Phổ môn tế quần sanh chi khổ

Nguyện thùy pháp nhãn phủ giám phàm tâm”

Hình ảnh Đức Quán Thế Âm qua các sắc diện của Quan Âm Ta Ra và qua các đức tính Đại Từ Đại Bi, ngoài pháp tu trì niệm chú Đại Bi, trong kinh Pháp Hoa, Phẩm Phổ Môn Đức Phật dạy chúng ta nên trì niệm danh hiệu của Ngài : “Nam Mô Đại Từ Đại Bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ tát”, thì chúng ta cũng sẽ đạt được rất nhiều lợi ích qua 32 ứng thân của Ngài, “hữu cầu giai ứng, vô nguyện bất tùng”, với lòng thành tha thiết cầu xin thì Ngài ứng hiện, cũng như con có khóc, mẹ mới cho bú, chúng ta hằng ngày không tưởng nhớ đến Bồ tát, thì làm sao bắt được dòng điện cảm ứng từ Ngài, cũng như chúng ta đã có sẵn ti vi và cần Ănh ten, nhưng chúng ta phải cắm điện và bắt sóng. Việc cắm điện giống như chúng ta nguyện xin với Ngài và việc bắt sóng là hằng ngày chúng ta phải nhớ tưởng đến Ngài, đến khi hữu sự, mới thấy được sự linh ứng cảm được từ nơi Ngài.

Lời Phật dạy là “chơn thật ngữ”, không hư dối, chúng ta nên y theo hành trì để tự thân được hưởng phần lợi lạc, cùng lợi lạc cho gia đình và xã hội.

CHƯƠNG 3: TÂM PHÁP CỦA MẬT TÔNG QUA BÀI CHÚ ĐẠI BI

3.1 ẤN PHÁP

Ấn pháp, gọi tắt là Ấn, tức là sự lưu xuất của Bổn Tâm thanh tịnh, cũng gọi là Tâm Ấn.

Theo “Thiên Thủ Thiên Nhãn Pháp Bửu Chân Ngôn Đồ “ thì chú Đại Bi bao gồm 42 ấn pháp. 42 pháp ấn này là chỗ diệu hành của chư Bồ tát lưu xuất ra. 42 pháp ấn và chú Đại bi có liên hệ mật thiết với nhau, được Hòa thượng Tuyên Hóa ví như tay và chân của một cơ thể. Nếu chúng ta chỉ niệm tụng kinh văn của chú Đại bi mà không hành trì 42 ấn pháp thì giống như một người có tay mà không có chân, nên không thể đi được .Nếu chúng ta chỉ hành trì 42 ấn pháp mà không niệm tụng chú Đại Bi thì cũng giống như người chỉ có chân mà không có tay nên không thể cầm đồ vật và cũng không thể làm gì được. Do vậy, nên khi tụng trì chú Đại Bi, chúng ta cần phải thông đạt 42 ấn pháp.

Đây là “Như Ý Châu Ấn Pháp”. Nếu muốn được sự giàu có, nhiều đồ đạc châu báu, nên làm theo tay “Như Ý Châu”. Pháp ấn này khi hành trì thành tựu thì chỗ diệu dụng của nó rất lớn, mọi lúc mọi nơi đều giàu có, không lo nghèo nàn. Phước báu và trí tuệ vô lượng vô biên. Chân ngôn : Án, phạ nhựt ra, phạ đá ra, hồng phấn tra.

Đây là “Quyến sách Ấn Pháp”. Nếu có những sự bất an, làm theo tay “Quyến Sách”. Pháp ấn này có công năng đưa hành giả đến những chỗ an vui như ý, sợi dây trên tay Quyến Sách được kết bằng những sợi chỉ ngũ sắc, khi hành trì pháp ấn này thành tựu, hành giả phóng sợi dây này ra phía ngoài thì tất cả yêu quỉ, ma quái, ly mỵ, vọng lượng đều bị trói chặt, sau đó hành giả tìm cách giáo hóa để chúng quay đầu hướng thiện. Do đó, sự nhiệm mầu của pháp ấn này rất khó lường. Chân ngôn : Án chỉ rị lả ra, mô nại ra, hồng phấn tra.

Đây là “Bảo Bát Ấn Pháp” hành giả muốn trừ các chứng bệnh trong bụng, nên làm theo tay Bảo Bát này. Chân ngôn : Án chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt ra, hồng phấn tra.

Đây là “Bảo Kiếm Ấn Pháp”, pháp ấn này có công năng phá tan và hàng phục tất cả thiên ma ngoại đạo. Chân ngôn : Án đế thế đế nhả, đổ vĩ nảnh, đổ đề bà đà dã hồng phấn tra.

Đây là “Bạt Chiết La Aán Pháp” , hành giả tu trì thành tựu pháp ấn này, có thể phát ra tiếng sấm sét, tiếng vang của nó làm cho tất cả Thiên Ma Ngoại Đạo đều bị hàng phục. Chân ngôn: Án - Nể bệ nể bệ, nể bà dã, ma ha thất rị duệ tát phạ hạ.

Đây là “Kim Cang Xử Ấn Pháp”, pháp ấn này có công năng trừ dẹp tất cả các sự oán địch. Chân ngôn : Án phạ nhựt ra chỉ nảnh, bát ra nể, bát ra dã, tát phạ hạ.

Đây là “Thí Vô Úy Ấn Pháp”, pháp ấn này có công năng trừ những sự sợ hãi khủng khiếp, đạt được sự yên ổn vui vẻ. Chân ngôn : Án phạ nhựt ra nẳng dã, hồng phấn tra.

Đây là “Nhựt Tinh Ma Ni Ấn Pháp” pháp ấn này có khả năng chữa trị những bệnh về mắt như đui, mờ trở nên được sáng tỏ. Chân ngôn : Án độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra – phạ rị nảnh, tát phạ hạ.

Đây là “Nguyệt Tinh Ma Ni Ấn Pháp”, khi hành giả bị những bệnh nhiệt độc, muốn cầu được sự mát mẻ, nên thực hành pháp ấn này. Chân ngôn: Án tô tất địa yết rị tát phạ hạ.

Đây là “Bảo Cung Ấn Pháp” tu trì pháp ấn này, người tại gia có thể làm Đại Quan, người xuất gia có thể chứng quả Alahán. Chân ngôn : Án tả vĩ, lệ, tát phạ hạ.

Đây là “Bảo Tiển Ấn Pháp” . Hành trì pháp ấn này, hành giả dễ dàng được gặp bạn tốt, thiện hữu trí thức. Chân ngôn : Án ca mạ lã, tát phạ hạ.

Đây là “Dương Chi Thủ Ấn Pháp” . Hành giả muốn trừ các chứng bịnh trong thân mình, nên làm theo tay Dương Chi. Chân ngôn : Án – Tô tất địa, ca rị phạ rị, đa mẫn đa, mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra, bạn đà, hạ nẵng hạ nẵng, hồng phấn tra.

Đây là “Bạch Phất Thủ Ấn Pháp”. Ấn pháp này có công năng diệt trừ tất cả chướng nạn hung ác. Chân ngôn : Án – bát na di nảnh, bà nga phạ đế, mô hạ dả nhá, nga mô hạ nảnh, tát phạ hạ.

