kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định KHÔNG THỂ "CHÉM GIÓ" MÃI !

    MUỐN THAY ĐỔI VẬN MỆNH DÂN TỘC KHÔNG THỂ "CHÉM GIÓ" MÃI !

    Alan Phan

    Việc làm duy nhất để thay đổi tương lai của chúng ta là cố gắng liên tục và bền vững của từng cá nhân, từng cộng đồng, từng tầng lớp xã hội. Sự tiến bộ của hôm nay so với hôm qua mới là điều để hãnh diện hay xấu hổ, hoàn toàn không phải từ lời khen tiếng chê của người ngoài.

    Không một dân tộc nào không có ít nhiều kiêu hãnh về nguồn gốc, dù là công dân của một siêu cường hay một nhược tiểu.

    Chuyện xứ người

    Cách đây 2 năm, tôi có gặp một bác sĩ người Zimbabwe vừa đến Los Angeles (Hoa Kỳ) tị nạn. Xứ sở của anh ta là một điển hình về sự sụp đổ toàn diện (a failed state) từ kinh tế, xã hội đến y tế, môi trường.... Thực ra trước đó, Zimbawe còn được gọi là Rhodesia và có mức sống cao nhất Phi Châu. Sự tụt hậu bắt đầu khi ngài Mugabe và đảng cầm quyền giành được độc lập và thống trị nước này suốt 30 năm qua. Tuy vậy, khi nói về quê hương, anh bạn này hãnh diện đến độ cực đoan, dù anh ta mới chạy trốn khỏi xứ đó vài ba tháng trước.

    Trong nhiều trận đá bóng tại Mỹ, nhiều cư dân Mỹ gốc Mexico đã cổ vũ nồng nhiệt cho đội tuyển Mexico chống lại đội Mỹ, gây nhiều đề tài tranh cãi tại các cộng đồng địa phương.Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của mặc cảm thua kém. Tuy vậy, người Mỹ thường có tinh thần yêu nước quá khích hơn các dân tộc châu Âu. Nhiều người lại cho rằng đây là mặc cảm tự tôn?

    Chuyện xứ mình

    Ở Việt Nam, đề tài tự hào về dân tộc được nhắc nhở khá nhiều tại mọi kênh truyền thông khắp nước. Sĩ diện của xã hội cũng bày tỏ rất sôi nổi khi cách đây vài năm, một trận chung kết giữa Việt Nam và Mã Lai sẽ quyết định chức vô địch cho một giải bóng đá ở Asean. Cả thành phố chuẩn bị cho một cuộc náo loạn của vài chục ngàn cổ động viên "đi bão" bằng xe gắn máy trên đường phố. Tiếc là Việt Nam đã thua và tôi mất đi một kinh nghiệm quý báu để quan sát sự biểu dương về tự hào dân tộc.

    Có lẽ vì lòng yêu nước cực độ, người Việt Nam hay quan tâm lo lắng không biết là người nước ngoài nghĩ gì và có đánh giá cao dân tộc và xứ sở này?
    Một anh bạn doanh nhân người Anh sống ở Hà Nội hơn 7 năm qua cho biết, câu hỏi ông phải trả lời nhiều nhất trong mọi cuộc gặp gỡ quan chức cũng như dân cư là "Ông nghĩ thế nào về Việt Nam?".

    Có vẻ như trên thế giới, ngay cả người Trung Quốc, nơi sinh ra của văn hoá sĩ diện, cũng không sánh bằng chúng ta về tinh thần tự hào dân tộc. Do đó, không lạ gì khi những tít lớn của các tờ báo và kênh truyền thông là những lời phát biểu ngợi khen Việt Nam của các nhà ngoại giao hay một nhân vật nước ngoài vừa đến thăm. Có lẽ tác giả các bài viết chưa hiểu rõ định nghĩa của danh từ "ngoại giao".

    Bình tĩnh trước những ngợi khen

    Cách nay 4 năm, tôi tháp tùng một phái đoàn thương mại của các doanh nhân Hồng Kong qua thăm Pakistan tìm hiểu về cơ hội đầu tư. Kết thúc cuộc viếng thăm 5 ngày do chính phủ Pakistan tổ chức là một cuộc họp báo tại sân bay Karachi. Sau nhiều câu hỏi về đủ mọi đề tài dành cho các đại gia nổi tiếng của Hồng Kong, một ký giả đã chỉ đích danh tôi, "Ông là một nhà kinh tế học, vậy xin ông cho biết ông nghĩ gì về kinh tế Pakistan?".

