Giới thiệu dịch vụ giám định hài cốt
Việt Nam là một đất nước anh hùng. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, sự mất mát và đau thương là vô cùng lớn. Chiến tranh qua đi để lại hàng trăm nghìn ngôi mộ liệt sỹ vô danh. Để khắc phục vấn đề này và giúp các thân nhân tìm lại chính xác phần mộ của các liệt sỹ, Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AND trong việc xác định hài cốt liệt sĩ” mã số KC. 04.23 đã được nghiệm thu xuất sắc.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước trên thế giới, Công ty CP Công nghệ Sinh học BioNet Việt Nam trân trọng giới thiệu dịch vụ: Giám định hài cốt.
Với công nghệ, máy móc và thiết bị hiện đại và sự hợp tác của các nhà khoa học tâm huyết, giàu kinh nghiệm: Công ty chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, chính xác, thủ tục nhanh gọn, chế độ chăm sóc và tư vấn chuyên nghiệp.
Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng dịch vụ cho các trường hợp dân sự, giám định sừng tê giác, giám định bằng công nghệ gen theo yêu cầu….

CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG TRONG GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT:
Hiện nay có ba phương pháp chính dùng trong giám định hài cốt:
1. Giám định hình thái xương (đòi hỏi hộp sọ phải còn nguyên vẹn)
2. Giám định qua di vật.
3. Giám định hài cốt bằng kỹ thuật phân tích hệ gen ty thể.

Trong 3 phương pháp thì phương pháp giám định hài cốt thông qua kỹ thuật phân tích vùng gen đặc trưng của ty thể mang lại hiệu quả và độ chính xác cao nhất.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT BẰNG CÔNG NGHỆ GEN
Trong tế bào có hai hệ gen: Hệ gen nhân và hệ gen ty thể (di truyền theo dòng mẹ).


Ty thể là một bào quan của tế bào, là “nhà máy” cung cấp năng lượng cho tế bào. Điều đặc biệt là ty thể có hệ gene riêng, độc lập với hệ gen di truyền ở trong nhân. Khi thụ tinh, ty thể của người cha tập trung nằm ở phần sát đuôi của tinh trùng và không tham gia vào quá trình thụ tinh. Trong khi đó, tế bào trứng (của người mẹ) lại chứa ty thể tham gia vào quá trình thụ tinh và hình thành phôi thai. Chính vì vậy, một đứa trẻ ra đời sẽ chỉ mang ty thể của người mẹ và hưởng các gen ty thể từ đó. Nói cách khác, ty thể được truyền theo dòng mẹ.
Đặc điểm của hệ gen ty thể: Hệ gen này có cấu trúc mạch vòng do đó bền vững hơn hệ gen nhân. Trong khi đó, hệ gen nhân có mạch thẳng nên dễ bị phá huỷ trong điều kiện hài cốt được mai táng sơ sài và lâu năm. Trong các mẫu hài cốt, nhất là những mẫu lâu năm, thì chỉ có hệ gen ty thể là còn tồn tại và nằm trong xương. Đây chính là nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc giám định hài cốt.


Các bước chính trong giám định hài cốt:
Ban đầu, cần phải lấy mẫu xương cần giám định một cách chuẩn xác, khoa học, đủ chất lượng. Mẫu được làm sạch, nghiền thành bột trong nitơ lỏng. Sau đó, mẫu bột xương được ngâm vào các hoá chất đặc biệt. Khâu tiếp theo là tách chiết ADN từ mẫu bằng các hóa chất và thiết bị chuyên dụng. Mọi công đoạn đều được thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối.
Sau đó, một đoạn gen đặc hiệu HV1 nằm trong vùng D-Loop của ADN ty thể (đoạn gen này đặc trưng cho từng cá thể và của giòng họ) được nhân bản bằng máy PCR để tạo ra hàng tỷ bản sao, phục vụ cho khâu tách dòng gen và xác định trình tự gen bằng máy giải trình tự tự động hiện đại nhất của Mỹ. Cuối cùng, phần mềm chuyên dụng trên máy tính sẽ so sánh trình tự gen của hài cốt với trình tự gen của mẫu đối chứng của thân nhân. Chú ý: mẫu đối chứng của người thân là mẫu liên quan tới dòng mẹ (mẹ đẻ, anh chị em cùng mẹ, con của chị em gái....).

Chúng Tôi có chính sách hỗ trợ cho Liệt Sĩ,mọi chi tiết liên hệ số ĐT : :0935234756