Đây là “Hồ Bình Ấn Pháp”, hành giả hành trì pháp ấn này thì khéo léo điều hoà được các quyến thuộc. Chân ngôn : Án – yết lệ, thảm mãn diệm tát phạ hạ.

Đây là “Bàn Bài Ấn Pháp” Hành Giả hành trì Pháp Ấn này tránh được ác thú: cọp, beo, sư tử làm hại. Chân ngôn: Án – dược các sam nẳng na dả chiến nại, ra đạt nậu bá rị dả, bạt xá bạt xá, tát phạ hạ.

Đây là “Phủ Việt Ấn Pháp”, hành trì pháp ấn này, hành giả tránh được những nỗi oan uổng về lao hình quốc pháp, tránh các chướng nạn về quan quyền. Chân ngôn : Án – vị ra dả, tát phạ – hạ.

Đây là “Ngọc Hoàng Ấn Pháp” . Ấn pháp này có công năng làm cho tất cả chúng sanh đều nghe theo sự giáo hóa của hành giả, hành trì pháp ấn này, hành giả muốn có con trai, con gái, tôi tớ, đều được thành tựu. Chân ngôn : Án – bát na hàm vị ra dả, tát phạ hạ.

Đây là “Bạch Liên Hoa Ấn Pháp”, ấn pháp này thành tựu tất cả các thứ công đức, bao hàm tất cả hành sự của lục độ vạn hạnh. Chân ngôn : Án – phạ nhựt ra, vị ra dả, tát phạ hạ.

Đây là “Thanh Liên Hoa Ấn Pháp”, Ấn pháp này thành tựu mùi hương hoa sen xanh, được mười phương chư phật tán thán, cầu sanh về cõi Tịnh–Độ được toại nguyện. Chân ngôn : Án –chỉ rị chỉ rị, phạ nhựt ra, bộ ra bàn đà, hồng phấn tra

Đây là “Bửu Cảnh Ấn Pháp”, thành tựu ấn pháp này, hành giả thành tựu được Đại trí Tuệ. Chân ngôn : Án – Vĩ tát phổ ra, na ra các xoa, phạ nhựt ra, mạn trà lả, hồng phấn tra.

Đây là “Tử Liên Hoa Ấn Pháp”, thành tựu pháp ấn này, hành giả thấy được các Đức Phật trong mười phương. Chân ngôn : Aùn – tát ra tát ra, phạ nhựt ra ca ra, hồng phấn tra.

Đây là “ Bửu Khiếp Ấn Pháp”, thành tựu pháp ấn này, hành giả thấy được các vật quí chôn giấu dưới đất. Mặt khác, ở nơi lý thể tự tánh, hành giả luôn luôn được tự tại, thành tựu vô lượng công đức. Chân ngôn : Án – phạ nhựt ra, bá thiết ca rị, vết nẳng hàm ra hồng .

Đây là “Ngũ Sắc vân Ấn Pháp” , pháp ấn này lưu xuất ra mây lành ngũ sắc, tự tại phi thường, hành giả thành tựu được Tiên–đạo .

Đây là “Quân Trì Ấn Pháp” , thành tựu ấn pháp này, hành giả được sanh lên các cõi trời Phạm Thiên. Chân ngôn : Án – phạ nhựt ra, thế khê ra, rô tra hàm tra.

Đây là “Hồng Liên Hoa Ấn Pháp “, hành giả hành trì ấn pháp này, ước nguyện sanh lên bất cứ cõi trời nào cũng đều được thành tựu. Chân ngôn : Án – thương yết lệ, tát phạ ha.

Đây là “Bửu Kích Ấn Pháp” pháp ấn này có thể hàng phục thiên ma – ngoại đạo, dẹp trừ oán địch. Chân ngôn : Án – thảm muội dã, chỉ nảnh hạ rị, hồng phấn tra.

Đây là “Bửu Loa Ấn Pháp” , thành tựu pháp ấn này, hành giả có thể kêu mời tất cả chư thiên và thiện thần. Chân ngôn : Án – thương yết lệ, mạ hạ thãm mãn diệm, tát phạ hạ.

Đây là “Cô Lâu Trượng Ấn Pháp”, hành giả hành pháp này muốn sai bảo hết thảy Quỉ thần đều được. Chân ngôn : Án – độ nẳng phạ nhựt ra – xá.

Đây là “Số Châu Ấn Pháp” , hành trì pháp này, hành giả được các Đức phật trong mười phương đưa tay tiếp dẫn. Chân ngôn : Nẳng mồ ra đát nẵng, đát ra dạ dả, án a na bà đế vĩ nhá duệ, tất địa tất đà lật thế, tất phạ hạ.

Đây là “Bửu Đạc Ấn Pháp”, thành tựu pháp này, hành giả thành tựu được tất cả Phạm – Âm – Thanh mầu nhiệm. Chân ngôn : nẳng mồ – bát ra hàm bá noa duệ. Án – a mật lật đảm, nghiểm bệ thất rị duệ, thất rị chiến rị nảnh, tát phạ hạ.

Đây là “Bửu – Ấn Ấn Pháp”, thành tựu pháp ấn này, tất cả mọi lời lẽ nói năng của hành giả đều được tất cả mọi người lắng nghe, vâng làm. Chân ngôn : án , phạ nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát phạ ha.

Đây là “Cu Thi Thiết Câu Aán Pháp”, hành trì pháp ấn này, hành giả có thể triệu tập sai bảo tất cả quỷ thần. Được các vị Long Vương Thiện – Thần thường đến ủng hộ. Chân ngôn : Án – a cô lô, đa ra ca ra, vỉ sa duệ. Nẳng mồ tát phạ ha.

Đây là “Tích Trượng Ấn Pháp”, hành giả hành trì pháp ấn nầy, thành tựu lòng từ bi che chở cứu hộ tất cả chúng sanh. Chân ngôn : Án – na lật thế, na lật tra bát đễ, na lật đế na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.

Đây là “Hiệp Chưởng Ấn Pháp”, hành trì pháp ấn này có thể khiến cho tất cả quỷ thần, long xà, hổ lang, sư tử, nhơn và phi nhơn cung kính, yêu mến. Chân ngôn :Án – bát nạp mạng nhá lăng, ngật rị.

Đây là “Hóa phật Ấn Pháp”, hành trì pháp ấn này, hành giả sanh ở bất cứ nơi nào, đều luôn được ở một bên các Đức Phật. Chân ngôn : Án – chiến na ra, bà hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.

Đây là “Hóa Cung Điện Ấn Pháp” , hành giả thọ trì ấn pháp này, đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện các Đức Phật, không bao giờ còn thọ sanh vào noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh. Chân ngôn : Án – vi tát ra vi tát ra, hồng phấn tra

Đây là “Bửu Kinh Ấn Pháp” , hành giả hành trì ấn pháp này sẽ có năng lực đa văn, nghe nhiều học rộng. Chân ngôn : Án – a hạ ra, tát ra phạ ni, nễ dã đà ra, bố nễ đế tát phạ hạ.