    Trước đó không lâu, tôi ở lại Việt Nam suốt 2 tháng trời nên có câu trả lời thông suốt, "Pakistan là một quốc gia rất nhiều tiềm năng, nhiều tài nguyên thiên nhiên, với một dân số trẻ trung, năng hoạt, giá nhân công rẻ so với các quốc gia quanh vùng và có một nền chính trị tương đối vững vàng (lúc đó Musharraf còn đang nắm quyền). Tôi không thấy gì có thể ngăn cản Pakistan trở thành một nước phát triển kinh tế nhanh chóng nhất ở thị trường mới nổi". Dĩ nhiên tôi không thể nói gì khác hơn. Họ đã tiếp đãi chúng tôi rất nồng nhiệt và mời chúng tôi những bữa ăn sản vật ngon miệng.

    Tôi cũng để ý rằng, các nhận định rất tích cực của các nhà quản lý đầu tư các quỹ nước ngoài tại Việt Nam tại các buổi hội thảo, phỏng vấn... đã được rầm rộ quảng bá trên các kênh truyền thông. Đây là những nhân vật mà lẽ sống (raison d'etre) là tìm cho được các khách hàng có tiền để đầu tư vào Việt Nam. Nếu họ nói ngược lại những gì mà chúng ta và khách hàng của họ đang mong đợi thì đây mới thật sự là chuyện lạ, đáng làm tít lớn.

    Ngược lại, cũng có nhiều nhà phê bình trong chúng ta với thái độ khá nghiêm khắc về các vấn nạn quốc gia, từ văn hoá, xã hội đến kinh tế, môi trường. Dựa trên những chuẩn mực khá cao của các xã hội Âu-Mỹ, họ đánh giá Việt Nam có phần tiêu cực và bi quan. Họ đưa ra những đòi hỏi và giải pháp không thực hiện nổi trong một thực tế khó khăn và một cơ chế có những phần phức tạp như Việt Nam. Dù ước muốn của họ chỉ là tìm kiếm một giải pháp cấp tốc cho mọi vấn đề và tiếng nói họ cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu đậm, nhưng sự mong đợi quá mức có thể gây tác hại ngược lại: đó là hậu quả cho những thất vọng nặng nề sau này.

    ột quốc gia có thể được đánh giá cao hay thấp trong nấc thang văn minh nhân loại dựa trên nhiều yếu tố: văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, kinh tế, chính trị, giáo dục, thiên nhiên, môi trường, dân trí và ngay cả thể thao. Mỗi yếu tố đều có một thước đo có thể định lượng, dù với những tài sản vô hình.
    Nhiều cơ quan trên thế giới đã định giá các quốc gia bằng đủ các chỉ số, từ chỉ số hạnh phúc đến chỉ số tham nhũng (không biết dựa vào số liệu nào?), dĩ nhiên là dựa trên các chuẩn mực rất chủ quan của các nước Tây phương. Nhưng tựu trung, tôi nhận xét thấy con số quan trọng nhất vẫn là GDP hay mức thu nhập mỗi đầu người (GDP or GNI per capita).

    Chỉ số giàu nghèo này định đoạt nhiều bậc thang giá trị khác. Một nước giàu thường có thiên nhiên xanh, môi trường sạch, y tế giáo dục chất lượng, văn hoá nghệ thuật xúc tích, khoa học tiến bộ, dân trí đạo đức cao cấp. Một ví dụ là Ai Cập có một nền văn minh cổ đại và lịch sử phong phú, nhưng vì là nước nghèo, nên văn hoá truyền thống của họ không phổ biến và được tôn trọng bằng các quốc gia Âu Mỹ. Cho nên ngay cả các định giá này, dù thực dụng, cũng chưa chắc đã chính xác theo khoa học.

    Báo cáo năm 2009 của Chỉ Số Hạnh Phúc Toàn Cầu (Happy Planet Index) xếp Việt Nam vào hạng thứ 5 của thế giới. Trong khi đó, Đan Mạch và Newzeland xếp hạng thứ 102 và 105. Dù người Việt hạnh phúc hơn, nhưng ai cũng biết là quốc gia và dân tộc nào được kính nể và tôn trọng hơn khi đi tiếp cận với nước ngoài. Theo giáo sư Trần Hữu Dũng của đại học Wright State, "ta cần biết ta hơn nữa để hoạch định chính sách kinh tế, để biểu hiện căn tính của một xã hội văn minh... và phải dưa cái "biết" này trên căn bản độc lập, đa dạng và công khai. "Không biết mình thì làm sao trăm trận trăm thắng được"?

    nguồn tuanvietnam.net
    CÒN TIẾP
    Last edited by kinhvotu; 16-09-2012 at 03:24 PM.
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NƠI THỈNH PHÁP BẢO MIỄN PHÍ
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 631
    Bài mới gởi: 27-10-2018, 10:43 PM
  2. Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 14-04-2012, 07:14 AM
  3. PHÁP NHĨ NHƯ THỊ
    By Trannhat in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-04-2012, 09:19 AM
  4. kinh nói về tái sinh
    By joo_minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-03-2012, 07:56 AM
  5. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 29-03-2011, 07:05 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •