Sự Khác Biệt Giữa Mật Tông Bậc Thượng Và Mật Tông Bậc Hạ


Mật Tông có chia thành Thượng và Hạ.

Mật Tông Bậc Thượng bao gồm Du Già Mật Tông và Tối Thượng Du Già Mật Tông.

Mật Tông Bậc Hạ bao gồm Lễ Bái Mật Tông, Nghi Thức Mật Tông.

KC xin nói sơ lược về vài sự khác biệt giữa 2 Bậc Mật Tông đó là:

Pháp Quán Đảnh:

-Mật Tông Bậc Thượng thì hành giả bắt buộc phải được Thọ Pháp Quán Đảnh Gia Trì từ một vị Kim Cang Pháp Sư rồi mới được thực hành.

Hành Giả nếu chưa được Thọ Pháp Quán Đảnh Gia Trì từ một vị Kim Cang Pháp Sư mà tự ý tu tập Mật Tông Bậc Thượng thì sẽ mắc Tội Phá Tam Muội Da Giới là tội rất nặng không những tu tập không thành tựu mà còn bị đọa địa ngục.

-Mật Tông Bậc Hạ thì hành giả không bắt buộc phải được Thọ Pháp Quán Đảnh Gia Trì từ một vị Kim Cang Pháp Sư rồi mới được thực hành.

Thí dụ câu chú Om Ma Ni Padme Hum là thuộc về Mật Tông Bậc Hạ cho nên hành giả không bắt buộc phải được Thọ Pháp Quán Đảnh Gia Trì từ một vị Kim Cang Pháp Sư rồi mới được thực hành.

Tuy nhiên nếu hành giả mà được Thọ Pháp Quán Đảnh Gia Trì từ một vị Kim Cang Pháp Sư thì hành giả mới có thể Lập Đàn, Kết Ấn, Tu Pháp Quán Tưởng và các Pháp Câu Triệu, Tức Tai, Hàng Phục.

Cấm Kỵ

Mật Tông Bậc Thượng thì hành giả không bắt buộc hành giả phải ăn chay, không ăn 5 thứ vị, không uống rượu, không kỵ ngày tác pháp v.v...

Mật Tông Bậc Hạ thì hành giả không được ăn thịt uống rượu, 5 thứ vị, và các sự cấm kỵ khi tác pháp v.v..

Hình Tướng Chư Bổn Tôn

Mật Tông Bậc Thượng thì Chư Bổn Tôn đều thị hiện tướng Phẫn Nộ(Du Già Mật Tông), tướng Đại Phẫn Nộ (Tối Thượng Du Già Mật Tông)

Mật Tông Bậc Hạ thì Chư Bổn Tôn đều thị hiện hình tướng Từ Hòa.

Pháp Quán Đảnh Văn Thù Sư Lợi thuộc về Mật Tông Bậc Hạ thì Văn Thù Sư Lợi thị hiện hình tướng Từ Hòa.

Pháp Quán Đảnh Văn Thù Sư Lợi thuộc về Mật Tông Bậc Thượng thì Văn Thù Sư Lợi thị hiện hình tướng Đại Phẫn Nộ.

Còn rất nhiều đều khác mà KC không thể nói được.