Đây là “Bất Thối Kim Cang Luân Ấn Pháp”, hành giả hành trì pháp ấn này luôn tinh tấn dũng mãnh với tâm Bồ đề kiên cố không thoái chuyển. Chân ngôn : Án – thiết ra di tả, tát phạ hạ.

Đây là “Chưởng Thượng Hóa Phật Ấn Pháp”, hành giả hành trì pháp ấn này đời đời kiếp kiếp thường được chư Phật mười phương xoa đầu thọ ký, thường được vào cảnh giới chư Phật. Chân ngôn : Án – Phạ Nhựt rị ni, phạ nhựt lãm nghệ, tát phạ hạ.

Đây là “Bồ Đào Ấn Pháp”, hành trì pháp ấn này, nơi chỗ hành giả cư trú, các thứ trái cây lúa mạ đều được chín mọng, tươi mát, ngon ngọt. Chân ngôn : Án – a ma lã kiếm đế nễ nảnh, tát phạ hạ.

Đây là “Cam Lồ Ấn Pháp”, hành giả hành trì pháp ấn này làm cho tất cả loài hữu tình, đang đói khát, lại được no đủ an lành. Chân ngôn : Án – tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, tô rô tô rô dã, tát phạ hạ.

Đây là “Tổng Nhiếp Thiên Tý Pháp Ấn”, hành trì pháp ấn này có thể hàng phục tất cả các oán ma trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Chân ngôn: Đát nể dả thá, phạ lô chỉ đế, thấp phạ ra dả, tát bà đốt sắc, tra ô hạ di dã, tát phạ hạ.

3.2 MẠN ĐÀ LA

Mạn – Đà – La là phiên âm của chữ Phạn Man đala, cũng gọi là Mạn – Đồ – La, Tát – mã – Đà – La, Mạn – Đát – la, Mạn – Hô – La, Mạn – ma – La.

Mạn – Đà – La còn gọi là Đàn – tràng, Đàn – Pháp hay Đạo Tràng, tức là chỉ cho vùng đất, nơi hành giả ngồi tu tập ,tịnh ba nghiệp để đắc đạo quả Bồ – Đề.

Trong quyển “Tứ Chủng Mạn – Đà – La Nghĩa” Có giải thích: “Mạn Đà La, Cựu dịch gọi là Đàn, tân dịch là Luân – Viên Cụ – Túc” ... “Đàn” chỉ lấy ý nghĩa là bằng phẳng …nhưng thật ra còn thiếu nhiều ý nghĩa như : Khế – Ấn, tam – mật; ngũ luân …còn nghĩa “Luân – Viên cụ – túc”, vì những ý nghĩa khác như : không chi hơn, pháp vị không chi sánh bằng, đều gồm đầy đủ trong đó.

Mạn – Đà – la, do nghĩa là vòng tròn đầy đủ (luân viên cụ túc), nên Mạn – Đà – La chính là biểu tượng của vũ trụ được thu nhỏ lại và năng lực trong vũ trụ được trình bày qua các hình vẽ.

Về hình tướng, Mạn-Đà-La có bốn hoặc năm loại khác nhau. Theo kinh Tỳ Lô Giá Na, có bốn loại là Đàn Vuông, Đàn Tròn, Đàn Hình Tam Giác, Đàn Hình Bán Nguyệt. Trong đó, Đàn Vuông phối hợp với Địa đại, Đàn tròn phối hợp với thủy - đại và không –đại , đàn tam giác với hỏa đại, đàn bán nguyệt với phong đại. Đàn vuông là nghĩa Bình – Đẳng (vì tướng đất vuông) Đàn tròn nghĩa viên mãn (vì hư không và nước tròn). Đàn tam giác mang nghĩa hàng – phục (tướng lửa bốc lên hình tam giác). Đàn bán – nguyệt là nghĩa đẹp – trừ – nạn – tai (vì gió hay xô ngã các vật).

Theo kinh Kim Cang đảnh, Mạn – Đà – La gồm có năm loại là Đàn Vuông, Đàn Tròn, Đàn Hình Tam giác, Đàn Hình Hoa Sen và Đàn Hình Kim Cang.

Theo kinh Đại Nhật, Mạn Đà La của Đức Quán Thế Âm được mô tả như sau :

Lại nữa, Bí - Mật - Chủ!

Phật tử ! hãy lắng nghe!

Bí mật Mạn – Trà – La

Của Đức Quán Tự Tại (Avalokitesvara)

Trùm khắp cả bốn phương

Giữa : Cát tường thương khư (San kha)

Xuất sanh hoa Bát – đàm (Padma)

Mở bày, chứa các hột

Trên, có chày kim cang (vaj ra)

Trên, Đại – Liên - Hoa Ấn

(Lớn hơn Liên Hoa phía dưới)

Bày tất cả chủng tử

Thiện xảo dùng làm mầm

Đà – la (Tara), Tỳ – câu – chi (Bhrkuti)

Cùng với bạch Y Tôn ( Pandaravasini)

Minh – phi chủ tư tài (Vidya Bhogavati)

Cùng ấn Đại – Thế – Chí (Mahasthama prapta)

Làm tiêu biểu thù thắng

Đồng trụ đàn tứ giác

Hà – Da – yết – Lật – Phạ (Hayagriva)

Trụ tam giác như pháp

Mạn đà la vây quanh

Aùnh sơ nhựt nghiêm tốt

Luôn tại bên Minh Vương (kế Đại – Thế – Chí)

Bậc xảo tuệ an lập.

[12, 266 – 267]

Nơi nội viện ở phương bắc (bên phía bắc của Đức Đại Nhựt Thế Tôn, tức phương Tây mà thế gian quan niệm), nên vẽ Đức Quán tự tại (Avalokitesvara) Thế Tôn, do Ngài quán sát mười câu – duyên-sanh được thành tựu Liên – Hoa Phổ - Nhãn nên gọi là Bồ tát. Ngài an trụ trên một đài sen. Trên đảnh hiện Vô - Lượng – Thọ (Amitayus), là biểu hiện rõ quả rốt ráo của các hạnh, tức là trí phương tiện phổ môn của Như Lai. Hình tượng của Đức Quán - Tự -Tại Thế Tôn trụ hiện pháp lạc, dung mạo vui vẻ mỉm cười, thân Ngài Quán - Tự – Tại như màu mặt nguyệt trong sáng, hoặc như thương khư (vỏ ốc), lóng lánh như xà cừ thượng diệu, hoặc như quân na (Kunda) hoa, màu trắng tinh.

Bên phải Ngài Quán Tự Tại, tức là phía trên của Đức Thế Tôn, có Đức Đa La (Arya Ta ra)Bồ Tát, ngài hiện thân nữ nhơn vào khoảng trung niên với thân màu trắng xanh. Nữ Bồ Tát Đa La cầm một đóa hoa sen xanh phóng quan rực rỡ chiếu suốt mười phương, tay và mặt đều hướng về phía Đức Quán Tự Tại Thế Tôn, hình như mỉm cười, thân tròn sáng như màu tịnh kim, mặc áo trắng, đầu có búi tóc, quang minh tỏa ra từ thân màu vàng ròng.

Bên trái Ngài Quán Tự Tại Thế Tôn, tức phía dưới của Đức Thế Tôn, có đức Tỳ – Câu – Chi (Bhrkuti) Bồ Tát, Ngài hiện thân nữ nhơn vào khoảng trung niên với thân màu trắng, có bốn tay, tay trái thứ nhất cầm hoa sen nở, tay trái thứ hai cầm bình quân trì, tay phải thứ nhất cầm chuỗi hột, tay phải thứ hai kiết ấn thí nguyện, ba mắt, đầu có búi tóc, quang minh tỏa ra từ thân Ngài màu vàng, đỏ và trắng pha lẫn nhau.

Kế đến, gần bên trái Ngài Tỳ – Câu – Chi (Bhrkuti) thì vẽ Ngài Đắc Đại Thế Chí (Mahasthamaprapta). Ngài mặc bạch y, tay cầm hoa sen chưa nở, tượng trưng cho tâm hoa bổn nguyên của chúng sanh, phát ra quang minh màu tròn (Ngài cũng chính là một vị Trì Minh Vương của Liên Hoa Bộ). Bên trái Ngài vẽ một vị Minh Phi (vidyarajni) gọi là Da Du Đà La (Yasodhara) còn gọi là Trì Danh Xưng, thân màu vàng ròng, đeo nhiều vòng anh lạc, tay trái cầm nhánh cây tươi đẹp và tay phải kiết ấn thí nguyện. Ngồi trên đài sen, chân trái trong tư thế của Bồ Tát tọa.

Kế bên nữ Bồ Tát Đa La (Tara) vẽ hình Bạch -Y-Tôn (Panduravasini) (còn gọi là Bạch-Y-Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát), thân Ngài màu vàng chiếu sángrực rỡ, được trang sức bằng những vòng hoa sen trắng, vẻ mặt đoan nghiêm, tay trái để ngang ngực, cầm đóa hoa sen nở lớn, tay phải tại ngang thắt lưng kiết ấn thí nguyện.

Phía sau của Đức Bạch Y là Trì-Minh-Vương Đại – Lực Hà – Da – Yết – Lật – Phạ (Mahapala – Hagagriva – vidyaraja) (chính là Mã Đầu Quán Thế Âm, hoặc Sư Tử Hống Quán Thế Âm Bồ Tát) thân màu như mặt trời mới mọc, ba mặt, ba mắt, lông tóc dài dựng lên như bờm sư tử, vuốt bén nhọn, hai nanh mọc ngược lên, trông rất dữ tợn, có hình ngựa trên đỉnh đầu, tay bắt ấn căn bản, ngồi trên đài sen, chân phải trong tư thế Bồ–Tát tọa, chư vị đó là những vị Bồ Tát theo hầu Đức Quán tự tại trong tam muội (samadhi) (đại diện cho cung quán tự tại). [12, 85 – 87]

Lúc bấy giờ, Ngài Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ lại bạch Phật rằng : “Bạch Thế Tôn! Mạn Trà La (Mandala) nầy, nên gọi tên là gì ? Mạn–Trà–La là nghĩa làm sao ?

Phật dạy : “Nó tên là Mạn–Đà–La sanh chư Phật, vị của nó là vị cùng cực, không có vị nào có thể sánh bằng, không vị nào cao hơn được. Vì vậy, nên gọi là Mạn - Đà - La. Lại nữa, Bí mật Chủ!Vì cứu vớt vô biên chúng sanh giới mà nới rộng Mạn Đà La nầy thành thai Tạng Đại Bi sanh Mạn Đà La. [12,69]

Trong “Lời Đáp Nghĩa”, thì chữ Phạn “Mạn - Đà-La” Nghĩa là : khuấy cho sữa đặc lại thành lạc, để cho lạc đọng lại thành tô, do đó, Mạn Đà La nghĩa là hết sức tinh thuần, như tô nổi trên lạc vậy. Do sự tinh thuần chẳng biến đổi, nên nói là vị tinh diệu bền vững, cùng hòa hiệp lẫn nhau, chẳng lẫn lộn với các vật khác, cho nên có nghĩa “Tu – tập ”. Bởi vậy, Phật dạy “vị của nó, không có vị nào so sánh bằng, không có vị nào cao hơn được” nên nói là Mạn – Đà – La vậy,

Dùng phương tiện “tam mật” khuấy sữa Phật tánh của chúng sanh, cho đến khi nó trải qua năm vị, thành đề hồ diệu giác thuần tịnh,dung hòa, vi diệu chẳng có thể lại tăng thêm, tất cả trí ấn kim cang đều cùng nhóm họp trong vị cam lồ bậc nhất, chơn thường, chẳng biến đổi, là nghĩa của Mạn-Đà-La.

Trong kinh Đại Nhật Thích Nghĩa, môn chân ngôn của Chư Bồ Tát hạnh, cũng phải nối theo chủng tánh Như Lai, bắt chước Chư Tôn trụ bản vị mạn – Đà – la, làm các sự nghiệp. Như muốn làm các sự nghiệp tịch tai, tức phải làm thân bổn tôn mà trụ Mạn – Trà – La hình tròn, muốn làm sự nghiệp Tăng Ích thì phải trụ Mạn – Đà – La hình tam giác, muốn làm sự việc Nhiếp - Triệu thì trụ Mạn Đà la hình bán nguyệt, muốn xuất sanh các loại trang nghiêm thì trụ Mạn Đà la tạp sắc, trụ như thế, có thể khiến cho hành giả uy nghiêm, đồng với Bổn Tôn. Tất cả các vị làm chướng ngại , không ai có thể lấn đoạt được, ... suy rộng ra thì lời Phật dạy trong kinh có nghĩa là : Màu vàng là sắc thân Kim Cang phải ở trong nhân – đà – la hình vuông , màu trắng là màu từ bi thanh tịnh, phải ở tại đàn tròn, màu đỏ là màu trừ chướng uy mãnh, phải ở trong hình tam giác , màu đen là màu gió lớn kiếp hỏa, phải ở trong hình bán nguyệt, màu xanh là màu hư không chẳng hoại, chẳng hàng phục được , nhiều màu là chư vị Trì Minh Vương phẩn nộ hoặc tại hình tam giác, hoặc trong hình bán nguyệt. Trong ba màu trắng, vàng, đỏ, bộ loại Như Lai dùng màu trắng, quyến thuộc Liên Hoa dùng màu vàng, quyến thuộc kim cang dùng màu đỏ. Đàn tròn dùng màu trắng, đàn vuông dùng màu vàng, đàn tam giác dùng màu đỏ.

Hành giả lúc mới phát tâm Nhất-Thiết-Trí, cũng như nhân có sự hòa hợp của cha mẹ, chủng thức của người con nương theo đó mà bắt đầu gá vào trong thai, dần dần được nuôi dưỡng lớn lên, cho đến lúc sanh ra, các căn đều đầy đủ. Ban đầu, lúc gá vào thai mà đầu sanh, giống như dựa vào môn chân ngôn học vạn hạnh đại bi cho tịnh tâm hiển hiện. Đến khi đứa bé sinh ra, dần đầy đủ nhơn pháp – khởi phương tiện tu trị tự địa, theo duyên làm lợi lạc muôn vật, cứu độ chúng sanh, cho nên gọi là “sanh thai tạng” đại bi, lúc mới nhập môn tịnh tâm Bồ Đề, thấy pháp minh đạo, như chủng thức ca-la-la, trong bảy địa trước làm vạn hạnh đại bi để tự trưởng dưỡng, như tại thai tạng không có công dụng, từ đó dần dần học phương tiện của Như Lai, như đứa bé đã sanh ra, tập các kỹ nghệ đến địa nhất thiết trí của Như Lai, như kỹ nghệ đã thành, đem ra thi thố theo con đường chánh, nên gọi là sanh thai tạng Đại bi.

Lại đây là một loại Mạn – Đà – La bí mật vậy. Nay dùng hoa sen làm thí dụ cho hiểu ý nghĩa Mạn –Đà – La, như hạt giống hoa sen đang ở trong cái vỏ cứng chắc của nó, nó có các tánh của cành nhánh lá hoa, như nhiên đầy đủ, giống như tâm chủng tử của người thế gian; từ đó, lần hồi nó tăng trưởng cho đến lúc mới sanh cái nụ hoa, lúc đó thì đài hoa, thật quả đều ẩn trong cánh của nụ hoa, như tâm xuất thế gian còn ở trong các uẩn, lại nhờ cánh của nụ hoa che chở, cho nên không bị các duyên gió, nhụy ngày đêm thêm tốt tươi, giống như thai tạng đại bi đã thành tựu. Rồi trong ánh sáng chói lọi của mặt trời, hoa sen nở ra, như phương tiện đã đầy đủ .

Nói về ý nghĩa của Mạn – Đà – La trong Diệu Pháp Liên Hoa thì thương tâm bản địa của Đức Tỳ Lô Giá Na tức là cái thế tròn đủ của hoa tạng, quả đức đề hồ của bốn vị Phật , bốn vị Bồ tát, là quả thật đều thành, trí ẩn sai biệt, mật huệ Kim Cang trong mười thế giới bằng số bụi nhỏ giống như râu nhụy, các môn ba la mật, vạn hạnh đại bi của mười thế giới bằng số bụi nhỏ giống như hoa tạng, vô lượng ứng thân trong sáu đường của ba thừa giống như gốc cành nhánh lá, hiện tướng rõ ràng trong vận tròn khắp đầy đủ cho nên gọi là Mạn – Đà – La.

Nhờ sức gia trì của Như lai cho nên từ tánh đức tự chứng tâm Bồ Đề của Phật hiện ra tám cánh hoa trong thân thai tạng, từ mật ấn kim cang, hiện ra các nội quyến thuộc như Kim - Cang – Thủ….Thuộc tầng lớp thứ nhất, từ vạn hạnh đại bi, hiện ra các đại quyến thuộc như Ma – Ha – tát – đỏa, thuộc tầng lớp thứ hai, từ các phương tiện phổ môn, hiện ra các loại thân của tất cả chúng sanh vui thấy nhau, thuộc tầng lớp thứ ba.

Nếu đứng ở cương vị luân vương từ trên cao rải xuống để so sánh, thì tầng thứ ba như các vị vua đứng đầu muôn nước , tầng thứ hai như trăm quan ở triều đình, tầng thứ nhất như những vị thân thích của nhà vua và những người cung phụng cho Ngài. Bởi vậy, đài hoa thường đặt làm Đại Mạn - Trà – La Vương.

Nếu từ gốc rủ xuống các dấu vết chung quanh, ắt từ giữa thai mỗi môn đều lưu xuất các môn ở tầng thứ nhất, từ mỗi môn ở tầng thứ nhất lưu xuất các môn ở tầng thứ hai, từ mỗi môn ở tầng thứ hai lưu xuất các môn ở tầng thứ ba. Nếu đi từ nhân đến quả, ắt sự dẫn nhiếp ở tầng thứ ba được thành tựu có thể thông với tầng thứ hai, sự dẫn nhiếp ở tầng thứ hai được thành tựu có thể thông với tầng thứ nhất, tầng thứ nhất được thành tựu có thể thấy ở giữa thai tạng. Căn cứ vào đó mà nói, ắt các loại chúng sanh, tánh vốn tin ở sự giải thoát, tuy là vô lượng vô biên, nhưng lấy pháp môn Mạn – Trà – La nầy làm việc nghĩa lợi thì tất cả không có gì là chẳng hết sạch. Bởi vậy, nên nói : “Vì muốn cứu giúp vô lượng chúng sanh, khiến được an lạc.

3.3 TAM MẬT TƯƠNG ƯNG

Mật là cảnh giới tự chứng của Như Lai, hàng phàm phu không thể suy nghĩ hoặc tưởng tượng để thấy biết được.

Tam mật tức gồm thân mật, khẩu mật và ý mật.

Tam mật được chia thành hai : tam mật của Như Lai tự chứng và tam mật của chúng sanh tu hành.

Tam mật của Như Lai tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý của Như Lai bản lai bình đẳng, trùm khắp pháp giới, còn gọi là pháp thân bình đẳng. Nếu không có “phương tiện dẫn độ” thì tam mật của Như Lai sẽ vĩnh viễn là bí mật.

Một chúng sanh tu hành, nhờ “phương tiện dẫn độ” , qua sức “gia trì lực” nhập vào tam mật của Như Lai.

Theo Nghi Quỹ thì “Phương tiện dẫn độ” gồm :

- Thân mật :Tay kết ấn khế (Mudra) và những cử chỉ, tư thế của thân.

- Khẩu mật: miệng tụng chân ngôn (Dharani) hay những lời cầu nguyện khác.

- Ý mật: Ý quán tưởng chủng tử, hoặc quán hình tam muội da, quán nhập bổn tôn tam ma – địa.

Theo kinh Tâm Địa Quán, phẩm Thành Phật thì tam mật tức gồm thân bí mật, ngữ bí mật và tâm bí mật.

Thân bí mật là ở trong đạo tràng, đoan thân chánh niệm, tay kết ấn, đặt giữa tâm nguyệt luân nơi ngực.

Ngữ bí mật tức là chuyên trì niệm chân ngôn.

Tâm bí mật là người tu hành Du Già, quán trong mặt trăng tròn đầy, thấy hiện ra cái chày Ngũ – Cổ Kim – Cương sắc vàng, ánh sáng rực rỡ như vàng chảy, phóng ra vô số ánh sáng trắng lớn. Lấy sự ấy mà quan sát gọi là tâm bí mật.

(Chày Ngũ – Cổ – Kim – Cương còn được gọi là ngũ trí Kim Cương, kết bằng hào quang vi diệu, có đầy đủ diệu lực của năm trí, lần lần quán chiếu lâu sẽ hiện tướng thành năm Đức Phật,

1. Pháp giới thể tánh trí, hiện thành Đức Đại Nhật Như Lai, Đức Tỳ Lô Giá Na, tức Quang Minh Biến chiếu Như Lai .

2. Đại viên cảnh trí thành A Xúc Như Lai

3. Bình đẳng tánh trí thành Bảo Sinh Như Lai

4. Diệu quan sát trí thành Vô Lượng Thọ Như Lai

5. Thành sở tác trí thành bất không thành tựu Như Lai. Năm vị Như Lai hiện ra ở giữa và bốn phương hướng.

Theo Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu thì hành giả : “Nếu dùng tam mật làm môn tu hành, không cần tu trải qua nhiều kiếp số, đủ tu các hạnh. Chỉ nơi đời nầy, đầy đủ các Ba La Mật”.

Như vậy, khi tu hành tam mật thì được tam mật của Như Lai gia trì. Khi ấy, tam nghiệp của chúng sanh và tam mật của Như Lai hòa nhập, không hai, không khác. Đây chính là Tam mật tương ưng. Thân ở trong đàn tràng, miệng tụng trì Chú Đại Bi, tâm ý quán tưởng bổn tôn : Quán Thế Âm Bồ tát, hay duyên theo từng chữ của bài chú, tức đó là hành trì tam mật tương ưng. Nếu hành giả nương theo tam mật này để tu tập thì sẽ thành tựu được mọi tất địa.

Tóm lại, ấn chú, mạn Đà La và tam mật tương ưng là những pháp hành theo giáo nghĩa Mật Tông, được thuyết từ chính kim khẩu của Đức Thế Tôn qua các kinh điển như Kinh Đại Nhật …nhưng chính vì mật ý mật nghĩa của hành pháp mà không được phổ biến rộng rãi. Hơn nữa, pháp tu của Mật Tông phải lựa chọn căn cơ thích hợp, cho nên việc truyền bá không phải nằm trong quảng đại quần chúng. Tâm ý của người viết mong rằng việc nêu ra sơ lược về ấn chú, mạn đà la gọi là chút góp nhặt, tự tìm hiểu cho chính mình, và là một chút duyên sơ ngộ cho những ai hữu duyên với Mật Tông.

CHƯƠNG 4: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRÌ TỤNG CHÚ ĐẠI BI

4.1 HIỆN TẠI

Sau khi Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thuyết thần chú Đại bi xong, cõi đất mười phương đều rung động sáu cách, các thứ Thiên Hoa bay xuống, các Đức Phật trong mười phương đều hoan hỷ. Thiên ma ngoại đạo đều rùng mình sợ hãi. Tất cả hội chúng đều được chứng quả: Tu – Đà – Hoàn, Tư – Đà – Hàm , A-Na-Hàm, A La hán, hoặc từ nhất địa, nhị địa cho đến thập địa, có rất nhiều chúng sanh phát Bồ – đề – tâm.

Nương oai lực của Đức Quán Thế Âm Bồ tát, hành giả trì tụng chú Đại Bi đúng như pháp, sẽ có Ngài Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát cùng với rất nhiều các vị Thần – Tiên, vì hành giả đến để làm chứng minh cho sự tụng trì càng thêm hiệu nghiệm. Đồng thời, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ dùng ngàn tay để nâng đỡ, ngàn mắt để chiếu soi, từ đó về sau, hành giả trông gặp bất cứ kinh sách nào của thế gian đều có thể hiểu rõ tất cả, pháp luật của ngoại đạo và kinh điển của Phật đều thông suốt cả. Tám vạn bốn ngàn thứ bệnh ở thế gian đều có thể trị khỏi, không một bệnh nào chẳng lành. Lại được vô lượng tam muội biện tài, cùng tất cả mọi sự mong cầu đều được thành tựu.

Kinh Quán Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni : “ … vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng tất cả công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu”. [2, 11]

Như vậy, việc trì tụng thần chú Đại Bi mang đến một kết quả vô cùng thiết thực trong đời sống hiện tại, điều chắc chắn là hành giả được thân tâm thanh tịnh an lạc. Hành giả thanh tịnh thân tâm, sẽ tự nghiệm thấy nhiều lợi ích “bất khả thuyết”. Trong “Đại Bi Trì Nghiệm”, cảm ứng của việc trì tụng thần chú Đại Bi ghi rất rõ. Mặt khác, trong thực tế cuộc sống, bản thân người viết đã hơn một lần được nhận sự cảm ứng : “Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2002, trong thân đau nhức vô cùng, và bụng cứ quặng đau, đi khám rất nhiều bác sĩ và siêu âm, nhưng không tìm ra được bệnh. Đêm ngày cứ một niệm nhất tâm trì chú Đại Bi và cầu xin cho con tìm ra được bệnh để chữa trị. Cuối cùng tại bệnh viện Hòa Hảo đã tìm ra 2 polym trong túi mật. Cầm kết quả này, bệnh viện nhân dân Gia Định yêu cầu phải giải phẫu cấp cứu gấp. Ni sư trụ trì chùa Bát Nhã đã gởi lên bệnh viện Sài Gòn để nhập viện. Tại đây người viết một lòng niệm Quan Âm Bồ Tát và Trì chú Đại Bi, mọi thủ tục giải phẫu đã xong, nhưng không hiểu sao cứ thấy bác sĩ hội chuẩn là người cứ xanh như chàm, và sau nhiều lần hội chuẩn thì bác sĩ đình việc giải phẫu và tiêm kháng sinh cùng uống thuốc để polym khô mũ thì mới giải phẫu. Đến bây giờ thì người viết không phải giải phẫu và 2 polyme chỉ còn lại 1 và ổn định.

4.2 TƯƠNG LAI

Người trì tụng thần chú Đại Bi, ngoài những kết quả đạt được trong hiện tại, ở đời vị lai, chắc chắn được 15 chỗ sanh tốt và tránh được 15 chỗ chết xấu.

Mười lăm chỗ sanh tốt, đó là :

1. Sanh nơi nào cũng gặp vị vua khôn khéo

2. Thường sanh ở nước hiền lành

3. Thường gặp thời vận tốt

4. Thường gặp bạn hay

5. Thường được thân căn đầy đủ

6. Đạo tâm rất thuần thục

7. Không phạm giới cấm của Phật

8. Bà con thân thuộc, trên thuận dưới hòa

9. Của cải luôn luôn dư dật

10. Thường được kẻ khác cung kính, phò trợ

11. Có những của báu, không bị cướp đoạt

12. Mong cầu điều gì, vẫn được vừa ý

13. Các vị Long – Thiên, Thiện Thần luôn luôn ủng hộ

14. Sanh ở nơi nào cũng được thấy Phật nghe pháp

15. Nghe chánh pháp liền ngộ nghĩa lý sâu xa.

Tránh được mười lăm chỗ chết xấu :

1. Không chết vì đói khát khốn khổ

2. Không chết vì gông cùm đánh đập

3. Không chết vì oan gia thù oán

4. Không chết vì quân trận giết nhau

5. Không chết vì cọp beo thú dữ làm hại

6. Không chết vì rắn độc rít dữ cắn mổ

7. Không chết vì lửa cháy nước sôi

8. Không chết vì uống nhằm thuốc độc

9. Không chết vì loài sâu độc làm hại

10. Không chết vì điên cuồng mê loạn

11. Không chết vì sa rớt nơi bờ lở núi cây

12. Không chết vì kẻ độc ác trù yểm

13. Không chết vì tà thần ác quỉ thừa dịp

14. Không chết vì bệnh dữ buộc mình

15. Không chết vì khi chưa tới số mà tự hại.

Lời nguyện của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, vì lợi ích của vô lượng chúng sanh mà khẩn phát. Ngài nguyện cho người tụng trì thần chú Đại Bi không bị sa đọa trong ba đường dữ, được sanh về cõi nước của các Đức Phật. Nương theo những nguyện lực này, chúng ta tâm thành miên mật, trì tụng thần chú Đại Bi thì chắc chắn đời vị lai chúng ta sẽ tránh được 15 giống ác tử trên và được thọ sanh vào 15 chỗ sanh tốt. Và rốt ráo hơn nữa, chúng ta không bị sa đọa trong 3 đường dữ, được sanh về các cõi nước của các Đức Phật.

Lợi ích đạt được thiết thực và rõ ràng như vậy, mong rằng hằng ngày đều có nhiều hành giả phát tâm trì tụng Đại Bi thần chú để tự thân – gia đình – xã hội đều được hưởng phần lợi lạc.



KẾT LUẬN

Hơn 25 thế kỷ trước đây, Đức Bổn Sư Thế Tôn đã giáng trần thị hiện Đản Sanh với mục đích “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”, với hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn phương tiện, Ngài đã dẫn dắt chúng sanh hội nhập tri kiến Phật. Hoặc là niệm một danh hiệu Phật, hoặc tụng một tôn Kinh, trì một câu thần chú, nhường một nửa tòa ngồi, chắp tay búp sen, cho đến Đồng Tử đang chơi, thấy Thế Tôn đi ngang bèn cầm một nắm cát trên tay và thành tâm cúng dường Ngài, đều được “trọn thành Phật đạo”.

Một hành giả hành trì chân chánh pháp môn mình đang tu, không có nghĩa là pháp môn của mình tu là hay nhất và những pháp môn khác thì đứng nhì, mà:

Cửa giải thoát là không – vô tướng – tác

Là vượt trên cả thiện ác bình thường

Là trở về ngay cuộc sống miên trường

Nhập vũ trụ thật bao la bát ngát

Mật Nghiêm

Cho nên, không – vô tướng – vô tác là cửa để hành giả đi vào giải thoát giác ngộ. Hành giả hành trì Mật Tông cũng vậy, đem sự về lý, chuyển tất cả những sự tướng khác biệt của thế gian và xuất thế gian trở về với “Lý thể bình đẳng” duy nhất của mọi sự vật; Đem nhân về quả, chuyển nghiệp báo sanh tử luân hồi của chúng sanh đến thành quả vị Phật; Đem Phật về với chúng sanh, vận dụng tâm từ bi rộng lớn, dùng phương tiện nhiệm mầu để làm lợi lạc, giải thoát cho tất cả chúng sanh trong toàn pháp giới. Hành giả tu Mật Tông không cho pháp môn mình tu là nhất, không dám chê một pháp môn nào, vì tất cả các pháp đều bình đẳng, đều là phương tiện để đi đến giải thoát.

Đối với một hành giả tu Mật Tông thì sự thành tựu lớn hay nhỏ là do tâm của mình. Còn nếu đem so sánh giữa hai hành giả thì tuỳ theo căn cơ, phước đức và sự mở tâm của mỗi người mà có sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu gắng tu để đạt được sự “tương ứng” thì cái thành tựu ban đầu nhỏ, sau cũng sẽ lớn lên vô hạn. Do đó, hành giả đừng sợ là không thành tựu và cũng đừng buồn khi thành tựu nhỏ.

Người tu Mật Tông nói đến thành tựu để cho chúng sinh chứ không cầu mong kết quả cho mình. Còn thành tựu lâu hay mau, lớn hay nhỏ đều do ở mình, chỉ có hai điều chắc chắn có thể nói được: “Một là tu Mật Tông thì tiến từng ngày từng giờ. Hai là đã tu thì sẽ có thành tựu”.

Hơn nữa, tất cả các pháp vốn không sinh nên không diệt. Do bất sinh diệt nên được tướng vô sở đắc. Do tướng Vô sở đắc nên vô sinh diệt. Do vô sinh diệt nên vô cấu. Do vô cấu nên được vô Đẳng Giác. Do vô Đẳng Giác nên được vô Thủ xã. Do Vô thủ xã nên được Bình Đẳng Vô Ngôn Thuyết. Do Bình Đẳng Vô Ngôn Thuyết nên được vô nhơn vô quả, Bát – Nhã tương ưng, vô sở đắc lấy làm phương tiện nhập vào thắng nghĩa.

Thành tựu của người tu giải thoát không phải ở chỗ “biến hoá thần thông, hô phong hoán võ” mà là tự thấy được:

* Tâm phàm của mình ngày một mất

* Nghiệp xấu ngày một bỏ

* Từ bi ngày một tăng

* Tinh thần ngày một an ổn

* Trí thấy biết ngày một sáng

* Giải thoát ngày một gần

Thực tế cho chúng ta thấy, Mật Tông cũng như các Tông phái khác, bên cạnh những lợi ích đạt được, thì nó cũng có rất nhiều những bất lợi khác, cũng tựa con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng thì nó sẽ cho ta những hoa tươi trái ngọt, ngược lại thì hậu quả cũng rất khó lường.

Hành giả hành trì Chú Đại Bi cũng vậy, với tâm hướng thiện, vì mục đích lợi lạc cho tha nhân thì tất nhiên công năng của Thần Chú Đại Bi sẽ phát huy tác dụng tối đa. Còn những kẻ tâm không chí thành và cầu những việc bất thiện thì việc trì tụng thần Chú Đại Bi sẽ trở nên phản tác dụng, dễ đưa đến kết quả như Đạo Gia thường nói: “Tẩu hoả nhập ma”, vì kết quả rốt ráo của Chú Đại Bi không có công năng thưởng thiện phạt ác mà hành giả vì danh tướng lợi lộc của thế gian. Cố công hành trì Chú Đại Bi cho đủ túc số để đưa đến thành công, thì tâm niệm này được ví như đãi cát mà mong nấu thành cơm.

Một số người cho rằng, Trì Chú Đại Bi có nhiều linh nghiệm, bèn trì chú vào nước để cho người bệnh uống, hoặc trì chú vào một mảnh vải, mang trong người thì không bị ma quỷ khuấy phá..v..v..... Thực ra, hành giả muốn đạt được đến những thành tựu này phải trải qua thời gian tu tập như thế nào, hành trì Chú Đại Bi ra sao, chúng ta không nên quá mê tín. Phật dạy rằng: “Tin Ta mà không hiểu Ta, tức là phỉ báng Ta”, nếu chúng ta cứ tin vào lời Phật dạy: “Chú vào chỉ ngũ Sắc...” mà không hiểu được phương tiện khế lý khế cơ của Phật, cứ hành trì suông như vậy thì bị các tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả lôi cuốn. Cũng một việc trì chú trị bệnh nhưng với tâm niệm vị ngã, sẽ dễ lạc vào tà kiến, nhưng với tâm niệm vị tha, chúng ta sẽ đạt được lợi lạc vô lượng vô biên, cho nên ở điểm này, chúng ta cần phải thận trọng.

Mục đích của Thần Chú Đại Bi giúp cho mọi người tiêu trừ nghiệp chuớng, thanh tịnh thân tâm, nên hành giả hành trì Chú Đại Bi, không phân biệt giới tính, tuổi tác, giai cấp, tất cả mọi người đều có khả năng hành trì Chú Đại Bi để đạt được những lợi ích thiết thực. Nếu là một bác sĩ thì công năng của Chú Đại Bi sẽ giúp cho Bác sĩ mát tay, điều trị cho bệnh nhân mau lành bệnh. Nếu là một công nhân thì nhờ tâm thanh tịnh an lạc thì năng suất đạt được sẽ cao hơn. Nếu là học sinh – sinh viên thì chúng ta sẽ tiếp thu kiến thức nhanh chóng mau lẹ... Cho nên tất cả mọi nguời đều có khả năng hành trì Chú Đại Bi.

Để việc trì chú không trở thành hành động bùa phép, chúng ta cần phải biết rõ mục đích hành động của mình, và trì chú như thế nào?

Có người cho rằng: hành trì chân ngôn thì phải giữ nguyên bản chữ Phạn và trì tụng bằng Phạn ngữ, lại có người cho rằng: từ lâu nay, chúng ta thường trì tụng bản chữ Hán, hoặc bản phiên âm Hán – Việt thì kết quả hiệu nghiệm hơn....... Lại có người cho rằng: nếu chúng ta hiểu rõ bài chú thì chúng ta sẽ an tâm hơn khi trì tụng và việc giải nghĩa bài Chú Đại Bi là cần thiết..v..v...Lại có người cho rằng: nếu chúng ta hiểu rõ bài chú thì chúng ta sẽ an tâm hơn khi trì tụng và việc giải nghĩa bài Chú Đại Bi là cần thiết..v..v... Rồi còn ấn chú, linh phù, Mạn Đà La..., có cần thiết phải thực hành hay không? Có cần thiết để truyền bá rộng rãi hay không? Đây là một bài toán nan giải, nhưng đã có đáp số, chỉ cần chúng ta luôn giữ vững chánh niệm của mình, đừng để lạc vào tà niệm, thì:

Cửa Mật Giáo ngày hôm nay đã mở

Không khoa trương, không giới thiệu ồn ào

Ai có duyên thì xin cứ bước vào

Vườn hoa lạ chờ đón chào lữ khách

Mật Nghiêm

Ở Tây Tạng, khi nói về Mật Tông, người ta thường nhắc đến sự hiện diện của phái Hồng Mạo và phái Hoàng Mạo. Phái Hồng Mạo hay phái Mũ Đỏ cho rằng: hành giả muốn tu chân ngôn thì trực tiếp đi vào thực hành chân ngôn, không cần phải đi tìm hiểu giáo lý. Còn phái Hoàng Mạo hay phái Mũ Vàng thì trước khi đi vào tu tập chân ngôn, cần phải tìm hiểu học hỏi, kinh qua giáo lý, giới luật nghiêm túc, mới đủ phước duyên để trợ lực cho việc tu chân ngôn.

Tu Chân Ngôn hay thực hành Mật Tông là một việc tưởng dễ, đơn giản. Nhưng thực ra không phải là đơn giản, nó đòi hỏi hành giả phải có đủ phước nghiệp và có túc duyên, để làm trợ lực cho việc hành trì. Cho nên, việc hành trì Chú Đại Bi là cần thiết, quan trọng, nhưng hành giả phải nên cẩn mật trong từng oai nghi, cử chỉ và trong từng tâm niệm, phải luôn nhất tâm, chánh niệm.

Con chắp tay Cầu Phật

Phật Tỳ Lô Giá Na

Xin cho con gặp Mâảt

Để cứu độ Ta Bà

***

Con chắp tay cầu Phật

Đức Bổn Sư Thích Ca

Xin cho con hiểu Mật

Để chuyển hoá Ta Bà

Mật Nghiêm

Thành tâm, con xin gởi nơi đây lòng chí thành cung kỉnh đãnh lễ: Tổ pháp Mật Tông Tỳ Lô Giá Na Như Lai và các vị Tổ thị hiện như: Kim Cang Tát Đõa, Long Thọ Bồ Tát và Kim Cang Trí… Xin cho mầm Bồ Đề của con và chúng sanh mãi mãi được vun bồi, ngày càng tăng trưởng.

Nguyện cầu Hồng Aân Tam Bảo, Phật Lực trong mười phương thuỳ từ gia hộ cho tất cả chúng sanh trong pháp giới nhờ nương vào giáo lý của Phật Đà sẽ đượm nhiều lợi lạc, an vui, sớm lên bờ giác.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát



TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Thánh Ấn – Đại Bi Chú Giảng Giải – Lưu hành nội bộ - 1995

2. Liên Du – Kinh Quán Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni – Thành hội phật giáo TPHCM – 1996

3. Đại chính Tân Tu Đại Tạng Kinh – quyển 20

4. Thiền Đức – Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni Xuất Tượng – 2003 – Lưu hành nội bộ

5. Thích Viên Đức – Bộ Mật Tông – thành hội Phật giáo TPHCM – 1995

6. Thích Viên Đức – Thích Quảng Trí – Cư sĩ Huỳnh Thanh – Như Pháp Quân – Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam tập 1 – Viện triết lý Việt Nam và triết học thế giới – 1997

7. Thích Viên Đức – Thích Thiền Tâm – Thích Quảng Trí – Thích Thông Đức – cư sĩ Huỳnh Thanh – Như Pháp Quân – Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam tập 2 – Viện Triết Lý Việt Nam và Triết học Thế Giới - 1999

8. Giác Hải – Kinh Thiên Thủ Thiên Nhẫn Đại Bi Sám Pháp – Hình Đồ Thánh Thủ – 1974 – Nhà in Hạnh Phúc – 69 Lê Văn Thạnh – Gò Vấp

9. Tuyên Hoá – Đại Bi Chú Cú Giải – 1969 – Lưu Hành nội bộ

10. Thích Chân Lý – Kinh Ngũ Bách Danh – Thành hội PGTPHCM – 1997

11. An Phong – Mật thừa Tây Tạng – NXB Thiện Tri Thức – 1999

12. Nguyễn Pram – Kinh Đại Nhật – phật học viện Quốc Tế – 1997

13. Như Pháp Quân – Kinh Đại Nhật Thích Nghĩa – 1992 – Lưu hành nội bộ

14. Thích Thiền Tâm – Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni – tu viện Thánh Cư Tịnh Độ – 1987

15. Thích Viên Thành – Nghi Thức Tu Trì Lục Độ Ta Ra – Thành hội phật giáo TPHCM – 1996


Nguồn: dentutraitim.com

---o0o---

@ Tuyển tập các bài luận văn@